Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Trình bày khái quát khuôn khổ pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cơ bản. Đưa ra nhận xét và đề xuất các biện pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.84 KB, 12 trang )

Họ và tên: Nguyễn Hữu Quang
Lớp: K17, Cao học pháp luật quyền con người
Câu 1: Trình bày khái quát khuôn khổ pháp luật Việt Nam về các
quyền dân sự, chính trị cơ bản. Đưa ra nhận xét và đề xuất các biện pháp
hoàn thiện.
I. Nhóm quyền dân sự:
1. Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng
trước pháp luật
Quyền này được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992: "Mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật", quy định này được cụ thể hóa trong nhiều văn
bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực (Điều 5 BLDS; Điều 1 Luật Quốc tịch năm
2008; Điều 1 LBCĐBQH; Điều 1 LBCHDDND năm 2003; Điều 4 Luật Doanh
nghiệp 2005; Điều10 Luật Thương mại năm 2005; Điều 8 Luật tổ chức TAND;
Điều 4 Luật TTHS; Điều 8 Bộ luật TTDS năm 2004...) Bình đẳng được hiểu là
sự đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... không phân biệt
thành phần và địa vị xã hội... Bình đẳng trước pháp luật là sự bình đẳng về các
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân trước nhà nước, pháp luật
và tòa án, là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.
Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người, khuôn
khổ pháp luật Việt Nam về quyền này còn một số hạn chế:
Một là: Về chủ thể của quyền
Theo Luật nhân quyền quốc tế, chủ thể của quyền này là mọi người, còn
theo quy định tại Điều 52 Hiến pháp quy định là công dân. Như vậy, về phạm vi
chủ thể của Luật nhân quyền quốc tế rộng hơn chủ thể của luật Việt Nam. Rõ
ràng, quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Quyền con người
không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước; còn quyền công
dân luôn bị bó hẹp trong mối quan hệ với nhà nước.
Hai là: Về nội dung của quyền:
Quyền này theo Luật nhân quyền quốc tế có nội hàm rộng hơn nội hàm
quyền bình đẳng được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992.
Nội hàm quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng


trước pháp luật được hiểu theo 3 khía cạnh: không bị phân biệt đối xử; được
thừa nhận tư cách con người trước pháp luật và có vị thế bình đẳng trước pháp
luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Còn Điều 52 Hiến pháp 1992
chỉ quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Ba là: việc thực hiện quyền này trên thực tế thiếu hiệu quả.


2

Vì để đưa quy định trong Hiến pháp vào thực hiện trong thực tế cần phải
có nhiều điều kiện đảm bảo gồm: có đầy đủ các quy định của pháp luật; quá
trình xây dựng luật phải minh bạch từ đầu vào đến đầu ra; hệ thống các quy định
về quyền khiếu nại, tố cáo hiệu quả; chế tài nghiêm minh; phương tiện truyền
thông thông tin kịp thời việc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con người.
Để hoàn thiện quy định này, cần sửa đổi Điều 52 Hiến pháp theo hướng
quy định rõ ràng và cụ thể hơn theo Luật Nhân quyền quốc tế.
2. Quyền sống (the rights to life)
Trong pháp luật Việt Nam, quyền sống được quy định tại Điều 71 Hiến
pháp 1992, quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Quy định này
được tái khẳng định trong Điều 32 BLDS năm 2005; Điều 93 đến 122 BLHS
quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn duy trì
hình phạt tử hình. Theo điều 35 BLHS “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp
dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình
phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc
đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc xét xử. Không thi hành án
tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định rất chặt chẽ về thủ tục để đảm bảo xét xử

