Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh xã Kim Đức – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ với việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.59 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN

Được sự hướng dẫn của thầy Lê Hữu Tuấn, sau một thời gian tìm tòi nghiên
cứu chuyên đề đoàn cơ sở với việc giáo dục truyền thống cách mạng cho
thanh niên đã được hoàn thành. Trước hết em xin chân thành cảm ơn đã tận
tình chỉ bảo em tiến hành đề tài này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo trường huấn luyện cán bộ Đoàn tỉnh Phú Thọ cùng Đảng uỷ, chính
quyền UBND xã Kim Đức – Thành Phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ.
Em xin được cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành quý báu của các
đồng chí trong Ban chấp hành đoàn cơ sở cùng các bạn đoàn viên thanh niên
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết
chuyên đề.
Tuy đã cố gắng nỗ lực hết sức, song với trình độ nhận thức và khả năng bản
thân có hạn chế nên nội dung bài viết không tránh khỏi nhiều hạn chế thiếu
xót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn
thể các đồng chí và các bạn để chuyển đề được hoàn thiện và mang tính thiết
thực hơn.
Phú Thọ, ngày 25 tháng 04 năm 2012
Tác giả

Đinh Thị Thu Hương

1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu


3.Nhiệm vụ nghiên cứu
4.Đối tượng nghiên cứu
5.Khách thể nghiên cứu
6.Phạm vi nghiên cứu
7.Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1: cơ sở lí luận về công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho
thanh niên
1.1.Những quan điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lê Nin
1.2.Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.3.Những quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam
Chương 2: thực trạng về công tác giáo dục truyền thống Cách mạng cho
Thanh niên của Đoàn cơ sở xã Kim Đức – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú
Thọ
2.1.Điều kiện địa lí tự nhiên
2.2.Thực trạng vấn đề tổ chức đoàn cơ sở với việc giáo dục truyền thống cách
mạng cho thanh niên trên địa bàn xã Kim Đức – Thành phố Việt Trì – Tỉnh
Phú Thọ
2.2.1.Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
2.2.2.Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên
2.2.3.Công tác xây dựng và hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở
2.3.Đánh giá chung về hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở đối với công tác giáo
dục truyền thống cách mạng cho thanh niên
2.3.1.Thuận lợi
2.3.2.Khó khăn
2.4.Nguyên nhân của thực trạng và bài học kinh nghiệm
2.4.1.Nguyên nhân

2



2.4.2.Bài học kinh nghiệm
Chương 3: một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục
truyền thống cách mạng cho thanh niên của đoàn cơ sở
3.1.Kiến nghị
3.1.1.Đối với Đảng và Nhà nước
3.1.2.Đối với cấp Ủy Đảng
3.1.3.Đối với Tổ chức đoàn cấp trên
3.2.Giải pháp
KẾT LUẬN

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Thế hệ trẻ Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ
Chí Minh tổ chức chính trị - Xã hội của Thanh niên Việt Nam do Đảng
Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện , luôn là lực lượng xung kích đi đầu thực hiện với mọi nhiệm vụ
Cách mạng và là đội dự bị tin cậy của Đảng. Có được thành quả ấy, các
thế hệ Thanh Niên Việt Nam kế tiếp nhau cống hiến suất sắc, trưởng
thành vượt bậc, viết nên những trang sử vàng chói lọi. Truyền thống đó
gắn liền với truyền thông vẻ vang của dân tộc ta qua các thờ kì Cách
mạng.
- Ngày nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới. Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh và Tuổi trẻ Việt Nam đang tiến bước cùng sự
nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước với những nhiệm vụ
thời cơ và thách thức mới.

- Muốn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ vẻ vang đó hơn lúc nào hết thì
Thanh niên phải ra sức học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, và một
điều không thể thiếu đó là phải có những hiểu biết sâu sắc lịch sử của
dân tộc, về truyền thống hào hhùng của Cách Mạng Việt Nam. Từ đó
khơi dạy lòng tự hào dân tộc trong mỗi Thanh niên, như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói :
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
- Để Thanh niên thực sựu hiểu và thấm nhuần truyền thống đó là nhiệm
vụ đặt ra cho toàn xã hội hiện nay, nhưng trước hết là nhiệm vụ thường

4


xuyên liên tục của các cấp bộ Đoàn cơ sở nới trực tiếp quản lý giáo
dục, rèn luyện Thanh niên.
- Dựa trên cơ sở đó em quyết định chọn đề tài “ Đoàn Thanh niên Cộng
Sản Hồ Chí Minh xã Kim Đức – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú
Thọ với việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên”.

