Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

VẬN DỤNG TRIẾT LÝ DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------

NGUYỄN THỊ KIM HUỆ

VẬN DỤNG TRIẾT LÝ DÂN CHỦ
CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN TRIẾT HỌC

HUẾ, 05/2010


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-------

VẬN DỤNG TRIẾT LÝ DÂN CHỦ
CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN TRIẾT HỌC


Giáo viên hướng dẫn:
ThS Hoàng Ngọc Vĩnh

HUẾ, 05/2010

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Huệ


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, thư viện trường
Đại học Khoa học Huế, phòng tư liệu khoa Lý luận chính trị,
Trung tâm học liệu Đại học Huế, các thầy cô giáo đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt để đề tài khóa luận này được hoàn thành, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.s Hoàng
Ngọc Vĩnh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em
làm khoá luận.
Huế, 05/2010
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Huệ


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Dân chủ là khát vọng muôn đời mà nhân loại luôn hướng đến. Dân chủ
là giá trị văn minh của xã hội loài người, là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến
bộ của mọi thời đại.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin coi dân chủ là động lực
của lịch sử, là con đường dẫn tới CNXH, đồng thời là thành quả của cuộc đấu
tranh cách mạng, là giá trị thuộc về bản chất ưu việt của CNXH.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định dân chủ là của quý báu nhất của
nhân dân, có vai trò là động lực, sức mạnh để xây dựng một xã hội ấm no,
hạnh phúc, tự do và bình đẳng. Trong xã hội hiện đại, dân chủ là một trong
những điều kiện để thúc đẩy xã hội phát triển. Sớm nhận thức được tầm quan
trọng và ý nghĩa của dân chủ trong đời sống xã hội, sinh thời, Hồ Chí Minh đã
đưa ra một hệ thống các luận điểm về dân chủ, từ quan điểm cho đến sự thể
hiện chúng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,.. cũng như
phương thức hiện thực hoá chúng trong thực tiễn.
Hiện nay đất nước ta đang tồn tại, hoạt động và phát triển trong tình
hình mới - nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh
hiện đại. Điều đó được thể hiện rõ trên cả ba bình diện: Đường lối chính
trị và thiết chế chính trị của đất nước đã đổi mới; Trạng thái xã hội với nhiều
yếu tố và nội dung mới đã hình thành và phát triển; Bối cảnh mới của thế giới
và khu vực đã xuất hiện. Trong tình hình chung ấy, nước ta đang xây dựng
nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật,
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hình thái nhà
nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đang từng bước hoàn thiện, và nội
dung cốt lõi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay, cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, mặt trái của kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ rõ, tình


trng mt dõn ch cú th xy ra bt c lỳc no v cú nguy c chch hng xó

hi ch ngha rt ln. Cỏc th lc thự ch ang tỡm mi cỏch thc hin õm
mu din bin ho bỡnh gõy bo lon lt , s dng cỏc chiờu bi dõn
ch, nhõn quyn hũng lm thay i ch chớnh tr ca nc ta.
Chinh vi võy, hn bt c lỳc no, hiờn nay vic hc tp v vn dng
ỳng n t tng H Chớ Minh v dõn ch l rõt cn thit, cõp thiờt ca vờ ly
luõn va thc tiờn. Vi ý ngha ú tụi chn ti Vn dng trit lý dõn ch
ca H Chớ Minh vo vic xõy dng nn dõn ch xó hi ch ngha Vit
Nam hin nay lam khoa luõn tụt nghiờp.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu ti
Trong thi gian va qua vic nghiờn cu t tng noi chung, triờt ly H
Chớ Minh noi riờng v vn dng cỏc t tng ú vo trong s nghip i mi
c coi trng nh l mt trong nhng lnh vc ch yu ca nghiờn cu lý
lun v khoa hc xó hi - nhõn vn Vit Nam hiờn nay.
Hin nay, a cú nhiu cụng trỡnh nghiờn cu ca nhiu cỏ nhõn, tp
th trong va ngoai nc tiờp cõn t tng dõn ch H Chớ Minh nhiờu gúc
khac nhau. Chng han nh:
- Phng phỏp dõn ch H Chớ Minh - do TS. Phm Vn Bớnh ch biờn
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) - Cun sỏch ny ó gúp phn xỏc nh
v lm rừ nhng vn c bn trong phng phỏp dõn ch ca H chớ Minh,
t ú xut hng ỏp dng phng phỏp dõn ch H Chớ Minh trong hon
thin phng phỏp lónh o ca ng ta trong giai on hin nay.
- T tng H Chớ Minh v dõn ch - TS. Phm Hng Chng (Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004) - Chi ro ngun gc, quỏ trỡnh hỡnh thnh,
nhng quan im c bn ca H Chớ Minh v dõn ch, xac inh nhng giai
phap a t tng dõn chu ca Ngi vo thc tin.
- Dõn ch di sn vn hoỏ H Chớ Minh - Nguyn Khc Mai (Nxb Lao
động, Hà Nội, 1997) - Ni dung cun sỏch gii thiờu mt trm cõu núi v dõn