công khai, minh bạch và công bằng trong các vụ án có hình phạt tử hình. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, số điều luật có khung hình phạt tử hình đã được
giảm đi đáng kể (từ 44 điều trong BLHS năm 1985 giảm xuống còn 29 điều
trong BLHS năm 1999 và 25 điều như hiện nay). Xu hướng trong thời gian tới,
Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu rút bớt những tội có khung hình phạt tử hình
xuống thấp hơn nữa tiến tới một tương lai xóa bỏ hình phạt tử hình. Bản thân
học viên cũng ủng hộ quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình ở nước ta.
Về khía cạnh thứ hai của quyền sống, đó là việc đảm bảo các điều kiện
tồn tại của con người, nhất là những đối tượng đặc biệt khó khăn. Việt Nam là
nước vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu
cho người dân. Hệ thống bảo hiểm xã hội đã được thực hiện nhưng còn mang
nặng tính hành chính, thiếu đồng bộ và thiếu tôn trọng quyền con người (bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...) Tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam cao
do hệ thống y tế thấp kém, thiếu đầu tư; đội ngũ cán bộ, nhân viên tham nhũng
gây những bức xúc trong nhân dân nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu
quả.
Vì vậy để người dân hưởng quyền này cần quy định khuôn khổ pháp lý ở
Việt Nam theo hướng quy định của Luật nhân quyền quốc tế.
3. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,
vô nhân đạo hoặc hạ nhục


3

Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được quy định tại Điều 71, 72 Hiến
pháp 1992; Điều 32, 37 BLDS; Điều 6, 7, 9 BLTTHS; Chương XII, XXII BLHS
đã xác lập một khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra
tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Điều 6 BLTTHS
quy định "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình". BLHS bao gồm các
Tội dùng nhục hình (Điều 298) và Tội bức cung (Điều 299) có ý nghĩa trực tiếp

trong việc đảm bảo quyền không bị tra tấn và nhục hình trong hoạt động tố tụng.
Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý cơ sở giam giữ cũng
đều quy định nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, nhục hình.
So với Luật nhân quyền quốc tế, khuôn khổ pháp luật Việt Nam về quyền
này còn có một số khác biệt:
Một là: Về khái niệm tra tấn:
Theo Điều 5 UDHR và Điều 7 ICCPR và CAT, 1984 và Ủy ban giám sát
ICCPR, tra tấn được hiểu là mọi hành động gây đau đớn về thể chất, tinh thần,
kể cả nhằm mục đích giáo dục, rèn luyện một đối tượng nào đó cũng bị coi là tra
tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo. Còn đối với Việt Nam, chưa tham gia Công
ước CAT, 1984 vì các quy định về chống tra tấn của Luật nhân quyền quốc tế có
hàm nghĩa rộng hơn và có nhiều quy định có khoảng cách với truyền thống văn
hóa của Việt Nam như ranh giới giữa việc dạy dỗ con cái với việc vi phạm quy
định về chống tra tấn, bạo lực gia đình, trong lĩnh vực y tế...
Hai là: Về chủ thể gây ra hành vi tra tấn
Theo Luật nhân quyền quốc tế quy định là bất cứ người nào có hành vi
gây đau đớn về thể chất, tinh thần; đối với pháp luật Việt Nam được hiểu là
những công chức nhà nước hay người khác thực hiện theo sự đồng tình, ưng
thuận hoặc xúi giục của một công chức để thực hiện những hành vi đó.
Mặc dù quy định của pháp luật được ghi nhận rõ ràng, nhưng trong thực
tế, dưới một góc độ nào đó, việc thực hiện quy định này chưa được triệt để và
con nhiều vi phạm. Trên lĩnh vực hình sự và đấu tranh chống tội phạm, vẫn còn
nhiều trường hợp cán bộ công chức nhà nước, cán bộ điều tra đánh đập người bị
tình nghi dẫn đến tử vong; vẫn xảy ra việc mớm, ép, bức cung, dùng nhục hình
để buộc người bị tình nghi phải nhận tội, thậm chí nhận những tội mà mình
không thực hiện... Về tạm giữ hành chính, vẫn còn nhiều cán bộ công an tạm giữ
người (theo thủ tục hành chính) rồi dùng những lời lẽ xúc phạm, bỏ đói, đánh
đập người bị tình nghi. Trong các trại giam, tạm giam, những người phạm tội,
người bị tình nghi phạm tội bị giam giữ kéo dài gây ra sự đau khổ triền miên về
tinh thần... Những điều đó xảy ra là do chưa có quy định cụ thể để hạn chế sự

lạm quyền của cán bộ công chức nhà nước, các cơ quan công quyền, và việc quy
định như hiện tại có nhiều kẽ hở dễ bị lách luật; cán bộ công chức nhà nước
chưa được đào tạo cơ bản về tôn trọng, bảo vệ quyền con người...
Để hạn chế những tồn tại trên, Việt Nam nên xem xét đến việc gia nhập
Công ước CAT, 1984 và sửa đổi những quy định của pháp luật cho phù hợp với
tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về nhân quyền.


