Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.58 MB, 103 trang )

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
I. Tính cấp thiết của Đề tài .............................................................................1
II. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................2
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 4
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế: ..........................................................4
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 4
1.1.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ................................................. 6
1.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế ................................................................... 7
1.2 Nguồn nước.................................................................................................11
1.2.1 Đặc điểm khí tượng khí hậu .............................................................. 11
1.2.2 Nguồn nước mặt ............................................................................... 12
1.2.3 Nguồn nước ngầm............................................................................. 13
1.2.4 Các yếu tố về môi trường. ................................................................. 14
1.2.5 Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với cấp nước. ........ 15
1.3 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của Thành phố Bắc Ninh.............................. 15
1.3.1 Hiện trạng nhà máy xử lý nước Thành phố Bắc Ninh. ....................... 15
1.3.2 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước Thành phố Bắc Ninh ..... 16
1.3.3 Tình hình tổ chức quản lý và công trình cấp nước............................. 17


Học viên: Ngô Bình Minh

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THÀNH PHỐ BẮC NINH .................................................................................... 19
2.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu cấp nước sinh hoạt .....19
2.1.1 Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng. ........................................ 19
2.1.2 Định hướng phát triển không gian đô thị .......................................... 21
2.1.3 Định hướng phát triển cấp nước ....................................................... 23
2.2 Đánh giá hiện trạng nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt ...................... 24
2.2.1 Công trình thu và trạm xử lý nhà máy nước thành phố Bắc Ninh ...... 24
2.2.2 Chất lượng nước nguồn .................................................................... 27
2.2.3 Trữ lượng khai thác .......................................................................... 27
2.2.4 Công suất khai thác và chất lượng nước sau xử lý ............................ 29
2.2.5 Thực trạng thất thoát nước. .............................................................. 29
2.3 Tính toán và dự báo nhu cầu dùng nước trong tương lai của thành phố........ 30
2.3.1 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 30
2.3.2 Vùng phục vụ cấp nước..................................................................... 30
2.3.3 Dự báo dân số .................................................................................. 30
2.3.4 Tính toán nhu cầu dùng nước............................................................ 33
2.4 Giới thiệu các mô hình mô phỏng tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước....35
2.4.1 Chương trình tính toán thủy lực mạng lưới LOOP ............................ 35
2.4.2 Chương trình tính toán thủy lực EPANET ......................................... 35

2.4.3 Chương trình tính toán thủy lực Pipe flow expert.............................. 37
2.5 Lựa chọn mô hình tính toán thủy lực cho hệ thống cấp nước ....................... 38
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ BẮC NINH ............................................................. 39
3.1 Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống cấp nước hiện trạng. ................... 39
3.1.1 Mô phỏng hệ thống hiện trạng .......................................................... 39
3.1.2 Chạy mô hình mạng lưới đường ống truyền tải và phân phối ............ 42
Học viên: Ngô Bình Minh

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

3.1.3 Phân tích kết quả mô hình bằng chương trình Epanet ....................... 43
3.2 Đề xuất phương án cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước ............................. 44
3.2.1 Mô phỏng các phương án ................................................................. 44
3.2.2 Chạy mô hình .................................................................................... 46
3.2.3 Phân tích kết quả chạy chương trình Epanet ..................................... 47
3.2.4 Phân tích kinh tế các phương án. ...................................................... 49
3.3 Lựa chọn phương án cải tạo, nâng cấp hợp lý cho hệ thống cấp nước ......... 49
3.3.1 Phương án kỹ thuật về nguồn nước ................................................... 49
3.3.2 Các phương án kỹ thuật. ................................................................... 51
3.3.3 Các phương án về dây chuyền công nghệ.......................................... 51
3.3.4 Các phương án về vật liệu ống cấp nước .......................................... 54
3.3.5 Các phương án về chế độ hoạt động của hệ thống cấp nước ............. 56
3.3.6 Giải pháp kỹ thuật cụ thể cho phương án chọn ................................. 57
3.3.7 Phương án kỹ thuật về Mạng lưới cấp nước. ..................................... 58

3.4 Giải pháp quản lý vận hành ......................................................................... 60
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 62
4.1 Kết luận .......................................................................................................62
4.2 Kiến nghị.....................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 65
Phụ lục 1: Tính toán nhu cầu dùng nước hiện trạng ........................................... 65
Phụ lục 2: Tính toán nhu cầu dùng nước năm 2020 ............................................ 69
Phụ lục 3: Kết quả tính toán Epanet với hệ thống hiện trạng .............................. 74
Phụ lục 4: Kết quả tính toán Epanet năm 2020 phương án 1 .............................. 79
Phụ lục 5: Kết quả tính toán Epanet năm 2020 phương án 2 .............................. 86
Phụ lục 5: Khái toán tổng mức đầu tư theo 2 phương án ....................................93

Học viên: Ngô Bình Minh

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á.

WB


Ngân hàng thế giới.

DANIDA

Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch.

UNDP

Cơ quan phát triển liên hợp quốc.

NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
PTNT

Phát triển nông thôn.

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc.

EU

Liên minh các nước châu Âu.

MTQG

Mục tiêu quốc gia.

NSHNT

Nước sinh hoạt nông thôn.


HTCN

Hệ thống cấp nước.

UBND

Uỷ ban nhân dân.

