Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH MTV 27 tổng cục CNQPgiai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 58 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

DƯƠNG VĂN QUẾ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 27TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH


HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 27- TỔNG
CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020

Người thực hiện: DƯƠNG VĂN QUẾ
Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị- Hành chính Thái Nguyên K6
Chức vụ: Phó giám đốc
Đơn vị công tác: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 27
- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.


HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy giáo, cô giáo Học viện Chính trị khu vực I- Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh và của các đồng nghiệp tại Công ty TNHH MTV 27- Tổng cục
Công nghiệp quốc phòng.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Giảng viên cố vấn và theo dõi thực
hiện đề án, đã luôn trao đổi và định hướng để tôi hoàn thành đề án đảm bảo nội
dung và tiến độ theo qui định. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các Thầycô giáo của Học viện Chính trị khu vực I và Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV
27- Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành khóa học và thực hiện đề án tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song với thời gian và kinh nghiệm làm đề án
của bản thân chưa nhiều nên chăc s chắn nội dung đề án còn có những khiếm
khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các Thầy- cô
giáo để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Dương Văn Quế


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CBCNV

Nội dung đầy đủ
Cán bộ công nhân viên


CBKT
CNC
CNH, HĐH

Cán bộ kỹ thuật
Computer Numeric Control
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNKT

Công nhân kỹ thuật

DN

Doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

MỤC LỤC


Mục
A
1
2
2.1
2.2
3

B
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2.
1.1.1.3
1.1.2

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết/Lý do xây dựng đề án
Mục tiêu của đề án
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Giới hạn của đề án
NỘI DUNG
Cơ sở/căn cứ xây dựng đề án
Cơ sở khoa học/ lý luận
Một số khái niệm liên quan
Khái niệm công nhân kỹ thuật
Phân loại công nhân kỹ thuật
Khái niệm chất lượng công nhân kỹ thuật
Nội dung nâng cao chất lượng công nhân kỹ thuật tại

1
1
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4
5
6

1.1.3

doanh nghiệp
Các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng chất lượng

6

1.1.3.1
1.1.3.2

công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp
Các tiêu chí đánh giá chất lượng công nhân kỹ thuật
Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng công nhân kỹ thuật

6
7

1.2
1.3
2.
2.1

2.2
2.2.1

trong doanh nghiệp
Cơ sở chính trị, pháp lý
Cơ sở thực tiễn
Nội dung thực hiện của đề án
Bối cảnh thực hiện đề án
Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành

7
10
13
13
15
15

2.2.2

viên 27
Thực trạng chất lượng công nhân kỹ thuật tại Công ty

17

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 27
Thực trạng nhân lực và công nhân kỹ thuật
Thực trạng tay nghề công nhân kỹ thuật
Thực trang chất lượng và quy trình tuyển dụng CNKT
Thực trạng độ tuổi và tỷ lệ lao động nữ CNKT

Thực trạng thi nâng bậc CNKT
Thực trạng tạo động cho nâng cao chất lượng CNKT
Nội dung cụ thể cần xây dựng, thực hiện
Tuyên truyền, giáo dục
Công tác quản lý
Nội dung nâng cao trình độ tay nghề

17
20
22
23
23
25
27
27
28
31

2.2.2.1
2.2.2.2
2.2.2.3
2.2.2.4
2.2.2.5
2.2.2.6
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3

Nội dung


Trang


2.3.4
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3

Các hoạt động khác
Các giải pháp thực hiện đề án
Giải pháp tuyên truyền
Giải pháp về quản lý
Giải pháp về xây dựng, triển khai kế hoạch tập huấn,

32
32
32
33
33

bồi dưỡng tham quan, học tập kinh nghiệm cho đội ngũ
3
3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.3
4

4.1
4.2
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
C
1
2

CNKT
Tổ chức thực hiện đề án
Phân công trách nhiệm thực hiện đề án
Lãnh đạo chỉ huy đơn vị
Các phòng ban chức năng
Tiến độ thực hiện đề án
Kinh phí thực hiện đề án
Dự kiến hiệu quả của đề án
Ý nghĩa thực tiễn của đề án
Đối tượng hưởng lợi của đề án
Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề án
Thuận lợi
Khó khăn
Phương hướng khắc phục khó khăn
KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
Kiến nghị
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: Danh sách các bảng biểu, hình vẽ, đồ
thị


34
34
34
34
36
37
39
39
39
41
41
41
42
43
43
44
47



1.

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty

tr18

2.


Bảng 2.1Thực trạng nhân lực thời điểm 31/9/2015

tr19

3.

Bảng 2.2 Thống kê số liệu CNKT ra quân giai đoạn 2008- 2015.

tr19

4.

Bảng 2.3Thống kê số lượng tuyển dụng CNKT giai đoạn 2008 –

tr20

5.

2015.
Bảng2.4 Thống kê số lượng và bậc thợ CNKT thời điểm 30/9/2015.

tr21

6.

Bảng 2.5Thống kê trình độ CNKT thời điểm 30/9/2015.

tr21

7.


tr21

8.

Bảng 2.6 Thống kê trình độ đào tạo đầu vào của CNKT thời điểm
30/9/2015.
Bảng 2.7 Kết quả thi nâng bậc CNKT giai đoạn 2011- 2015.