2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Công tác giáo dục truyền thống cho cách mạng cho thanh niên là 1
nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tổ chức Đoàn và luôn được gắn
liền với mọi hoạt động của Đoàn cơ sở.
- Nâng cao lòng yên nước, giáo dục đạo đức nhân cách, lòng nhân ái và ý
thức phấn đấu trong học tập, lao động và rèn luyện tuổi trẻ.
- Qua nghiên cứu chuyên đề nhằm xác định thực trạng,chỉ rõ nguyên
nhân.Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng như tìm được phương
pháp,hướng đi đúng trong cách thức giáo dục truyền thống cho Thanh
niên tại cơ sở. Để Thanh niên thực sự về quá khứ, vững tin vào đường

lối lãnh đạo Đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3/ NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ :
- Công tác giáo dục truyền thống Cách mạng cho Thanh niên là một
nhiệm vụ thường xuyên liên tục của tổ chức Đoàn và luôn được gắn
liền với mọi hoạt động của Đoàn cơ sở. Do vậy khi nghiên cứu chuyên
đề đã xác định được những nhiệm vụ cơ bản :

5


- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận những quan điểm của học thuyết Mác – Lê
Nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về công táv
giáo dục truyền thống cho Thanh niên.
- Nghiên cứu thực tế công tác giáo dục truyền thống Cách mạng cho
Thanh niên của tổ chức Đoàn cơ sở nói chung cũng như Đoàn cơ cở nói
riêng.
- Đưa ra được những kết quả nghiên cứu sát thực tế, từ đó có các kiến
nghị, đưa những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác
giáo dục truyền thống Cách mạng cho Thanh niên trong tình hình mới.
4/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Nghiên cứu công tác giáo dục truyền thống Cách mạng cho Thanh niên
ở tổ chức Đoàn cơ sở.
5/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :
- Đoàn viên, Thanh thiếu niên
- Đội ngũ các bộ Đoàn cơ cở, bí thư các Chi Đoàn
- Đảng uỷ, chính quyền và các ngành Đoàn thể.
6/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
1. Về không gian : Địa bàn xã Kim Đức – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú
thọ
2. Về thời gian : Các dữ liệu từ năm 2009 – 2011

7/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
7.1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

6


- Phương pháp nghiên cứu lý luận bằng cách tham khảo các tài liệu lý
luận học thuyết, các văn bản nghị quyết thể hiện chủ trương đường lối
của Đảng, Chính sách luật của Nhà nước. Kế hoạch của Đoàn cấp cơ sở
về giáo dục truyền thống Cách mạng cho Thanh niên. Qua phân tích
tổng hợp tìm ra được lối đi đúng, phù hợp với đặc điểm tình hình tại cơ
sở.
7.2.

Phương pháp nghiên cứu thực tế :

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tham gia toạ đàm trao đổi, tham gia các hội nghị, hội
thảo, các buổi lễ kỉ niệm, các hoạt động thiết thực do Đoàn cơ sở tổ
chức.

7


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH
MẠNG CHO THANH NIÊN

1.1.

NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CUẢ HỌC THUYẾT MÁC
– LÊNIN :

- Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết khoa học Mác – Lênin. Của
C.Mac, Ăngghen và Lênn. Trong đó việc giáo dục thế hệ trẻ là một
trong những vấn đề quan trọng trong học thuyết.
- Về vai trò chính trị tầm quan trọng của Thanh niên trong Xã hội theo
C.Mác : “ Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ ràng
tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của cả nhân loại
hoang toàn phụ thuộc vào việc thế hệ công nhân đang lớn”. Chính
C.Mác đã gọi Thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc và giai cấp
công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.
- Còn với Ăngghen, người đã sớm đề xuất tư tưởng Thanh niên không
thể đứng ngoài chính trị. Chính hiện thực đời sống đã và đang cuốn hút
Thanh niên. Thanh niên muốn tư do hơn trong hoạt động, họ khao khát
muốn lập chiến công. Và vì sự đổi mới họ sẵn sàng hiến dâng cả máu
và cả cuộc đời mình.
- C.Mac và Ăngghen luôn gắn Thanh niên với giai cấp công nhân và đội
tiên phong chiến đấu của họ. Mác và Ăngghen là người đầu tiên đưa ra
các quan niệm : “Đội quân xung kích, đội dự bị tin cậy của Đảng” để

