Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG VỤ VÀ CÔNG CHỨC CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.21 KB, 71 trang )

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG VỤ VÀ CÔNG CHỨC CỦA MỘT SỐ
NƯỚC
Nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước về công vụ và công chức cũng là một
cách giúp chúng ta dễ dàng xây dựng một đạo luật để quản lý công vụ và công
chức trong bối cảnh hội nhập và thích ứng với điều kiện của Việt Nam.
Do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước cũng do thể chế chính trị và
thể chế nhà nước quyết định nên Luật công vụ của các nước đều có những nét đặc
trưng riêng.
Nghiên cứu Luật công vụ của các nước có thể xem xét theo sự phân loại của các
nước theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước. Ví dụ, theo mô hình tổng thống; đại
nghị,v.v. Cũng có thể nghiên cứu luật công vụ của các nước theo từng vùng lãnh
thổ.
2.2. Hệ thống pháp luật về công vụ của một số nước Châu Á.
1. Malaysia.
Malaysia là một nhà nước liên bang gồm 13 bang vµ ba vùng
lãnh thổ liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến liên bang.
Đứng đầu về nguyên tác có vua, nhưng lãnh đạo chính trị thuộc về thủ tướng.
Do thể chế nhà nước Liên Bang, hệ thống các cơ quan nhà nước bao gồm chính
phủ liên bang và chính phủ các bang. Một thể chế nhà nước với nhiều đảng phái
chính trị, nhưng lịch sử của thể chế nhà nước của Malaysia là sự lãnh đạo của
United Malays National Organisation (UMNO). Tuy thể chế chính trị mang tính
chất đa đảng, song vai trò lãnh đạo đất nước chủ yếu tập trung vào UMNO từ
1


1957, mặc dù tỷ lệ ủng hộ cho Đảng này có sự thay đổi trong thời gian qua. Và thể
chế chính trị đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động CÔNG VỤ.
Malaysia chưa có luật riêng về công vụ như một số nước (điều này cũng giống như
Philippine). Hiến pháp Liên bang quy định một phần về công vụ (public servicetheo nguyên bản tiếng Anh)1/.
Điều 132 Hiến pháp của Liên bang Malaysia đã quy định, công vụ (public service)
của Malaysia bao gồm:


(a) Lực lượng quân đội;
(b) Công vụ tư pháp và lập pháp;
(c) Công vụ tổng hợp liên bang;
(d) Lực lượng cảnh sát;
(e) Dịch vụ đường sắt;
(f) Những công vụ chung theo quy định của Hiến pháp (điều 133)
(g) Dịch vụ công các bang và
(h) Dịch vụ giáo dục.
Đồng thời do thể chế nhà nước liên bang, nên Hiến pháp Liên bang dành quyền
cho các bang đưa ra quy định tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng người lao động
làm việc trong các cơ quan của chính phủ bang.
Tất cả những ai đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm việc ở lĩnh vực nêu ở điều 132 đều
là thành viên của công vụ Malaysia.
Hiến pháp liên bang cũng quy định những vị trí và cá nhân đảm nhận vị trí không
thuộc công vụ. Đó là:
1

Xem phụ lục Hiến pháp- trích phần về công vụ - public service

2


- Văn phòng của các ủy viên hành chính liên bang và các bang;
- Văn phòng của chủ tịch, phát ngôn của quốc hội; phó chủ tÞch quốc hội của
Liên bang cũng như của các bang;
- Văn phòng của Tòa đặc biệt và Tòa tối cáo;
- Văn phòng của tất các ủy viên của các Hội đồng được thành lập theo Hiến
pháp của liên bang hay bang;
- Vị trí ngoại giao;
Nghiên cứu Hiến pháp Malaysia cũng có thể thấy còn khá nhiều vị trí không được

đưa vào trong phạm vi công vụ. Nguyên nhân cơ bản là bên cạnh hệ thống bộ máy
nhà nước, theo chế độ quân chủ tại các bang nên những người làm việc theo cơ chế
đó được điều chỉnh bằng các đạo luật khác.
Cũng như nhiều nước, Ủy ban CÔNG VỤ của Malaysia có vai trò rất quan trọng
trong việc quản lý công vụ của đất nước này. Điều 139 Hiến pháp xác định cụ thể
vai trò cùa cơ quan này đối với công vụ được quy định trong các tổ chức nêu trên.
Ủy ban công vụ Malaysia thực hiện thống nhất một số chức năng:
-

Bổ nhiệm;

-

Phê chuẩn công vụ ;

-

Trả lương hưu

-

Đề bạt;

-

Thuyên chuyển

-

Thi hành kỷ luật.