4

4. Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch
Trong pháp luật Việt Nam, Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt làm nô lệ
hay nô dịch được quy định tại Điều 71 Hiến pháp 1992 khẳng định nguyên tắc
bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm và an ninh cá nhân. Quy
định này được cụ thể hóa trong Điều 5 BLLĐ. Việt Nam đã gia nhập Công ước
về xóa bỏ lao động cưỡng bức (1930) vào năm 2007. Về lao động công ích,
Điều 80 Hiến pháp quy định "Công dân có nghĩa vụ lao động công ích theo quy
định của pháp luật".
Trong thực tế ở Việt Nam, việc đảm bảo thực hiện quyền này của con
người còn một số yếu kém nghiêm trọng, cụ thể:
Một là: Vấn nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em thông qua các biến tướng như
lấy chồng ngoại quốc (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...), thậm chí buôn bán
để lấy nội tạng người. Đây là vấn đề nhức nhối đối với những người dân Việt
Nam nhưng hiện tại các cơ quan chức năng vẫn thờ ơ, thậm chí cả Hội phụ nữ
Việt Nam cũng không lên tiếng. Việt Nam được xếp vào nhóm nước có buôn
bán người cao nhất thế giới.
Hai là: Vấn đề lao động di trú. Việt Nam nằm trong những nước xuất
khẩu lao động lớn thuộc Đông Nam Á, nhưng lao động di trú phải đối mặt với
nhiều rủi ro, bị đối xử không công bằng, bị lạm dụng, thậm chí bị bóc lột, cưỡng
bức lao động, làm việc trong điều kiện tồi tệ, với mức lương thấp; không được

chủ sử dụng lao động trả lương hoặc trả lương không đúng thỏa thuận; bị hành
hạ và bị lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục, nhất là đối với lao động nữ; bị thu
giữ hộ chiếu, giấy tờ tùy thân; bị bỏ rơi khiến các quyền lợi chính đáng không
được bảo vệ hoặc bảo vệ không đầy đủ, không hiệu quả.
Ba là: Về vấn đề lao động cưỡng bức: Ở Việt Nam vẫn tồn tại trại 05, 06,
trại cai nghiện ma túy; đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. Đây là những vấn
đề rất nghiêm trọng nếu nhìn dưới góc độ Luật nhân quyền quốc tế, là nơi cưỡng
bức lao động.
Để khắc phục những tồn tại trên đòi hỏi các cơ quan, ban ngành của các
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải thực sự xem trọng quyền con người;
nhân viên phải được giáo dục kiến thức về quyền con người, tất cả các hoạt
động phải xuất phát từ lợi ích của người dân.
5. Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ một cách tùy tiện
Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được quy định tại Điều 71 Hiến
pháp 1992 "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu
không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ
trường hợp phạn tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của công dân". Điều 72 Hiến pháp nêu rõ "không ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người
bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường


5

thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc
bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm
minh".
Quy định trên được cụ thể hóa trong BLHS, BLTTHS, BLDS và nhiều

văn bản pháp luật khác. Điều 6 BLTTHS quy định, không ai bị bắt nếu không có
quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp
phạm tội quả tang; Điều 7 quy định, "Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vị xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật...";
cũng theo điều này, người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng
khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị
xâm hại danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp
luật. BLHS bao gồm một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp (Chương XXII), trong đó bao gồm các tội: Tội truy cứu trách nhiệm hình
sự người không có tội (Điều 293); Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295); Tội ra
quyết định trái pháp luật (Điều 296); Tội dùng nhục hình (Điều 298); Tội bức
cung (Điều 299).
So với Luật nhân quyền quốc tế về vấn đề này (được quy định tại Điều 9
UDHR, Điều 9 ICCPR), quy định của pháp luật Việt Nam còn một số hạn chế:
Một là, Về phạm vi: Luật nhân quyền quốc tế quy định phạm vi áp dụng
là tất cả những người bị tước tự do, kể cả các trường hợp do phạm tội hay do bị
tâm thần, lang thang, nghiện ma tuý, hay để nhằm các mục đích giáo dục, kiểm
soát nhập cư. Còn pháp luật Việt Nam chủ yếu quy định trong lĩnh vực hình sự,
nghĩa là bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ một cách tùy tiện trong lĩnh vực; không
coi những trường hợp đưa người bị bệnh tâm thần vào trại, những người lang
thang, nghiện ma túy, trẻ em hư, nhập cư là bắt giữ và giam giữ tùy tiện.
Hai là, Về thực tế: mặc dù luật pháp quy định như vậy nhưng trên thực tế,
vẫn xảy ra những trường hợp bắt giữ, giam giữ người tùy tiện.
Để hoàn thiện các quy định này phải nghiên cứu mở rộng khái niệm bị
bắt, bị giam giữ trong pháp luật Việt Nam cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp lý
quốc tế về vấn đề này.
6. Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những
người bị tước tự do