chủ của Hồ Chí Minh và tư tưởng dân chủ của Hồ chí Minh trong một số lĩnh

vực thực tiễn.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị - Nguyễn Thế Phúc
(Nxb ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh, Hµ Néi, 2009) - Góp phần làm sáng tỏ nội dung
tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị.
Đề tài “Vận dụng triết lý dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, là sự kế thừa
một số thành tựu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ của các tác
giả đi trước, để làm rõ nội dung triết lý dân chủ của Hồ Chí Minh và vận dụng
vào việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Dân chủ là một vấn đề rộng lớn và mỗi đề tài nghiên cứu đều có những
những khía cạnh khác nhau, nhưng chung quy lại tất cả các đề tài đều hướng
vào cuộc tranh luận nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền dân chủ cho con
người ở Việt Nam được hiện thực hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: góp phần làm sáng tỏ triết lý dân chủ của Hồ Chí Minh và
sự vận dụng triết lý dân chủ của Người vào xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở, quá trình hình thành và phát triển triết lý dân chủ của
Hồ Chí Minh.
+ Chỉ rõ những nội dung cơ bản triết lý dân chủ của Hồ Chí Minh.
+ Hệ thống được những nội dung và giải pháp vận dụng triết lý dân chủ
của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận: Phép biện chứng duy vật về lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về


dân chủ.

+ Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu là phương pháp logic - lịch sử.
Ngoài ra, đề tài còn vận dụng các phương pháp cụ thể khác: phương
pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, thống kê xã hội học, v.v.
5. Đóng góp của đề tài.
Cố gắng hệ thống một cách khoa học, chính xác và chân thực sự vận
dụng triết lý dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Qua đó có thể góp một phần vào việc nâng cao nhận thức lý luận
và hoạt động thực tiễn, khắc phục những cách nhìn phiến diện, hoạt động thực
tiễn sai lầm về triết lý dân chủ của Hồ Chí Minh trong đời sống Việt Nam
hiện nay.
Thành công của khóa luận có thể là tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm vấn đề này.
6. Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có hai chương, bốn tiết:
Chương 1: Triết lý dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1: Cơ sở hình thành và phát triển.
1.2: Những nội dung cơ bản của triết lý Hồ Chí Minh về dân chủ.
Chương 2: Sự vận dụng triết lý dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay.
2.1: Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2.2: Những phương diện cơ bản của sự vận dụng triết lý dân
chủ Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
NỘI DUNG


Chương 1:
TRIẾT LÝ DÂN CHỦ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1. Cơ sở hình thành và phát triển
1.1.1. Cơ sở hình thành
a) Cơ sở khách quan
- Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là một sản phẩm lịch sử cụ thể, được
hình thành dưới tác động và ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử xã hội
của dân tộc ta và thời đại mà Người đã sống và hoạt động cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.
+ Bối cảnh lịch sử Việt nam:
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước
thuộc địa nửa phong kiến. Chính quyền triều Nguyễn bạc nhược đã từng bước
khuất phục, lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của
thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống ách đô hộ của thực dân Pháp, do
các sỹ phu, văn thân, cựu học sỹ, giai cấp tư sản lãnh đạo diễn ra rầm rộ, rộng
khắp nước, nhưng cuối cùng đều thất bại.
Những thất bại của phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX đã cho Hồ Chí
Minh nhận thấy cuộc đấu tranh của nhân dân ta không thể thắng lợi bằng con
đường cũ. Sự hấp dẫn của những khái niệm mới, giá trị mới của nhân loại về
dân chủ như tự do, bình đẳng, bác ái, đã cuốn hút Người đi tìm một con
đường mới cho dân tộc.
+ Bối cảnh thời đại (Quốc tế)
Giai đoạn này, lịch sử thế giới đã và đang có những biến đổi to lớn:
Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, xác lập quyền thống
trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ


thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, đã lật đổ nhà nước
tư sản, thiết lập chính quyền mới, mở ra một thời đại mới - quá độ lên

chủ nghĩa xã hội trong lịch sử loài người. Ngay sau đó là sự ra đời của Quốc
tế III năm 1919, khẳng định xu thế lớn mạnh của phong trào công nhân và
phong trào cộng sản thế giới.
Dưới tác động sâu sắc của cách mạng Tháng Mười Nga, và Quốc
tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con
đường cứu nước, cứu dân, con đường đem lại những giá trị dân chủ đích thực
hướng tới sự giải phóng dân tộc và giải phóng hoàn toàn con người - con
đường cách mạng vô sản.
- Những tiền đề tư tưởng - lý luận
Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ thống
tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, cơ sở hình thành tư tưởng dân chủ của Người
không nằm ngoài các yếu tố đã hình thành nên hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Trong tác phẩm “Đời hoạt động của Hồ chủ tịch” bản chữ Hoa, Hồ Chí
Minh viết: “Tôi coi Thích ca, Giêxu, C.Mác, Tôn Văn,... là những ông thầy
của mình”[16; 23]. Từ câu nói đó chúng ta có thể nhận ra rất rõ hàm ý về
những cơ sở làm nền tảng cho tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
+ Giá trị truyền thống dân tộc
Hồ Chí Minh sớm tiếp thu những yếu tố và hình thức dân chủ trong văn
hoá truyền thống Việt Nam.
Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam với những giá
trị về dân chủ của cha ông ta nhằm cố kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc trong
tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trong hoạt động sản xuất, sáng tạo,
bảo tồn và phát triển dân tộc.