3


Những nội dung trên được giải thích chi tiết hơn trong Hiến pháp và quy chế của
Ủy ban công vụ 2/.
Không có luật CÔNG VỤ, nhưng hiến pháp quy định rất chi tiết các vấn đề liên
quan đến công vụ trong hệ thống các cơ quan nhà nước liên bang và bang.
Công vụ của Malaysia được cải cách, đổi mới theo hướng tập trung để hoàn thiện
hoạt động hành chính nhằm đáp ứng với tư duy và mô hình mới. Tập trung vào bảy
giá trị cơ bản:
- Chất lượng (với phong trào chất lượng do the Malaysian Administrative and
Manpower Planning Unit (MAMPU) tiến hành với nhiều công cụ đánh giá;
- Năng suất;
- Đổi mới ;
- Kỷ luật, kỷ cương;
- Hợp tác;
- Trách nhiệm báo cáo;
- Nghề nghiệp
Và nhằm tạo nên một nền công vụ nhìn về phía trước, linh hoạt và định hướng thị
trường để đáp ứng đòi hỏi của những thách thức của sự phát triển.
Để hoàn thiện thực thi công việc của công chức, pháp luật của Malaysia đã đưa ra
một số biện pháp (cũng giống như những điều quy định trong nhiều luật công vụ
của các nước. Đó là:
- Không phân biệt và tạo bình đẳng trong việc làm;
- Hoàn thiện công tác tuyển dụng và giữ người giỏi;
2

Trang web của Ủy ban CÔNG VỤ Malaysia


4


- Áp dụng hệ thống đánh giá mới;
- Hệ thống trả lương toàn diện để tương xứng với thực thi công việc;
- Mở rộng hoạt động đào tạo và phát triển công chức;
- Xây dựng một đạo luật về đạo đức công chức (public service code of
conduct).
Quy tắc đạo đức công chức đã được ban hành nhằm đòi hỏi công chức hướng đến
mục tiêu:
-

Công chức phải có kỷ luật và thích ứng, cam kết với công việc;

-

Phải hoàn thiện hoạt động thực thi công việc một cách cao nhất

-

Năng suất và chất lượng dịch vụ được cung cấp;

-

Một nền công vụ trong sạch, không bị những thói xấu làm ảnh hưởng.

Cải cách công vụ ở Malaysia dựa trên phát triển những thể chế thích ứng; tuyển
dụng nhận sự dựa trên công trạng và tạo cho họ có động cơ và được khen thưởng
xứng đáng với đóng góp. Đồng thời nhiều vấn đề liên quan đến công vụ đã được
sự phối hợp và vận dụng các cách tiếp cận của khu vực tư nhân tronbg khuôn khổ

pháp luật quy định.
Mặc dù không có Luật công vụ riêng biệt như các nước, nhưng các văn bản pháp
luật khác có liên quan và Hiến pháp đã tạo ra một nền công vụ phục vụ tốt nhân
dân.
Một nét đặc trưng của người lao động làm việc trong khu vực công của Malaysia là
người lao động có khoảng 90 tổ chức chức công đoàn thuộc Đại hội công đoàn
công chức – viên chức (the Congress of Unions of Employees in the Public and
Civil Services (CUEPACS). Nhưng các công đoàn này độc lập với chính phủ và
5


các đảng phải chính trị3/. Như vậy, công vụ không bao gồm hoạt động của các tổ
chức này và họ cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp (phần về công
vụ).

2. Philippine
Philippines có chế độ tổng thống, đơn nhất. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà
nước vừa là đứng đầu chính phủ (hành pháp), tổng chỉ huy lực lượng vũ trang.
Tổng thống được bầu theo nhiệm kỳ 6 năm.
Hai viện và tòa án là những ngành quyền lực nhà nước.
Tuy nhiên, chế độ chính trị đa đảng ở Philippines làm cho việc quy định hoạt động
công vụ của Philippines phải bảo đảm tính trung lập về chính trị.
Ủy ban CÔNG VỤ (Civil Service Commission) của Philippine được thành lập từ
1900 với nhiệm vụ là quản lý các vấn đề liên quan đến công vụ. Theo Hiến pháp
1987, Ủy ban này là một trong ba ủy ban hiến pháp (do hiến pháp quy định).
Ủy ban cũng là cơ quan của chính phủ chuyên về các vấn đề công vụ và giải quyết
các mâu thuẫn, khiếu nại.
Theo Hiến pháp 1987 của Philippine, CÔNG VỤ (the civil service) sẽ do Ủy ban
CÔNG VỤ (civil service commission) quản lý. Ủy ban này gồm có chủ tịch và hai
ủy viên. Pháp luật quy định cụ thể điều kiện để trở thành thành viên của Ủy ban

công vụ4/. Điều quan trọng để tách giữa công vụ và nhân viên bầu cử là thành viên

3

/>
Thông tin ở mục này trích từ Hiến pháp 1987 (bản tiếng Anh). Thông tin cung cấp mang tính tham khảo. Cần xem
xét trực tiếp văn bản này từ />4

6


của Ủy ban này không được ứng cử mọi vị trí thông qua bầu cử trong thời kỳ đảm
nhận chức vụ.
CÔNG VỤ ở Philippine được Hiến pháp quy định bao gồm:
- cả ba ngành quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Đây là nét đặc biệt
của Philippin khác với nhiều nước ở Châu Á.
- các cơ quan trực thuộc các hệ thống cơ quan nhà nước;
- các thể chế và cơ quan thuộc chính phủ;
- các tập đoàn sở hữu nhà nước với quy định có hiến chương riêng. Đây cũng
là điều mà nhiều nước không có.
Hiến pháp cũng quy định cách thức bổ nhiệm nói chung thông qua thi tuyển cạnh
tranh.
Những người làm việc cho công vụ sẽ không bị sa thải trừ trường hợp vi phạm
pháp luật;
Người làm việc cho công vụ không được vận động, hỗ trợ cho các chiến dịch vận
động bầu cử do tính chất đa đảng của sự hình thành nhà nước;
Người làm việc cho nền công vụ không được tự tổ chức các tổ chức riêng.
Những người được thuê có thời hạn cho công vụ được nhà nước bảo vệ bằng pháp
luật.
Ủy ban công vụ là cơ quan cao nhất quản lý công vụ và là cơ quan nhân sự trung

