Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn giải pháp phát huy khả năng tự học toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.66 KB, 15 trang )

THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

MỤC LỤC
Trang
A.PHẦN MỞ ĐẦU

2

I. Lý do chọn đề tài

2

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

4

III. Giới hạn của đề tài:

4

III. Kế hoạch thực hiện:

4

B. NỘI DUNG

5

I. Cơ sở lý luận



5

II. Cơ sở thực tiễn

5

III. Thực trạng và những mâu thuẩn

6

IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề

7

V. Hiệu quả áp dụng:

11

C.KẾT LUẬN

12

NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Toán học là môn khoa học trừu tượng cao và có mối quan hệ chặt chẽ với
thực tế và được ứng dụng rộng rải trong cuộc sống thực tiễn đồng thời nó cũng là
công cụ để học tập các môn học khác như Lý, Hóa, …Vì thế đòi hỏi người học phải
-1-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

có phương pháp học tập thích hợp để nắm kiến thức một cách có hệ thống, chính xác
vận dụng được.
Trong thư gửi các bạn trẻ yêu Toán, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh
“Dù các bạn phục vụ ở ngành nào, trong công tác nào thì các kiến thức và phương
pháp toán cũng cần cho các bạn”. Cho thấy Toán học có vai trò quan trọng trong
khoa học công nghệ cũng như trong đời sống. Nhưng trong phạm vi 45 phút lên lớp
không đủ thời gian vừa truyền thụ kiến thức vừa cho học sinh vận dụng thực hành
nhiều để hầu hết các em đều nắm vững kiến thức và vận dụng thành thạo để phát
huy kiến thức Toán học. Vì thế đòi hỏi học sinh phải có năng lực tự học, tự nghiên
cứu thêm để tự chiếm lĩnh thêm tri thức.
Học sinh trung học cơ sở có độ tuổi từ 11-15 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí
đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì vó là thời kỳ
chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi
khác nhau như “thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”,…Ở lứa tuổi này các em đã có yếu
tố tự học, hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên tính tò

mò, ham hiểu biết có thể làm các em bị cuốn hút vào các hoạt động vui chơi tiêu cực
bên ngoài xã hội như: game, bạn khác giới, băng nhóm,… để muốn chứng tỏ mình
là người lớn dẫn đến sự sao lãng trong học tập nhất là việc học bài và làm bài ở nhà
nếu không có sự hướng dẫn cách học của giáo viên và sự quản lý quỹ thời gian của
các em từ phía phụ huynh.
Với “Giải pháp phát huy khả năng tự học Toán” là cách mà tôi đã làm để
kích thích các em học bài và làm bài tập nhất là đối với học sinh yếu kém, nhằm
giúp các em lấy lại căn bản để tiếp cận kiến thức mới một cách dễ dàng.
Với dề tài này rất mong đươc sự đóng góp của quý thầy cô giáo, quý phụ
huynh và các cấp lãnh đạo để góp phần đem lại chất lượng thực sự cho việc dạy và
học môn Toán nói chung và chất lượng đầu ra cho cấp trung học cơ sở nói riêng.
Xin chân thành đón nhận ý kiến đóng góp của tất cả quý vị. Xin cám ơn.
-2-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

Mỹ Hiệp, tháng 3 năm 2012
Tác giả

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tính tự học,
sáng tạo của học sinh. Giúp các em có phương pháp học tập thích hợp nhằm tạo
động cơ học tập đúng đắn và có tinh thần phấn đấu vươn lên chiếm lĩnh kiến thức
một cách tự giác, tích cực.