Trong pháp luật Việt Nam, các Điều 71, 72 Hiến pháp, Điều 32, 37
BLDS, Điều 6, 7, 9 BLTTHS và các Chương XII, XXII BLHS (đã nêu ở phần
trên) cũng chính là sự khẳng định về mặt pháp lý về bảo vệ quyền không bị tra
tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Trong luật TTHS,
Điều 6 nêu rõ "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình". Trong Chương
XXII (các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS, các Tội dùng nhục hình
(Điều 298) và Tội bức cung (Điều 299) có ý nghĩa trực tiếp trong việc đảm bảo
quyền không bị tra tấn và nhục hình trong hoạt động tố tụng.


6

Các văn bản pháp luật về quản lý những cơ sở giam giữ cũng đều có quy
định nghiêm cấm các hành vi tra tấn, nhục hình. Cụ thể, các Điều 4 Pháp lệnh
Thi hành án phạt tù năm 1993, Quy chế Trại giam (ban hành kèm theo Nghị
định 60/CP ngày 16/9/1993 của Chính phủ ), Điều 5 Quy chế vể tạm giữ, tạm
giam (ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính
phủ), Điều 8 Quy chế thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam và hoạt động
điều tra của lực lượng công an nhân dân đều quy định, nghiêm cấm mọi hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự nhân phẩm cúa những người bị
tạm giữ, tạm giam. Điều 15 Quy chế thực hiện dân chủ ở trại giam, cơ sở giáo
dục, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an nhấn mạnh, phạm nhân, trại
viên, học sinh có quyên được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ công tác tại các Trại giam, cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng dùng nhục hình, đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của phạm nhân, trại viên, học sinh...
So với tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về nhân quyền (Điều 10 ICCPR), quy
định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này có điểm chưa phù hợp:
Một là, Về khái niệm “những người bị tước tự do" quy định trong pháp
luật Việt Nam chủ yếu phạm nhân, hoặc bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam,

những người bị tình nghi phạm tội trong trường hợp bắt khẩn cấp, bắt quả tang;
không coi những trường hợp bị đưa vào trại cải tạo 05, 06, cai nghiện ma túy,
trường giáo dưỡng trẻ em hư là bị tước tự do mà chỉ cho rằng đó là để "cải tạo".
Còn Điều 10 ICCPR không chỉ giới hạn ở những tù nhân hoặc người bị tạm
giam, tạm giữ, mà còn mở rộng đến tất cả những đối tượng khác bị hạn chế tự
do theo quy định pháp luật của các nước thành viên, như những người bị quản
chế để học tập, lao động, rèn luyện ở các trại cải tạo, trường giáo dưỡng, bệnh
viện tâm thần, cơ sở cai nghiện.
Hai là, Thực tế, ở Việt Nam vẫn xảy ra tình trạng đánh đập phạm nhân,
những người bị tạm giam, tạm giữ do quy định của pháp luật còn nhiều kẽ hở và
việc đảm bảo quyền của người bị tước tự do chưa được quan tâm đúng mức.
Để khắc phục tình trạng này phải đưa các quy định về bảo vệ quyền con
người của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ vào Hiến pháp để nó trở thành nguyên
tắc của pháp luật, có giá trị pháp lý cao nhất để bảo vệ quyền con người (như
của Hiến pháp Mỹ).
7. Quyền được xét xử công bằng
Trong pháp luật Việt Nam, việc xét xử theo trình tự tố tụng hình sự được
thực hiện theo hai cấp, có hội thẩm nhân dân tham gia; khi xét xử hội thẩm
ngang quyền với thẩm phán; toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 16 BLTTHS quy định: "Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập
chỉ tuân theo pháp luật". Theo Điều 8 Luật Tổ chức TAND năm 2002: "Toà án
xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật...".
Điều 19 BLTTHS quy định cụ thể về việc bảo đảm quyền bình đẳng trước
toà án.


