Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

nội dung cải cách thể chế hành chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.56 KB, 6 trang )

nội dung cải cách thể chế hành chính công
Cải cách hành chính công là hoạt động sửa đổi hoàn thiện các khâu trong lĩnh vực
tổ chức quản lí và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, làm cho bộ máy và cơ chế
hợp lí phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Nội dung cải cách hành chính công bao gồm: cải cách thể chế hành chính công,
cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức và cải cách tài chính công.
Cải cách thể chế hành chính công
1. xây dựng và hoàn thiện các thể chế
Báo cáo của ban chấp hành trung ương đảng X về phương hướng nhiệm vụ phát
triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 đã nêu rõ: việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc và chưa thật đồng bộ. các thị trường
tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ còn phát triển chậm,
chưa đáp ứng được êu cầu. quarnlis nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất
cập. vì vây, việc xây dựng và hoàn thiện và thẻ chế cần tập trung vào một số thể chế cơ
bản sau:
- thể chế về thẩm quyền quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp, phân biệt rõ
quyền của chủ sở hữu, quyền quản lí hành chính nhà nước và quyền tự chủ kinh doanh
của doanh nghiệp. tránh tình trạng nhà nước can thiệp quá xâu vào các hoạt động của
doanh nghiệp, dẫn đến làm mất sự năng động sáng tạo, trói buộc doanh nghiệp trong sản
xuất kinh doanh; ngược lại cũng cần tránh tính trạng các doanh nghiệp hoạt động thoát
hẳn khỏi sự kiểm soát của nhà nước, dẫn đến vô chính phủ và vi phạm pháp luật.
vai trò chủ yếu của nhà nước, như Bộ Công thương trước hết là ban hành chính
sách, xử lý quy hoạch các chiến lược, hỗ trợ thông tin cho các DN nhà nước và ngoài
nhà nước. Đây là việc hàng ngày của chúng tôi, còn việc sản xuất kinh doanh là việc của
DN.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, nhà nước vẫn còn can thiệp quá xâu vào các hoạt
động kinh tế. rất nhiều rắc rồi đã bộc lộ trong thời gian gần đây khi mà nhà nước can
thiệp xâu nhưng không hiệu quả. Một ví dụ là sự can thiệp của bộ công thương đối với
hoạt động của nhà mạng. các chính sách khuyến mãi là đem lại lợi ích cho người tiêu
dùng nhưng bộ công thương lại can thiệp vào hoạt động này bằng việc xiết khuyến mãi


di động.
- thể chế về thị trường vốn và tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng
khoán, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động, thị trường dịch vụ. mỗi
loại thị trường này đều có những đặc điểm riêng biệt, nên cần phải có những quy định
riêng biệt về thiết chế bộ máy và về từng chính sách cụ thể, sao cho nhà nước đảm bảo
hướng dẫn và thúc đẩy phát triển, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ được các thị trường này.
Hiện nay nước ta đã có hệ thống các luật điều chỉnh hoạt động của từng loại thị
trường như luật chứng khoán, luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh bất động sản… tuy
nhiên việc quản lí, thi hành còn chưa thống nhất, tạo ra nhiều kẽ hở đề cho các doanh
nghiệp lách luật gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
- thể chế về tổ chức hoạt động của hệ thống hành chính công, trước hết là hoạt
động của chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phu và ủy ban nhân


dân các cấp. đó là những quy định về chỉ đạo điều hành và phối hợp hoạt động của từng
loại cơ quan hành chính nhà nước, việc soạn thảo và ban hành các văn bản quản lí hành
chính công.
ở nước ta, chính phủ đã ban hành các nghị định về quy chế phối hợp hoạt động
của cơ quan quản lí nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể như: hàng không, sân bay dân
dụng; quản lí văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; chống gian
lận thương mại … tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn đùn đẩy cho nhau chưa có sự phối
hợp nhịp nhàng.
- thể chế về quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Tăng cường thu thập ý kiến của
nhân dân trước khi quyết địnhcác chủ trương chính sách quan trọng; cần thiết áp dụng
hình thức trưng cầu dân ý
Hình thức trưng cầu dân ý đã được nhà nước sử dụng trong việc đưa ra các quyết
sách như : dự án thành phố ven sông hồng, việc xát nhập hà tây vào hà nội. tuy nhiên,
quy định về việc trưng cầu ý dân vẫn chưa được quy định trong luật mà mới chỉ có dự
thảo. chúng ta cần nhanh chóng đánh giá hoàn thiện dự thảo này để sớm đưa vào áp
dụng, nâng cao hiệu quả của trưng cầu ý dân, hiệu quả của sự tham gia quản lí nhà