ương của chính phủ. Và cũng là cơ quan đưa ra những quy định về nhân sự.
Trở thành người của nền công vụ đòi hỏi phải tuyên thệ (Oath)
Quốc hội sẽ là nơi quyết định về vấn để lương, thu nhập cho người làm việc trong
công vụ.
Không có bất cứ ai không trúng cử trong các cuộc bầu cử được tham gia công vụ
trong vòng 1 năm.
7


Không có người nào được bầu cử có thể đảm nhận, bổ nhiệm vào công vụ trong
nhiệm kỳ mà họ đảm nhận vị trí bầu cử.
Mọi khoản thu nhập đều được quy định. Không có người nào có thể nhận hai hay
nhiều khoản thu nhập bổ sung.
Philippine không có một đạo luật riêng về công vụ như một số nước cho đến năm
2007. Tuy nhiên, lại có rất nhiều sắc lệnh của Tổng thống (Presidental Decree) cụ
thể hóa điều 9 của Hiến pháp 1987
Sắc lệnh số 807 về công vụ của Philippine đã xác định lại tư cách của Ủy ban
CÔNG VỤ vµ m« tả lại cụ thể quy mô công vụ bao gåm: Cả ba ngành lập pháp,
hành pháp và tư pháp; Đồng thời xác định người làm việc cho chính phủ bao gồm
tất cả những người làm việc trong các tổ chức trên.
Các sắc lệnh của tổng thống xác định: bằng quy định về công vụ và các luật lao
động là cơ sở để giải quyết các khiếu nại, tố cáo hay khiếu kiện có liên quan đến
người lao động cho chính phủ.
Sắc lệnh số 292 của tổng thống quy định chi tiết hơn nhiệm vụ của Ủy ban công
vụ.
Sắc lệnh 807 xác định cụ thể quy mô của công vụ. Theo pháp luật, những vị trí
được đưa vào công vụ bao gồm tất cả các loại cơ quan có thể được đưa vào trong
danh mục để xác đinh đó là thuộc khu vực công vụ. Nói chung quy định này khá
rộng. Đó cũng là điều Philippine khác các nước khác trong khu vực 5/.


5

Xem sắc lệnh 807 bản tiếng Anh - phụ lục.

8


Theo pháp luật, các vị trí công vụ (civil service position) được chia thành hai
nhóm:
-

Công vụ chức nghiệp (career service)

-

Công vụ không chức nghiệp (non- career service).

Đây là hai khái niệm cũng được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên khái niệm chức
nghiệp và không chức nghiệp có thể hiểu chưa thống nhất giữa các nước.
Nhóm công vụ chức nghiệp được xác định bởi 3 nhóm đặc trưng:
- Tham gia công vụ dựa trên công trạng và sự phù hợp cho các vị trí được xác
định thông qua thi tuyển cạnh tranh hoặc dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Có cơ hội thăng tiến đến các vị trí chức nghiệp cao hơn;
- Bảo đảm an toàn việc làm.
Công vụ chia thành một số nhóm vị trí:
1. Vị trí công khai mở cho tất cả mọi người thông qua kỳ thi tuyển;
2. Vị trí chức nghiệp đóng chỉ áp dụng cho những người trong tổ chức đang làm
việc. Đó là những vị trí mang tính chuyên môn sâu và cho một nhóm có những yêu
cầu riêng;
3. Một số vị trí cụ thể cao cấp (do tên gọi không tương ứng với Việt Nam nên

chúng tôi để nguyên) (Undersecretary, Assistant Secretary, Bureau Director,
Assistant Regional Director, Chief of Department Service and other officers of
equivalent rank) được Hội đồng hành pháp cao cấp xác định. Các vị trí này do tổng
thống bổ nhiệm;
4. Những người đảm nhận vị trí hành pháp cao cấp trong ngạch ngoại giao- do
tổng thống bổ nhiệm;
5. Những người thuộc lực lượng quân đội được xác định riêng;
9


6. Những người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước;
7. lao động thường xuyên có nghề, không có nghề.
Nhóm công vụ chức nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu chí và tùy thuộc vào
việc gia nhập công vụ thông qua hình thức thi hay xét.
Đối với nhóm mà việc bổ nhiệm (appointment) đến vị trí đó thông qua kết quả kỳ
thi sẽ được chia thành ba mức:
1.

Nhóm những người lao động đơn giản, không làm nhiệm vụ giám sát;

2.

Những người làm nhiệm vụ chuyên môn;

3.

Nhóm chức nghiệp hành pháp.