7

Về xét xử công khai, Điều 7 Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định:
"Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà

nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự
theo yêu cầu chính đáng của họ". Điều 18 BLTTHS quy định "Việc xét xử của
Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường
hợp do Bộ luật này quy định...".
Về quan hệ hợp đồng, ở Việt Nam có các dạng hợp đồng chính là hợp
đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng lao động. Về trách nhiệm phát sinh
từ vi phạm các dạng hợp đổng này, những văn bản pháp luật có liên quan chỉ
quy định hình thức bồi thường thiệt hại tùy theo lỗi của bên vi phạm. Bộ luật
Hình sự năm 1999 có 344 điều nhưng không có điều nào quy định về trách
nhiệm hình sự của một người không thể hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Về nguyên tắc suy đoán vô tội, Điều 72 Hiến pháp quy định: "Không ai bị
coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật".
Nguyên tắc hiến định này được khẳng định trong Điều 9 BLTTHS năm 2003,
"Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
toà án đã có hiệu lực pháp luật".
Về hồi tố, theo Điều 7 BLHS "Điều luật được áp dụng đối với một hành
vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm
tội được thực hiện". Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho phép áp dụng hồi tố
trong trường hợp việc đó có lợi cho người phạm tội.
Về quyền được bào chữa, theo Điều 132 Hiến pháp: "Quyền bào chữa
của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa cho mình". Điều 11 BLTTHS quy định: "Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực
hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này". Theo Điều 56
BLTTHS, người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bào chữa viên nhân dân. Theo Điều 57, những bị
can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hoặc bị can,
bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư cử

người chữa cho họ hoặc đề nghị ủy ban MTTQ Việt Nam hay các tổ chức thành
viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình nếu bị
can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa.
Như vậy, có thể thấy với quyền này, về mặt quy định pháp lý đã tiếp cận
rất gần đến tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về nhân quyền. Nhưng trên thực tế, việc
xét xử của tòa án vẫn còn nhiều bất cập; mặc dù quy định trong phiên tòa luật
sư, viện kiểm sát có quyền ngang nhau nhưng vẫn chưa đạt được như vậy; việc
tranh tụng tại tòa chủ yếu là luận tội, chưa tập trung đánh giá chứng cứ và sử
dụng chứng cứ theo hướng có lợi cho người phạm tội; vẫn còn tình trạng hội
đồng xét xử họp bàn chủ trương xử lý trước khi xét xử; vai trò của luật sư chưa


8

được quan tâm đúng mức, những người nghèo chưa thể tiếp cận được các dịch
vụ luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong thời gian tới, để quyền được xét xử công bằng được thực thi trong
thực tế, cần phải sửa đổi pháp luật theo hướng tăng cường tính độc lập của tòa
án, viện kiểm sát; tăng cường vai trò của luật sư, luật sư được tiếp cận hồ sơ vụ
án trong các giai đoạn quan trọng để bảo vệ quyền con người.
8. Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi ở
Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được ghi nhận tại Điều 68 Hiến
pháp, trong đó quy định: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong
nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định pháp
luật". Quy định này được tiếp tục khẳng định trong các Điều 48 BLDS và Điều
3 Luật Cư trú năm 2006. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định
158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó bãi
bỏ nhiều yêu cầu như điều kiện nhà ở, chỉ tiêu... với công dân khi đăng ký hộ
khẩu ở nơi ở mới; ban hành Quyết định 957/1997/QĐ- TTg ngày 11/11/1997
trong đó bãi bỏ thủ tục xin thị thực xuất cảnh của công dân khi ra nước ngoài.

