Người viết: Kiều Nguyệt Minh
Đơn vị: Trường T.H Y JUT-CƯMGAR –ĐĂK LĂK
Môn: Mĩ thuật
TÊN ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH
GIÚP HỌC SINH
PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ NHẬN XÉT
PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ NHẬN XÉT
ĐÁNH GIÁ BÀI VẼ THEO CẢM NHẬN RIÊNG
ĐÁNH GIÁ BÀI VẼ THEO CẢM NHẬN RIÊNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Ngày nay việc dạy học ở Tiểu học nói chung chúng ta cần truyền
tải nội dung bài học đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ
tiếp thu nhất đang được áp dụng rộng rãi. Đối với bộ môn mĩ thuật
ngoài việc truyền tải nội dung bài học các em còn được tự nhận xét
đánh giá bài của nhau. Nên việc tạo cho học sinh biết cách tự nhận xét
và đánh giá bài làm thực hành là vô cùng quan trọng.
Các em thu nhận được kiến thức lí thuyết cũng như những kỹ năng
cơ bản từ giáo viên, để các em tự mình xây dựng nên bài tập thực hành
theo ý của riêng của mỗi em và sau đó hoàn thanh bài tập của mình.
Qua mỗi bài thực hành các em lại nhận ra thêm nhiều điều bổ ích cho
cuộc sống xung quanh nhất là về cái đẹp, các em có thể tự làm đẹp cho
chính mình từ góc học tập, sách vở, các vật dụng trong nhà v.v… Để
học sinh nhận biết được điều đó thì các em phải được nhận xét bài tập
cho nhau, đánh giá bài tập của nhau. Như vậy các em mới cảm nhận
được hết vẻ đẹp cũng như nhận biết được hết những điều mình học
được từ giáo viên.
Qua thời gian giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học
Dliêyang tôi luôn trăn trở về vấn đề này, làm thế nào để học sinh của
mình có thể nhận xét - đánh giá bài tập thực hành qua từng tiết dạy một
cách tự nhiên và phải xuất phát chính từ ý kiến của các em. Có như vậy
học sinh mới cảm thụ được hết vẻ đẹp ở bài vẽ của mình và các bạn
trong lớp, để các em rút ra được kinh nghiệm cho bản thân thông qua
việc nhận xét đánh giá bài học của nhau.
II/ Mục đích nghiên cứu:
Như lí do nói trên, việc để học sinh tự nhận xét đánh giá bài làm
của mình cũng như của các bạn trong lớp là vô cùng quan trọng. Ở đây
không chỉ để các em nắm vững thêm kiến thức đã học, mà còn củng cố
kỹ năng, phát huy năng khiếu của mình. Học sinh sẽ nêu lên ý kiến của
riêng mình về bài vẽ của các bạn, tự mình đưa ra chính kiến riêng về bài
vẽ đó. Các em so sánh giữa các bài vẽ với nhau để nhận ra được bài vẽ
tốt với bài vẽ chưa tốt, về bố cục, màu sắc, hình vẽ… Có như vậy các
em mới cảm thụ được hết vẻ đẹp của bài vẽ, nhận thấy được lợi ích của
việc học Mĩ thuật. Các em yêu thích môn học hơn, từ đó các em biết
vận dụng vào thực tiễn để làm đẹp cho bản thân cũng như trong cuộc
sống.
Qua quá trình nhận xét, tự nêu lên chính kiến của mình các em có
thể phát triển thêm khả năng nói, tăng thêm lòng tự tin trước đám đông.
Từ đó các em không còn rụt rè khi phải nói lên ý kiến của mình trước
mọi người. Và qua đó tôi cũng mong muốn những học sinh nhút nhát sẽ
tự tin khi phát biểu ý kiến của em.
III/ Đối tượng nghiêm cứu:
Trong quá trình công tác tại Trường Tiểu Học Y JUT tôi nhận
thấy các em học sinh rất thích vẽ nên đây là một thuận lợi lớn với tôi.
Tôi chọn tập thể lớp 3A làm đối tượng nghiên cứu vì:
* Thuận lợi:
Khi giảng dạy tôi nhận thấy các em học sinh lớp 3 phần đông là
học sinh yêu thích vẽ, các em luôn năng nổ phát biểu ý kiến xây dựng
bài trong quá trình học, các em tích cực, say sưa làm bài cũng như nhận
xét – đánh giá bài cho nhau. Đây là điều thuận cho tôi trong quá trình
nghiên cứu.