8



nói về Thanh niên. Đồng thời Ăngghen còn cho rằng chính thế hệ trẻ là
nguồn bổ xung dồi dào nhất cho Đảng.
- Phương thức sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen trong
điều kiện lịch sử mới, Lênin đã coi Thanh niên là “ Nguồn sinh lực
chiến đấu của Cách mạng”. Người đánh giá cao tiềm năng sáng tạo của
tuổi trẻ, coi đấy là lực lượng chủ yếu trong công cuộc xây dựng xã hội
mới – xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
- Năm 1906 Lênin đã khẳng định : “ Chúng ta là Đảng của những người
cách tân, chúng ta là Đảng của sự chiến đấu quên mình với những gì
đã cũ kỹ, đã mục nát mà Thanh niên bao giờ cũng đi tiên phong trong
cuộc chiến đấu quên mình ấy” Và Lênin đi đến kết luận : “ Chúng ta
là Đảng của Thanh niên, của giai cấp tiên phong” .
- Các Mác, Ăngghen và Lênin đều đánh giá cao vị trí, vai trò của Thanh
niên, cũng như hiểu được tâm sinh lý của học và đáp ứng được nhu cấu
lợi ích của tuổi trẻ, do đó Thanh niên luôn là chỗ dựa vững chắc của
Cách mạng.
- Tuy nhiên để Thanh niên thật sự là chỗ dựa vững chắc cần phải có
phương thức giáo dục Thanh niên một cách đúng đắn. Vấn đề giáo dục
thế hệ trẻ được các tác giả kinh điển của Cách mạng Mác – Lênin đề
cập đến một cách toàn diện sâu sắc, dựa trên cơ sở phương pháp khoa
học.
- Vấn đề giáo dục trí lực được Mác – Ăngghen đặt lên vị trí hàng đấu.
Các ông đánh giá cao vai trò của kiến thức và lên án sự ngu dốt. Các
ông cho rằng : “ Những người có học vẫn đem lại lợi ích cho xã hội
nhiều hơn những kẻ ngu dốt, thiếu văn hoá.”

9


- Với Lênin người đã để lời khuyên cho đời sau rằng : “ Người ta chỉ có

thể trở thành người Cộng sản chân chính khi mà nắm được tổng số
kiến thức mà nhân loại đã tạo ra”. Và Người đã khuyên Thanh niên 1
câu nói bất hủ : “ Học, học nữa, học mãi”
- Nguyên tắc giáo dục thế hệ trẻ là gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học
với hành, đưa họ vào các phong trào hành động Cách mạng, đấu tranh
xã hội và lao động sản xuất. Đồng thời các nhà kinh điển Macxit phải
tin cậy lớp trẻ, giao công việc và trọng trách cho học phát triển để thế
hệ trẻ được cống hiến và trưởng thành. Mặt khác cả Mác – Ăngghen và
Lênin đều chú trọng giáo dục phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ.
Trong đó nhân cách phát triển toàn diện là :
+ Sự phát triển cao về trí tuệ
+ Cường tráng về thể chất
+ Có lao động với kỹ thuật cao.
+ Có tính tích cực chính trị - xã hội.
- Trong giáo dục thế hệ trẻ Mac – Ăngghen và Lênin đặt vấn đề kế thừa
của các thế hệ lên tầm chiến lược, coi đó là vấn đề mang tính nguyên
tắc đối với mỗi Đảng Cộng sản chân chính. Tuy nhiên các ông không
bao giờ đơn giản hoá vấn đề mà cho rằng các thế hệ kế tiếp nhau, liên
hệ với nhau hết sức mật thiết. Mỗi thế hệ mới không kế thừa môt cách
đơn giản những giá trị vật chất tinh thần do các thế hệ trước tạo ra.
- Việc thu hút Thanh niên tham gia vào các phong trào hành động Cách
mạng không phải là quá trình tự phát. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,
việc định hướng chính trị cho thế hệ trẻ là điều kiên cần thiết và là con

10


đường ngắn nhất để biết tiềm năng của Tuổi thành hiện thực. Do đó các
thế hệ đi trước có trách nhiệm truyền lại cho thế hệ sau những kinh
nghiệm trong đấu tranh và thế hệ sau có nhu cầu và tự giác tiếp nhận