nước của nhân dân
2. đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại
bỏ những quy định không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp trong việc thi hành
pháp luật. phát huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật.
Đề án đã 30 đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh
vực từ đó sửa đổi và loại bỏ những quy định không còn hiệu lực hoặc chồng chéo. Việc
thực hiện đề án 30 đã đạt được kết quả to lớn đó là xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quốc
gia về thủ tục hành chính với hơn 5400 thủ tục hành chính áp dụng tại 4 cấp chính
quyền, thông qua 25 nghị quyết đơn giản hóa 400 bộ thủ tục hành chính của 24 bộ.
Tăng cường năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa
phương trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia, đội
ngũ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. tuy nhiên, Đội ngũ chuyên gia hoạch định
chính sách, thể chế có trình độ cao còn thiếu, đầu tư chưa đủ tầm. Bên cạnh đó, bản lĩnh
của người, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật còn "chiều" theo dư luận, không đúng với tinh thần luật pháp.
Nâng cao chất lượng và tránh tình trạng thiếu khách quan, cục bộ trong việc xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện nay, Cách tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật còn thiếu chuyên nghiệp,
còn chịu ảnh hưởng của tư duy xây dựng nghị quyết . Thường vấn đề thuộc bộ, ngành nào
thì do bộ, ngành đó soạn thảo, nên không khắc phục được sự cục bộ.
Ban hành các quy định bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá
trình xây dựng pháp luật.
Hiện nay ở việt nam, vẫn còn quá coi trọng vai trò của nhà nước trong việc xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật, ít coi trọng sự tham gia từ phía nhân dân vào quá
trình xây dựng pháp luật. Cơ chế thu hút sự tham gia xây dựng văn bản pháp luật vẫn


nặng về dân chủ hình thức, chưa có hiệu quả, lãng phí nhiều, chưa phát huy được trí tuệ

của các cơ quan, chuyên gia, của nhân dân; thiếu cơ chế phản biện khách quan
Các văn bản pháp luật, nhất là những văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống dân
sinh phải được công báo hoặc yết thị đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
ngay sau khi kí ban hành để công dân và các tổ chức có điều kiện tìm hiểu và thực hiện.
Chính phủ, các cơ quan đều có các website, để cập nhật các thông tin chính sách
và các văn bản quy phạm pháp luật. tuy nhiên việc thiếu công khai vẫn là một yếu điểm
của nền hành chính ở Việt Nam
3. bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà
nước và cán bộ, công chức
Cung cấp cho cán bộ, công chức đầy đủ thông tin về chính sách pháp luật của nhà
nước để vận dụng, giải quyết công việc theo trức trách và thẩm quyền. khi có hiểu biết về
pháp luật thì cán bộ, công chức mới có thể tuân thủ đúng pháp luật để giải quyết các công
việc hành chính, không xảy ra vi phạm. có thể cung câp thông tin vè chính sách pháp luật
của nhà nước cho cán bộ công chức bằng văn bản, hoặc bằng những khóa học cơ bản. ví
dụ: cán bộ thuế thì cần phải nắm vững các loại luật về thuế như thuế thu nhập doanh
nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu, xuất khẩu… và các thông tư nghị định có liên
quan kể cả những luật không phải về thuế nhưng có liên quan đến thuế.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ thông tin công khai cho dân về chủ
trường, chính sách của nhà nước, của chính quyền địa phương. Bảo đảm cho người dân
thực hiện quyền làm chủ của mình
Chúng ta đã thực hiện công khai thông tin cho dân về chủ trương chính sách
trong nhiều lĩnh vực nhưng một số lĩnh vực, việc công khai thông tin vẫn còn hạn chế
như thông tin về các khu quy hoạch đất đai. Thông tin này chỉ được tiết lộ cho một số
người biết, do vậy dẫn đến tình trạng lợi dịch thông tin đó để phục vụ mục địch riêng.
Việc thiếu công khai gây ra các tin đồn thất thiệt gây nên các cơn sốt ảo của thị trường
bất động sản.
Phát huy hiệu lực các thiết chế thanh tra, kiểm sát và tài phán để đảm bảo hiệu lực
quả lí nhà nước, giữ gìn kỉ cương xã hội. các thiết chế như: thanh tra chính phủ, thanh tra
ngành, thanh tra nhân dân và kiểm tra đảng. ở nước ta, các thiết chế đã được ban hành
nhưng việc thực hiện còn gặp nhiều trở ngại, do có thể chưa phân công, phân nhiệm nên