* Khó khăn:
Tuy thuận lợi là thế nhưng không thể nhưng lớp 3 là lớp có số học
sinh dân tộc thiểu số nhiểu nên các em còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa dám
trình bày những ý kiến của minh. Khi giáo viên gọi lên nhận xét bài của
bạn, các em thường lúng túng, trình bày chưa rõ ràng những nhận xét
của mình, có một số em còn không trả lời được.
Đây là tập thể lớp có nhiều thành phần học sinh là điều kiện tốt
cho việc thực hiện nghiên cứu của minh.
IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với tôi để học sinh có được những kỹ năng cần thiết cho việc nhận
xét – đánh giá bài làm một cách tốt nhất là vô cùng cần thiết. Vì vậy tôi
đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho mình cũng như cho học sinh:
* Đối với giáo viên:
- Nắm rõ được đặt điểm, tình hình học sinh của lớp.
- Nêu ra những câu hỏi mang tính gợi mở, cho học sinh dễ hiểu.
- Các gợi ý phải rõ ràng, xác với nội dung bài làm mà học sinh đã
vẽ.
- Trình bày bài vẽ lên bảng một cách khoa học cho học sinh thấy
được tất cả các bài tập được chọn để nhận xét.
- Tạo trò chơi vui tươi, hấp dẫn.
* Đối với học sinh:
- Phối hợp với giáo viên nhận xét các bài tập.
- Đưa ra ý kiến nhận xét của riêng mình.
- Tự sắp lại bài vẽ theo ý của riêng.
- Nêu lên ý riêng vì sao thích, vì sao không thích.
- Các em tự đánh giá bài đã nhận xét theo các tiêu chí:
+ Hoàn thành tốt + Hoàn thành + Chưa hoàn thành
V/ Phương pháp nghiên cứu:
Để phát huy được tác dụng của việc giúp học sinh tập nhận xét,
đánh giá bài tập tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng
nghiệp. Tôi chọn một số những phương pháp sau để phục vụ cho công
tác nghiên cứu của mình:
+ Gợi ý bằng câu hỏi.
+ Nhóm.
+ Nêu vấn đề.
+ Tạo tình huấn.
+ Trò chơi.
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ Đặt điểm tình hình:
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy lớp 3A tôi nhận thấy lớp có đầy
đủ những yếu tố cần thiết để tôi nghiên cứu, lớp có tổng số học sinh 23
em trong đó học sinh dân tộc tại chỗ 6 m và một số học sinh còn rụt rè,
chưa mạnh dạng trong khi học tập. Bên cạnh có nhiều em rất năng nổ,
mạnh dạng phát biểu ý kiến và phần đông các em đều yêu thích vẽ, vì
thế rất thuận lợi cho việc giảng dạy lồng ghép nhiều hình thức học tập
trong tiết dạy của tôi.
II/ Tiến trình thực hiện:
1. Tóm tắt tiến trình:
Tiến trình một tiết dạy bộ môn mĩ thuật bao gồm các bước:
+ Quan sát nhận xét.
+ Hướng dẫn cách vẽ.
+ Thực hành.
+ Nhận xét – đánh giá.
Trong các bước trên tôi chọn bước “ Nhận xét – đánh giá” vì như
đã nói trên, đây là ước cuối cùng để đánh giá lại kết quả của một tiết
học. Qua việc nhận xét và đánh giá bài của bạn các em vừa củng cố lại
kiến thức cũng như rút được kinh nghiệm cho bản thân trong việc học,
và đây cũng là lúc mà học sinh tự phát huy được khả năng diễn đạt, khả
năng nói nhất là tạo được sự tự tin cho học sinh.
Sau thời gian thực hành tôi dành cho học sinh một thời gian là 5
phút để gợi ý, hướng dẫn học sinh tập nhận xét bài vẽ.
Trước tiên tôi yêu cầu tổ trưởng tự chọn bài vẽ của các bạn trong
tổ theo tiêu chí: “hoàn thành tốt, hoàn thành chưa tốt và chưa hoàn
thành.” Sau đó cho các em mang bài đã chọn lên gắn lên phần bảng đã
quy định, cuối cùng tôi hướng dẫn để các em tự nhận xét bài vẽ của các
bạn. Trong quá trình hướng dẫn nhận xét tôi lồng ghép nhiều hình thức
như: tạo tình huống, gợi ý bằng câu hỏi, trò chơi, tổ chức theo nhóm…
Sau khi học sinh đã nhận xét xong tôi tổ chức cho học sinh đánh giá các
bài vẽ trên bảng theo ý riêng. Tôi luôn chú trọng đến việc luyện cho các
em khả năng diễn đạt bằng lời và tạo cho các em sự tự tin, nhất là học
sinh dân tộc tại chỗ. Và cuối cúng là phần giáo viên nhận xét tổng hợp ý
kiến và bổ sung thêm cho học sinh những thiếu sót… và ghi đánh giá
bài vẽ theo sự sắp xếp của học sinh.