9.

Bảng2.8 Thống kê phân loại độ tuổi CNKT thời điểm 30/9/2015.

tr25

tr22

10. Bảng 2.9 Thống kê lao động nữ thời điểm 30/9/2015.

tr25

11. Bảng 2.10: Kết quả thi nâng bậc giai đoạn 2010 - 2015

tr26


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết/Lý do xây dựng đề án
Nhìn lại 30 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: Nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong đó có phát triển kinh tế, tuy vậy chất lượng nguồn nhân

lực còn thấp là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển để tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước, đưa nước ta đến năm 2020
cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Từ tổng thể của Quốc gia, nhìn cụ thể vào từng doanh nghiệp (DN) nói
chung và Công Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 27 (sau đây gọi tắt là Công ty
27) - Tổng cục công nghiệp Quốc phòng (CNQP) nói riêng rất dễ để nhận thấy rằng
để DN phát triển, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao năng xuất, hiệu quả sản xuất
kinh doanh (SXKD), nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên (CBCNV) và hoàn
thành tốt các nhiệm vụ cấp trên giao và các nghĩa vụ với Nhà nước, không thể
không quan tâm đến việc nâng cao trình độ nhân lực nói chung trong đó có đội ngũ
công nhân kỹ thuật (CNKT) bởi đây là lực lượng đông đảo, trực tiếp lao động làm
ra sản phẩm cho DN. Sản phẩm muốn tốt, sản xuất có hiệu quả, khả năng cạnh tranh
trên thị trường của DN phụ thuộc trước hết vào sản phẩm do đội ngũ CNKT trực
tiếp lao động làm ra. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, CNKT là một trong những việc
làm hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến sự thành công các mục tiêu SXKD
của Công ty 27 không chỉ trong năm 2015 mà còn cả trong giai đoạn 2016-2020, do
đó công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ CNKT là việc
làm hết sức cần thiết và luôn được Ban Lãnh đạo Công ty chú trọng.
Thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Công ty 27 theo hướng hiện đại
hoá, góp phần xây dựng CNQP và phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây,
được sự quan tâm của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Quốc phòng và Tổng cục
CNQP, Công ty 27 đã từng bước được đầu tư đổi mới công nghệ, được trang bị
thêm nhiều thiết bị, công nghệ mới (dây chuyền công nghệ đúc mẫu hóa khí, dập
phôi trên thiết bị thủy lực 31,5 KJ; gia công cơ khí trên thiết bị CNC, nhiệt luyện có
lập trình và giám sát bằng lập trình trên máy tính…


Lực lượng CNKT của Công ty 27 trước đây về cơ bản là đội ngũ tay nghề
cao, có nhiều kinh nghiệm qua thực tiễn sản xuất, đáp ứng tốt nhiệm vụ quốc phòng
và kinh tế. Tuy vậy do đặc điểm lịch sử, việc tuyển dụng CNKT diễn ra theo các đợt

lớn có nhu cầu tăng đột biến trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, sau đó với thời gian
rất dài việc tuyển dụng rất ít nên trong những năm gần đây lực lượng này đã đến
tuổi ra quân và ra quân hàng loạt. Lực lượng CNKT hiện nay cảu Công ty 27 đã
được thay thế bằng thế hệ trẻ, được đào tạo cơ bản qua các trường, chủ yếu là
Trường Cao đẳng CNQP- Tổng cục CNQP. Tuy vậy, do chương trình đào tạo đáp
ứng nhiều nhu cầu khác nhau nên việc đào tạo lý thuyết còn dàn trải theo chiều
rộng, không đủ các ngành nghề cần thiết, thời gian thực hành trên các thiết bị còn ít,
không sát với thực tế thiết bị công nghệ ở mỗi đơn vị, … nhất là đối với một số
ngành nghề đặc trưng của công nghệ tạo phôi như: đúc, rèn, đùn ép nhôm, cán tấm,
đúc rút dây đồng. Đặc biệt là chưa có nhiều kinh nghiệm, thời gian tiếp xúc với thế
hệ thợ đàn anh để học hỏi còn ít, việc đào tạo hướng dẫn sử dụng vận hành thiết bị
mới chưa sâu… Do đó, có thể nói lực lượng CNKT tại Công ty 27 trong thời gian
qua dù có ưu điểm là lực lượng trẻ, qua đào tạo cơ bản, có sức khoẻ tốt nhưng chưa
thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhất là với các ngành nghề đặc trưng, thiết bị
công nghệ hiện đại, đòi hỏi sự hiểu biết, tay nghề cao tại Công ty 27.
Việc huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề kể cả lý thuyết, thực
hành mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của
nhiệm vụ, việc rèn luyện, tổ chức nâng cao trình độ thông qua việc thi nâng bậc
CNKT hàng năm chưa thực sự hiệu quả; việc đào tạo công nghệ, thiết bị đặc thù,
công nghệ mới cho đội ngũ chưa nhiều,… Điều đó thể hiện qua kết quả thi nâng bậc
hàng năm mặc dù tỷ lệ đạt yêu cầu khá cao nhưng kết quả CNKT có tay nghề cao
còn ít. Nhận thức về việc nâng cao trình độ của phần lớn là qua được kỳ thi nâng
bậc chứ chưa thực sự chú trọng rèn luyện nâng cao trình độ thực sự, nhận thức về
trách nhiệm với chất lượng sản phẩm và giữ tốt dùng bền thiết bị còn chưa đầy đủ,
do đó tỷ lệ sản phẩm phế phẩm, hỏng máy móc thiết bị …do lỗi chủ quan còn cao.
Do đó có thể thấy rằng nhu cầu nâng cao trình độ CNKT về nhận thức, tay nghề …


hiện tại là nhu cầu cấp bách và rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị trong
tình hình mới…