HTX

Hợp tác xã.

WHO

Tổ chức Y tế thế giới.

NGO

Tổ chức phi chính phủ.

LHQ

Liên hiệp quốc.

GDP

Tổng thu nhập quốc nội.

XDCB


Xây dựng cơ bản.

KT – XH

Kinh tế - xã hội.

HDPE và PVC Loại nhựa tổng hợp

Học viên: Ngô Bình Minh

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê dân số các phường, xã của thành phố Bắc Ninh .......................... 6
Bảng 1.2: Dân số phân theo giới và khu vực trên địa bàn thành phố ........................... 9
Bảng 1.3: Thống kê khối lượng ống cấp nước hiện trạng.......................................... 16
Bảng 2.1: Bảng theo dõi hoạt động của các giếng khoan tháng 01/2010. .................. 24
Bảng 2.2: Bảng theo dõi hoạt động của các giếng khoan tháng 08/2010. .................. 25
Bảng 2.3: Bảng theo dõi hoạt động của các giếng khoan tháng 11/2010. .................. 25
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thô ngày 8/11/2010 ............................ 27
Bảng 2.5: Thống kê các giếng khoan khai thác......................................................... 27
Bảng 2.6: Kết quả xét nghiệm mẫu nước sau lọc khu xử lý của dây truyền I ............ 29
Bảng 2.7: Kết quả xét nghiệm mẫu nước sau lọc khu xử lý của dây truyền II . ...... 29
Bảng 2.8: Thống kê tỷ lệ thất thoát nước giai đoạn 2005 ÷ 2010. ............................. 29

Bảng 2.9: Dự báo dân số thành phố đến năm 2020 ................................................... 31
Bảng 2.10: Dự báo dân số được cấp nước đến năm 2020 ......................................... 32
Bảng 2.11: Dự báo nhu cầu dùng nước năm 2020 .................................................... 33
Bảng 3.1: Thống kê khối lượng ống cấp nước hiện trạng.......................................... 40
Bảng 3.2: Dân số được dùng nước sạch của thành phố ............................................ 41
Bảng 3.3: So sánh lựa chọn nguồn nước thô ............................................................. 44
Bảng 3.4: Các thông số thiết kế ................................................................................ 49
Bảng 3.5: Kết quả lấy mẫu nước tại thôn Đầu Hàn ................................................... 52
Bảng 3.6: So sánh lựa chọn phương án xử lý nước ................................................... 54
Bảng 3.7: So sánh lựa chọn phương án chế độ của hệ thống cấp nước...................... 56
Bảng 3.8: So sánh lựa chọn phương án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước ......... 59
Bảng PL 1.1: Bảng phân phối lưu lượng dọc đường ................................................. 65
Bảng PL 1.2: Bảng thống kê lưu lượng nút. ............................................................. 68
Học viên: Ngô Bình Minh

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Bảng PL 2.1: Bảng phân phối lưu lượng dọc đường ................................................. 69
Bảng PL 2.2: Bảng thống kê lưu lượng nút .............................................................. 73
Bảng PL 3.1: Bảng thống kê kết quả tại các nút ....................................................... 74
Bảng PL 3.2: Bảng thống kê kết quả các tuyến ống .................................................. 76
Bảng PL 4.1: Bảng thống kê kết quả tại các nút phương án 1 ................................... 79
Bảng PL 4.2: Bảng thống kê kết quả các tuyến ống phương án 1 ............................. 82
Bảng PL 5.1: Bảng thống kê kết quả tại các nút phương án 1 ................................... 86
Bảng PL 5.2: Bảng thống kê kết quả các tuyến ống phương án 2 ............................. 89

Bảng PL 5.1: Khái toán tổng mức đầu tư phương án 1 ............................................. 93
Bảng PL 5.2: Khái toán tổng mức đầu tư phương án 2 ............................................. 95

Học viên: Ngô Bình Minh

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí thành phố Bắc Ninh trên bản đồ tỉnh Bắc Ninh .................................. 5
Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm GDP theo các ngành năm 2009 ................... 7
Hình 1.3: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ........ 8
Hình 1.4: Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm 2007-2009 (%) .................. 10
Hình 2.1: Biểu đồ chế độ hoạt động và lưu lượng các giếng khai thác (mùa mưa). ... 28
Hình 2.2: Biểu đồ chế độ hoạt động và lưu lượng các giếng khai thác (mùa khô). .... 28
Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 1 ................................................ 53
Hình 3.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 2 ................................................ 53