2. Phương pháp nghiên cứu:
-3-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

- Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu Toán học, phương pháp dạy học Toán và
các tài liệu có liên quan khác;
- Quan sát thái độ học tập, kiểm tra phân hóa đối tượng;
- Tổ chức thực nghiệm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của giải pháp qua
từng tháng điểm..
III. Giới hạn của đề tài:
- Đề tài được thực hiện trong phạm vi các lớp mà bản thân đang dạy: 9a1,
9a2, 9a6 tại Trường Trung học cơ sở Mỹ Hiệp năm học 2011-2012;
- Đề tài tập trung tác động đến ý thức tự giác của học sinh trong việc học và
làm Toán.
III. Kế hoạch thực hiện:
- Đầu năm theo kế hoạch của nhà trường khảo sát phân hóa đối tượng học
sinh
- Triển khai giải pháp song song với các tiết dạy chính khóa theo từng đối
tượng học sinh trong suốt học kỳ I và tháng điểm thứ nhất học kỳ II ghi nhận lại kết
quả học sinh và điều chỉnh giải pháp cho phù hợp.
- Đầu học kỳ II viết đề cương và hoàn chỉnh đề tài vào đầu tháng 3.

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:

Năm học 2011-2012 là năm học tiếp tục thực hiện sáng tạo, có hiệu quả cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phát huy kết quả
cuộc vận động “Hai không”.
-4-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

Là năm học thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới kiểm tra
đáng giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hóa theo chuẩn kiến
thức kỹ năng. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài này.
Mục 5.1 của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” ghi rỏ: “Đổi mới và
hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động,
thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp
cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách
hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp phát triển được năng lực của mỗi cá nhân;
tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học
tập…”
Nhưng đối với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì tính tự
chủ, chủ động học tập của một bộ phận các em chưa tự giác. Điều mà làm tôi băn
khoăn là một bộ phận các em học theo kiểu đối phó, không có trình tự, thiếu hệ
thống không có tính logic. Chính vì vậy việc định hướng phương pháp học bằng
những công việc cụ thể để các em hoàn thành là rất cần thiết nhưng phải có sự kiểm
tra thường xuyên của giáo viên và phụ huynh để tạo ý thức học tập tự giác trong các

em mà nhất là đối với bộ môn Toán.
II. Cơ sở thực tiễn:
Tự học là quá trình tự chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở có sự hướng dẫn của giáo
viên hoặc sự tự giác của người học để biến những kiến thức trên giấy mực thành
những ứng dụng trên thực tế.
Nhiều học sinh nhờ vào việc tự mài mò nghiên cứu thêm ngoài những cái đã
được tiếp thu từ người dạy thì các em nắm kiến thức rất sâu sắc, có loogic, có hệ
thống và liên tục nhờ thế mà các em có kiến thức vững chắc là nền tảng cho những
năm học tiếp theo và các em rất thành công trong học tập.
Ví dụ: Em Lê Thị Xuân Yến học sinh lớp 9a6 nhờ tính kiên trì chịu khó
nghiên cứu thêm mà em không những có thành tích cao trong học tập trên lớp mà
-5-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

còn có nhiều thành tích trong các dợt thi huyện tỉnh như: Học sinh giỏi giải toán trên
máy tính casio cấp tỉnh, học sinh giỏi toán cấp huyện và tiếp tục thi tỉnh.
Đối với toán, tự học là rất cần thiết vì thời gian trên lớp rất hạn hẹp học sinh
không thể nắm ngay được lý thuyết hay làm được nhiều bài tập,… mà phần lớn công
việc này học sinh phải tự nổ lực trong thời gian ở gia đình. Nhưng phần đông những
em trong diện yếu kém không tự giác làm những việc ấy vì thế cần có sự tổ chức
hướng dẫn của giáo viên để các em thực hiện trên cơ sở kiểm tra của giáo viên và sự
quản lý của phụ huynh. Đó chính là nội dung mà tôi muốn đề cập đến.
III. Thực trạng và những mâu thuẩn:
1.Học sinh:

- Chưa có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn Toán:
+ Không chịu khó học để nắm vững lý thuyết;
+ Một số khác chỉ “Hoc vẹt” mà không hiểu cặn kẽ nội dung định nghĩa, định
lý hay một tính chất để vận dụng thực hành giải toán được dần dần bị mất căn bản.
- Thiếu tính kiên trì và tập trung lĩnh hội kiến thức, còn phân tâm không tập
trung vào bài vở thậm chí không ghi chép bài,…
- Về nhà lại không có thói quen tự giác trong học bài và làm bài nên có tình
trạng trên lớp làm được nhưng đến tiết học hôm sau kiểm tra thì không biết gì.
- Một bộ phận khác lại học thêm liên tục không có thời gian nghiên cứu, tìm
hiểu bài sâu hơn mà chỉ là đối phó.
- Các em lại còn bị cuốn hút vào các hoạt động vui chơi giải trí trên thông tin
đại chúng, các trò chơi trên mạng mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học tập.
2. Giáo viên:
- Nhiều giáo viên chưa có sự hướng dẫn tỉ mỉ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các
em thực hiện sau mỗi tiết dạy để chuẩn bị cho tiết học hôm sau.
-Trên lớp chưa bao quát hết các đối tượng học sinh để giao nhiệm vụ phù hợp.
- Chưa có biện pháp triệt để đối với học sinh có thái độ học tập không nghiêm
túc: nhiều lần không thuộc bài, không làm bài,…
-6-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

- Thời gian lên lớp không đủ để vừa truyền thụ kiến thức mới vừa tổ chức
hướng dẫn chi tiết các hoạt động để các em về nhà thực hiện.
3. Gia đình:

- Chưa thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm tình hình học tập của con
em mình;
- Chưa sắp xếp cho các em góc học tập hợp lý;
- Không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc học bài và làm bài của con em
mình.
4. Xã hội:
Nhiều chương trình truyền hình hấp dẫn, nhiều dịch vụ trò chơi điện tử, game
online,… đã chiếm khá lớn quỹ thời gian của các em.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Với những thực trạng như trên thì làm sao để giúp các em có cách học hợp lý
và có hiệu quả? Làm sao giải quyết được tình trạng mất căn bản của một bộ phận
các em? Và nhất là giải quyết tình trạng học trên lớp thì vận dụng được, làm được
bài nhưng hôm sau gần như hỏi như thế, cho làm bài như thế thì lại không làm được
bài. Nguyên nhân do đâu? (như tôi đã nêu ở phần thực trạng) Hướng giải quyết như
thế nào? Đó là những giải pháp mà tôi muốn đề cập đến sau đây:
1. Giải pháp thứ nhất:
Sau mỗi tiết dạy trên lớp tôi đều cô động lại bài này cần nắm gì? Phải học và
trả lời câu hỏi ra sao? Yêu cầu các em ghi lại các yêu cầu đó để về nhà học lại , làm
lại.
Ví dụ: Sau khi dạy xong bài góc nội tiếp Hình học 9 tập 2 tôi yêu cầu các em:
- Biết góc nội tiếp là gì? Vẽ hình minh họa được góc nội tiếp,
- Biết cách xác định số đo góc nội tiếp? vẽ hình minh họa bằng kí hiệu hình
học.
Đối với những học sinh dạng trung bình yếu tôi chưa yêu cầu các em phải ghi
nhớ phần hệ quả. Yêu cầu các em về học bài thể hiện trên vở tự học những yêu cầu
-7-