Từ những nội dung đã nêu trên, tôi lựa chọn thực hiện đề án: “Nâng cao chất
lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại Công ty TNHH MTV 27- Tổng cục CNQPgiai
đoạn 2016- 2020”.

2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Phấn đấu xây dựng đội ngũ CNKT có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao
chất lượng đội ngũ với cơ cấu phù hợp về số lượng, ngành nghề, bố trí hợp lý, có
tinh thần kỷ luật nghiêm, có tác phong công nghiệp, có tay nghề cao, nhanh nhạy và
thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập toàn cầu, đáp ứng yêu cầu của sự
phát triển của Công ty 27 giai đoạn 2015-2020 và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà
Quân đội, Đảng và Nhà nước giao phó.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ CNKT trong công ty đến năm 2020 và
những năm tiếp theo;
- Bố trí sử dụng nhân lực có cơ cấu hợp lý, đồng bộ nhằm thực hiện tốt
chức năng của đơn vị kinh tế trực thuộc, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SXKD
được giao;
- Làm tốt khâu tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ CNKT trong Công ty phù hợp
với vị trí việc làm.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế kinh tế nội bộ tới các đơn vị trực thuộc các tổ,
đội, người lao động tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên phát huy sức mạnh,
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả SXKD;
- Nâng cao chất lượng và tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ.
3. Giới hạn của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng độ đội ngũ CNKT trong DN.
3.2 Không gian nghiên cứu: Tại Công ty 27- Tổng cục CNQP



3.3 Thời gian: Số liệu khảo sát nghiên cứu từ 2008-2015, việc triển khai đề
án thực hiện trong giai đoạn 2016 -2020.


B. NỘI DUNG

1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm CNKT
CNKT là những công nhân đã hoàn thành ít nhất một chương trình đào tạo
của một nghề tại một cơ sở đào tạo nghề (bao gồm cả các cơ sở SXKD) và được cấp
văn bằng, chứng chỉ nghề hoặc thừa nhận theo các quy định hiện hành để có năng
lực thực hành- thực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu.
Như vậy, CNKT được hiểu là những công nhân được đào tạo nghề ở các
trình độ khác nhau trong các trường dạy nghề hay ngay trong các DN, các cơ sở sản
xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo họ có đủ năng lực thực hành- thực hiện các công
việc phức tạp do sản xuất yêu cầu, trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm,
dịch vụ của DN.
1.1.1.2. Phân loại CNKT
- Phân loại theo hình thức đào tạo nghề được chia thành 2 loại: CNKT đào
tạo có bằng cấp và đào tạo không bằng cấp. Đào tạo có bằng cấp: Là những nghề
được đào tạo tại các cơ sở đào tạo được phép đào tạo nghề. Những người được đào
tạo tại các cơ sở đào tạo này được cấp bằng/chứng chỉ đào tạo của cơ sở đào tạo.
Đào tạo không bằng cấp: Là những nghề do những người lao động tự truyền cho
nhau, không qua các cơ sở đào tạo.
- Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động: Những nghề
thuộc lĩnh vực hành chính (nhân viên văn phòng, thư ký, kế toán, thống kê…);
những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người (nhân viên bán hàng, thầy thuốc,

thầy giáo, phục vụ khách sạn,…); những nghề thợ (công nhân): thợ dệt, thợ tiện, thợ
phay, thợ nguội, thợ chỉnh công cụ …; những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ
thuật ( ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, đạo diễn, diện viên…); những nghề thuộc lĩnh vực
nghiên cứu khoa học (nhà khoa học, viện sĩ…); những nghề tiếp xúc với thiên
nhiên (chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuần dưỡng súc vật, nghề trồng trọt, khai thác


gỗ, trồng rừng, trồng hoa và cây cảnh…); những nghề có điều kiện lao động đặc
biệt (lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển,
thám hiểm…
Đối với nghề thợ (công nhân): Người công nhân đại diện cho nền sản xuất
công nghiệp. Tác phong công nghiệp, tư duy kỹ thuật, trí nhớ, tưởng tượng không
gian, khéo tay… là những yếu tố tâm lý cơ bản không thể thiếu được ở người thợ.
Nghề thợ đang có sự chuyển biến về cấu trúc những nghề lao động chân tay sẽ ngày
càng giảm, lao động trí tuệ sẽ tăng lên. Ở những nước công nghiệp hiện nay như
Mỹ, Pháp, Anh… số công nhân “cổ trắng” (công nhân trí thức) đã đông hơn công
nhân “cổ xanh” (công nhân làm những công việc tay chân nặng nhọc). Ở Việt Nam
trong những năm gần đây tỷ lệ người làm nông nghiệp chuyển sang làm công
nghiệp (những người thợ có tay nghề và những người thợ không có tay nghề ngày
càng cao) họ là những lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất, những người thợ được đào tạo qua trường lớp cũng ngày càng phát triển. Xã
hội ngày càng trọng dụng những người thợ có tay nghề cao. Nhà nước cũng thực
hiện định hướng cho học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông
trung học, trung học cơ sở, đồng thời Nhà nước thực hiện những chương trình đào
tạo nghề cho lao động nông thôn. Đó chính là một nguồn lực chủ yếu cho các DN
hiện nay.
1.1.1.3. Khái niệm chất lượng CNKT
Chất lượng CNKT được đánh giá bằng khả năng làm việc (có tay nghề cao,
năng suất lao động cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm), tác phong làm việc mang
tính công nghiệp (làm việc đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, thao tác chính xác,