Yếu tố dân chủ trong văn hoá truyền thống Việt Nam thực chất là dân
chủ nông dân, dân chủ của những người tiểu nông đấu tranh cho chủ nghĩa
bình quân về quyền lợi.

Nhà nước sơ khai Việt Nam là kiểu thiết chế làng xã phóng đại trên quy
mô siêu làng do yêu cầu trị thuỷ và chống xâm lược, tạo nên truyền thống
làng - nước trong lúc quan hệ giai cấp chưa gay gắt. Khi nhà nước Việt Nam
phát triển, các chuẩn mực quốc gia được biểu hiện bằng các bộ luật bằng văn,
thì thiết chế làng xã vẫn tồn tại dưới dạng hương ước.
Hương ước là một hình thức dân chủ truyền thống Việt Nam, đó
là lệ làng thành văn. Hương ước không kể do ai soạn thảo, nhưng các nội
dung phải được mọi thành viên trong làng thảo luận, tham gia ý kiến và tự
giác thi hành.
Bên cạnh tư tưởng và hình thức dân chủ của nông dân, ở Việt Nam
cũng đã tồn tại một số biện pháp và hình thức thân dân của các vương triều
tiến bộ.
Trong điều kiện phân hoá giai cấp chưa gay gắt, nhất là trước yêu cầu
thực tiễn của nhiệm vụ giữ nước. Nhà Lý, nhà Trần được xây dựng trên một
thiết chế tập quyền thân dân, lo giữ lòng dân bằng nhiều hình thức dân chủ:
Nhà Lý cho đặt chuông kêu oan; Nhà Trần mở Hội nghị Diên Hồng (1284),
do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các cụ lão trong cả nước, để
bàn về kế đánh giặc khi quân Nguyên - Mông sang xâm lược Việt Nam lần
thứ hai; v.v.
Thực tế lịch sử này đã có tác động sâu sắc, tích cực đến phong cách và
tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh sau này.
Văn hoá truyền thống Việt Nam với các giá trị của nó, dù còn giản đơn,
chưa trở thành một học thuyết, nhưng cũng chính là một cơ sở văn hoá vững
chắc, thuận lợi để Hồ Chí Minh có thể so sánh, chọn lọc, tiếp thu những giá
trị dân chủ của nhân loại và chủ nghĩa Mác–Lênin.
+ Tinh hoa văn hoá nhân loại


Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, trước khi ra đi tìm đường cứu
nước, dù phải tiếp nhận những tri thức thông qua nền giáo dục theo kiểu Hán

học hay của phương Tây, Hồ Chí Minh cũng đã được trang bị một học vấn
thấm đậm chủ nghĩa yêu nước - nhân văn ở Việt Nam. Cũng vì vậy, những
giá trị tinh tuý của nhân loại đã được Hồ Chí Minh dễ dàng chọn lọc và tiếp
nhận.
Sự hấp thụ triết lý phương Đông với những tư tưởng và học thuyết
Nho giáo, Phật Giáo, đã được bản địa hoá ở Việt Nam và có sự giao thoa với
nhau, sớm hình thành ở Hồ Chí Minh một nhân cách văn hoá, một tư duy của
nhà dân chủ phương Đông thiết tha với độc lập, tự do của dân tộc và cuộc
sống yên bình của nhân dân.
Trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều
mệnh đề Nho giáo và đem lại cho nó những ý nghĩa mới. Mặc dù phê phán
những yếu tố lạc hậu của Nho giáo, nhưng những triết lý về sức mạnh của
nhân dân, gần dân, thân dân, những nguyện vọng về một xã hội bình trị, an
ninh, hoà mục, một thế giới đại đồng, bình đẳng về tài sản... đã được Hồ Chí
Minh khai thác lựa chọn. Người đã cải biến mệnh đề triết học – chính trị của
Mạnh Tử “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” theo ý nghĩa dân là quý
nhất, nhà nước là thứ yếu, người lãnh đạo phải ở sau hết. Hồ Chí Minh đã
diễn dịch ba khái niệm dân, xã tắc, quân theo thứ bậc. Vị trí thứ bậc này là
một kiến giải rất mới, mang ý nghĩa triết học. Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho
một thiết chế dân chủ ở Việt Nam.
Những triết lý của Phật giáo đã được Việt Nam hoá theo hướng tích
cực, trở nên gắn bó với dân, với đất nước đã ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng
của Hồ Chí Minh.
Quan niệm về lòng từ, bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, lòng thương người,
tình thương yêu vạn vật,.. của Phật giáo ít nhiều phản ánh một tinh thần bình
đẳng, dân chủ nhất định, đã hoà vào văn hoá dân tộc và làm sâu sắc thêm tinh
thần dân chủ trong văn hoá Việt Nam. Sự hình thành thiền phái Trúc Lâm