việc thanh tra, kiểm soát không phát huy được hiệu lực, việc móc nối, bao che cho nhau
còn diễn ra phổ biến
Mở rộng dịch vụ tư vấn pháp luật cho nhân dân, người nghèo, người thuộc diện
chính sách và dồng bào dân tộc ít người, vùng xâu vùng xa. Việc tư vấn pháp luật cho
nhân dân nhằm giúp người dân nắm được những quy định cơ bản của pháp luật , tránh
mắc phải những vi phạm. đồng thời giúp người dân có kiến thức để kiểm tra, giám sát
hoạt động của cơ quan quản lí hành chính công.
ở việt nam, việc tư vấn pháp luật cho nhân dân chủ yếu chỉ do các văn phòng luật
sư thực hiện, còn hệ thống hành chính chưa thực sự thực hiện được chức năng này.
4. tiếp tục cải cách thủ tục hành chính công


Thủ tục hành chính là trình tự cần thiết đề cơ quan nhà nước giải quyết quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân và của các tổ chức theo pháp luật. hiện nay, thủ tục hành
chính ở nước ta còn có những hạn chế và nhược điểm cụ thể là:
- thủ tục tiến hành còn đòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho dân, nhất là với
những người ít hiểu biết các quy định về lề lối làm việc của cơ quan nhà nước.
- còn nhiều cửa, nhiều tầng nấc trung gian không cần thiết; còn rườm rà và không
rõ ràng về trách nhiệm
- còn trì trệ, mang thói quen kinh nghiệm chủ nghĩa không thích hợp và không đáp
ứng được yêu cầu mới của thời kì mở cửa
- còn thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện và còn thiếu công khai
Chính do những hạn chế bất cập trên đã dẫn đến thủ tục hành chính của chúng ta
gây ra nhiều phiền hà, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong guồng máy hành chính và
là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng phát triern, làm giảm lòng tin của nhân dân, của
tổ chức và các đối tác nước ngoài vào các quan nhà nước của ta. Chính vì vậy, cải cách
thủ tục hành chính là một chủ trường lớn của đảng, nhà nước ta và là khâu đột phá trong
cải cách thủ tục hành chính công. Tiếp tục cải cach thủ tục hành chính công ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay là phải đồng thời tiến hành các nội dung cấp bách và thiết thực
sau:

- đảm bảo tính minh bạch, pháp lí, hiệu quả và công bằng trong giải quyết các
công việc hành chính. Loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham
nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh
vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra,
kiểm soát, giám định
Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh
nghiệp phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời
sống. niêm yết công khai các thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác.
Cần phải tăng cường hơn nữa việc đơn giản hóa , loại bớt các thủ tục hành chính
rườm rà, cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân
và doanh nghiệp
Trước thực trạng thủ tục hành trên nhiều lĩnh vực đang là rào cản đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, gây tốn kém, ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, thủ tướng chỉnh phủ đã ban hành quyết định 30/QĐ – TTg
2007 phê duyệt đền án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh cực quản lí nhà
nước giai đoạn 2007 – 2010 ( gọi tắt là đề án 30|) và quyết định số 07 – 2008 ban hành kế
hoạch thực hiện đề án 30 đưa ra một hệ thống giải pháp tổng thể, công khai, minh bạch
nhằm thống kê, rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Đề án 30 đã áp dụng một cách làm mới trong việc ra soát thủ tục hành chính, thiết
lập cơ chế để lấy ý kiến của người dân và doanh nghiệp một cách có hệ thống đối với các
quy định về thủ tục hành hính đang gây bức xúc cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
đời sống của nhân dân. Đồng thời, đề án hỗ trợ việc thực hiện thành côn kế hoạch kinh tế
xa hội 5 năm ( giai đoạn 2006 – 2010). Việc thực hiện đề án 30 đã đạt được một số thành
tựu đáng kể, lần đầu tiên sau 64 năm thành lập nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, đã tập hợp, xây dựng được bộ cơ sơ dữ liệu về thủ tục hành chính quốc gia về thủ