đúng qui trình công nghệ, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, khoa học…), có tinh thần
chấp hành kỷ luật công nghệ cao, …
1.1.2. Nội dung nâng cao chất lượng CNKT tại DN
Nâng cao chất lượng CNKT trước hết là phải nâng cao khả năng làm việc
của người CNKT đó thông qua việc đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ tay nghề
để đảm bảo đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm của người công nhân


đó đó làm ra, bên cạnh đó cũng cần nâng cao khả năng làm việc có tính công
nghiệp, tính chuyên nghiệp và có tinh thần kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ tốt
mới đáp ứng được yêu cầu của CNH- HĐH.

Như vậy, một cách tổng quát có thể hiểu, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực chính là nâng cao năng lực làm việc, kỹ năng xử lý công việc và thái
độ trong công việc của nhân lực đang làm việc trong DN. Đó là:
+ Trí lực: Là tất cả những gì thuộc về trí tuệ, tinh thần, năng lực chuyên
môn, khả năng sử dụng chuyên môn trong công việc, giá trị và phẩm chất của
nhân viên trong tổ chức.
+ Thể lực: Là sức khoẻ, là thể chất, là sức chịu đựng áp lực công việc, và
cách xử lý sự căng thẳng trong công việc của nhân viên.
+ Tâm lực: Là một phạm trù thể hiện tư tưởng, tình cảm, lối sống, thái độ
và phong cách đối xử với đồng nghiệp trong tổ chức, với mọi người trong xã hội
bao hàm cả quan niệm về nhân dân và về đất nước mình.
Ðể đạt được các mục tiêu trên, cần phải có các hoạt động quản trị nguồn
nhân lực cụ thể, đó là: Phân tích công việc và định mức lao động; Tuyển dụng và
hoà nhập; Đào tạo và nâng cao năng lực cho người lao động; Nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động; Khuyến khích vật chất, tinh thần.
1.1.3.Các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng chất lượng CNKT tại DN
1.1.3.1.Các tiêu chí đánh giá chất lượng CNKT
- CNKT có tay nghề cao: Là những người công nhân được đào tạo cơ bản

qua các trường CNKT (trung cấp nghề, cao đằng nghề), có ngành nghề được đào
tạo phù hợp với năng lực làm việc của người đó, làm đúng nghề được đào tạo, đáp
ứng yêu cầu của công việc cần làm, có hiểu biết chuyên môn sâu về nghề mình làm,
có khả năng phát huy kiến thức, kinh nghiệm tay nghề của mình, kết hợp biết sử
dụng các máy móc thiết bị, phương tiện được trang bị để làm ra sản phẩm có năng
suất cao nhất, đáp ứng với yêu cầu của chất lượng sản phẩm yêu cầu cao và và ngày
càng nâng cao;


- Có tác phong làm việc công nghiệp và có tính chuyên nghiệp cao thể hiện
qua việc tuân thủ giờ giấc làm việc, không đi muộn về sớm, giờ nào việc đó; không
làm những việc không được phép làm trong giờ làm việc; chấp hành đúng quy trình
công nghệ, không bớt xén các nguyên công hoặc thao tác, nếu có đề xuất cải tiến
phải được sự cho phép; sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, khoa học, thuận
tiện, đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị; vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc theo
yêu cầu; giữ gìn máy móc tốt, bền; tiết kiệm hợp lý, không lãng phí vật tư, năng
lượng… trong sản xuất.
- Trí lực: Được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu, đó là: Trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn (tỷ lệ đào tạo trước khi vào và sau khi vào DN); Kỹ năng
(nghề nghiệp, làm việc theo nhóm, hiểu biết nghề nghiệp, thâm niên nghề); Thể lực,
được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu; Thể chất (độ tuổi, giới tính, chiều cao,
cân nặng); Mức độ cân đối của thể lực có thể sử dụng công thức BMI (Body Mass
Index) BMI = Cân nặng/(Chiều cao)2; Đối với Nam 2018suất khám chữa bệnh,..)
- Tâm lực được thể hiện thông qua: Thái độ làm việc (tần suất: nghỉ làm, xin
phép khi nghỉ làm, đi làm muộn, bỏ nơi làm việc trong giờ làm, tán gẫu trong giờ
làm ,...); Tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng CNKT trong DN
- Các yếu tố thuộc về thiết kế - triển khai đào tạo và phát triển CNKT trong

DN. Nhóm yếu tố triển khai bao gồm: Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
CNKT; lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp; chất lượng giảng viên đào tạo;
chính sách và sự quan tâm của DN và tổ chức quản lý các chương trình đào tạo.
- Các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT, bao gồm: Độ tuổi, giới tính,
thâm niên làm việc và trình độ lành nghề.
- Các tác động từ môi trường bên ngoài: Quan hệ cung- cầu trên thị trường
lao động; cơ hội có việc làm và thu nhập sau khi được đào tạo; cơ chế, chính sách
của Nhà nước về dạy nghề và nền tảng giáo dục phổ thông.