những kinh nghiệm ấy. Vì vậy vấn đề kế thừa các thế hệ phải được coi
là một bộ phận quan trọng Chính sách của Đảng đối với Thanh niên.
Đồng thời là phương hướng quan trọng trong hoạt động giáo dục của
tổ chức Đoàn – Hội – Đội.
- Mác, Ăngghen, Lênin cũng là những tấm gương sáng về thái độ kiên
quyết chống chủ nghĩa cơ hội chủ nghĩa là những : “ Những người bạn
giả của Thanh niên và đòi hỏi phải vạch trần bộ mặt thật của chúng để
thức tỉnh Thanh niên”
- Lênin đã thể hiện quan điểm lập trường trong việc tuyên truyền giáo
dục Thanh niên, đấu tranh chống lại lập trường cải lương của bọn cơ
hội người cho rằng : “ Những người Cộng sản chân chính cần phải
gáio dục lý tưởng Cách mạng và giáo dục Cộng sản cho thế hệ trể và
kết hợp quá trình giáo dục cách mạng ấy với đấu tranh cách mạng và
giai cấp công nhân”. Vì vậy Lênin đã yêu cầu : “ Thanh niên phải học
chủ nghĩa Cộng sản trong riêng của mình, trong một tổ chức độc lập
đó là Đoàn Thanh niên Cộng sản”.
Cuộc đấu tranh của Mác, Ăngghen, Lênin chống lại chủ nghĩa cơ hôi
trong vấn đề Thanh niên là những bài học sinh động cho những người
Cộng sản hôm nay, Trong cuộc đấu tranh giành giật thế hệ trẻ, đặc biệt là
chống lại những biểu hiện mới cảu giai cấp cơ hội trong vấn đề Thanh
niên, coi thường lớp trẻ, không muốn để lớp trẻ vươn lên, không tôn trọng
Thanh niên, kích động Thanh niên chống lại Đảng, chống lại chế độ, lợi
dụng Thanh niên, lôi kéo dụ dỗ lừa gạt Thanh niên để phục vụ cho ý đồ

11


xấu xa, muốn thiết lập một tổ chức Thanh niên thoát ly khỏi sự lãnh đạo
của Đảng.
Học thuyết Mác – Lênin là những di sản tư tưởng hết sức quý báu, tuy

nhiên không vì thế mà thế hệ trẻ hôm nay coi đó là cẩm nang thần kỳ, là
liều thuốc vạn năng, vận dụng một cách máy móc dập khuân, mà điều
quan trọng là phải thấm nhuần tinh thần biện chứng, tính chiến đấu của
học thuyết để vận dụng một cách thông minh sáng tạo vào điều kiện hoàn
cảnh cụ thể, nhất là giai đoạn hiện nay.
1.2.

NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH VỀ GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ :
Nếu như các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
luôn gắn Thanh niên với giai cấp công nhân và với Đảng tiên
phong của nó thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận
điểm nổi tiếng : “ Muốn hồi sinh dân tộc thì trước hết phải hồi
sinh Thanh niên” Trong tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân
Pháp” Người đã thiết tha kêu gọi “ Hỡi Đông Dương đáng
thương hại, Người sẽ chết mất nấu đám Thanh niên sớm già kia
của Người không sớm được hồi sinh”.
Trong hoàn cảnh đen tối của xã hội thực dân nửa phong kiến
đầu thế kỉ XX, Hồ Chí Minh đã thấy rõ âm mưu thâm độc của
bon đế quốc phong kiến trong việc đầu độc Thanh niên bằng một
giáo dục lai căng, một nền giáo dục nô lệ.
Trong toàn bộ tiến trình Cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh
luôn coi Thanh niên là động lực chủ yếu trong Cách mạng và là
chủ nhân tương lai của Đất nước. Từ năm 1927, Người đã nhận

12


rõ vai trò đó : “ Đằng sau sự phục tùng tiêu cực người Đông
Dương dấu một cái gì đó sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ

một cách ghê ghớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ
thúc đấy cho thời cơ đó mau đến”. Bộ phận ưu tú ở đâu, chính là
lớp Thanh niên đầu tiên của cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, Thanh niên là người tiếp sức Cách mạng
cho thế hệ cha anh. Đồng thời là nguòi phụ trách, dìu dắt Thiếu
niên Nhi đồng, Thanh niên là người đi đầu trong các lĩnh vực
kinh tế, chính trị- văn hoá- xã hội, an ninh – quốc phòng, với tinh
thần và phương châm hành động : “ Đâu cần Thanh niên có, đâu
khó có Thanh niên”. Và Bác đã tổng kết : “ Thanh niên là bộ
phận quan trọng của dân tộc, dân tộc bị nô lệ, thì Thanh niên
cũng bị nô lệ, dân tộc được giải phóng Thanh niên cũng được
giải phóng tự do”. Vì vậy Thanh niên phải hăng hái tham gia
cuộc đấu tranh của dân tộc.
Gắn Thanh niên với vận mệnh dân tộc trong nhiều bài nói,
bài viết Hồ Chí Minh đã luận giải một cách thiết thực : “ Nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các Thanh niên.
Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì hiện tại
phải rèn luyện, tinh thần và lực lượng của mình phải làm việc
cho tương lai tươi sáng đó”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi sự nghiệp giáo dục trẻ là sự
nghiệp “ Trồng người”. Bác đã dạy chúng ta rằng :
“ Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây,
Vì lợi ích 100 năm thì phải trông người”