Võ Hồng Thắm



THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

trên bằng cách viết, vẽ, ký hiệu hình học nhiều lần các yêu cầu trên. Khi trả bài tôi
kiểm tra thêm vở tự học hoặc gọi ngẩu nhiên để kiểm tra.
Nhờ thế mà tôi đã khắc phục được phần nào hiện tượng học vẹt, các em nắm
được những khái niệm ở mức đơn giản và có thể tiếp cận với kiến thức mới dễ dàng
hơn. Bên canh còn cho các em tự so sánh các khái niệm để phân biệt rỏ ràng, không
nhằm lẫn.
Ví dụ khi dạy các loại góc trong đường tròn của Hình học 9 tập 2 tôi cho các
em so sánh các đặc điểm về đỉnh, về cạnh của góc và cách xác định số đo góc. Tìm
điểm giống nhau và khác nhau của các đặc điểm đó.
Nói chung đối với Toán thì phải học để hiểu chứ không học thuộc lòng, học
vẹt mà không hiểu gì. Vì vậy khi học Toán cần phải tập trung suy nghĩ và kết hợp cả
việc viết, vẽ minh họa nội dung đang học để hiểu rỏ và lâu quên.
Nhiều em khi có phương pháp học thích hợp đã tiến bộ rỏ rệt như em Trần
Anh học sinh lớp 9a1 lúc đầu năm em hay không thuộc bài hoặc thuộc nhưng khi
yêu cầu vận dụng làm bài tập thì không làm được, nhưng nhờ chịu khó và có cách
học phù hợp thì giờ đây em đã tiến bộ hẳn không còn tình trạng thuộc bài mà không
vận dụng được.
2. Giải pháp thứ hai:
Như Đềcac và Leibnitz đã nói: “Giải toán là một nghệ thuật thực hành giống
như bơi lội, trượt tuyết, hay chơi đàn. Có thể học được nghệ thuật đó, chỉ cần bắt
chước theo những mẫu mực đúng đắn và thường xuyên thực hành. Không có chìa
khóa thần kì để mở mọi cửa ngỏ, không có hòn đá thần kỳ để biến mọi kim loại
thành vàng”
Thật vậy đối với học sinh khá giỏi các em dễ dàng vận dụng lý thuyết vào giải
toán theo cách lĩnh hội của mình mà không cần bắt chước, nhưng sẽ rất khó khăn
đối với học sinh yếu kém. Chính vì vậy mà tôi thường đưa ra bài tập yêu cầu học

sinh khá giỏi giải mẫu, sau đó cho học sinh cả lớp tìm hiểu, phân tích để cùng hiểu
sau đó cho bài tập tương tự để các em yếu kém bắt chước đó mà giải.
-8-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

Ví dụ: Khi dạy bài rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai Toán 9 tập 1 qua
Ví dụ 1 cho học sinh cùng tìm hiểu cách làm, em nào không hiểu thì hỏi lại, cho các
em khác giải đáp giúp bạn theo cách hiểu của mình, sau cùng giáo viên mới giải đáp
thêm những gì mà học sinh giải đáp chưa rỏ ràng.
Tiếp tục cho các em làm ?1 Rút gọn: 3 5a − 20a + 4 45a + a với a ≥ 0
yêu cầu học sinh khá giỏi trình bày mẫu tiếp theo và cho học sinh khác nhận
xét và tìm hiểu như trên.
Bước tiếp theo là giành cho học sinh trung bình yếu để các em bắt chước làm
theo với các bài tập có dạng như các bài rút gọn sau:
a. 2 3a + 12a − 27a + 2 a với a ≥ 0
b. 28 − 63 + 3 45 + 20
Tôi lần lượt đến từng đối tượng để giúp các em trong các bước trình bày, sau
đó gọi các em trình bày đồng thời ghi nhận kết quả đạt được của các em và động
viên khuyến khích kịp thời nhằm khích lệ để các em cố gắng phấn đấu hơn.
Sau cùng là yêu cầu các em về nhà phải phải làm Bài tập 58, 59 trang 32 yêu
cầu tất các em phải làm những bài tập này, tiết học hôm sau tôi cố gắng kiểm tra hầu
hết những học sinh trong đối tượng quan tâm đồng thời gọi một số em trình bày
bảng nhằm kiểm tra mức độ hiểu và cách trình bày của các em để tiếp tục khuyến
khích và uốn nắn thêm tạo được sự hứng thú trong các em và có ý thức quyết tâm

hơn trong học tập.
3. Giải pháp thứ ba:
Để giải quyết tình trạng khi ở tại lớp thì làm được bài nhưng đến tiết hôm sau
lại không hề làm được bài. Vấn đề mấu chốt của vấn đề này là các em về nhà không
hề xem lại bài, không làm bài tập đến ngày có tiết thì cứ ôm sách vở đến trường chứ
không cần nhớ Thầy Cô trên lớp đã yêu cầu làm gì? Chuẩn bị gì? Vì thế cần phải
hướng dẫn các em cách học ở nhà và đối với giải pháp này tôi rất cần sự hợp tác từ
phía phụ huynh và chính bản thân các em như:
-9-