Đã sửa đổi nhiều văn bản pháp luật để tạo thuận lợi cho công dân trong việc làm
hộ chiếu và xuất cảnh ra nước ngoài, cũng như cho người định cư ở nước ngoài
hồi hương, người nước ngoài nhập cảnh vào làm ăn, sinh sống và du lịch tại Việt
Nam, tiêu biểu là Nghị định 81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001 cho phép một số
đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở hợp
pháp ở trong nước để cư trú; Quyết định 875/QĐ-TTg ngày 21/11/1996 cho
phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương được hoàn thành mọi thủ
tục hộ khẩu và đăng ký cư trú trong thời gian 30 ngày; Quyết định
135/2007/QĐ-TTg 17/8/2007 ban hành Quy chế về miễn thị thực cho người Việt
Nam định cư ở nước ngoài.
So với Luật nhân quyền quốc tế, quy định về quyền tự do đi lại và lựa
chọn nơi ở của Việt Nam hạn chế hơn ở các khía cạnh:
Một là, Về đối tượng: Điều 12 ICCPR quy định đối tượng của quyền này
là mọi người (công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch), thể hiện ở
bốn khía cạnh: Tự do lựa chọn nơi ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; Tự do đi
lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; Tự do rời khỏi bất kỳ quốc gia nào, kể cả
nước mình, và tự do trở lại quốc gia mình. Còn pháp luật Việt Nam quy định chỉ
công dân của nước Việt Nam mới có các quyền như vậy. Rõ ràng, về phạm vi
đối tượng, Luật nhân quyền quốc tế quy định rộng hơn.
Hai là, Về các quy định hạn chế: Luật nhân quyền quốc tế các nhà nước
có thể hạn chế việc thực hiện quyền này nêu thấy cần thiết để bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, hay để bảo vệ
các quyền và tự do của người khác. Còn quy định tại điều 68 Hiến pháp quy
định "Công dân có quyển tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước
ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định pháp luật", nghĩa là điều này còn
bị hạn chế bởi các điều luật, văn bản pháp luật khác có liên quan, như vậy dẫn


9


đến tình trạng văn bản luật cấp dưới hạn chế hoặc phủ định văn bản luật cấp trên
(điều này là vi hiến).
Vì vậy, cần sửa đổi lại theo tinh thần của Luật nhân quyền quốc tế về vấn
đề này.
9. Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo
Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được ghi nhận tại Điều 51 Hiến
pháp: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo đểu bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của
các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ..."
Quy định trên của Hiến pháp được cụ thể hoá trong các Điều 47 BLDS,
Điều 13 Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992. Quyền này còn được khẳng định
trong các Điều 9 và Điều 16 Luật Giáo dục năm 2005. Điều 5 BLTTHS quy
định, tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo. Điều
129 BLHS quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004) đã quy
định rõ các thuật ngữ "cơ sở tín ngưỡng", “tổ chức tôn giáo", "cơ sở tôn giáo"...,
đồng thời có các quy định về hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và
hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; tổ chức tôn giáo và hoạt
động của tổ chức tôn giáo; tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo...
Điều 70 Hiến pháp, Điều 47 BLDS và Điều 13 Luật Tổ chức Chính phủ
năm 2002, bên cạnh quy định cấm các hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo còn quy định cấm các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đế xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác. Những hành vi bị nghiêm cấm còn được nêu cụ thể trong Điều 15 của
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 2 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP (ngày
1/3/2005).
Thực tế, vấn đề tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề rất nhạy
cảm, đây là thế lực rất mạnh, thách thức sự quản lý của chính quyền. Vì vậy, để
tránh bị các nước và các thế lực thù địch vu cáo ta vi phạm tự do tư tưởng, tín

ngưỡng tôn giáo thì chúng ta một mặt phải nội luật hóa các quy định của Luật
nhân quyền quốc tế về vấn đề tôn giáo, nhưng cũng phải tính toán đến vấn đề
quản lý của chính quyền; đồng thời phải tăng cường đối thoại với các chức sắc
tôn giáo để họ hiểu chính sách của nhà nước, tự nguyện tuân theo pháp luật với
phương châm, tốt đời, đẹp đạo, tôn giáo đồng hành với dân tộc.
II. Nhóm quyền chính trị
1. Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt
Trong pháp luật Việt Nam, Điều 69 Hiến pháp quy định: "Công dân có
quyển tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin". Điều 2 Luật
Báo chí năm 1990 (được sửa đổi, bổ sung năm 1999) quy định cá nhân công dân
có quyền đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến cá nhân