Trừ một số trường hợp đặc biệt, việc bổ nhiệm vào nhóm 1,2 nêu trên sẽ thông qua
thi tuyển cạnh tranh, mở cho tất cả mọi người cả bên trong và bên ngoài khu vực

nhà nước. Bổ nhiệm đến mức ba sẽ do hội đồng chức nghiệp quy định.
Nhóm công vụ không chức nghiệp được đặc trưng bởi:
- Gia nhập công vụ không thông qua thi tuyển;
- Thời hạn làm việc hạn chế.
Sắc lệnh quy định cụ thể những người nào, vị trí nào thuộc nhóm công vụ không
chức nghiệp.
Có thể thấy rất cụ thể là Ủy ban CÔNG VỤ có một vai trò rất quan trọng trong các
vấn đề liên quan đến công vụ. Ngay cả việc tuyển dụng nhân viên mới bổ sung cho
các vị trí. Bảng thông báo của Ủy ban CÔNG VỤ cho thấy tính tập quyền khác
cao.

10


Thông báo của Ủy ban công vụ về chỗ trống (January 11, 2008) xác định số chỗ
trống cần phải tuyển trong toàn bộ nền công vụ. Điều này thể hiện tính tập trung
cao của vấn đề quản lý nhân sự (807 vị trí).
Mỗi vị trí tuyển trên đều được mô tả cụ thể bản mô tả công việc. Và tuyển không
phải theo ngạch bậc mà theo vị trí.
Luật công vụ của Philippine năm 2007 thay cho sắc lệnh 807 cụ thể hóa những quy
định về phân loại công vụ và công chức. Đây là một luật rất chi tiết cụ thể và nhiều
điều khoản đối với công vụ ở Philippin sau một thời gian dài áp dụng sắc lệnh 807

3. Singapore
Singapore là nhà nước Cộng hòa với ba ngành quyền lực: lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo pháp luật, quyền hành pháp tập trung vào tổng thống, tuy nhiên vai trò của
Thủ tướng rất lớn.
Trong văn bản pháp luật của Singapore (hiến pháp) có hai thuật ngữ được sử dụng:
- Public service/ công vụ theo nghĩa rộng.

- Civil service/ công vụ theo nghĩa hẹp.
Cả hai thuật ngữ trên đều chứa đựng những nội dung giống như nhiều nước gọi
chung là “civil service”. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng hai thuật ngữ này rất khác
nhau trong văn bản pháp luật của Singapore.
Theo Hiến pháp (phần IX), thuật ngữ public service bao gồm các nhóm:
11


- Dịch vụ quân sự (mang tính chất quân sự);
- Công việc liên quan đến dân sự - như nhiều người ở Việt Nam gọi là công
vụ (civil service).
- Các công việc mang tính chất lập pháp;
- Các công việc liên quan đến giữ gìn trật tự- cảnh sát.
Như vậy, thuật ngũ Public service hiểu theo nghĩa công vụ nhưng rộng hơn, trong
khi đó thuật ngữ civil service hiểu theo nghĩa hẹp hơn.
Hiến pháp quy định cách thức để tiến hành các hoạt động quản lý nhân sự và con
người làm việc trong công vụ (public service).
Phạm vị những hoạt động mang tính chất dân sự (civil service) ở Singapore bao
gồm các lĩnh vực như hành chính (quản lý); pháp luật, giáo dục, cảnh sát, và những
nhân viên dân sự trong lĩnh vực quốc phòng. Họ làm việc theo nhiều kế hoạch
(schemes) và ở trong 15 bộ và 9 cơ quan nhà nước.
Theo số liệu thống kê, công vụ (civil service) có 64.537 người trên tổng số 110.000
(năm 2006). Phân chia như sau:
- Hành chính:

218 (0.3%)

- Pháp luật :

290 (0.5%)


- Giáo dục:

32,314 (50.1%)

- Cảnh sát:

7245 (11.2%)

- Các vị trí quản lý :

3236 (5%)

- Dân sự làm việc trong lĩnh vực quốc phòng:
- Nhóm hỗ trợ chung:
- Hỗ trợ tác nghiệp:
- Khác:

1496 (2.3%)
4209 (6.5%)
2246 (3.5%)
13,283 (20.6%)
12


Không có một đạo luật riêng về công việc dân sự (civil service). Tuy nhiên, nhiều
loại văn bản pháp luật quản lý công việc và con người thực thi công việc trên lĩnh
vực công vụ dân sự (civil service)..
Công việc trong khu vực công vụ dân sự chia theo đặc trưng công việc và theo lĩnh
vực. Và được chia thành bốn nhóm và 5 chương trình cơ bản.