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

-Phụ huynh cần tạo cho các em góc học tập đầy đủ ánh sáng, yên tĩnh không
tiếng ồn, không người qua lại,…
- Bản thân các em phải quyết tâm bỏ qua những chương trình tivi hay, cần tập
trung vào nội dung bài tránh phân tâm vì những chuyện khác.
- Cần có thời khóa biểu học ở nhà một cách cụ thể và phải tuân thủ đúng:
+ Cố gắng đọc lại tất cả các bài học trong ngày ngay để không bị quên kiến
thức vừa học.
+ Học kỹ các bài học cũ cho hôm sau trả bài.
+ Xem trước nội dung bài sẽ học cho ngày mai.
Đối với giải pháp này tôi phải thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kiểm
tra việc thực hiện của các em.
Ví dụ: Em Nguyễn Thành Nhân học sinh lớp 9a1 thời gian đầu năm học em
quá mê game (gia đình có tiệm game) em có khả năng tiếp thu nhanh chính vì thế

mỗi khi làm bài vận dụng trên lớp em có khả năng làm được nhưng đến tiết học hôm
sau là không làm được gì, tôi đẫ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp đở kịp
thời bằng cách mời riêng em để tư vấn em có phương pháp học tập phù hợp như
phân định rỏ ràng thời gian học và chơi, đồng thời phối hợp với phụ huynh có thời
gian biểu cho em học và thường xuyên liên hệ để nắm thông tin qua lại của em ở
nhà cũng như ở trường nhờ thế mà em có tiến bộ hẳn.
Tóm lại nhờ sự tác động kịp thời và đồng bộ giữa giáo viên, phụ huynh và
chính bản thân các em đã làm nâng dần ý thức độc lập, sáng tạo của các em và sự cố
gắng tự giác nỗ lực học tập vì ngày mai lập nghiệp.
V. Hiệu quả áp dụng:
Hiệu quả mà tôi đạt được qua đề tài là học sinh ngày càng hứng thú hơn trong
học tập, chịu khó làm bài tập, phụ huynh cũng quan tâm hơn đối với việc học tập
của con em mình. Vì thế chất lượng bộ môn ngày càng tăng thể hiện qua số liệu sau:
Lớp

TS

Khảo sát đầu

Tháng điểm

Tháng điểm

năm

1 học kỳ I

2 học kỳ I
- 10 -


Học kỳ I

Tháng điểm 1
học kỳ II
Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

9A1

37

9A2

35

9A3

39

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

Dưới

Trên

Dưới

Trên


Dưới

Trên

Dưới

Trên

Dưới

Trên

TB
11

TB
26

TB
19

TB
18

TB
17

TB
20


TB
13

TB
24

TB
5

TB
32

29,7%

70,3%

51,4%

48,6%

45,9%

54,1%

35,1%

64,9%

13,5%


86,5%

20

15

17

19

15

20

8

27

9

26

57,1%

42,9%

47,2%

52,8%


42,9%

57,1%

22.9%

77,1%

25,7%

74,3%

2

37

39

1

38

5,1%

94,9%

100%

2,6%


97,4%

0

0

39
100%

0

39
100%

C.KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Trong công tác việc thực hiện đề tài đã góp phần cải thiện chất lượng bộ môn
của bản thân góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán trong nhà trường, đồng
thời góp phần cải thiện tình trạng mất căn bản của học sinh và đem lại hiệu quả cao
cho chất lượng mũi nhọn, tạo sự hưng phấn trong học tập cho hầu hết học sinh.
Góp phần tạo thói quen tự học trong học sinh vì đây là thói quen rất cần thiết
trong quá trình học tập và làm việc sau này.
II. Khả năng áp dụng:

- 11 -

Võ Hồng Thắm



THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

Với giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán không chỉ áp dụng cho các
lớp tôi dạy mà còn áp dụng chung cho bộ môn Toán thậm chí vẫn có thể áp dụng
cho bộ môn khác đối với những địa phương khác nhau.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Để nâng chất lượng thực sự thì ngoài việc tập trung bồi dưỡng học sinh mũi
nhọn có hiệu quả, tập trung bồi dưỡng học sinh yếu kém đủ trình độ so với chuẩn
kiến thức kỹ năng thì người Giáo viên còn phải quan tâm giúp đở tạo điều kiện cho
các em vươn lên với phương pháp học tập thích hợp là hành trang để các em tiếp
bước trên con đường học vấn và cả vào đời. Vì thế tôi định hướng cho các em ý thức
tự giác học tập. muốn các em tự giác học tập thì việc trước hết là làm cho các em
hiểu, nắm bắt được kiến thức đồng thời cũng rất cần sự hỗ trợ các bậc phụ huynh và
sự hợp tác thực sự từ các em.
Đối với đề tài này tôi sẽ tiếp tục thực hiện cho những năm học tiếp theo đồng
thời phát động cho các đồng nghiệp trong tổ cùng thực hiện theo chiều sâu và có sức
lan tỏa rộng trong phụ huynh học sinh, để họ cùng quan tâm chăm lo cho chất lượng
học tập của con em mình.
IV. Đề xuất, kiến nghị:
1.Đối với các cấp lãnh đạo:
Kiến nghị các cấp lãnh đạo bỏ bớt những thủ tục, những hồ sơ đối với Giáo
viên làm mất nhiều thời gian và công sức nhưng chỉ với hình thức đối phó (ví dụ
giáo án nên cho sử dụng giáo án cũ có bổ sung mà không cần đòi hỏi phải thẩm
định, mỗi năm mỗi soạn lại vừa tốn kém và mất thời gian) thay vì những thời gian
đó dành để suy nghĩ tìm cách tác động trực tiếp đến học sinh, giúp đở học sinh học
tập tốt hơn.
2. Đối với giáo viên:
- Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đối với học sinh, luôn suy nghĩ tìm tòi các

biện pháp phù hợp để giúp các em vươn lên trong học tập.
- Kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong học tập cũng như hành vi của các em.
- 12 -

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

3. Đối với học sinh:
- Phải luôn phấn đấu trong học tập để có tương lai tốt đẹp hơn.
- Cần có nghị lực vượt qua những cám dỗ bên ngoài xã hội để tập trung cho
học tập.
4. Đối với phụ huynh học sinh:
- Cần quan tâm quản lý quỹ thời gian của các em giúp các em vượt qua những
cám dỗ bên ngoài.
- Cần thường xuyên liên hệ với nhà trường, với giáo viên để cùng nhau tạo
điều kiện tốt nhất cho các em học tập.
Đề tài được thực hiện và trải nghiệm trong quá trình giảng dạy của cá nhân
tác giả, chắc chắn còn có những thiếu xót hay mang tính chủ quan rất mong được
góp ý của các bộ phận để đề tài đạt được hiệu quả cao.
Mỹ Hiệp, tháng 3 năm 2012
Người viết

Võ Hồng Thắm
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- 13 -

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….....
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Đức Chính, Tôn Thân (2005), Toán 9 (tập 1,2), NXB Giáo dục.
[2]. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2009), Tiếp cận các phương pháp dạy học không
truyền thống trong dạy học Toán ở trường Đại học và Trường Phổ thông, NXB Đại
học Sư phạm.
Và một số tài liệu tham khảo khác.

- 14 -

Võ Hồng Thắm


THCS Mỹ Hiệp

Giải pháp phát huy khả năng tự học môn Toán

- 15 -

Võ Hồng Thắm



×