Việt Nam với chủ trương sống gắn bó với dân, với nước, tham gia vào cuộc

đấu tranh chống kẻ thù dân tộc, bảo tồn đất nước là một minh chứng điển
hình.
Tinh hoa văn hoá phương Đông thời cận đại cũng có những tác động
mạnh mẽ tới sự hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh. Đó là ảnh hưởng
của chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn với chủ trương dân tộc độc lập,
dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Hồ Chí Minh đã không ngần ngại khẳng
định, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có những chính sách “thích hợp
với điều kiện nước ta”[5; 15], mà tự nhận mình là một học trò nhỏ của Tôn
Dật Tiên.
Cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn
nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng
phương Tây. Người sớm làm quen với văn hoá Pháp, tìm hiểu các cuộc cách
mạng ở Pháp và ở Mỹ. Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do,
bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vôn-te, Rút-xô,
Mông-tet-ki-ơ. Người tiếp thu giá trị các giá trị về quyền sống, quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776; các giá
trị dân chủ trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách
mạng Pháp 1789.
Những tư tưởng của cách mạng dân chủ tư sản mà Người đã chiêm
nghiệm được trong thời gian sống ở những xã hội phương Tây - Anh, Pháp,
Mỹ,.. – trở thành khao khát lớn cải biến, ứng dụng nó cho hợp tiến hoá, hợp
với tiến trình lịch sử dân tộc ở Hồ Chí Minh.
+ Chủ nghĩa Mác–Lênin.
Đây là cơ sở lý luận cốt lõi tạo nên và hoàn thiện tư tưởng dân chủ của
Hồ Chí Minh.
Bằng hành trang là chủ nghĩa yêu nước – nhân văn Việt Nam, với
những giá trị dân chủ truyền thống, tiếp thu những giá trị bất hủ của tư tưởng
dân chủ nhân loại đã đạt được, bằng trải nghiệm thực tế qua các hình thức dân



chủ tư sản điển hình nhất ở các nước phương Tây, Hồ Chí Minh sau hàng
chục năm tìm tòi, đã có sự lựa chọn đúng đắn và đến với chủ nghĩa Mác–
Lênin.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác–Lênin trước hết và trên hết
vì mục tiêu giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi mọi sự nô
dịch. Người tiếp thu lý luận Mác–Lênin theo phương pháp mác-xit nắm lấy
cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng sáng tạo và phát triển nó vào lập
trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của cách mạng Việt Nam, không
biến chúng thành giáo điều để làm cái khuôn phép cho hành động máy móc.
b) Nhân tố chủ quan
Thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người là kết quả của
những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập và
nghiên cứu, trải nghiệm rút kinh nghiệm qua thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Cũng như nhiều nhà ái quốc khác, Hồ Chí Minh đi phương Tây tìm
đường cứu nước, tất cả những nhà cách mạng này đều mang theo hành trang
là chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam và đều bắt gặp tư tưởng dân
chủ tư sản và các biểu hiện của nó qua các kiểu tổ chức xã hội với những hình
thức, kiểu nhà nước khác nhau.
Tuy nhiên, sự vĩ đại và vượt trội về trí tuệ của Hồ Chí Minh so với các
nhà yêu nước đương thời chính là ở chỗ: cùng với sự tiếp nhận những giá trị
mới của nhân loại là dân chủ, cái mới mà Việt Nam chưa có, đồng thời Người
cũng phát hiện thấy tư tưởng dân chủ tư sản và các mô hình xã hội của nó là
những cái đã trở nên già cỗi, không còn mới đối với sự phát triển của nhân
loại nữa (dù mới so với Việt Nam lúc đó, nhưng bản chất của nền dân chủ tư
sản không tương thích với văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam). Điều đó
giải thích tại sao các nhà yêu nước trước Hồ Chí Minh không thấy được điều
đó, mà tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản và du nhập nó vào Việt Nam.
Không chỉ tiếp thu một học thuyết khoa học về giải phóng dân tộc và
con người, Hồ Chí Minh còn đến nước Nga, nơi học thuyết đó đang được đưa



vào cuộc sống để chứng kiến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nhằm xây
dựng chế độ dân chủ vô sản – một chế độ dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư
sản.
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu học thuyết cách mạng và khoa
học đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư tưởng dân chủ
theo quan điểm của giai cấp công nhân mà trước hết là tiến hành lãnh đạo
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tạo ra điều kiện căn bản nhất cho việc thiết
lập chế độ dân chủ mới ở nước ta.
Từ dân tộc và vì dân tộc ra đi tìm đường cứu nước với hành trang của
văn hóa truyền thống, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những giá trị tinh hoa về dân
chủ của nhân loại. Tuy nhiên, Người cũng nhận thức được vấn đề dân chủ
không chỉ là vấn đề của dân tộc Việt Nam mà là vấn đề đòi hỏi phải được tiếp
tục giải quyết đối với nhân loại và đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ
theo chủ nghĩa Mác–Lênin, xu thế phát triển của thời đại.
Tóm lại, sự kết hợp những giá trị dân chủ trong văn hóa truyền thống
Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại, cùng với kho tàng lí luận của chủ nghĩa
Mác–Lênin đã làm cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí
Minh.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
a.Giai đoạn từ 1890 đến 1920
Tiếp thu được sự giáo dục của gia đình, của các thầy giáo, cũng
như ảnh hưởng của những sỹ phu yêu nước, cùng với ảnh hưởng của
chủ nghĩa yêu nước và nhân văn truyền thống, Hồ Chí Minh đã được trang bị
những giá trị dân chủ trong văn hóa truyền thống của dân tộc và bắt đầu tiếp
cận với những giá trị dân chủ tư sản phương Tây như tự do, bình đẳng, bác
ái.
Những giá trị dân chủ mà nhân loại đạt được, thành quả của các cuộc
cách mạng tư sản, đã tác động không nhỏ tới Hồ Chí Minh, thúc đẩy Người
tìm đọc các tác phẩm của các nhà dân chủ tư sản và tham gia vào phong trào