2. Tiến trình chi tiết:
Cách trình bày bài lên bảng:
Câu hỏi gợi ý:
- Em hãy chọn bài vẽ đẹp nhất theo ý thích?
- Em thấy bài vẽ nào chưa đẹp? Chưa đẹp ở điểm nào?
- Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
- Trong ba nhóm em thích bài vẽ của tổ nào nhất?
Những câu hỏi gợi ý như trên dùng trong việc nhận xét bài vẽ, bên
cạnh tôi còn đặt thêm một số câu hỏi khác khi học sinh không trả lời
được hoặc trả lời còn lúng túng như:
- Bài vẽ nào có hình vẽ đẹp?
- Bài vẽ nào có màu đẹp, vẽ gọn, đều?
- Bố cục bài nào hợp lí nhất?
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Bằng những câu hỏi đơn giản phù hợp với nội dung của bức tranh
các em sẽ tự suy nghĩ, phát biểu ý kiến theo cảm nhận riêng. Từ đó phát
triển khả năng nói cho học sinh.
Hoặc tôi tạo tình huống giả định:
Sau khi học sinh đã bày bài vẽ lên bảng tôi chỉ lên một bài vẽ và
nói:
- Ồ bài vẽ này đẹp quá! Hoặc – Bài vẽ này đã hoàn thành một cách
xuất sắc…
Nhưng bài vẽ tôi chỉ lên là một bài vẽ không đẹp hoặc chưa hoàn
thành… như vậy tạo cho học sinh một sự nghi hoặc, từ đó các em sẽ so
sánh bài vẽ tôi chỉ với những bài vẽ khác và tự nhiên các em sẽ đưa ra
những suy luận, những ý kiến để phát hiện ra bài vẽ đẹp, chưa đẹp…
Vậy sẽ tạo cho các em khả năng suy luận, tự giác suy nghĩ vẫn đề để
giải quyết vấn đề theo khả năng của mình, và tạo dựng được cho học
sinh sự tự tin với bạn bè.
Bên cạnh tôi cũng tạo những trò chơi để gây thêm hứng thú cho
học sinh như:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Sau khi học sinh đã gắng tranh lên bảng một cách ngẫu nhiên tôi
yêu cầu các em xung phong lên bảng một nhóm 3 em thi sắp xếp lại bài
vẽ theo đúng tiêu chí đã nêu đội nào xếp nhanh và đạt được yêu cầu thì
thắng.
Việc thực hiện các trò chơi vừa tạo không khí vui vẻ vừa giúp học
sinh có ý thức trách nhiệm trong khi làm việc theo nhóm, cũng tạo cho
học sinh sự tư tin trước đám đông.
III/ Kết quả nghiên cứu:
Qua thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của các
em nhất là những học sinh trước đây vốn rụt rè thiếu tự tin trước đám
đông.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả Trước Sau
HS năng
nổ, tự tin
HS còn
rụt rè
HS năng
nổ, tự tin
HS còn
rụt rè
23 15 8 21 3
Tỷ lệ 65.2% 34.8% 91.3% 8.7%
IV/ Kết luận:
Vậy qua thời gian nghiên cứu thực hiện tại lớp 3A
2
với những
phương pháp thiết thực học sinh đã phát huy được khả năng tự nhận xét
– đánh giá trong thời gian nhận xét đánh giá bài học của tiết học. Các
em đã mạnh dạng hơn, tự tin trình bày ý kiến của mình hơn, và giờ học
đã sôi nổi hơn nhiều so với trước đây.
Sau khi thực hiện nghiên cứu ở lớp 3A tôi đã thực hiện ở một số
lớp khác và cũng đã đem lại kết quả khả quan. Hầu hết các em đều thích
thú và mạnh dạng hơn khi trình bày ý kiến của mình. Bên cạnh những
kết quả đạt được như vậy vẫn còn những hạn chế; vẫn còn một số em
còn chưa dám phát biểu ý kiến, chưa dán tự xung phong khi tham gia
trò chơi…
Người thựïc hiện