Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.93 KB, 4 trang )

Chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ ung thư
Viêm nhiễm kéo dài có thể gây tổn thương cho các tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể
đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch. Tình trạng này kéo theo sự gia tăng nguy cơ mắc các
bệnh ung thư. Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những biện pháp chống viêm hiệu
quả, hạn chế rủi ro phát triển ung thư cũng như bệnh tiểu đường, bệnh tim và Alzhheimer.
Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống chống viêm, giảm nguy cơ ung thư:
1. Bổ sung trái cây và rau quả vào thực đơn hàng ngày

Bổ sung trái cây và rau quả vào thực đơn hàng ngày.
Rau quả, các loại trái cây có chứa các chất dinh dưỡng thực vật có khả năng chống viêm.
Thêm vào đó trái cây và các loại rau quả cũng là nguồn cung cấp chất xơ và chất chống
oxy hóa cho cơ thể, hỗ trợ phòng chống ung thư. Chất xơ có thể làm giảm nồng độ của
C – reactive protein(CRP), một loại protein trong máu là dấu hiệu của tình trạng viêm.
2. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn trong khi hàm
lượng đường tinh chế, chất béo và đường bột lại cao hơn so với thực phẩm tươi sống.
Ngoài ra một số thành phần nhân tạo trong các loại thực phẩm này có thể làm tăng nồng
độ CRP.
Do đó nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
Giảm thiểu ăn các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và tránh xa các loại
nước ngọt.
3. Cân bằng acid béo

Để bổ sung acid béo omega – 3 cho cơ thể, chúng ta có thể sử dụng các loại dầu có hàm
lượng acid béo omega – 3 cao như dầu olive và dầu hạt cải.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Acid béo omega – 3 có thể giúp bảo vệ cơ thể trước tình trạng viêm mạn tính. Trong khi
acid béo omega – 6 lại là một trong số những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này.
Do đó điều quan trọng là phải cân bằng được hai acid béo omega – 3 và omega – 6.
Acid béo omega – 3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá bơn, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,
quả hồ đào và quả bơ,
Để bổ sung acid béo omega – 3 cho cơ thể, chúng ta có thể sử dụng các loại dầu có hàm
lượng acid béo omega – 3 cao như dầu olive và dầu hạt cải.
Tránh hoặc hạn chế các loai dầu có hàm lượng acid béo omega – 6 cao như dầu ngô, dầu
hạt hướng dương.
Ngoài ra khi mua sắm nên đọc kỹ thành phần của các thực phẩm đóng gói. Hạn chế sử
dụng các thực phẩm được làm từ các loại dầu thực vật tinh chế có hàm lượng cao
omega – 6.
4. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Ăn nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Ăn nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Một số loại thực phẩm có hàm lượng protein cao sau đây có thể thay thế thịt đỏ:
 Thịt gia cầm và cá
 Thay thế protein từ động vật bằng protein từ thực vật như các loại đậu.
 Chọn thịt, sữa, pho mát và trứng từ động vật được chăn thả ở đồng cỏ, không sử
dụng hormone tăng trưởng.
Thường xuyên ăn các loại thực phẩm lên men như sữa chua, dưa bắp cải… Những thực
phẩm này chứa probiotics có tác dụng giảm viêm.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Sưu tầm


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×