Nhóm quy định
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4

Tiêu chuẩn tối thiểu
Cử nhân
Cao đẳng

Chương trình cơ bản
Chương trình quản lý (1)
Hỗ trợ quản lý (2)

Cấp GCE 'A'/ 'O'/ 'N

Hỗ trợ kỹ thuật (4)
Hỗ trợ chung (3)

Tốt nghiệp phổ thông

Hỗ trợ kỹ thuật (4)
Hỗ trợ tác nghiệp (5)

Năm chương trình cho bốn nhóm công chức trên đã được Ủy ban công vụ xây
dựng.
1. Chương trình cho các nhà quản lý hành pháp/Management Executive Scheme
(MES)
2. Chương trình cho các nhà hỗ trợ quản lý/ Management Support Scheme (MSS)
3. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật/Technical Support Scheme (TSS)

4. Chươnbg trình hỗ trợ chung/Corporate Support Scheme (CSS)
5. Chương trình hỗ trợ tác nghiệp/Operations Support Scheme (OSS)
Hiến pháp cũng xác định cơ chế, điều kiện làm việc của công vụ nói chung. Có
nhiều chế độ việc làm được áp dụng:

13


- Bổ nhiệm thường xuyên (Permanent Appointment)
- Bổ nhiệm hợp đồng, tạm thời (Contract / Temporary Appointment)
- Việc làm không thường xuyên, mùa vụ (Casual Employment)
- Chương trình việc làm không thường xuyên (Part-Time Employment Scheme)
- Làm việc từ xa, tại gia (Teleworking)
- Chương trình Thu hoạch xanh (Green-Harvesting Scheme)
- Giờ làm việc chéo nhau (Staggered Work Hours)
Singapore cũng có công đoàn của những người lao động làm việc khu vực công
(The Amalgamated Union of Public Employees (AUPE). Đây là công đoàn lớn
nhất của những người lao động khu vực công (public employee). AUPE là một tổ
chức phi lợi nhuận hoạt động chủ yếu dựa vào hội phí và các khoản thu từ hoạt
động. Trong hiến pháp, không đưa tổ chức này vào khái niệm công vụ (cả nghĩa
rộng lẫn nghĩa hẹp).

4.

Thái land

Chức năng công vụ của Thái lan được thực hiện thông qua bộ
máy hành chính nhà nước từ nhiều thế kỷ. Công vụ mang tính chất hiện đại, tuyển
dụng theo công tích (merit) đã được đưa vào áp dụng ngay từ những năm 1920.
Điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc bộ máy hành pháp của Thái

lan thông qua một số đạo luật cơ bản liên quan đến quản lý nhân sự
- Luật tổ chức hành chính nhà nước (Organization of State Administration
Act);
- Luật tổ chức chính phủ (The Government Organization Act);
- Luật công vụ - The Civil Service Act (1992- hiện nay đang sửa đổi).
14


Luật tổ chức hành chính nhà nước xác định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Luật
này có nguồn gốc từ 1932 và được điều chỉnh 1991.
Theo Luật này, hành chính dân sự của Thái lan kết hợp giữa tập trung, tản quyền
và phân quyền (centralized, de-concentrated and decentralized functions) và chia
thành ba cấp:
- Hành chính trung ương: các chức năng này được trao cho 14 bộ.
- Hành chính tỉnh: đứng đầu bởi các tỉnh trưởng (governor) và thực hiện các chức
năng tản quyền. Công việc do cấp trên quy định.
- Hành chính địa phương: hoạt động tự quản ở địa phương thông qua các chức
năng được phân quyền. Hoạt động của địa phương chia làm hai loại: địa
phương và hai khu vực thành phố đặc biệt.
Luật tổ chức chính phủ (The Government Organization Act) xác định cơ cấu tổ
chức và hoạt động của các tổ chức chính phủ; số lượng, tên gọi các bộ và chức
năng của từng tổ chức và cũng như các bộ phận (cục, vụ,..) của bộ. Theo luật, chia
thành 15 bộ- 14 dân sự và bộ quốc phòng và có 125 cục vụ 6 /.
Luật công vụ (The Civil Service Act) chủ yếu mô tả quyền và trách nhiệm của
công chức (public servants) và những vấn đề liên quan đến lương (compensation
levels); các quy định thủ tục chức nghiệp; cũng như vấn đề về kỷ luật; khuyến
khích phát triển chức nghiệp hiệu quả. Luật công vụ có ở Thái Land từ 1928.
Luật công vụ (the Civil Service Act of 1992) đưa ra những tiêu chuẩn để trở thành
công chức. 14 tiêu chuẩn cần phải có, trong đó phải là công dân Thailand. Điều
này khác với Singapore, không nhất thiết phải là công dân Singapore.

6

Luật tổ chức chính phủ Thailand

15


Luật đề cập đến 6 nội dung cơ bản sau liên quan đến quản lý và sử dụng công
chức.
- Tuyển và chọn (Recruitment and Selection)
- Quản lý vị trí (Position Management)
- Đề bạt và bổ nhiệm (Promotion and Appointment)
- Tiền công, lương (Remuneration)
- Phát triển nguồn nhân lực (Human Resource Development)
- Thủ tục xử lý kỷ luật và đạo đức (Disciplinary Proceeding and Ethics
Promotion
Luật công vụ 1992 đưa ra 11 mức độ vị trí của công vụ với từng cấp độ thích ứng
của trách nhiệm và công việc. Bậc thấp nhất là bậc 1 và bậc cao nhất là bậc 11.
Các vị trí đó được chia thành ba nhóm:
- Tổng hợp (General Positions)
- Chuyên gia (Professional or Expert Positions)
- Hành pháp (Executive Administrative Positions)
Những người mới tuyển vào công chức được xếp từ bậc 1 đến bậc 5, tùy theo bằng
cấp:
- Có chứng chỉ dưới đại học: bậc 1, 2;
- Đại học bậc 3;
- Thạc sỹ bậc 4;
- Tiến sỹ bậc 5.
Theo luật công vụ, tuyển và chọn theo nguyên tắc:
16