công nhân đấu tranh cho dân chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Pháp. Năm 1919, Hồ Chí Minh đã sử dụng nền dân chủ tư sản để đưa
yêu sách tám điểm tới hội nghị Vécxây, đòi những quyền dân chủ tối thiểu
cho nhân dân ta. Đó là những yêu sách đòi quyền tự do dân chủ đầu tiên của
Việt Nam được trình bày trước thế giới do Hồ Chí Minh thực hiện.
Từ việc đứng trong hàng ngũ của phong trào công nhân Pháp, dưới ảnh
hưởng mạnh mẽ của Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã gia nhập
Đảng xã hội Pháp và các hoạt động chính trị ủng hộ nước Nga xô-viết.
Thực tiễn mười năm khảo sát, so sánh, phê phán các học thuyết tư sản
khác nhau dựa trên thực tiễn và từ kết quả của cuộc cách mạng Tháng Mười
Nga, sau khi đọc “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin,
Hồ Chí Minh đã quyết định đi theo chủ nghĩa Mác–Lênin, và trở thành một
trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản
đầu tiên của Việt Nam.
Đây là khoảng thời gian Hồ Chí Minh tìm tòi, lựa chọn một con đường
cho cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là sự tìm tòi, lựa chọn một mẫu
hình dân chủ cho đất nước.
b) Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930
Đây là giai đoạn hình thành con đường cách mạng Việt Nam theo chủ
nghĩa Mác–Lênin, con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp
công nhân lãnh đạo tiến lên chủ nghĩa xã hội và việc hình thành những phác
thảo đầu tiên về một chế độ dân chủ ở Việt Nam sau khi cách mạng thành
công.
Trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động thực tiễn
và hoạt động lý luận hết sức phong phú và sôi nổi. Người tham gia sáng lập
“Hội các dân tộc thuộc địa”, là sáng lập viên của “Báo Le Paria”. Những hoạt
động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực báo chí cũng như trong các lĩnh vực
chính trị, xã hội khác nhau đều tập trung tố cáo sự tàn bạo của chủ nghĩa thực

dân, nhân danh lý tưởng dân chủ và tuyên truyền chủ nghĩa Mác–Lênin vào


các nước thuộc địa, đặc biệt là Việt Nam.
Vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác–Lênin vào thực tiễn
nước ta, Hồ Chí Minh đã thành công trong việc kết hợp chủ nghĩa Mác–Lênin
với phong trào yêu nước và phong trào công nhân, dẫn tới việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
c) Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945
Đây là giai đoạn tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đã được thực hiện
trong thực tiễn cách mạng của nước ta. Từ nước ngoài Hồ Chí Minh chỉ đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo
phong trào cách mạng trong nước. Những chỉ dẫn của Người (nhất là từ năm
1936 – 1939) về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, về xây dựng
Mặt trận Dân tộc thống nhất đã khẳng định quan điểm đúng đắn của Hồ Chí
Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với dân chủ trong
cách mạng Việt Nam. Cũng chính trong thời điểm này, thiết kế của Hồ Chí
Minh về một nền dân chủ ở nước ta đã hình thành: nước Việt Nam mới ra đời
sẽ là một nước theo chế độ Dân chủ Cộng hòa.
d) Giai đoạn từ 1945 đến 1969
Đây là thời kì tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được đưa vào thực tiễn
xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Người tuyên bố trước
thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh
là người sáng lập và xây dựng chế độ dân chủ mới ở Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã thể hiện những giá trị căn bản
nhất của nhân loại về dân chủ khi Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn độc lập
của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp, nhưng
không đóng khung trong nhân quyền và dân quyền, xét về quyền cá nhân và
quyền con người, mà còn phát triển thành quyền của mọi dân tộc: “Tất cả mọi