tục hành chính áp dụng tại 4 cấp chính quyền với hơn 5400 thủ tục hành chính, trên 9000
văn bản quy định; đồng thời chuẩn hóa thu gọn từ 10000 bộ thủ tục cấp xã, 700 bộ thủ
tục hành chính cấp huyện xuống còn 63 bộ thủ tục hành chính cấp xã, 63 bộ thủ tục hành

chính cấp huyện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, để thống nhất thực hiện tại
từng địa phương. Những cải cách này đã đưa Việt Nam vào nhóm 10 nền kinh tế có
nhiều cải sự cải thiện môi trường kinh doanh nhất và tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng
các nền kinh tế (đứng thứ 78 trong 183 nền kinh tế).
Tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ đã hoàn thành giai đoạn 2 của Đề án 30
thông qua việc ban hành 25 nghị quyết đơn giản hóa gần 500 thủ tục hành chính thuộc
phạm vi chức năng quản lí của 24 bộ, ngành, làm cơ sở thực thi phương án đơn giản hóa
các thủ tục hành chính này. Sau khi các phương án đơn giản hóa này được thực thi, trên
thực tế dự kiến sẽ cắt giảm 37,31% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người dân và
doanh nghiệp. Như vậy, thông qua kết quả của giai đoạn 2 Đề án 30, đã giúp chính phủ
và các bộ, ngành, địa phương phát hiện những bất cập của hệ thống các quy định pháp
luật về thủ tục hành chính đang gây khó khăn cản trở cho người dân, doanh nghiệp cần
phải được tháo gỡ kịp thời.
- ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ công chức tiếp nhận và giải quyết các công việc
của dân. Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ, đồng
thời đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỉ luật cán bộ công chức. xử lí nghiêm người
có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm, khen thưởng những người thoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ở nước ta hiện nay, việc ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ công chức đã được thực
hiện, nhưng còn sự đùn đẩy giữa cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước trong khâu thực
hiện. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban kiểm tra Đảng, thanh tra nhà nước,
sở nội vụ trong công tác kiểm tra cán bộ công chức.
- mở rộng thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết các công việc của cơ
quan hành chính nhà nước các cấp đối với tổ chức và cá nhân.
Theo quyết định 181/ QĐ – TTg 2003 của thủ tướng chính phủ, việc thực hiện cơ
chế một cửa được thể hiện là: tổ chức, công dân có nhu cầu giải quyết công việc, chỉ cần
đến một địa điểm tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương sẽ được cung cấp các
thông tin đầy đủ, cần thiết và chính xác nhất. sau khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục hồ
sơ, giấy tờ theo quy định, sẽ nhận được kết quả giải quyết công việc của cơ quan hành
chính nhà nước cũng tại địa điểm đó. Nhờ vậy, giảm phieefnhaf và giảm tối đa thơi giàn

giải quyết công việc của tổ chức và công dân, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa cơ
quan hành chính với tổ chức và công dân, cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh và
đầu tư.
Một ví dụ điển hình cho việc thực hiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành
chính là thủ tục đăng kí kinh doanh. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương được quy định là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải
quyết các thủ tục hành chính đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc
dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây có thể xem
là việc áp dụng mô hình một cửa trong thủ tục đăng ký kinh doanh của DN. Cụ thể, tất cả
các thủ tục Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động


chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy phép khắc dấu
doanh nghiệp đều nhận qua Sở Kế hoạch - Đầu tư. Sở này sẽ chủ động phối hợp với các
các cơ quan như công an, thuế để thực hiện các thủ tục về khắc dấu, đăng ký thuế... mà
không cần DN phải đến tận từng nơi như trước đây.



×