- Thi tuyển cạnh tranh (competitive examinations)
- Phương pháp chọn (selective method)
- Bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn đặc biệt (appointment of specifically
qualified individuals to assume expert and specialist posts).
Hiện nay Luật công vụ 1992 đang được đổi mới. Điều sửa đổi cơ bản của Luật này
sẽ theo hướng phân loại các vị trí công vụ nhằm xây dựng năng lực công chức.
Theo dự thảo luật mới, công vụ chia thành bốn nhóm:
(1) Công vụ cao cấp bao gồm người đứng đầu bộ, tổng thư ký, người đứng đầu
cục, vụ/ tổng giám đốc;
(2) Quản lý trung cấp/ người đứng đầu các phòng;
(3) Nhân viên có bằng cấp;
(4) Tác nghiệp, hỗ trợ, giúp việc.
Bảng 3: phân loại vị trí trong nền công vụ Tháilan

1234
5678
9101
1
4321

Operations &
Supporting
(4)

54321

Knowledge
Workers

(3)

21

Middle
Management
(2)

21

Senior Executive
Service
(1)

5.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Trung quốc trước khi có quy chế CÔNG CHỨC (1993) và trước khi cải cách (mở
cửa) hầu như không quan tâm đến khu vực tư nhân. Khu vực tập thể chiếm đa số
17


và do đó khái niệm người lao động khu vực công đồng nhất với người lao động ở
khu vực đô thị.
Từ 1993, quy chế CÔNG CHỨC (Provisional Regulations on Civil Servants) 7/ ra
đời, và xác định nhóm người được gọi công chức.
Công chức ở Trung quốc theo Quy chế là những người làm việc trong các cơ quan
của chính phủ. Những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị dịch vụ không
thuộc công chức (giáo dục, y tế, doanh nghiệp nhà nước, bưu điện,v.v.), mặc dù họ
chịu sự quản lý bằng quy chế quản lý cán bộ “cadre management system”.

Thuật ngữ công chức và sự phân biệt với các nhà chính trị theo quy chế 1993
không có. Những người như Thủ tướng, bộ trưởng,v.v... đều thuộc diện công chức.
Công chức cũng được xếp vào loại cán bộ (cadres) và Đảng (cộng sản) quản lý cán
bộ.
Công chức được xếp hạng dựa trên những vị trí mà họ đảm nhận trong chính phủ
và trong quân đội.
Quy chế xác định cách phân loại theo vị trí công việc. Hệ thống công vụ chia thành
12 nhớm vị trí và được xếp thành 15 hạng. Mỗi một người vừa được xếp theo vị trí
và vừa được xếp theo hạng.
Bậc cao nhất là thủ tướng; Vị trí 12 bao gồm những người làm việc giúp việc được
xếp hang từ 10-15.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường thuộc nhóm vị trí 11, được xếp hạng từ 9-14.
Quy chế không phân chia thành các loại ngành nghề, mà xếp theo vị trí lãnh đạo
hoặc không lãnh đạo.

7

Bản dịch ra tiếng Anh - Luật công vụ (civil service law) 2005.

18


Thủ tướng đến trưởng phòng thuộc nhóm lao động. Trong khi đó những nhóm
không lãnh đạo.
Cách sắp xếp này có thể một người ở cùng nhóm vị trí và có bậc như nhau nhưng
số lượng nhân viên lãnh đạo rất khác nhau.
Theo quy chế công chức, công chức (những người được gọi là công chức) được
xếp thành 15 cấp (levels) khác nhau như bảng dưới 8/:
• Thủ tướng: bậc 1;
• Phó thủ tướng và thành viên Hội đồng nhà nước: bậc 2,3;

• Lãnh đạo bộ và tương đướng; lãnh đạo tỉnh và tương đương:bậc 3,4;
• Trợ giúp bộ trưởng và tỉnh: bậc 4,5;
• Lãnh đạo cục và tương đương; hạt và tương đương: bậc 5,7;
• Phó vụ trưởng và tương đương và cấp quận: bậc 6-8;
• Lãnh đạo phòng, tương đương và hạt: bậc 7-10;
• Trợ lý phòng hoặc tương đương: Bậc 8-11;
• Lãnh đạo bộ phận và tương đương: bậc 9-12;
• Giúp việc: 9-13;
• Nhân viên: Bậc 9-14;
• Thư ký : bậc 10-15.
Luật CÔNG VỤ được thông qua năm 2005, có hiệu lực 2006, không quy định cụ
thể như Quy chế 1993. Tuy nhiên, một số nguyên tắc để phân loại cũng được quy
định trong luật.
Theo điều 2, công chức là những người lao động thực thi những nhiệm vụ chính
thức theo pháp luật quy định và là thành viên của các cơ quan hành chính của nhà
8