Học viên: Ngô Bình Minh

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài
Hiện nay, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt đang là vấn đề cần được giải quyết và
rất quan tâm trên thế giới. Các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo thế kỷ 21 loài
người sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa thiên nhiên, đặc biệt là phải đối mặt với
hiểm họa thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.
Nước sạch và vệ sinh môi trường đô thị là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng của
Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý
nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại hình
văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cụ thể là Chiến lược
phát triển cấp nước, thoát nước đô thị Việt nam được thể hiện qua các văn bản (i) Định
hướng phát triển cấp nước đô thị Việt nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2050 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009,
và (ii) Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2050
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11
năm 2009.
Tỉnh Bắc Ninh với tâm điểm là Thành phố Bắc Ninh cách thành phố Hà Nội 30km,
là một trong những trung tâm phát triển lớn của nền kinh tế cả nước và là một cực trong
tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trên trục hành lang Quốc
lộ 1 qua tỉnh Bắc Ninh hàng loạt các khu công nghiệp tập trung đã và đang được các nhà
đầu tư quan tâm. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu và môi trường đầu
tư, trục Quốc lộ 1 nối liền Hà Nội – Lạng Sơn trở thành một trục kinh tế năng động có
tốc độ phát triển kinh tế cao.
Trước năm 1997 thành phố Bắc Ninh chưa có hệ thống cấp nước tập trung, các khu
dân cư, khu đô thị cũng như các xí nghiệp công nghiệp, tất cả đều dùng nước giếng khơi
(mạch nông) và giếng UNICEF với chiều sâu 15 ÷ 18m.
Trong những năm gần đây thành phố Bắc Ninh đã phát triển không ngừng nhiều
khu đô thị mới, khu công nghiệp... đã được đầu tư xây dựng. Đặc biệt theo Nghị quyết
số 60/2006/NQ-HĐND 16 ngày 07/11/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã

nhất trí thông qua việc mở rộng địa giới thành phố Bắc Ninh, theo đó mở rộng địa giới
hành chính thành phố Bắc Ninh thêm 9 xã lên 19 đơn vị hành chính.
Theo bản điều chỉnh Quy hoạch phát triển chung thành phố Bắc Ninh tới năm 2020,
dân số Bắc Ninh sẽ lên tới con số 167.905 người năm 2015 và 178.224 năm 2020. Sự

Học viên: Ngô Bình Minh

1

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

đô thị hoá khu vực ngoại thành diễn ra rất nhanh, chủ yếu do chính sách của thành phố
để cải thiện mức sống của các khu dân cư. Trong thời gian gần đây thành phố Bắc Ninh
đã triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới, khu dân cư theo tiêu chuẩn hiện đại và các
khu công nghiệp. Tốc độ xây dựng là rất lớn, do đó vấn đề nước sạch trở thành sức ép
ở Bắc Ninh. Cho tới nay, nhu cầu nước sạch chỉ đáp ứng 70%-80% cho các phường
trung tâm, tại một số phường như Hạp Lĩnh, Vạn An và Vân Dương chỉ đáp ứng 2040%. Thiếu nước sinh hoạt ở khu vực ngoại thành còn nghiêm trọng hơn, chỉ từ 10-30%
có nước sạch. Tình trạng cấp nước ở thành phố Bắc Ninh rõ ràng đang là một vấn đề
cấp thiết.
Theo Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Quy hoạch chung thành phố
Bắc Ninh giai đoạn tới năm 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030, nguồn nước
thô cấp cho Bắc Ninh bao gồm cả nước ngầm và nước mặt. Theo quy hoạch chung được
phê duyệt, nhu cầu dùng nước của thành phố Bắc Ninh, năm 2015 là 30.000m3/ngày,
thiếu khoảng 10.000m3/ ngày so với khả năng cấp nước hiện tại và năm 2020 sẽ là
40.000m3/ ngày thiếu khoảng 10.000m3/ngày so với năm 2015.

Vì vậy “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ
thống cấp nước thành phố Bắc Ninh" là hết sức cần thiết. Với kết quả của đề tài, chúng
ta sẽ có biện pháp, kế hoạch cụ thể cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước thành
phố Bắc Ninh.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố Bắc
Ninh;
- Nghiên cứu và dự báo nhu cầu nước của thành phố Bắc Ninh trong tương lai;
- Đề xuất các giải pháp cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố Bắc Ninh;
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước thành phố Bắc Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Bắc Ninh và các xã phụ cận
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Học viên: Ngô Bình Minh

2

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

- Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và
trên thế giới;
- Tiếp cận có sự tham gia của những người hưởng lợi trong các dự án cấp nước

sinh hoạt;
- Tiếp cận theo Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt nam đến 2025 và tầm
nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1930/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 11 năm 2009;
- Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của
các công trình cấp nước sinh hoạt trong tỉnh;
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: tính toán, đánh giá nhu cầu nước sinh hoạt;
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu;
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống
- Phương pháp mô hình thủy lực
- Phương pháp chuyên gia;

Học viên: Ngô Bình Minh

3

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế:

1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là tỉnh thuộc khu vực phía Bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp
giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đông Bắc
của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Đông Bắc. Tọa độ: 21°00'-21°05'
Bắc, 105°45'-106°15' Đông.
Địa giới hành chính của tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội;
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh;
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội.
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Dân
số 153,390 người, diện tích tự nhiên 82,61 km2. Thành phố gồm 19 đơn vị hành chính
như sau:
- 13 phường bao gồm: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá,
Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường, Vân Dương, Vạn An và Hạp Lĩnh.
- 6 xã bao gồm: Hòa Long, Phong Khê, Khúc Xuyên, Kim Chân, Nam Sơn, Khắc
Niệm.
Vị trí địa lý của thành phố Bắc Ninh:
- Phía Bắc giáp huyện Việt Yên ( tỉnh Bắc Giang);
- Phía Nam giáp huyện Tiên Du;
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
- Phía Tây giáp huyện Yên Phong.