1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, phần đánh giá “ Kiểm điểm 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội X; nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 2001- 2010, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991”, Đảng ta đã chỉ
rõ một trong các khuyết điểm tồn tại là: “Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng
nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển”.
Vì vậy để “ Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo con đường Xã hội
chủ nghĩa; phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015”, với
mục tiêu “Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”, Đảng ta đã xác định một trong các nhiệm vụ chủ yếu
trong giai đoạn 2011- 2015 là : “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri
thức”.
Trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa
XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng phần “Đánh giá tổng quát
kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội XI 2011- 2015 và nhìn lại 30 năm đổi mới
1986-2016, trong Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI;
nguyên nhân và kinh nghiệm, một lần nữa vấn đề chất lượng nguồn nhân lực lại
được Đảng ta đánh giá “chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; kết cấu hạ tầng

thiếu đồng bộ, tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển” và một trong những
mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm tới thì nhân tố con người,
chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được Đảng ta xác định “Phát huy nhân tố con
người, vai trò của khoa học - công nghệ..., tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới
và hội nhập” với nhiệm vụ tổng quát : “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa
học - công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo và
khoa học - công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước” và “Lấy


khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ
yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển”.
Để triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CNKT,
Bộ Quốc phòng đã ban hành Quy chế bồi dưỡng, nâng bậc và quản lý CNKT ở các
DN trong Quân đội- Ban hành kèm theo quyết định số 94/QĐ-BQP ngày 12/3/1999
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong đó quy định: “Bồi dưỡng, nâng bậc và quản lý
CNKT ở các DN trong Quân đội nhằm xây dựng đội ngũ CNKT lành nghề, có tác
phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất của Quân đội trong sự nghiệp CNHHĐH”. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của DN nói
chung và DN Quốc phòng nói riêng.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015- 2020 Đảng Bộ
Z127- Tổng cục CNQP phòng ban hành ngày 18/6/2015 đã chỉ ra một trong những
khuyết điểm tồn tại trong kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ
2010- 2015 là “ Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động chưa cao, ý
thức trách nhiệm với công việc, sản phẩm còn hạn chế. Năng suất lao động thấp,
tính tự giác của người lao động có nơi còn yếu”, “Chất lượng tuyển dụng chưa cao,
việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCNV chưa theo kịp yêu cầu của
nhiệm vụ”. Nghị quyết cũng xác định một trong hai mục tiêu đột phá cần tập trung
lãnh đạo để thực hiện có kết quả đó là “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản
lý và năng suất lao động” với chủ trương và giải pháp là “Tập trung nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ và CNKT,… phân loại, bố trí sử dụng lao động có hiệu quả”.

Đây là chủ trương đường lối cụ thể, sát với đòi hỏi thực tiễn, phù hợp với xu thế hội
nhập và phát triển của Nhà máy Z127 (Công ty 27) trong giai đoạn 2015- 2020 làm
căn cứ để triển khai trong nhiệm kỳ.
Trong Quy định về công tác huấn luyện, đào tạo và thi nâng bậc CNKT- Ban
hành kèm theo quyết định số 1069/QĐ-Z127 ngày 24/12/2012 của Giám đốc Nhà
máy Z127 (Công ty 27) cũng chỉ rõ: “Thực hiện công tác huấn luyện- đào tạo, thi
nâng bậc CNKT là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của CBCNV trong đơn vị” và
chỉ đạo “Các bộ phận liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến


CNKT về công tác huấn luyện- đào tạo, thi nâng bậc, quyền lợi và trách nhiệm của
người công nhân”. Đây là căn cứ trực tiếp để triển khai hàng năm việc huấn luyện
đào tạo, thi nâng bậc CNKT và đây cũng là phần quan trọng trong nâng cao chất
lượng đội ngũ CNKT ở Nhà máy Z127 hiện tại.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và xây dựng được đội ngũ công nhân có
trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn cao, đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Đó là
những yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của sự
nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản
lý giỏi, công nhân lành nghề, có tay nghề cao... Thực tế cho thấy hiện chỉ có khoảng
30% lao động Việt Nam được qua đào tạo. Bên cạnh đó, những lao động có trình độ
cao đã được đào tạo hiện nay cũng chỉ đáp ứng được 15-20% yêu cầu của DN,
nhưng phải tiếp tục đào tạo thêm 2- 3 năm nữa. Điều này dẫn đến việc nhiều DN
đang thiếu lao động nhưng không sao tuyển được đủ. Ngay như đội ngũ sinh viên
cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của DN mà một trong những nhược điểm lớn nhất
của họ hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng tạo và tính chủ động trong công việc.
Bà Florance Marioranjtham- Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Panasonic Việt
Nam cho biết: Năm 2010, Công ty có nhu cầu tuyển dụng trên 4.000 người, trong