13


Luận điểm này của Bác vừa có tính lý luận, vừa có tính
thực tiễn sâu sắc và dễ hiểu với chúng ta. Sự nghiệp giáo dục thế
hệ trẻ, thực chất là sự nghiệp chăm sóc, đào tạo, bồi dưỡng một

nguồn năng lực có văn hoá.
Trong Di chúc Người đã nhắc nhở Đảng, Nhà nước chúng
ta rằng : “ Bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết ”. Luận điểm này là sự tiếp nối
biện chứng với sự nghiệp “ Trồng Người “ đó là công việc của
toàn Đảng , toàn dân và của nhiều thế hệ.
Từ luận điểm đó của Bác chúng ta thấy rằng :
Thứ nhất : Hồ Chí Minh không nói bồi dưỡng thế hệ trẻ mà
đề cập đến thế hệ cách mạng. Điều đó có nghĩa là Bác đã dự báo
trước sự nghiệp xấy dựng CNXH ở nước ta là sự nghiệp lâu dài,
phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sự hy sinh và sự kế tục của nhiều thế
hệ.
Thứ hai :Đây là công việc rất quan trọng và rất cần thiết, nó
vừa là một vấn đề cơ bản, vừa là một vấn đề cấp bách.Do đó
Đảng, Nhà nước và các Đoàn thể phải quan tâm sâu sắc hơn nữa
đến sự nghiệp “Trồng Người” này.
Trong toàn bộ cuộc đời Cách mạng của mình Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã luôn quan tâm chăm sóc, đào tạo bồi dưỡng các thế
hệ Thanh niên,hướng họ đi theo lý tưởng độc lập gắn liền với
Chủ nghĩa xa hội thành một thể thống nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò của giáo dục
trong sự hình thành và phát triển nhân cách Thanh niên. Ngày

14


khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng 8/1945, Bác đã gửi
thư động viên nhắn gửi Thanh niên học sinh: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có
trở nên vẻ vang sánh vai với các Cường quốc năm châu hay

không, điều đó phụ thuộc vào công sức của các cháu”.
Theo Bác giáo dục nhân cách cho Thanh niên phải là toàn
diện về cả đức – trí – thể - mỹ và phải có sự kết hợp giữa ba môi
trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội tạo thành
những véc tơ lực cùng chiều để hướng họ vào sự hình thành nhân
cách. Thông qua đó để mỗi cá nhân thể hiện được năng lực sở
trường và được cống hiến, trưởng thành.
Bác Hồ cũng dạy Thanh niên phải biết kết hợp giáo dục và
tự giáo dục: “Nhiệm vụ Thanh niên là phải tự hỏi mình đã làm gì
cho Nước nhà nhiều. Mình đã vì Nước nhà mà phấn đấu chừng
nào”. Mặt khác Người khuyến khích và động viên Thanh niên:
“học để phục vụ cho Tổ quốc , phục vụ nhân dân, học để làm cán
bộ và học để làm Người”. Bên cạnh đó Bác cũng thường xuyên
nhắc nhở Thanh niên phải tự tu dưỡng rèn luyện mình thành
người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên.
Trong hệ thống tư tưởng của mình về giáo dục Thanh niên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm giáo dục là sự kết
hợp giữa xây và chống lại ba kẻ thù đó là:
Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù rất
nguy hiểm.

15


Thói quen và truyền thống lạc hậu cùng là kẻ địch to ngầm
cản chở Cách mạng phát triển.
Và chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của hai kẻ thù kia.
Tuy nhiên Bác đã nhấn mạnh “ Đấu tranh chống Chủ
nghĩa cá nhân song không phải là dầy xéo lên lợi ích cá nhân”.
Bởi mỗi người đều có tính cách và năng lực riêng cũng như nhu