10

của mình không trái với chính sách, pháp luật của nhà nước. Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận
trên báo chí và không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế cản trở báo chí,
nhà báo hoạt động. Tuy nhiên, Luật Báo chí đổng thời quy định cấm lợi dụng tự
do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập
thể và công dân. Những hành vi bị cấm này được quy định cụ thể trong Điều 5
Nghị định 51/2002/NĐ-CP (ngày 26/04/2005).
Liên quan đến quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực xuất bản, Luật Xuất
bản (2001) quy định: Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình
thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và nhà nước không kiểm duyệt tác
phẩm trước khi xuất bản (Điều 5).
Theo BLHS, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, những hành vi lợi
dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, tập thể và công dân có thể bị truy tố theo các Điều 87 (Tội phá hoại chính
sách đoàn kết); Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt

Nam); Điều 22 (Tội vu khống); các Điều 263, 264 về tội tiết lộ bí mật nhà nước.
So với Luật nhân quyền quốc tế quy định tại Điều 19 UDHR, Điều 19 và
Điều 20 ICCPR, có thể thấy, quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của Việt Nam có
nhiều điểm hạn chế hơn:
Một là, Về phạm vi quy định: Như đã trình bày và phân tích ở trên, quy
định của pháp luật của Việt Nam về tự do ngôn luận và biểu đạt chủ yếu được
thực hiện trong lĩnh vực báo chí (báo hình, báo viết, báo nói, báo điện tử...) và
xuất bản phẩm (thực ra cũng là báo viết). Còn quy định về quyền tự do ý kiến và
biểu đạt của Luật nhân quyền quốc tế có phạm vi rộng hơn nhiều gồm: quan
điểm cá nhân; tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến,
không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in,
hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại
chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
Hai là, Về vấn đề tự do ngôn luận và biểu đạt. Tự do tư tưởng, tự do ngôn
luận, tự do báo chí là các cấp độ phát triển của tự do ý kiến và biểu đạt. Vấn đề
này ở Việt Nam bị chỉ trích rất nhiều, bị vu cáo là quản lý quá chặt và vi phạm
quyền tự do ngôn luận và biểu đạt. Nhưng thực tế, so với Mỹ, là nước được cho
rằng có quyền tự do báo chí tuyệt đối thì họ vẫn đặt ra hàng rào kỹ thuật để quản
lý quyền tự do báo chí; Hiến pháp của họ quy định "Quốc hội không được ra đạo
luật nào hạn chế quyền tự do báo chí..." nhưng trong thực tế, tinh thần của tu
chính án này được hiểu khác đi rất nhiều; Hiến pháp quy định đối với quốc hội
liên bang, còn quốc hội các bang họ vẫn đưa ra những đạo luật để hạn chế quyền
tự do báo chí; bên cạnh đó còn có những án lệ liên quan đến tự do báo chí từ thế
kỷ 19 đến nay cũng là nguồn của luật, người dân vẫn phải tuân theo. Vì vậy vấn
đề quản lý tự do báo chí là cần thiết, vì không thể có tự do tuyệt đối.
Để hoàn thiện quyền này của người dân, pháp luật cần mở rộng các quy
định về tự do ngôn luận và biểu đạt thành tự do ý kiến và biểu đạt theo quy định
của luật nhân quyền quốc tế.