đó có không ít kỹ sư thuộc các ngành: điện, điện tử, cơ khí. Nguồn cung chủ yếu là
tuyển dụng trực tiếp từ các trường đại học trong nước. Thế nhưng dù đã có chương
trình tuyển dụng rất sớm, Công ty vẫn gặp khó khăn do không có đủ lực lượng đáp
ứng yêu cầu.
Theo các chuyên gia thì có hai vấn đề tồn tại song song từ lâu nhưng chưa có
lời giải căn cơ khiến chất lượng lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu, đó
là: Quy mô đào tạo nghề và trình độ tay nghề của công nhân. Bản thân giáo trình,
mô hình đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề ở Việt Nam luôn “lệch pha” so


với nhu cầu của DN, chưa kể công tác dự báo về nhu cầu lao động trên thị trường
cũng chưa tốt, chưa bài bản...
Theo Tổng cục Dạy nghề, trong cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam từ
2005- 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng qua các năm, từ 19% năm
2005 (dân số 83 triệu người) đến 30- 32% năm 2010, 45% năm 2015 và ước tính
đạt 55% (dân số ước 98,5 triệu) vào năm 2020, nhưng vẫn rất thấp so với quy mô
dân số và nhu cầu của thị trường.
Để có thể xây dựng được đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đáp ứng
được nhu cầu thị trường hiện nay, DN đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi
điều này mà đã có rất nhiều DN không tiếc tiền của, công sức để đầu tư đào tạo
nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc, mặt khác liên tục tuyển dụng
với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao.
Cuộc khảo sát mới đây của Công ty Grant Thornton tiến hành trên 34 quốc
gia và vùng lãnh thổ cho thấy, nhiều DN hiện xem nguồn lao động là một tài sản
quý báu. Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn
bao giờ hết. 69% DN ở Việt Nam nói rằng họ chi cho công tác đào tạo với mức chi
phí nhiều hơn so với trước đây, trong khi trung bình của thế giới chỉ có 63% DN
làm việc này.
Bản báo cáo về tình hình lao động, nguồn nhân lực mới đây của Phòng Công
nghiệp và Thương mại Việt Nam cũng chỉ ra rằng, cần tăng cường hơn nữa sự hợp

tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và DN để thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu
xã hội mà Chính phủ và Bộ Giáo dục- Đào tạo đề ra. Các hiệp hội DN và các DN
cũng đã có những ký kết cụ thể với cơ sở giáo dục đào tạo. Tức là DN đặt hàng
ngành giáo dục đào tạo trong việc cung ứng lao động chất lượng cao. Các DN
không thể đứng ngoài hệ thống giáo dục đào tạo, chỉ đòi hỏi, yêu cầu, đặt hàng, mà
họ phải trở thành một trong những chủ thể quan trọng nhất của đào tạo, chủ động tổ
chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của chính mình và của xã hội.
Để nâng cao trình độ người lao động, không còn cách nào khác, chính các
DN phải chủ động và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, các DN cần có những


chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao,
tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay
nghề cao, từng DN cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo
lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của công việc. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng: Nếu lãnh đạo DN không bắt tay
vào việc phát triển nhân tài cho chính DN của mình thì sẽ phải trông chờ vào nơi
khác, hoặc phải dùng lương cao và phúc lợi hấp dẫn hơn để thu hút những người mà
chưa chắc kiến thức và kỹ năng của họ khiến bạn hài lòng 100%.
Có thể thấy, nâng cao trình độ cho người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người lao động và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
họ là một cách thiết thực, cụ thể và nó đang là những nhiệm vụ hàng đầu của cộng
đồng DN. Bởi ai cũng hiểu rằng, chăm lo tốt cho người lao động chính là nghĩa vụ
trước pháp luật, là tố chất nhân văn của chủ DN đối với người lao động và là đạo
đức kinh doanh, văn hóa- văn minh của DN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Hội nhập kinh tế là một xu hướng đang diễn ra nhanh chóng, quyết liệt và trở
thành xu thế không thế đảo ngược được trên toàn thế giới. Trong đó khoa học công
nghệ đã có những bước tiến vượt bậc không tưởng trở thành một trong những chìa

khóa thành công của DN qua việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại,
nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, giảm nặng nhọc độc hại, giảm chi phí, tăng
năng suất lao động, thân thiện với môi trường, giảm phụ thuộc vào lao động trực
tiếp …Để đáp ứng yêu cầu người CNKT phải có khả năng biết lập trình, vận hành
thiết bị, làm chủ máy móc hiện đại, biết sử chữa, bảo dưỡng chung, điều khiển
chúng để phục vụ mục tiêu của công việc… Để làm được những điều đó và sử dụng
hiệu quả máy móc, công nghệ hiện đại đòi hỏi người CNKT phải được đào tạo ở
trình độ cao hơn về khoa học công nghệ, có nhiều trí lực để tham gia vào quá trình
sản xuất hơn sức lực cơ bắp thông thường. Khoảng cách giữa đội ngũ CNKT theo
nghĩa đen và các nhà khoa học, nhà kỹ thuật ngày càng rút ngắn, thậm chí không