cầu của mỗi người mà những nhu cầu đó không trái với nhu cầu
lợi ích của tập thể thì không phải là sấu mà cần được đáp ứng
trong điều kiện có thể.
Như vậy,trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của
mình,đẻ có được thành công và tầm nhìn chiến lược,Chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm sâu sắc đến lớp trẻ trong đó có
công tác giáo dục truyền thống cho Cách mạng thanh nên.
1.3 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN
THÔNG CHO THANH NIÊN:
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lenin và những quan điểm và
những lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại về công tác
Thanh niên,ở bất kì giai đoạn Cách mạng nào Thanh niên và
công tác giáo dục thế hệ trẻ luôn là vấn đề chiến lược có tầm
quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sớm nhận thức được
vai trò to lớn đó,tại hôi nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng
lần thứ nhất tháng 10 năm 1930 đã thông qua áng quyết về công
tác Thanh niên. Đây là sự kiên quan trọng có giá trị lí luận và
thực tiễn cao. Thể hiện sự vận dụng và sáng tạo những nguyên lý

16


chung về xây dựng Đoàn, tổ chức Thanh niên kiểu mới của Đảng
trong các Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Thanh
niên cộng sản vào hoàn cảnh nước ta.
Với tầm nhìn chiến lược áng Nghị quyết đã ghi rõ “Phải làm
cho hết thảy Đảng viên hiểu rằng công việc Thanh niên Cộng
sản Đoàn là một việc cần kíp quan trọng như là việc Đảng vậy ”.
Trong thực tiễn cách mang Việt Nam, Đảng ta luôn đạt công tác

Thanh niên ở vị trí cao,không chỉ đấu tranh giải phóng dân tộc
mà cả trong công cuộc xây dựng kiến thiết Nước nhà. Quan điểm
chiến lược về công tác Thanh niên được trình bày tập trung tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV 1976 trong đó có trình bày
luận điểm “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa nằm trong tay Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng” ở đây
không chỉ khẳng định tương lai của Chủ nghĩa xã hội không chỉ
gắn chặt với sự phát triển của Thanh niên, mà còn chỉ rõ toàn
Đảng phải ra sức đào tạo Thanh niên thành lực lượng quan trọng
quyết định sự thành công của Chủ nghĩa xã hội.
Đại hội Đảng lần V năm 1981 tiếp tục khẳng định: “công
cuộc vận động Thanh niên có tầm nhìn quan trọng đặc biệt. Đây
là một vấn đề có tầm chiến lược của Cách mạng. Cùng với quá
trình xây dựng đường lối lãnh đạo Cách mạng Việt Nam công
tác Thanh niên và vấn đề giáo dục thế hệ trẻ luôn được Đảng
Cộng Sản Việt Nam chú trọng”. Bộ chính trị, Ban Chấp Hành
Trung ương Đảng các khóa đã có nhiều chủ trương cụ thể về
công tác Thanh niên như:

17


Nghị quyết 26 ngày 14 tháng 7 năm 1985 của Bộ chính trị
khóa V về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
Thanh niên”.
Nghị quyết 25 ngày 9 tháng 2 năm 1991 của Bộ chính trị
khóa VI về “Đổi mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác Thanh niên”.
Đặc biệt Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần 4
khóa VII ngày 14 tháng 1 năm 1993 đã ra Nghị quyết về công tác

Thanh niên trong thời kỳ mới. Trong đó có đoạn viết: “Thanh
niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không? Đất
nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng
Thế giới hay không? Cách mạng Việt Nam có vững bước theo
con đường Chủ nghĩa xã hội hay không? Phần lớn phụ thuộc vào
lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ Thanh
niên, công tác Thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng,
đúng như Bác Hồ nói:
“vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Vì vậy vấn đề Thanh niên thì phải đặt ở vị trí trung tâm chiến
lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người.
Theo quan điểm của Đảng ta, công tác Thanh niên và giáo
dục truyền thống cách mạng cho Thanh niên phải được tiến hành
bằng sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Đây

18


không chỉ là nhiệm vụ của một tổ chức một lực lượng xã hội mà
là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Trong thực tế không ít quan
điểm cho rằng công tác Thanh niên và việc giáo dục Thanh niên
là của tổ chức Đoàn. Do vậy những yếu kém, những tồn tại hạn
chế và cả sự suy thoái về đạo đức Cách mạng, thờ ơ với chính trị
của một bộ phận Thanh niên là do lỗi của Đoàn Thanh niên, theo
Đảng ta suy nghĩ như vậy là đơn giản, phiến diện, và thiếu trách
nhiệm dưới sự giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Công tác Thanh niên là trách nhiệm của toàn xã hội được