Học viên: Ngô Bình Minh

4

Lớp: CH19CTN



Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Hình 1.1: Vị trí thành phố Bắc Ninh trên bản đồ tỉnh Bắc Ninh

Học viên: Ngô Bình Minh

5

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Khu vực nghiên cứu bao gồm thành phố Bắc Ninh và các xã phụ cận bao gồm các
địa danh như sau.
Bảng 1.1: Thống kê dân số các phường, xã của thành phố Bắc Ninh
Khu vực

KV I

TT

Tên phường - xã

Dân số


Tổng số hộ

1

Phường Đáp cầu

7.933

2.340

2

Phường Thị cầu

12.526

3.092

3

Phường Tiền An

6.554

1.836

4

Phường Ninh Xá


8.591

2.311

5

Phường Vệ An

6.234

1.279

6

Phường Đại Phúc

14.554

4.102

7

Phường Kinh Bắc

8.213

1.730

8


Phường Võ Cường

15.436

4.215

9

PhườngVũ Ninh

10.968

3.092

10

Phường Suối Hoa

5.638

1.323

11

Phường Vạn An

6.818

1.681


103.465

27.001

Cộng
1

Xã Kim Chân

4.786

1.283

2

Phường Hạp Lĩnh

6.415

1.810

3

Xã Khắc Niệm

9.709

2.314

4


Xã Phong Khê

9.562

2.117

5

Xã Hoà Long

10.675

2.632

6

Xã Khúc Xuyên

3.404

989

44.551

11.145

KV II

Cộng

1

Phường Vân Dương

8.180

1482

2

Xã Nam Sơn

9.069

2.322

Cộng

17.249

3.804

Cộng I+II+III

165.265

41.950

KV III


1.1.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam
và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông
Học viên: Ngô Bình Minh

6

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng có
độ cao phổ biến từ 3 - 7 m so với mặt nước biển. Diện tích đồi núi chiểm tỉ lệ nhỏ
(0,53%) so với tổng diện tích chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.
1.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế
a. Điều kiện kinh tế
Thành phố Bắc Ninh là thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế cao với tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao và liên tục trong nhiều năm, GDP năm 2009 ước đạt 12,87%/năm.
Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ chiếm ưu
thế, khẳng định thế mạnh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của
thành phố nói riêng và toàn tỉnh Bắc Ninh nói chung.
Theo “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009,
phương hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2010” cho thấy cơ
cấu kinh tế GDP (theo giá hiện hành) của Thành phố Bắc Ninh năm 2009 theo các thành
phần kinh tế như sau: khu vực công nghiệp-xây dựng 5,1%; khu vực thương mại-dịch
vụ 43,9%; nông nghiệp 5,1%.


Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm GDP theo các ngành năm 2009
 Thương mại – dịch vụ.
Ngành thương mại – dịch vụ tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong phát triển
kinh tế của thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
và doanh thu dịch vụ ước 4.215 tỷ đồng đạt 103,03% kế hoạch, tăng 26% so cùng kỳ
năm 2008.
 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Học viên: Ngô Bình Minh

7

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN trên địa bàn thành phố ước đạt 5.738,9 tỷ
đồng, đạt 96,87 % kế hoạch, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó:
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.532,1 tỷ đồng, tăng 20,4 %
so với năm 2008.
- Khu vực sản xuất công nghiệp nhà nước là 531,8 tỷ đồng giảm 22,1%.
- Giá trị sản xuất đầu tư trực tiếp nước ngoài là 2.675,1 tỷ, giảm 2,8% so với năm
2008.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng trưởng qua các năm 2005
– 2009 (theo giá cố định năm 1994) được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 1.3: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bắc Ninh năm 2008)

 Nông nghiệp – nông thôn
Theo “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009,
phương hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2010”, giá trị sản
xuất nông nghiệp năm 2009 ước đạt 214,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) đạt
100,3% kế hoạch, tăng 0,3 % so với cùng kỳ năm 2008.
b. Tình hình phát triển văn hóa – xã hội
 Dân số

Học viên: Ngô Bình Minh

8

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Theo Niên giám thống kê thành phố Bắc Ninh năm 2008, dân số toàn thành phố Bắc
Ninh năm 2008 là 153.390 người, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 của thành
phố là 1,15%, ước tính dân số năm 2009 của thành phố là 155.149 người, mật độ dân số
trung bình của thành phố năm 2008 là 1.857 người/km2.
Dân số trung bình của thành phố Bắc Ninh phân theo giới tính và phân theo thành
thị, nông thôn (Niên giám thống kê thành phố Bắc Ninh năm 2008) theo bảng sau:
Bảng 1.2: Dân số phân theo giới và khu vực trên địa bàn thành phố
Phân theo giới tính
Năm