11

2. Quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình
Về quyền này, trong pháp luật Việt Nam, Điều 69 Hiến pháp quy định:
"Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật".
Điều 129 BLHS quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Quyền lập hội còn được quy định chi tiết
trong Luật về quyền lập hội (năm 1957).
Điều 89 BLHS đồng thời quy định tội phá rối an ninh mà cấu thành hành
vi là kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành
công vụ, cản trờ hoạt động của cơ quan, tô chức, về khía cạnh này, Nghị định
của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 cũng quy định cụ thể về các
hành vi bị cấm nhằm bảo đảm trật tự nơi công cộng, thủ tục đăng ký tập trung
đông người ở nơi công cộng với UBND có thẩm quyền.
Thực tế, quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình là quyền rất nhạy cảm, dễ
bị lợi dụng, nó cũng thách thức sự quản lý của chính quyền, thậm chí nếu không
kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền, làm cho đất nước rối
loạn. Vấn đề này liên quan đến việc thành lập các đảng phái chính trị, lập hội
nhóm, biểu tình, đình công, bãi công. Kinh nghiệm các nước khác trên thế giới
cho thấy, khi mà vấn đề thành lập đảng phái và biểu tình gắn với tôn giáo thì vấn
đề lại càng trở lên phức tạp và nghiêm trọng gấp nhiều lần. Do vậy, một mặt
phải mở rộng quyền này của người dân, nhưng mặt khác cũng phải tính toán vấn
đề đảm bảo thực hiện của chính quyền.
3. Quyền được bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước
Quyền này trước hết được ghi nhận trong các Điều 53, 54 của Hiến pháp.
Theo Điều 54: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội,
tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi
trở lên đều có quvển bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cứ vào Quốc
hội, Hội đồng Nhân dân theo quy định của pháp luật. Điều 53 quy định: “Công
dân có quyển tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn

đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước".
Các quy định trong Hiến pháp về quyền bầu cử và ứng cử của công dân
được cụ thể hoá trong Điều 2 Luật BCĐBQH và Điều 2 Luật BCĐBHĐND.
Theo các Điểu này, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến
hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đắng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Để bảo vệ quyền bầu cử, ứng cử của công dân, BLHS có hai điều về Tội
xâm phạm quyẽn bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Điều 126), và Tội làm sai
lệch kết quả bầu cử (Điều 127).
Về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ngoài quy định nêu trên
của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam còn có nhiều quy định khác nhằm tạo điều
kiện cho công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua việc giám sát
hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước và đại biểu dân cử. Điều
112 Hiến pháp quy định Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân dân; Điều 8 Hiến pháp quy định:


12

Các cơ quan, cán bộ và viên chức nhà nước phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và
chịu sự giám sát của dân; Điều 97 Hiến pháp quy định: Nghĩa vụ của các đại
biểu quốc hội phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với quôc hội
và các cơ quan nhà nước hữu quan. Theo Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội năm
2002 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2007), đại biểu quốc hội chịu sự giám
sát của cử tri, mỗi năm một lần đại biểu phải báo cáo trước cử tri về việc thực
hiện nhiệm vụ của mình; cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc
yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ
của đại biểu. Điều 2 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung
một số điều vào các năm 2000, 2003) quy định, trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình, cán bộ, công chức nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân.
So với Luật nhân quyền quốc tế được quy định tại Điều 25 ICCPR, khuôn

khổ pháp lý về vấn đề này của Việt Nam về cơ bản là thống nhất. Nhưng trên
thực tế, vấn đề bầu cử của người dân vẫn con bất cập ở chỗ việc tiếp cận thông
tin để lựa chọn bầu ai là đại biểu cho mình còn hạn chế, người dân chỉ được tiếp
cận một cách hạn chế thông tin về nhân thân, khả năng của đại biểu, nhất là
không biết được chương trình hành động của đại biểu sau khi trúng cử ra sao, họ
phấn đấu vì mục tiêu gì. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cần sửa đổi Luật
bầu cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng minh bạch
các thông tin về đại biểu hơn.
Tóm lại, vấn đề mở rộng quyền dân sự, chính trị của người dân là rất cần
thiết, nó đảm bảo cho một nền dân chủ thực sự. Nó không đòi hỏi phải có nguồn
lực về mặt kinh tế để thực hiện mà có thể thực hiện được ngay; nó đòi hỏi nhà
nước phải tôn trọng, không can thiệp vào việc thực hiện quyền của người dân;
phải có biện pháp ngăn chặn sự vi phạm của cơ quan và nước, những chủ thể
khác và phải có biện pháp để thúc đẩy việc thực hiện các quyền này. Việc mở
rộng quyền dân sự, chính trị của người dân sẽ làm cho bầu không khí chính trị
trong nước và quốc tế cởi mở hơn, nó giải phóng tư tưởng và giải phóng các
nguồn lực trong xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đấu tranh ngăn chặn các
hoạt động lợi dụng các quyền này để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, mà xét cho cùng là xâm phạm đến quyền làm chủ và cuộc sống bình yên
của người dân.



×