khẳng định nhiều lần trong các văn kiện của Đảng trong đó Nghị
quyết 04 của Ban Chấp Hành Trung ương khóa VII về công tác
Thanh niên tiếp tục và định trách nhiệm của các Thành viên
trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị được thực hiện nhiệm vụ
công tác Thanh niên Nhà nước ban hành và hoàn thiện các chính
sách về việc làm, thu nhập, văn hóa, chăm sóc sức khỏe thuộc
các chính sách kinh tế - xã hội khác, tạo điều kiện cho sự phát
triển lành mạnh của thế hệ trẻ và phong trào Thanh niên, xây
dựng và ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến công tác
Thanh niên.
Trải qua 81 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Đoàn Thanh
niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một lực lượng
xung kích thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ giai đoạn Cách
mạng khác nhau. Và giai đoạn hiện nay thế hệ trẻ Việt Nam đang
phát huy những truyền thống tốt đẹp đó và sự nghiệp đổi mới
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Đất nước do Đảng Cộng Sản Việt

19


Nam khởi xướng và lãnh đạo cùng với đó công tác giáo dục
truyền thống cho Thanh niên đã có những kết quả đáng mừng
các hoạt động đã dần dần đi vào chiều sâu. Tuy nhiên đứng trước
tình hình hiện nay Đoàn Thanh niên đặc biệt là tổ chức Đoàn cơ
sở sẽ cần tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động, phương
thức giáo dục Thanh niên phù hợp với yêu cầu cũng như đáp ứng
được nhu cầu nguyện vọng, lợi ích chính đáng của Thanh niên.

20



Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN CƠ SỞ XÃ KIM ĐỨC – THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên:
Kim Đức nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Việt Trì,
cách trung tâm thành phố 7km. Tổng diện tích đất tự nhiên:
965,79ha.
Phía bắc giáp xã Phù Ninh, xã An Đạo huyện Phù Ninh.
Phía nam giáp xã Phượng Lâu và phường Vân Phú.
Phía đông giáp xã Vĩnh Phú, Xã Hùng Lô.
Phía tây giáp xã Hy Cương.
Kiến tạo địa chất xã Kim Đức có địa hình tương đối phức
tạp, độ cao không đếu, đồi xen kẽ với đồng lúa. Địa hình nghiêng
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc dưới 3º chiếm 15%, từ
3º- 8º chiếm 25%, từ 8º - 15º chiếm 34%, từ 15º - 25º chiếm
21%, trên 25º chiếm 95%. Hướng dốc đổ dần về phía Đông Nam.
Từ đặc điểm địa hình đó có ảnh hưởng đến việc bố trí sản
xuất, phát triển giao thông cũng như quy hoạch xây dựng. Khí
hậu của xã có đặc điểm chung của khí hậu trung du Bắc bộ nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Thuộc tiểu vùng II theo
phân vùng khí hậu tỉnh Phú Thọ, hàng năm có 2 mùa rõ rệt:

21


-Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10.

-Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa đông nam làm cho
nhiệt độ không khí nóng, mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 6,
7, 8,9 kèm theo bão . Các tháng 4, 5, 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió
tây khô nắng nóng.
Mùa khô là do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc không khí
lạnh, mưa phùn thiếu ánh sáng, ẩm ướt tháng lạnh nhất là tháng
11.
Nhiệt độ trung bình năm là 23ºC, nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là tháng 11 ( 15ºC ). Biên độ nhiệt độ giao động giữa
tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 14ºC. Nhiệt độ cao tuyệt đối
là 40ºC , nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất là 2,9ºC.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1872 ml chủ yếu tập
trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 là nguyên nhân gây ngập úng , sói
mòm đất. Tháng 8 là tháng có lượng mưa trung bình cao nhất ,
tháng 12 là tháng có lượng mưa thấp nhất.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 87%, Độ ẩm
không khí cao nhất là 95%, thấp nhất là 35%.
Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1760 giờ. Hàng năm ít
có hiện tượng sương muối sương mù sảy ra trên địa bàn.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu trên địa bàn không thuân lợi
đối vơi phát triển kinh tế và đời sống dân sinh.