người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền


sung sướng, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”[5; 34].
Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng,
còn miền Nam vẫn là thuộc địa của đế quốc, tư tưởng dân chủ của Hồ Chí
Minh được áp dụng một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, xây dựng hậu phương vững chắc cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong cả nước
1.2. Những nội dung cơ bản của triết lý Hồ Chí Minh về dân chủ.
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn, đồng thời còn là một danh nhân
văn hóa của nhân loại. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, Người đã
để lại những tư tưởng có giá trị làm nền tảng lý luận vững chắc định hướng
cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh hiện nay.
Một trong những giá trị văn hóa đáng tự hào, đáng trân trọng là tư tưởng dân
chủ của Người.
Người không viết hẳn những tập sách chuyên luận về dân chủ. Nhưng
những ý niệm về dân chủ, tư duy về dân chủ của Người, có thể nói đã có mặt
trong hàng vạn trang viết mà Người để lại. Gọi là tư tưởng dân chủ, bởi vì
quan niệm dân chủ của Người là một hệ thống chỉnh thể gắn hàng trăm luận
đề về chính trị dân chủ, bao quát trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội: chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao, quân sự… Mỗi luận điểm của Hồ
Chí Minh về dân chủ đều rất cô đọng, hàm súc, vừa cụ thể, giản dị, mà cũng
vừa khái quát sâu sắc. Trong những luận điểm đó, có những luận điểm mang
tính chất của những định nghĩa khoa học, sự đúc kết thực tiễn, sự gắn bó hữu
cơ giữa lý luận và thực tiễn một cách nhuần nhuyễn đầy sức thuyết phục.
Khái niệm dân chủ được Người kiến giải một cách giản dị, dễ hiểu.

Người không định nghĩa dân chủ theo kiểu hàn lâm, bác học, nhưng lại phản
ánh được chiều sâu giá trị lý luận của nó. Tất nhiên, với Hồ Chí Minh, giản dị
không phải là giản đơn mà là sự thể hiện phong phú, sâu sắc của tư tưởng.


Hồ Chí Minh quan niệm, dân chủ có nghĩa là dân là chủ và dân làm
chủ. Đây được xem là một định nghĩa kinh điển về dân chủ trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, một định nghĩa ngắn gọn nhưng lại bao quát đầy đủ nhất bản chất
của dân chủ.
Cách định nghĩa này của Hồ Chí Minh đã vượt qua những quan niệm
thông thường trong nhận thức về dân chủ của các học giả tư sản. Nó khái quát
được những giá trị lý luận của hai nền văn hoá Đông - Tây. Định nghĩa này đã
nhấn mạnh chủ thể chân chính của chế độ mới là nhân dân, họ đã trở thành
người chủ nước nhà. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về nhận thức vấn đề
dân chủ ở Việt Nam. Bằng một tư duy sắc sảo với ngôn từ giản dị, Hồ Chí
Minh đã đảo lộn lại những tư tưởng dân chủ phong kiến thay bằng một tư
tưởng cách mạng hiện đại.
Dân là chủ đã khẳng định rõ ràng địa vị người chủ trong chế độ chính
trị, trong xã hội và nhà nước thuộc về nhân dân. Dân là chủ đối lập với nô lệ,
thần dân hay thảo dân trong chế độ phong kiến cũng như thân phận nô lệ
trong tình cảnh bị thực dân thống trị. Trong xã hội phong kiến, với ý thức hệ
phong kiến thì dân chủ được xem là chủ của dân, ông vua được xem là Thiên
Tử. Cho nên mọi người phải có trách nhiệm cung phụng vua như một bổn
phận, cho dù đó là minh quân hay bạo chúa, đó là mối quan hệ quân-thần.
Còn trong chế độ chính trị mới, khi nhà nước dân chủ ra đời, nhìn trong hệ
quy chiếu địa vị quyền lực thì dân là chủ thể quyền lực, còn cán bộ, công
chức là đầy tớ của nhân dân, là người phục vụ nhân dân. Dân là chủ còn biểu
hiện vị thế xã hội, tính tích cực chính trị và địa vị pháp lý của người dân.
Nhưng nếu dân chủ chỉ dừng lại ở chỗ dân là chủ thì chưa hoàn thiện
mà còn là dân làm chủ. Làm chủ phản ánh năng lực thực thi dân chủ của

người dân. Năng lực đó được biểu hiện ở trình độ văn hóa, bản lĩnh, ý thức,
trách nhiệm… Đó là nội hàm của năng lực dân chủ, thể hiện hành vi làm chủ.
Chính địa vị của người chủ và năng lực làm chủ đã khái quát đầy đủ nhất
trong nhận thức về dân chủ của Hồ Chí Minh. Làm chủ, đó là hoạt động của


dân, biểu hiện năng lực thực hành dân chủ của dân, trước hết là về trình độ
phát triển ý thức dân chủ của dân với tư cách là chủ thể quyền lực thực hiện
sự ủy quyền chân chính của mình vào thể chế nhà nước.
Địa vị và quyền lực đó biểu hiện ra trong sự vận động chính trị đó
là “bao nhiêu quyền hạn đều của dân, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”[26; 698]. Như vậy, nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực và nhà nước
là chủ thể đại diện cho dân. Nhà nước là một vật thể mà dân là chủ sở hữu, là
chủ thể ủy quyền, nhà nước thực hiện sự ủy quyền của dân.
Thể hiện sự kết hợp và thống nhất năng lực, địa vị của người chủ,
Hồ Chí Minh viết: “nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm
tròn bổn phận công dân”[28; 452]. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bản chất của nhà
nước dân chủ, chế độ dân chủ là gì?. Người viết: “nước ta là nước dân chủ,
địa vị cao nhất là dân, vì dân là người chủ”[27; 515], và “nước ta là một nước
dân chủ, mọi người có quyền làm, quyền nói”[32; 225], hay như “chế độ ta là
chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”[30; 251].
Nói tóm lại, quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ được biểu đạt qua hai
mệnh đề ngắn gọn: “dân là chủ” và “dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế,
chúng ta có thể hiểu rằng, “dân là chủ” nghĩa là đề cập vị thế của dân; còn
“dân làm chủ” nghĩa là đề cập năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này
luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của
dân. Quan niệm đó của Hồ chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất về dân
chủ. Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm
cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
Cũng có thể thấy rõ hơn quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ với

một sự lý giải cô động sau đây khi Người viết:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.


Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến chính phủ do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và mọi lực lượng đều ở nơi dân.”[26; 698]
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ chỉ rõ dân chủ là giá trị của
nhân loại khi xem xét dân chủ theo nội dung là “sản phẩm của nền văn
minh”[5;44], là sản phẩm của quá trình đấu tranh tự giải phóng của loài
người, là sản phẩm tiến hóa của lịch sử.
1.2.2. Những quan điểm cơ bản trong triết lý dân chủ Hồ Chí Minh
a) Dân chủ trong lĩnh vực chính trị
Quan điểm về dân chủ trong chính trị của Hồ Chí Minh được thể hiện ở
các nội dung sau:
- Giải phóng nhân dân về mặt chính trị để xác lập quyền lực chính trị
của nhân dân.
Tư tưởng giải phóng của Hồ Chí Minh rất triệt để, đó là giải phóng dân
tộc để phát triển dân tộc, đưa cộng đồng dân tộc Việt Nam hoà nhập vào cộng
đồng dân tộc thế giới. Trong sự nghiệp giải phóng này, trước hết là giải phóng
về mặt chính trị để xác lập quyền tự do chính trị, quyền tự quyết dân tộc, đảm
bảo trên thực tế quyền lực chính trị của nhân dân, từ đó tiến tới những cuộc
giải phóng khác. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Thứ nhất, đánh đổ chủ nghĩa thực dân, phong kiến làm cho nước Nam
hoàn toàn độc lập.
Thứ hai, xây dựng chính phủ công nông

Thứ ba, xây dựng chính trị: dân quyền.”[19; 30].


Xây dựng nền chính trị mới khoa học và cách mạng.

+ Xác định chủ thể của nền chính trị mới, khoa học và cách mạng.


Sau khi đánh đổ chế độ chế độ chính trị chuyên chế thực dân và phong
kiến, Hồ Chí Minh đã xác lập nền chính trị mới ở Việt Nam, đó là “nền chính
trị thấm nhuần sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, thế giới quan và hệ tư
tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác–Lênin, thống nhất hữu cơ giữa tính chất
giai cấp với tính chất và truyền thống dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính”[4; 176].
Như vậy, nền chính trị mới mà Hồ Chí Minh xây dựng là nền chính
trị mà trong đó nhân dân, những người lao động là chủ thể của quyền lực
chính trị. Chủ thể đó được khẳng định rõ ràng trong nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Nhà nước của dân là do nhân dân đứng dậy đấu tranh để giành lấy
chính quyền về tay mình. Đó là kết quả của sự hi sinh anh dũng của biết bao
nhiêu người con ưu tú của dân tộc, hy sinh trên máy chém, trong nhà tù của
thực dân đế quốc và trên chiến trường.
Tư tưởng nhà nước của dân là điểm mấu chốt trong xác định
chủ thể chính trị mới. Điều này được thể hiện rõ ngay từ Quốc dân Đại hội
Tân Trào lập ra Chính phủ Lâm thời. Người quan niệm cần phải xây dựng
một nhà nước mà: tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt
Nam. “Việc nước là việc chung, mỗi một người con Rồng cháu Tiên, bất kỳ
già, trẻ, gái trai, giàu nghèo quý tiện, đều phải gánh vác một phần”[25; 240241].
Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà được thành lập thông qua tổng tuyển cử. Việc Hồ Chí Minh chủ trương
thực hiện tổng tuyển cử là một sáng kiến vĩ đại phản ánh được tính chất dân

chủ. Nhà nước của dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, đó là điểm đặc sắc đầu
tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác lập chủ thể của nền chính trị mới.
Nhà nước do dân là việc hiện thực hoá quyền lực thuộc về nhân dân,
nhân dân là chủ thể chính trị mới, nhân dân uỷ quyền của mình cho nhà nước
bằng cách lựa chọn, bầu ra những đại biểu xứng đáng của mình để thay mặt