Tổng

số

Nam

Phân theo khu vực

Nữ

Thành thị

Nông thôn

Người

%

Người

%

Người

%

Người

%

2004


142745

68345

47,9

74400

52,1

69426

48,6

73319

51,4

2005

146294

69790

47,7

76504

52,3


71927

49,2

74367

50,8

2006

149215

71218

47,7

77997

52,3

72938

48,9

76277

51,1

2007


151550

73112

48,2

78438

51,8

89171

58,8

62379

41,2

2008

153390

74500

49,2

78885

52,1


91541

60,4

61844

40,8

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bắc Ninh năm 2008)
 Lao động và việc làm
Tình hình phát triển lao động và việc làm trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh năm
2009 phát triển rất khả quan, đã giải quyết việc làm cho 5021 lao động, đạt 100,4% kế
hoạch của năm.
Nhìn chung, lực lượng lao động của thành phố Bắc Ninh khá dồi dào và trình độ lao
động khá cao, tuy nhiên số người trong tuổi lao động đang trong tình trạng thiếu việc
làm, làm thời vụ hoặc thất nghiệp còn nhiều và phần lớn trong số đó thuộc khu vực ngoại
thị.
 Các vấn đề về nghèo đói
Theo Niên giám thống kê thành phố Bắc Ninh năm 2008, số hộ nghèo năm 2008
của thành phố là 1469 hộ (chiếm 3,83% so với tổng số 38.329 hộ). Năm 2009, tỷ lệ hộ
nghèo của thành phố giảm còn 3,24% (theo chuẩn nghèo mới quy định tại Quyết định
số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều
chỉnh chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010). Báo cáo “kết quả thực hiện nhiệm

Học viên: Ngô Bình Minh

9

Lớp: CH19CTN



Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội năm 2010”.

Hình 1.4: Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm 2007-2009 (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bắc Ninh năm 2008)
 Văn hóa
Văn hoá- xã hội cũng có nhiều chuyển biến tiến bộ, phong trào xây dựng gia đình
văn hoá, làng, khu phố văn hoá năm 2009 đã đạt được kết quả tích cực so với năm 2008;
phong trào GD-ĐT được UBND tỉnh, Sở GD-ĐT đánh giá cao và tặng cờ thi đua đơn
vị xuất sắc dẫn đầu phong trào GD-ĐT năm 2009, nhiều đơn vị, trường học thành phố
được Đảng, Nhà nước và ngành tặng thưởng các danh hiệu cao quý. Trong năm thành
phố tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng thành phố Bắc Ninh, đón
nhận Huân chương Độc lập hạng 3 và Đại hội TDTT thanh phố lần thứ VI năm 2009.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động
văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn. Tích cực tham gia với các ngành của
tỉnh trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Dân ca quan họ là di sản
văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
 Giáo dục
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” gắn với các cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện chủ đề năm học: “Đổi mới quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục”.
Quy mô các ngành học, bậc học phát triển và mở rộng. Mầm non: 24 trường, trong
đó mẫu giáo có 6825 học sinh, Nhà trẻ là 3291 cháu. Tiểu học: 22 trường với 11.272


Học viên: Ngô Bình Minh

10

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

học sinh; THCS: 19 trường với 9274 học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng
lên theo hướng thực chất và được Sở Giáo dục - Đào tạo đánh giá là đơn vị mạnh về
chất lượng giáo dục ở tất cả các ngành học, bậc học. Về chất lượng văn hoá cả Tiểu học
và THCS đều có chuyển biến tích cực.
 Y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình
Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở thành phố và các cơ sở, kịp thời triển
khai công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1), dịch tiêu chảy cấp và dịch bệnh mùa hè.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên địa bàn thành phố có 1319 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh lương thực, thực
phẩm, nhà hàng ăn uống, giải khát... Trong năm đã tiến hành kiểm tra 178 cơ sở. Nhìn
chung các cơ sở thực hiện nghiêm túc, bên cạnh đó còn một số cơ sở vi phạm đã bị xử
lý theo quy định.
1.2 Nguồn nước
1.2.1 Đặc điểm khí tượng khí hậu
Thành phố Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, khí hậu á nhiệt
đới, gió mùa. Thời tiết nóng, độ ẩm cao, phân chia bốn mùa không rõ rệt.
- Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết mát mẻ, với đặc trưng các đợt gió mùa
đông bắc xen kẽ kèm theo mưa phùn.
- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7, thời tiết nóng nắng kèm các đợt mưa rào theo gió

mùa đông nam.
- Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, thời tiết mát mẻ và mưa nhiều.
- Mùa đông từ tháng 11 - tháng 1 năm sau, gió mùa đông bắc chủ đạo, thời tiết
lạnh, khô hanh.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7).
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1).
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình: 83%, độ ẩm thấp nhất tuyệt đối:
16%.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 – 1600 mm nhưng
phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm
Học viên: Ngô Bình Minh

11

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20%
tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều
giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.
Gió: Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió
mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông
Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào

1.2.2 Nguồn nước mặt
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình
1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông
Thái Bình.
+ Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình
quân 31,6 tỷ m³. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64 m, cao hơn so với
mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình
cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
+ Sông Cầu: Bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo (đỉnh cao 1.326 m), chạy qua Chợ
Đồng Bắc Cạn, Chợ mới, Thái Nguyên tới Phả Lại, tổng chiều dài sông Cầu : 290 km
với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km. Lòng sông mùa khô rộng 60 – 80 m, mùa
mưa rộng 100 – 120 m.
-

Mực nước sông Cầu:
Trung bình 5,62m

-

Cao nhất

7,84m (1971)

Thấp nhất

-0,2m (1963)

Lưu lượng:
Trung bình năm: Qtb = 51,1 m3/s.
Lớn nhất năm:


QMax = 3490 m3/s.

Nhỏ nhất:

QMin = 4,30 m3/s.