22


Vì một số khó khăn do khí hậu gây ra, thời tiết biến đổi
thất thường như lượng mưa phân bố không đều tập chung vào
một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt cục bộ tạo dòng chảy lớn
gây sói mòn đất gây ngập úng cây hoa mau làm ảnh hưởng đến

thu hoạch. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thiếu ánh sáng
ẩm ướt, gây khó khăn cho phát triển sản xuất, lượng mưa ít
không đủ nước cho sản xuất ruộng bị khô hạn nhiều làm ảnh
hướng đến đời sống của nhân dân.
Tài nguyên đất, nước:
- Đất đai xã Kim Đức chủ yếu là đất đen pha sỏi trên đồi
và 1 số loại đất đỏ ba zan giữ nước và độ ẩm cao thuận lợi cho
việc phát triển cây công nghiệp hàng năm, và cây lâu năm, cây
ăn quả.
-Trong quá trình canh tác của người dân từ bao đời nay đã
làm cho đất bị nghèo kiệt dần cho nên trong quá trình canh tác và
sản xuất, đất bị chua cho nên cần được cải tạo và bồi dưỡng thì
việc thâm canh cây trồng mới đạt hiệu quả cao. Theo số liệu điều
tra năm 2008 thì diện tích đất tự nhiên là 965,79 ha đất nông
nghiệp là 760,04 ha, đất lâm nghiệp là 42,192 ha, đất nuôi trồng
thủy sản 19,91 ha,đất nông nghiệp là 197,89 ha, đất chuyên dùng
là 129,60 ha.
-Nước sản xuất nông nghiệp nguồn nước chủ yếu ở hệ
thống ao , hồ, đầm, mặt nước chuyên dùng cung cấp các nguồn
nước mặt trên địa bàn được bổ xung chủ yếu hàng năm là lượng
mưa. Nguồn nước mặt chủ yếu dùng cho sản xuất nông nghiệp.

23


-Nguồn nước ngầm: hiện được khai thác sử dụng vào đời
sống sinh hoạt của nhân dân từ các giếng khơi. Nguồn nước
ngầm trên địa bàn xã có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm, rễ ràng khai
thác. Tuy nhiên cũng cần được quan tâm, bảo vệ, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm.

-Nguồn nước máy dùng cho sinh hoạt mới chỉ có một số
hộ gia đình ở dọc ven đường quốc lộ số II đang sử dụng.
Nhân lực:
- Xã Kim Đức có 2213 hộ với 8037 khẩu, được phân bố
tại 12 khu dân cư. Tính đến thời điểm 1-10-2010 xã Kim Đức có
số người trong độ tuổi lao động là 4624 người chiếm 57% dân số
toàn xã. Tuy nhiên, số lao động có tay nghề được đào tạo chuyên
môn còn thất, chủ yếu còn là lao động phổ thông và làm nghề
xây dựng tự do và sản xuất nông nghiệp. Lao động có tay nghề
được đào tạo chuyên môn phần lớn làm công nhân trong nhà
máy xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Thụy Vân và doang
nghiệp tư nhân, công ty TNHH trên địa bàn tỉnh thu nhập của
người lao động thấp, hiện dự tính khoảng 1.5 triệu đồng/người
/tháng đối với người lao động lành nghề.
Cơ sở vật chất kĩ thuật:
-Giao thông: mạng lưới giao thông của xã đã đảm bảo nhu
cầu cơ bản cho việc đi lại của người dân trong xã giúp phát triển
kinh tế xã hội với 15km đường quốc lộ và tỉnh lộ,tổng số đường
giao thông nông thôn là 40km trong đó đường bê tông 34,7 km
còn lại là đường cấp phối,các đường đều có bê tông dày từ 3 – 5

24


m đủ để các loại xe tải vừa và nhỏ đi lại phục vụ phát triển kinh
tế cho tất cả các vùng sản xuất.
-Y tế: Có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, mạng lưới
y tế được bố trí từ khu đến xã,mỗi khu đều có 1 y tế thôn bản đủ
điều kiện để khám chữa bệnh và phục vụ nhân dân.
-Giáo dục: Có 3 trường, 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu

học, 1 trường trung học cơ sở, xã đã phổ cập giáo dục trung học
cơ sở.
- Công tác an ninh quốc phòng: Là địa bàn giáp danh với
tỉnh bạn nên công tác an ninh quốc phòng luôn được coi trọng.
Hàng năm đều khám tuyển nghĩa vụ quân sự, ban chỉ huy quân
sự xã hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện dân quân tự vệ. Tình hình
trật tự an ninh xã hội được giữ vững và ổn định. Do làm tốt công
tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác
hưởng ứng cuộc vận động toàn dân tham gia phòng ngừa đấu
tranh chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên hiện nay xã Kim Đức còn gặp không ít khó
khăn như: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng còn chậm, một
số Đảng viên cấp chi ủy còn xem nhẹ vấn đề nhận thức về thời kì
đổi mới. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, cơ sở hạ tầng
phát triển nhưng không theo kịp yêu cầu phát triển y tế của địa
phương.
Khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong những năm
tiếp theo Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã Kim Đức cần cố
gắng nỗ lực hơn nữa nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế,

25


×