thể phân biệt khi chỉ quan sát bề ngoài của họ. Điển hình là ngày nay không khó để
nhận thấy một đội ngũ “công nhân cổ cồn” trong các dây chuyền sản xuất. Vì vậy
đây là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội để nâng cao trình độ đội ngũ
CNKT. Khoa học công nghệ là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của DN
nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn vầ nguồn nhân lực.
- Đổi mới nâng cao hiệu quả của DN là một yêu cầu cấp bách trong đó nâng
cao chất lượng đội ngũ CNKT cũng là một nội dung cần phải triển khai đồng bộ, có
hiệu quả. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, một DN muốn tồn tại phải
không ngừng cải tiến, hoàn thiện, thay đổi cách nghĩ, cách làm,… một cách liên tục.
Không bằng lòng với những gì mình có thậm chí khi đã đạt được thành công. Chỉ
khi đó DN mới sẵn sàng đương đầu với những thách thức mới và mới tồn tại, phát
triển. Đổi mới DN là một trong những định hướng, mục tiêu lớn của Đảng và Nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trước tình hình đó Nghị quyết Đại hội đại lần thứ XIX nhiệm kỳ Đảng bộ
Z127 đã đề ra mục tiêu tập chung lãnh đạo thực hiện có kết quả 2 khâu đột phá, một
trong hai khâu đó là: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chất lượng
nguồn nhân lực và năng suất lao động . Một trong các chủ trương giải pháp lãnh
đạo thực hiện triển khai nghị quyết là “Tiếp rục đẩy mạnh học tập làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)
về xây dựng Đảng và cuộc vận động “ Phát huy truyền thống, công hiến tài năng,
xứng danh bộ đội cụ Hồ”; “Xây dựng đội ngũ CBCNV đủ số lượng, có cơ cấu hợp
lý …Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và CNKT, tinh gọn trợ lý, nhân
viên khối nghiệp vụ. Phân loại, bố trí sử dụng lao động có hiệu quả, có tỷ lệ gián
tiếp, phục vụ hợp lý”. Để triển khai nghị quyết trên, một trong những nội dung cần
triển khai đó là đổi mới DN trong đó có nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ
CNKT.
Nhìn chung đội ngũ CBCNV và của CNKT của Công ty 27 có nhận thức
đúng đắn về vai trò, sự cần thiết của việc nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV và


CNKT để đáp ứng tình hình mới. Để triển khai, cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể
để triển khai thực hiện, biến nghị quyết thành hiện thực.
Thực tế cho thấy ngày nay phần lớn CNKT được đào tạo bài bản qua các
trường lớp, công tác đào tạo nghề nhìn chúng đã được quan tâm đầu tư khá tốt. Tuy
nhiên, do nội dung đào tạo để đáp ứng nhân lực cho nhiều ngành, nhiều DN khác
nhau do đó nội dung đào tạo rộng nhưng không sâu, không sát với thực tế, chưa có
kinh nghiệm…do đó khi về DN thực tế còn gặp nhiều khó khăn, cần nhiều thời gian
để tiếp cận với công nghệ, máy móc, thiết bị đặc thù của mỗi DN, kiến thức cần
chuyên sâu hơn ở một số lĩnh vực cụ thể của DN. Đòi hỏi tính tất yếu phải đào tạo
và đào tạo lại CNKT để nhanh chóng thích ứng với nhiệm vụ và nâng cao trình độ.
Tuy nhiên việc triển khai nâng cao trình độ CNKT không phải lúc nào cũng thuận
lợi, phần vì thời gian, nhân lực, kinh phí. Đây cũng là những khó khăn cần lường
trước để để ra giải pháp khắc phục….
Về công nghệ và thiết bị mới công nghệ mới, sẽ được đầu tư được đầu tư:
Trong những năm gần đây (2013-2015) và một số năm tiếp theo (2016- 2020),
Công ty 27 đã và sẽ được cấp trên quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để
nâng cao chất lượng sản phẩm quốc phòng và kinh tế như: Đầu tư dây chuyền rèn
dập, gia công cơ khí phục vụ trong nước và xuất khẩu; đầu tư hoàn thiện dây

chuyền thiết bị công nghệ sản xuất thép chất lượng cao phục vụ chế tạo vũ khí….
Để làm chủ, khai thác tốt các dây chuyền thiết bị đã và sẽ được đầu tư thì cần phải
chuẩn bị lực lượng CNKT đủ kiến thức, trình độ tay nghề để tiếp thu, nhanh chóng
phát huy hiệu quả của các dây chuyền thiết bị đã và sẽ được đầu tư.
Về nguồn lực cho đào tạo: Do đặc thù là DN do đó nhiệm vụ SXKD là quan
trọng hàng đầu chính vì vậy việc tập trung nguồn lực (nhân lực, thời gian, kinh phí)
có hạn; nhất là trong điều kiện Công ty 27 còn đang gặp nhiều khó khăn như hiện
nay. Tuy nhiên đây là việc làm hết sức cần thiết do vậy vẫn phải nhanh chóng triển
khai. Việc nâng cao trình độ CNKT phải có lộ trình, tránh đốt cháy giai đoạn. Mặt
khác, nhận thức là một quá trình cũng cần phải có thời gian nhất định do đó việc
nâng cao trình độ cần thực hiện trong cả giai đoạn nhiệm kỳ 2015- 2020. Năm đầu