+ Sông Thái Bình: Thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn
chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi
trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa
lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong

Học viên: Ngô Bình Minh

12

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông
Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát
Khê là 5000 m3/s.
+ Sông Ngũ Huyện Khê: Đây là một nhánh của sông Cầu, nối sông Cầu với sông
Đuống. Đoạn chảy qua thành phố có lưu lượng rất nhỏ, chất lượng xấu, lòng sông rất
bé.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Dân, sông

Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi..., tuy nhiên các sông này có chất
lượng xấu và đặc biệt là lưu lượng rất nhỏ, không thể làm nguồn cung cấp nước cho dự
án được.
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Tổng lưu lượng nước mặt của Bắc
Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176
tỷ m³ được đánh giá là khá dồi dào.
1.2.3 Nguồn nước ngầm
Đoàn Địa chất 58 - liên đoàn II địa chất thuỷ văn đã tiến hành thăm dò sơ bộ nước
dưới đất vùng Bắc Ninh, diện tích 253km2, thời gian từ tháng 1/1983  12/1985 với
khối lượng khoan 65 lỗ khoan có tổng chiều đài sâu 2827m, bơm thí nghiệm 58 lỗ khoan
với bơm thí nghiệm 3 chùm 833, 857 và 850. Tài liệu thu thập được đảm bảo dộ tin cậy
để lập báo cáo tính trữ lượng khai thác nước dưới đất “Vùng Bắc Ninh” được phân chia
6 đơn vị địa chất thuỷ văn trong dó tầng chứa nước trong cuội, sạn sỏi, aluvi thuộc trầm
tích thứ tự là đối tượng cung cấp nước duy nhất cho đồng bằng Bắc bộ nói chung, vùng
Bắc Ninh nói riêng, chiều dày tầng trung bình 10-25m, là tầng chứa nước có áp. Tầng
chứa nước khá phong phú, tỷ lưu lượng 3,5-10,61/s.m có khi đạt 13,941/s.m. Độ dẫn áp
(a) thay đổi từ 104 đến 1,07.105m2/ng. Tầng có quan hệ thử lực của sông Câu, chịu ảnh
hưởng sự dao động của nước sông. Nước dưới đất cung cấp cho sông vào mùa khô, mùa
mưa, nước sông lại cung cấp trở lại cho tầng chứa nước Q4. Nhìn chung, có thể phân
chia thuỷ văn vùng Bắc Ninh thành khu vực sau:
- Khu vực ven sông gần Đáp Câu phía Tây đường Quốc lộ 1A: Đây là khu vực có
trữ lượng nước dưới đất lớn nhất cung cấp cho thành phố, lưu lượng các giếng khoan
đạt từ 9,6 đến 14,71 l/s (830 – 1300 m 3/ngđ) các chỉ số về độ khoáng hoá, vi sinh và các
nguyên tố độc hại có trong nước đạt tiêu chuẩn.
- Khu vực ven sông Đáp Câu phía Đông Nam đường quốc lộ 1A với nhiều giếng
khoan trong khu vực cho thấy lưu lượng giếng khá cao có giếng đạt 27,68l/s (2200
Học viên: Ngô Bình Minh

13


Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

m3/ngđ) (LK 833). Tuy nhiên để có thể chính thức khai thác cung cấp cho nhu cầu sinh
hoạt cần phải khảo sát cụ thể và đánh giá toàn diện hơn về chất lượng.
- Khu vực dọc đường 18 đi Phả Lại: Đặc trưng bởi chùm LK 850 cho thấy lưu
lượng khá lớn q = 25,31 l/s (2100m 3/ngđ). Khu vực này cần kháo sát kỹ hơn về chất
lượng trước khi khai thác chính thức.
- Khu vực thành phố: Một số các lỗ khoan 872 (Xuân Đông 816 (Đông Phong),
818 (đường đi Đa Phúc) cho thấy lưu lượng nghèo đạt 0,14  2,61l/s (10  200m 3/ngđ)
1.2.4 Các yếu tố về môi trường.
Việc thu gom và xử lý chất thải rắn không đúng quy cách sẽ tác động rất lớn đến
môi trường nước khu vực. Quá trình thải rác vào đường thoát nước và phân huỷ rác thải
sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm BOD trong nguồn nước mặt. Việc thu gom rác thải được
thực hiện thông qua các thùng thu gom đặt tại các khu phố. Khối lượng rác sinh hoạt thu
gom được trong ngày từ 140  150 m3, khối lượng rác thải công nghiệp, rác thải công
nghiệp nguy hại : 2530 m3/ngày, rác thải Y tế : 14 m 3/ngày.
Ngoài vấn đề ô nhiễm không khí do quá trình giao thông, các hoạt động ở khu vực
ven bờ sông Cầu tại đường Như Nguyệt (phường Đáp Cầu) có thể được coi là nơi không
khí bị ô nhiễm nặng nề nhất của thành phố Bắc Ninh, vì các hoạt động chuyên chở, bốc
xếp hàng hoá của tàu, thuyền từ sông Cầu lên bờ. Bên cạnh đó, một số xí nghiệp và
nhiều cơ sở sản xuất vôi của các gia đình hoạt động với công suất cao làm cho không
khí cả vùng bị ô nhiễm khá nặng. Tại đây không lúc nào thoát khỏi khói bụi mù mịt bởi
cát, bụi than... Vấn đề ô nhiễm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời sống
nhân dân quanh khu vực.