/>
19


nước được chính phủ trả lương và các khoản phúc lợi. Tuy không quy định cụ thể
loại cơ quan như một số đạo luật các nước, nhưng Luật không xem xét các cơ quan
nằm bên ngoài bộ máy nhà nước.
Luật quy định những tiêu chuẩn (9) để trở thành công chức, trong đó có yêu cầu là
công dân Trung quốc.
Luật quy định việc xác định các loại vị trí công vụ. Trong đó chia làm hai nhóm vị
trí: vị trí lãnh đạo và vị trí không lãnh đạo.
Đồng thời xác định cụ thể vị trí lãnh đạo bao gồm:
- Thủ trưởng và phó thủ trưởng cấp trung ương (chính phủ);

- Thủ trưởng và phó thủ trưởng cấp tỉnh, bộ;
- Thủ trưởng và phó cấp cụ, vụ (department and bureau level);
- Thủ trưởng, phó thủ trưởng cấp hạt, phòng;
- Thủ trưởng và phó cấp xã và nhóm (township and section level).
Những vị trí bên dưới các vị trí trên đều là vị trí không lãnh đạo và được quy định
bằng văn bản pháp luật của chính phủ.
Luật công vụ năm 2005 của Trung quốc trên thực tế không bàn nhiều về vị trí công
vụ mà bàn chủ yếu về cơ chế quản lý nhân sự đảm nhận các vị trí. Do đó, hiểu
thuật ngữ công vụ cũng hiểu về quản lý người thực thi công việc đó hơn là quản lý
công việc.

20


Tuy nhiên, hệ thống lãnh đạo chính trị của Trung quốc, về nguyên tắc không có
môt văn bản chính thức nào xếp hạng, nhưng trên thực tế đội ngũ lãnh đạo chính trị
của Trung quốc từ trung ương đến tận địa phương được xếp hạng .
Vị trí công vụ bên dưới các vị trí lãnh đạo nhà nước trong nền công vụ của Trung
quốc là một điển hình của cách sắp xếp thứ bậc công vụ. Những người đứng đầu
các tỉnh (địa phương) thường được xếp bên dưới quan chức trung ương (và các cấp
của chính quyền địa phương cũng tương tự). Mặt khác, tuy cũng có thể là cùng
quan tâm và chịu trách nhiệm vấn đề nhưng vị trí bên Đảng thường nằm ở vị trí
cao hơn so với chính phủ. Ban kinh tế đối ngoại trung ương (thuộc đảng) thường
quan niệm và đánh giá cao hơn người đứng đầu bộ ngoại giao.
Trong pháp luật về công vụ (1993 và 2005) đều không đưa ra danh mục các loại tổ
chức trong đó có công vụ và gắn liền với nó là công chức. Định nghĩa như điều 2
của Luật công vụ không chỉ ra chỉ tiết loại cơ quan nhà nước. Và không có những
quy định trong luạt các tổ chức chính trị hay các tổ chức chính trị xã hội có thuộc
vào đối tượng điều chỉnh của Luật hay không.
Tuy nhiên trên thực tế, các vị trí lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, nhà nước được sắp

xếp theo nguyên tắc của thứ bậc trong nội bộ của Đảng, của Bộ chính trị.
6. Liên bang Nga (the Russian Federation)
Luật liên quan đến CÔNG VỤ được ban hành năm 1993 9/

9

Bản tiếng Anh Luật công vụ của Liên Bang Nga ( Russian federation civil service law)

21


Liên bang Nga chuyển từ một cơ chế tập trung, thứ bậc rất cao đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng Sản Liên xô sang một thể chế mới bao gồm một hệ thống
chính trị đa đảng. Và do đó cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và bộ máy hành
chính cũng như việc thực hiện những công việc nhà nước trong hệ thống các cơ
quan nhà nước. Luật về nguyên tắc cơ bản về CÔNG VỤ Liên Bang Nga (a Law
on the Basic Principles of Civil Service in the Russian Federation) là đạo luật định
nghĩa chính thức về thuật ngữ CÔNG VỤ ở Liên bang Nga.
Luật đã phân biệt giữa bổ nhiệm chính trị và hành chính. Tất cả các vị trí trong khu
vực công được phân loại theo ba nhóm phân theo A,B,C.
Những người giữ vị trí nhóm A, thường do bổ nhiệm chính trị hoặc thông qua bầu
cử và không thuộc “CÔNG VỤ”.
Theo Luật, những người đảm nhận các vị trí B và C thuộc phạm trù “CÔNG VỤcivil service position” và như vậy thuật ngữ “CÔNG VỤ - civil service” trong luật
này tương đối hẹp hơn so với một số nước.
Công vụ và công chức thuộc nhóm B do những người đảm nhận vị trí công vụ
nhóm A bổ nhiệm;
Công vụ, công chức vị trí C được bổ nhiệm bới các cơ quan nhà nước liên bang
hay chủ thể liên bang.
Loại B và C là CÔNG VỤ và do đó đăng ký tên trong danh mục CÔNG VỤ liên
bang.