(2016) tập trung cho việc tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, sửa đổi các quy định,
biên soạn nội dung, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo và triền khai đào tạo bước
đầu cho một số ngành nghề và bậc thợ chủ yếu cho các ngành nghề sản xuất chính.
Các năm tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai các nội dung khác, rút kinh nghiệm, bổ sung
nội dung, biện pháp triển khai thực hiện.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.2.1. Khái quát về Công ty 27- Tổng cục CNQP
Công ty 27, tên giao dịch trong Quân đội là Nhà máy Z127) thuộc Tổng cục
CNQP, tên thường gọi là: Công ty 27 - Bộ Quốc phòng , tiền thân là công trường 01
(phiên hiệu 9007) được thành lập ngày 01/5/1966 theo Quyết định của Cục Quân
giới- Tổng cục Hậu cần- Bộ Quốc phòng với chức năng nhiệm vụ ban đầu là đúc vỏ
đạn cối 60, 82 phục vụ Quân đội trong cuộc kháng chiến giải phòng Miền nam,
thống nhất đất nước.
Trong quá trình phát triển, trải qua nhiều thay đổi lần với nhiều tên gọi, cơ
quan chủ quản khác nhau: Công trường 01; Phiên hiệu 9007 (6/5/1966); Xưởng đúc
vỏ đạn cối 6501(12/5/1966); Nhà máy V127/phiên hiệu 9007 (tháng 3/1967);
Z127, phiên hiệu 0613 (11/6/1974); Tên dân sự: Nhà máy tạo phôi 27/Z127 (04/01/

1990); Nhà máy Cơ khí phụ tùng 27/Z127 (13/7/1993); Công ty Cơ khí 27 /Z127
(1998); sát nhập Nhà máy Cơ khí 59 (Z159) vào Công ty 27 (Z127); Công ty
27/Z127 (18/3/2004) ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 27/Z127
(16/4/2010). Trải qua các thời kỳ xây dựng và trưởng thành, Nhà máy Z127 đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ Quân đội giao góp phần giải phóng Miền nam, thống nhất
đất nước, bảo vệ biên giới Tây nam, làm nghĩa vụ quốc tế và chiến tranh biên giới
phía bắc.
Về tổ chức biên chế Công ty có Ban giám đốc gồm 4 đồng chí trong đó 01
đồng chí phó Giám đốc kiêm Giám đốc Xí nghiệp; biên chế tại Công ty có 9 phòng
Xí nghiệp được tổ chức thành 07 ban. Về tổ chức hệ thống chính trị, Công ty có
Đảng ủy trên cấp trên trực tiếp cơ sở (Đảng ủy Công ty), Đảng ủy cơ sở (Đảng ủy
Xí nghiệp 59), các chi bộ trực thuộc Đảng ủy cấp trên trực tiếp cơ sở (14 chi bộ),


chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở (11 chi bộ), tổng số đảng viên ( 321/902= 35,6 %);
cơ quan giúp việc cho đảng ủy (Phòng Chính trị, Ban Chính trị); các tổ chức quần
chúng (Công đoàn 3 cấp, Đoàn thanh niên 3 cấp, hội phụ nữ 2 cấp).
Ngoài sản xuất phục vụ quân đội, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty
là: Sản xuất đúc bằng thép, gang chất lượng cao; sản phẩm cơ khí cho ngành xi
măng, các phụ kiện đường dây tải điện; phụ tùng ô tô xe máy; sản phẩm gia công
kết cấu mạ nhúng kẽm nóng, các loại cột điện từ 110KV-500KV; các loại kết cấu
xây dựng; sản phẩm đồng tấm, đồng dây có đường kính từ 2,6- 8mm dùng cho chế
tạo dây cáp điện và cáp đồng trục; sản phẩm hợp kim nhôm định hình chất lượng
cao dùng cho ngành giao thông, đóng tầu, xây dựng dân dụng.
Giám đốc

Chính ủy

Phó Giám đốc kiêm


Phó Giám đốc sản

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc Hành

Giám đốc XN59

xuất – kinh doanh

Kỹ thuật

chính– Hậu cần

P.Kế
hoạchKinh
doanh

PX Cơ
điện (A1)

Ban Kế
hoạchVật tư

PX
Cơ điện
Dụng cụ

P.Tài
chính

Kế
toán

P.
Vật


PX Dụng
cụ-Cơ
khí (A2)

Ban
Tài
chính –
Kế toán

P.
Hành
chính
hậu cần

P.Kỹ
thuật
công
nghệ

PX Rèn
dập (A3

Ban

Hành
chính
hậu cần

PX Cơ
khí

P.Cơ
điện

PX
Đúc I
(A4)

Ban Kỹ
thuật Cơ
điện

PX Đúc rèn

P.Tổ
chức
lao
động

P.Kiểm
nghiệm

PX Đúc
II (A5)


Ban.Tổ
chức lao
động

PX Nhôm
HK

P.
Chính
trị

Ban
Kiểm
nghiệm

PX Cơ
khí – Kết
cấu (A6)

Ban
Chính trị

PX Đồng
HK


×