mình thực thi mọi công việc hàng ngày. Nhà nước đó do dân tổ chức nên, dân
ủng hộ, giúp đỡ đóng thuế để nhà nước hoạt động. Nhà nước đó cũng do nhân
dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Tất cả các cơ
quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”[29; 591], và “Hễ chính phủ
nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đạp đổ chính phủ ấy đi và
gây lên chính phủ khác”[23; 270].
Nhà nước vì dân là nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước
dân phải giải quyết cho được bốn vấn đề cốt yếu nhất là: “1. Làm cho dân có
ăn; 2. Làm cho dân có mặc; 3. Làm cho dân có chổ ở; 4. Làm cho dân có học
hành”[25; 152]. Nhà nước vì dân là nhà nước bảo vệ nhân dân, chống lại
những tệ nạn vi phạm quyền dân chủ và lợi ích của nhân dân. Hồ Chí Minh
viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là
Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến
huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào đều phải là đầy tớ trung thành
của nhân dân”[30; 323].
Như vậy, chủ thể của nền chính trị mới mà Hồ Chí Minh xác lập phản
ánh được tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn. Tính khoa học là
nắm vững tinh thần lý luận của chủ nghĩa Mác–Lênin, vận dụng vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tính cách
mạng triệt để trong tư tưởng chính trị dân chủ của Hồ Chí Minh là ở chỗ,
hướng sự nghiệp giải phóng đến triệt để, gắn liền giải phóng dân tộc trên lập

trường giai cấp công nhân với giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Chủ thể chính trị mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn thấm nhuần sâu
sắc tính nhân văn của Người. Đó là “lấy giá trị con người là cốt lõi, lấy giải
phóng và phát triển con người và xã hội làm mục đích”, “nước lấy dân làm
gốc” mà căn dặn cán bộ, đảng viên phải làm điều lợi cho dân, tránh điều hại
cho dân, phải thấu hiểu tâm trạng và nguyện vọng của dân, tiếp thu ý kiến phê
bình của dân và quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm để phục vụ


dân chúng ngày một tốt hơn. Đó là nét độc đáo của giá trị triết lý dân chủ Hồ
Chí Minh.
+ Xác lập quyền lực chính trị của nhân dân.
* Nhân dân làm chủ nhà nước và xã hội để thực hiện quyền lực chính
trị của mình trong chế độ mới.
Quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của nhà nước
với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao. Trong tác phẩm “Thường thức
chính trị” viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta, chính quyền là của
nhân dân, do nhân dân làm chủ… Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền.
Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân
chủ”[28; 218-219]. Điều này cho thấy trong chế độ mới, nhân dân làm chủ
thông qua bầu cử, ứng cử vào nhà nước. Thông qua bầu cử và ứng cử vào bộ
máy nhà nước mà nhân dân thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân
trong nhà nước và trước xã hội. Đây là điều kiện để phát huy vai trò, địa vị và
năng lực làm chủ nước nhà của mỗi một người dân với tư cách người chủ.
* Quyền làm chủ của nhân dân còn thể hiện ở chỗ, nhân dân phát biểu
góp ý kiến của mình vào các công việc nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức do nhân dân lập ra để thay mặt nhân dân thực
thi quyền lực cho nhân dân. Thông qua bầu cử, nhân dân uỷ thác quyền lực
của mình cho nhà nước. Khi quyền lực của nhân dân đã được uỷ thác cho
nhà nước, trở thành quyền lực nhà nước, thì việc thực hiện quyền lực nhà

nước phải minh bạch. Để làm được như vậy thì nhà nước phải chịu sự kiểm
soát quyền lực từ phía nhân dân, phải lắng nghe sự đóng góp ý kiến phê bình
của nhân dân. Điều đó vừa phản ánh được trách nhiệm của nhân dân đối với
nhà nước; vừa thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Hồ Chí Minh
viết: “Dân dùng đầy tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ chính phủ. Nếu
chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi”[26; 60].
Thực hiện như vậy mới thực sự là Chính phủ và nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực luợng, nếu không có


chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”[25; 56].
* Nhân dân làm chủ bằng cách tham gia vào công việc quản
lý nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn công việc tham gia quản lý nhà nước với
mục tiêu xây dựng CNXH và trách nhiệm của người làm chủ nước nhà.
Người đã chỉ rõ mục đích tại sao người dân từ công nhân, nông dân đến trí
thức và với người lao động khác phải tham gia vào quản lý nhà nước. Người
nhấn mạnh: “Khác hẳn với trước kia, công nhân bây giờ là người chủ đất
nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống… Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai
cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng
suất lao động không ngừng nâng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với
phẩm chất tốt, giá thành hạ”[32; 564].
Kế thừa tư tưởng của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc
nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Khi nói về dân chủ vô sản, V.I. Lênin
chỉ rõ là phải làm thế nào để cho nhân dân thực sự học tập được công tác quản
lý…. Thấm nhuần tư tưởng đó của Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo
vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam khi chỉ đạo công cuộc xây
dựng CNXH ở miền Bắc. Người viết: “Để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng,
nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân,
để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người

công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc nhà nước, ra sức xây
dựng CNXH và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”[29; 590].
* Kiểm tra giám sát, kiểm tra cơ quan công quyền, kiểm tra hành vi đạo
đức công chức.
Việc nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra cơ quan công quyền và kiểm
tra hành vi đạo đức công chức là thể hiện nhiệm vụ sinh hoạt chính trị rộng
rãi của nhân dân. Đó là cách tốt nhất để ngày càng hoàn thiện nhà nước, phát
huy tính tích cực và sức sáng tạo, chủ động của nhân dân trong việc xác định
địa vị, trách nhiệm và năng lực làm chủ của mình. Đồng thời kiểm tra, giám


×