Trước đây, hệ thống ao hồ của thành phố rất lớn, sinh thái về môi trường nước mặt
được cân bằng. Nhưng những năm qua do sự phát triển của xã hội, quá trình đô thị hoá
diễn ra ngày càng nhanh, nên nhiều ao hồ đã bị lấp đi giành chỗ phục vụ cho công trình
xây dựng. Hệ thống hồ sinh thái với chức năng chứa nước mưa và điều hoà sinh thái khí
hậu tiểu vùng ngày càng bị thu hẹp dần. Quá trình đô thị hoá làm cho lượng dân cư dồn
về thành phố ngày càng đông, càng làm phát sinh nhiều chất thải. Thành phố Bắc Ninh
hiện tại có lưu lượng rác thải khoảng hơn 250m3/ngày (chiếm gần 50% tổng lượng rác
thải toàn tỉnh), nhưng thực tế thu gom không được hết tất cả. Hàng ngày, Công ty TNHH
Nhà nước Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh thu gom, vận
chuyển về khu vực chôn lấp. Quy trình xử lý mà công ty đang áp dụng bằng cách đổ rác
xuống ô chôn lấp sau đó phun chế phẩm EM, rắc vôi bột và san lấp thông thường. Khu
vực này không còn phù hợp cho phương án mở rộng thành phố Bắc Ninh vì khoảng cách
Học viên: Ngô Bình Minh

14

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

quá gần đô thị, mặt khác ở đầu hướng gió Đông Nam, hướng gió chủ đạo thổi vào trung
tâm đô thị. Thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
Công ty đang tiến hành các bước chuyển ra khu vực chôn lấp mới.
1.2.5 Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với cấp nước.
Trước năm 1997 thành phố Bắc Ninh chưa có hệ thống cấp nước tập trung, các khu
dân cư, khu đô thị cũng như các xí nghiệp công nghiệp, tất cả đều dùng nước giếng khơi
(mạch nông) và giếng UNICEF với chiều sâu 15 ÷ 18m.

Nhu cầu dùng nước của thành phố Bắc Ninh đến năm 2015 là 30.000 (m3/ngđ), đến
năm 2020 là 40.000 (m3/ngđ). Hiện tại thành phố Bắc Ninh đã có nhà máy nước với
công suất thiết kế 20.000 (m3/ngđ).
Đến năm 2020 lượng nước cấp cho thành phố Bắc Ninh sẽ thiếu 20.000 (m3/ngđ).
Do vậy việc đầu tư xây dựng một nhà máy cấp nước mới đảm bảo nhu cầu dùng nước
cho thành phố là hoàn toàn hợp lý.
Qua các đánh giá nguồn nước mặt nêu trên nguồn nước sông Cầu có tính khả thi
nhất và sẽ được lựa chọn làm nguồn nước mặt để so sánh với nguồn nước ngầm trước
khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng nguồn cấp nước thô cho dự án. Theo quy định, để có
thể là nguồn nước thô của dự án cấp nước thì nước sông Cầu phải đáp ứng Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.
1.3 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của Thành phố Bắc Ninh.
1.3.1 Hiện trạng nhà máy xử lý nước Thành phố Bắc Ninh.
a. Nguồn nước
Hiện nay, toàn bộ các trạm xử lý, nhà máy nước của thành phố Bắc Ninh đã và đang
sử dụng nguồn nước ngầm được khai thác trên địa bàn của thành phố. Chất lượng nước
ngầm tại Bắc Ninh được đánh giá là rất tốt nhưng trữ lượng do bị khai thác nhiều nên
đã có dấu hiệu suy giảm.
Các giếng khoan của thành phố Bắc Ninh được xây dựng và khai thác thành hai giai
đoạn:
- Giai đoạn 1 vào năm 1998: Khoan 8 giếng khai thác mỗi giếng công suất Q = 80
(m3/ngđ) có độ sâu từ 25-31 m (trong đó 6 giếng làm việc và 2 giếng dự phòng)
- Giai đoạn 2 vào năm 2004: Khoan 5 giếng khai thác mỗi giếng công suất Q = 80
(m /ngđ) có độ sâu từ 24-34 m. Lắp đặt tại mỗi giếng 01 bơm chìm có thông số Q = 80
(m3/ngđ), H=80m
3

Học viên: Ngô Bình Minh

15


Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

b. Tuyến ống nước thô
Tuyến ống nước thô bao gồm các tuyến ống nối giếng có đường kính từ DN200DN250 (mm) và tuyến ống chính DN450, dài L = 3,6 km.
c. Nhà máy xử lý nước
Hiện tại thành phố Bắc Ninh có một nhà máy nước sạch tập trung xây dựng tại dốc
Pháo Thủ sử dụng nước ngầm. Nhà máy nước sạch được xây dựng trong giai đoạn 1
năm 1998 với công suất 11.000 (m3/ngđ) và được nâng cấp cải tạo vào năm 2004 nâng
công suất cấp nước lên 20.000 (m 3/ngđ).
Dây chuyền công nghệ của nhà máy nước Bắc Ninh tại dốc Pháo Thủ như sau:
Nước thô  Tháp làm thoáng cao tải  Bể điều hòa  Bể lắng đứng kết hợp ngăn
phản ứng xoáy  Bể lọc nhanh trọng lực  Khử trùng  Bể chứa  Trạm bơm nước
sạch  Đài nước Mạng lưới đường ống.
Hiện nay, các công trình trong trạm xử lý nước sạch đã và đang hoạt động tốt và có
hiệu quả. Hệ thống xả bùn rửa lọc đã được bổ sung xây dựng nhằm đảm bảo vệ sinh môi
trường và tiết kiệm chi phí quản lý vận hành hàng năm.
1.3.2 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước Thành phố Bắc Ninh
Mạng lưới đường ống cấp nước thành phố Bắc Ninh được đầu tư qua nhiều thời kỳ
khác nhau và cho đến nay đã phủ kín được cơ bản các khu vực trung tâm thành phố Bắc
Ninh. Mạng lưới đường ống cấp nước truyền tải được đầu tư xây dựng chủ yếu là ống
gang cầu. Bên cạnh đó mạng lưới cấp nước phân phối và dịch vụ được đầu tư xây dựng
bằng ống uPVC và HDPE.
Bảng 1.3: Thống kê khối lượng ống cấp nước hiện trạng
STT