Người lao động đảm nhậnn các vị trí công vụ (B.C) được chia thành 5 nhóm:
1. Đặc biệt (supreme)
2. Chủ yếu (key)
3. Chính (major)
22


4. Cao cấp (senior)
5. Trung cấp (junior civil service positions).
Luật quy định CÔNG VỤ là những hoạt động mang tính chuyên môn nhằm thực
hiện quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Họ phải có tiêu chuẩn cụ thể xếp theo
thứ tự 1,2,3. Họ phải trải qua một kỳ thi tuyển. Tuy nhiên luật cũng quy định mang
tính đặc biệt quyền về bổ nhiệm đối với một số vị trí công vụ.
Hệ thống công vụ của Liên Bang Nga không chi tiết cụ thể như một số nước. Mô
hình việc làm vẫn theo thâm niên, suốt đời.
Hai hệ thống CÔNG VỤ:
1) Hệ thống công vụ liên bang (the federal civil service)
2) Hệ thống công vụ của các chủ thể thuộc liên bang (the civil service of the
subjects of the Russian Federation).
Công chức liên bang thực hiện những công việc do các cơ quan nhà nước thuộc
chính phủ Liên bang phân công. Công chức loại A cấp liên bang bao gồm:
-

Tổng thống (the President);

-

Thủ tướng (the Prime Minister);

-


Các bộ trưởng (the other ministers);

-

Thành viên Hội đồng liên bang (Members of the Federal Council)

-

Người đứng đầu hành chính liên bang(Administrative heads at federal

level).

23


Công chức loại B bao gồm những ai thuộc cấp dưới của các vị trí thuộc nhóm A.
Đó là những người đảm nhận các vị trí được tổ chức nhà nước lập ra đề thực hiện
quyết định của nhóm A đưa ra. Công chức nhóm này có thể bổ nhiệm tạm thời;
Công chức nhóm C thường là nhóm công chức làm việc thường xuyên và suốt đời.
Công chức các chủ thể liên bang (86 chủ thể) thực hiện công việc của các chủ thể
đó trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Đồng thời cũng theo những văn bản
mang tính phân cấp cho các chủ thể của liên bang.
Liên Bang Nga là một trong những quốc gia có một sự thay đổi, chuyển đổi rất cơ
bản về hệ thống quản lý công việc và con người trong bộ máy nhà nước. Điều này
bắt nguồn từ một sự chuyển đổi rất cơ bản của thể chế chính trị và thể chế nhà
nước 10/.
Liên bang Nga đã phê chuẩn Luật về công việc trong khu vực công “ the Federal
law 55 of 27.05.2003 On Public Service System in the RF”. Theo Luật này, hệ
thống công việc của bộ máy nhà nước chia làm ba nhóm:

-

Công vụ (civil service)

-

Công vụ cảnh sát (police service)

-

Công vụ quân sự (military service).

Ba nhóm công việc nhà nước trên được điều chỉnh bằng ba đạo luật khác nhau 11/.
10

Working Group on Public Sector Quality: Public Service and Administrative Reforms in Russia
(parts F, L, M of the Country Profile).Alexey Konov, State University – Higher School of Economics, Moscow, Russian
Federation. />
Thuật ngữ “Public service” mà tác giả của bài viết trên sử dụng khác với cách hiểu của nhiều người ở Việt Nam
là “ dịch vụ công”. Chính vì vậy, căn cứ vào nội dung thể hiện của thuật ngữ này, chúng tôi tạm dịch là “ những
công việc trong bộ máy nhà nước
11

24


Luật CÔNG VỤ - civil service “the Federal law số 79 “On the Civil Service in the
Russian Federation” đã được phê duyệt (2004) thay thế cho Luật về nguyên tắc cơ
bản về CÔNG VỤ Liên Bang Nga (a Law on the Basic Principles of Civil Service
in the Russian Federation - 1993). Nghiên cứu nội dung cơ bản của Luật này, có

thể thấy được một số cách tiếp cận mới so với tư duy trước đây về CÔNG VỤ ở
Liên Bang Nga.
Một số điểm mà Luật CÔNG VỤ đã đề cập đến:
- Bổ nhiệm công chức vào các vị trí thường xuyên phải thông qua thi tuyển
cạnh tranh, trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Trong một số trường hợp, có thể xem xét thông qua danh mục những công
chức trong bộ máy và bên ngoài được phân loại.
- Mô tả công việc cho tất cả các vị trí. Luật quy định nội dung của bản mô tả
công việc: tiêu chuẩn, nhiệm vụ; công việc độc lập; nhóm và cũng như các
chỉ số đánh giá.
- Hợp đồng đối với công chức (Contracts for Civil Servants). Dựa trên bản mô
tả công việc, hợp đồng sẽ được ký giữa công chức và người sử dụng. Những
nội dung liên quan đến công việc và cả chế độ lượng cũng được đưa vào
trong hợp đồng.
- Quỹ lương trong cơ quan là một hình thức để áp dụng trả lương theo kết quả
thực thi công việc. Mỗi cơ quan nhà nước được quyền xây dựng quỹ này.
- Hành vi ứng xử và quy chế xử lý mâu thuẫn.
- Cách giải quyết bất đồng trong công việc - ngoài Luật lao động giống như
khu vực tư nhân, giải quyết thông qua tòa án, thì Luật quy định có cơ chế cụ
thể giải quyết vấn đề này và công chức có quyền lựa chọn hoặc qua tổ chức
này hoặc ra tòa.
25


×