Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, nhận xét và đề xuất pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.09 KB, 14 trang )

Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Luật Chứng Khoán
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Để đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành một cách an toàn,
hiệu quả, công khai, công bằng, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các
chủ thể tham gia thị trường và duy trì được sự cạnh tranh lành mạnh trên thị
trường, từ đó góp phần thúc đẩy thị trường ngày càng phát triển hơn nữa thì
mọi quan hệ phát sinh trên thị trường phải được pháp luật dự liệu hay nói
cách khác, cần có sự can thiệp của pháp luật vào hoạt động của thị trường,
nhất là các hành vi xâm hại đến quy tắc hoạt động của thị trường.
Nhận rõ được vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán đối với
nền kinh tế của đất nước, các nhà làm luật đã ban hành rất nhiều văn bản
pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và văn bản
pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng,
cũng như sửa đổi, bổ sung các văn bản cũ cho phù hợp với diễn biến của thị
trường. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực chứng khoán đã phù hợp với điều kiện thực tế chưa, chế tài đã đủ
mạnh chưa? Để làm rõ vấn đề này tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tìm
hiểu về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, nhận xét và
đề xuất pháp lý của nhóm” sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản nhất về vấn đề
này.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái quát chung về chế tài áp dụng khi xử phạt vi phạm pháp
luật chứng khoán
Thông thường trong lĩnh vực chứng khoán, pháp luật các nước thường
quy định các loại vi phạm pháp luật là: vi phạm hành chính, vi phạm dân sự
và vi phạm hình sự. Tương ứng với mỗi hành vi vi phạm và mức độ nguy
hiểm của mỗi hành vi, chủ thể thực hiện sẽ bị xử lý hành chính, xử lý dân sự
và xử lý hình sự.
Xử lý hành chính thường được áp dụng bởi cơ quan quản lý nhà nước
về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hình thức xử phạt chính thường


được quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra còn áp dụng thêm một số
hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoặc hủy bỏ giấy phép hành nghề;
thu hồi, hủy bỏ giấy phép hoạt động của công ty; yêu cầu ngừng hoặc đình
chỉ tư cách thành viên của Sở giao dịch hay Hiệp hội người giao dịch thị
trường OTC; từ chối, đình chỉ hoặc rút đơn người đăng ký làm nhà môi giới
giao dịch…
Nhóm thực hiện: 01 Lớp: KT33B
1
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Luật Chứng Khoán
Xử lý dân sự được đặt ra khi hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại
đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường và nộp
tiền phạt là trách nhiệm đồng thời khi vi phạm. Nếu tài sản không đủ để thực
hiện đồng thời hai loại trách nhiệm này thì thực hiện trách nhiệm bồi thường
dân sự trước.
Hình thức xử lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với người có hành
vi vi phạm pháp luật chứng khoán là xử lý hình sự. Mục đích của hình phạt
được áp dụng cho loại tội phạm này không chỉ nhằm trừng phạt hoặc ngăn
ngừa khả năng phạm tội hoặc tái phạm, mà quan trọng hơn là để thỏa mãn và
tạo dựng lòng tin nơi công chúng đầu tư, những người mà quyền lợi rất đông
trong số họ đã bị tổn hại do hành vi của một hoặc vài cá nhân gây nên. Do
đó, hình phạt thường có tính chất cảnh cáo, răn đe với mức độ cao hơn những
tội phạm cùng loại trong các lĩnh vực khác. Hình phạt tiền được coi là hình
phạt hiệu quả và thiết thực nhất đối với các tội phạm trong lĩnh vực này, nên
được pháp luật của hầu hết các nước coi là hình phạt chính với mức phạt rất
cao. Trong một số trường hợp có thể áp dụng hình phạt tù hoặc cả hai.
2. Quy định của pháp luật về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm
pháp luật chứng khoán
2.1. Các chế tài hành chính
Các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán đều khẳng định: tổ chức, cá nhân có

hành vi vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán phải chịu một trong
hai hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo và phạt tiền. Điều này hoàn toàn
phù hợp với quy định tại Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2.1.1. Hình thức cảnh cáo
Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khi có đủ
hai điều kiện sau: Một là, hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện
được văn bản pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và
thị trường chứng khoán quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh
cáo; Hai là, việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính về chứng khoán chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm
nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
Có thể nói, cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm. Khác với hình phạt cảnh cáo, đối tượng bị áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo không bị coi là có án tích và không bị ghi vào lý
lịch tư pháp.
2.1.2. Hình thức phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại điểm b khoản 1
Điều 6 Nghị định 85/2010/NĐ-CP. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân thực
hiện hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán nếu không thuộc trường
hợp bị xử phạt cảnh cáo thì sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Mức phạt
tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung phạt tiền đối
Nhóm thực hiện: 01 Lớp: KT33B
2
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Luật Chứng Khoán
với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm
thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền. Nếu
vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không
được tăng quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với trường hợp vi phạm
hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tùy theo tính chất, mức

độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết định
áp dụng mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức
trung bình của khung hình phạt.
2.1.3. Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất và mức độ vi
phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và
thị trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt
bổ sung sau:
1. Tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi
phạm hành chính;
2. Đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;
3. Đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh
vực chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Những hình thức xử phạt bổ sung trên không được áp dụng một cách
độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Quyết định xử
phạt không nhất thiết phải do một người có thẩm quyền quyết định áp dụng
và ghi nhận trong cùng một văn bản áp dụng hình thức xử phạt chính mà
chúng có thể do các cấp khác nhau có thẩm quyền quyết định áp dụng và cố
nhiên nó có thể được ghi nhận trong các văn bản áp dụng khác nhau.
Ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính như đã nêu
trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục
hậu quả do hành vi vi phạm gây ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Các
biện pháp này được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 85/2010/NĐ-CP
cho từng dạng hành vi vi phạm cụ thể. Ví dụ: tổ chức chào bán chứng khoán
ra công chúng có hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng
khoán ra công chúng thì có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:
phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua
chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất
tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mở

tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạt
vi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu
của nhà đầu tư (khoản 5 Điều 7 Nghị định 85/2010/NĐ-CP). Công ty đại
chúng có hành vi vi phạm quy định về hồ đăng ký công ty đại chúng thì có
thể bị áp dụng một hoặc cả hai biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1. buộc
chấp hành đúng quy định về đăng ký công ty đại chúng; 2. buộc hủy bỏ, cải
chính thông tin đối với trường hợp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng có thông
tin sai lệch (khoản 4 Điều 9 Nghị định 85/2010/NĐ-CP)…
Nhóm thực hiện: 01 Lớp: KT33B
3
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Luật Chứng Khoán
2.2. Các chế tài hình sự
Cũng giống như pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới, Bộ luật
hình sự Việt Nam quy định hai hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân thực
hiện tội phạm về chứng khoán là phạt tiền và phạt tù có thời hạn.
Đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong
hoạt động chứng khoán, Điều 181a Bộ luật hình sự quy định hai khung hình
phạt:
Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Khung tăng nặng có mức hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm được áp
dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết sau:
- Có tổ chức;
- Thu lợi bất chính lớn;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Đối với tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội
thao túng giá chứng khoán, Điều 181 b và Điều 181c Bộ luật hình sự đều quy
định hai khung hình phạt:
Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng,

phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng
cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết như trên.
Ngoài hình phạt chính, cá nhân thực hiện tội phạm về chứng khoán còn
có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung là:
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là công việc nhất định
từ 1 đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án
có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ
hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
2.3. Các chế tài dân sự
Các vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán chủ yếu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Khi bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trách nhiệm dân
sự là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do Tòa án áp dụng đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật. Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa
vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải
bồi thường thiệt hại nhằm thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi
phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.
Tuy nhiên, hiện nay, một số quy định trong luật chứng khoán không
đồng nhất với luật dân sự cần được làm rõ để tránh vi phạm. Ví dụ như: khái
niệm bảo lãnh phát hành trong luật chứng khoán với khái niệm bảo lãnh
trong luật dân sự. Theo quy định tại khoản 22 Điều 6 thì “Bảo lãnh phát hành
Nhóm thực hiện: 01 Lớp: KT33B
4
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Luật Chứng Khoán
chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát
hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một
phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số

chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ
trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng”. Như
vậy, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ có ý nghĩa là tổ chức bảo
lãnh phát hành bao tiêu chứng khoán cho tổ chức phát hành, không bao hàm
việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các nghĩa vụ đối với người đầu tư
thay cho tổ chức phát hành. Tuy nhiên, khái niệm bảo lãnh trong dân sự lại
có ý nghĩa khác. Điều 361 Bộ luật dân sự quy định: “Bảo lãnh là việc người
thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là
bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây
gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ…”.
Hay như trong quy định về hoạt động lưu ký chứng khoán, trước khi
bán chứng khoán, nhà đầu tư phải tiến hành lưu ký chứng khoán đó tại thành
viên lưu ký, sau đó thành viên lưu ký đem chứng khoán đó tái lưu ký tập
trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tạo cơ sở cho
việc chuyển nhượng thông qua ghi sổ chứng khoán. Về mặt hình thức, mối
quan hệ giữa nhà đầu tư với VSD là mối quan hệ hợp đồng gửi giữ chứng
khoán, theo đó, VSD nhận bảo quản chứng khoán cho khách hàng và thu phí
theo số lượng chứng khoán nhận bảo quản. Tuy nhiên, so với đặc điểm
truyền thống của hợp đồng gửi giữ quy định tại Bộ luật dân sự, việc gửi giữ
chứng khoán tại VSD có những điểm khác biệt. Điều 559 Bộ luật dân sự quy
định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên
gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ…”.
Còn trong trường hợp lưu ký chứng khoán tại VSD, thì VSD không có nghĩa
vụ trả lại chính chứng khoán đã được gửi giữ, mà chỉ phải trả lại các chứng
chỉ chứng khoán với các quyền giống như các chứng khoán đã được lưu ký.
Khách hàng gửi chứng khoán cũng không thể yêu cầu rút các chứng chỉ
chứng khoán giống như chứng khoán mà mình đã lưu ký.
3. Thực tiễn thực hiện và một số nhận xét

3.1. Thực tiễn áp dụng các chế tài hành chính
3.1.1. Hình thức cảnh cáo
Trong thực tiễn, hình thức cảnh cáo thường được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về báo cáo. Ví dụ: Ngày
16/06/2010, Chủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số 468/QĐ-UBCK
quyết định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với Công ty cổ phần
Chứng khoán Nam Việt theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 33 Nghị
định 36/2007/NĐ-CP, vì Công ty đã không gửi báo cáo tài chính năm 2009
tới UBCKNN trước ngày 31/3/2010, vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1
Điều 43 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 của Bộ Tài chính
Nhóm thực hiện: 01 Lớp: KT33B
5

×