Đường kính – Quy cách

Đơn vị

Khối lượng

1

Ống PVC D200

M

3.521

2

Ống PVC D150

M

7.869

3

Ống PVC D100

m

7.796


4

Ống PVC D110

M

10.839

5

Ống PVC D90

M

10.715

6

Ống PVC D80

M

16.628

6

Ống PE D90

M


1.573

7

Ống gang D500

M

507

Học viên: Ngô Bình Minh

16

Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

8

Ống gang D450

M

936


9

Ống gang D375

M

2.185

10

Ống gang D300

M

1.143

11

Ống gang D250

M

1.421

12

Ống gang D200

M


1.926

13

Ống gang D150

M

2.189

14

Ống thép D100

M

597

15

Ống dịch vụ

M

203.503

16

Tổng cộng


M

256.720

Như vậy, qua việc đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước của thành phố Bắc Ninh
nêu trên, cho thấy:
Về chất lượng: Có thể nói, chất lượng hệ thống cấp nước hiện trạng của thành phố
Bắc Ninh là rất tốt, từ công trình nguồn, tuyến ống nước thô, các công trình xử lý, mạng
lưới đường ống phân phối/truyền tải/dịch vụ, các điểm đấu nối hộ gia đình, .. đảm bảo
tiêu chuẩn, đang hoạt động tốt.
Về phạm vi phục vụ: Qua bảng 3 nêu trên cho thấy, phạm vi phục vụ của hệ thống
cấp nước thành phố Bắc Ninh chưa đầy đủ, ví dụ như: xã Nam Sơn, phường Vân Dương
vẫn chưa được dùng nước sạch. Tỷ lệ dùng nước sạch tại các phường Hạp Lĩnh, Vạn
An, xã Kim Chân, Phong Khê đều khá thấp (<50%). Tỷ lệ cấp nước cho toàn thành phố
chỉ đạt 66,6%, đây là một tỷ lệ còn thấp và khiêm tốn so với nhu cầu rất lớn của người
dân thành phố Bắc Ninh.
Về công suất: Hiện nay công suất của hệ thống cấp nước thành phố là 20.000 m3/ngđ
chưa đảm bảo cấp nước cho tất cả các phường xã của thành phố Bắc Ninh. Bên cạnh đó
cùng với nhu cầu dùng nước ngày càng tăng cao của người dân, rõ ràng trong thời gian
tới bắt buộc phải mở rộng, nâng công suất cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố
Bắc Ninh lên nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Do vậy cần thiết phải đầu tư xây dựng thêm nhà máy nước sạch nhằm đảm bảo nhu
cầu dùng nước của thành phố.
1.3.3 Tình hình tổ chức quản lý và công trình cấp nước.
Được thành lập từ năm 1997, với chức năng, nhiệm vụ: sản xuất và kinh doanh nước
sạch; xây dựng các công trình điện đến 35 KV; xây dựng các công trình hạ tầng đô thị
và nông thôn; vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh..., Công
Học viên: Ngô Bình Minh

17


Lớp: CH19CTN


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Cấp thoát nước

ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh đã có những đóng góp không nhỏ
vào sự phát triển chung của tỉnh, nhất là trong việc cung cấp nước sạch sinh hoạt cho
nhân dân. Năm 2007, Công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên cấp
thoát nước Bắc Ninh, đây sẽ là thời cơ để công ty phát triển lên tầm cao hơn.
Trong lĩnh vực quản lý hệ thống cấp nước, Công ty được UBND tỉnh Bắc Ninh giao
trách nhiệm quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn của toàn tỉnh. Trách nhiệm của công
ty bao gồm nhưng không hạn chế các việc như:
- Xây dựng hệ thống cấp nước cho các thị trấn, thành phố trong tỉnh
- Vận hành, bảo dưỡng các công trình trong hệ thống cấp nước
- Tổ chức sản xuất kinh doanh: ghi thu tiền nước hàng thàng, chi phí sản xuất, tính
toán giá nước,...
- Phát triển hệ thống cấp nước nhằm đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân
trong hiện tại và trong tương lai.
- Hoạt động dưới hình thức một doanh nghiệp nhà nước có hạch toán.
- Và các chức năng, nhiệm vụ khác được giao...

Học viên: Ngô Bình Minh

18

Lớp: CH19CTN



×