Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.94 KB, 17 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời kỳ đổi mới đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá,
sự nghiệp giáo dục càng được được đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về chất
lượng và số lượng. Có được sự thành công này nhờ vào các chính sách đổi mới
của đảng về giáo dục thực sự coi giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu”. Từ đó có sự
đầu tư cho giáo dục phát triển nhiều loại hình giáo dục khác nhau. Đầu tư phát
triển về cơ sở vật chất trang thiết bị hỗ trợ trong giảng dạy, đào tạo đội ngũ nhân
lực có đầy đủ chất và lượng là một việc làm đầu tiên và cấp thiết.
Đồng thời đảm bảo cho nhu cầu phát triển nhận thức của trẻ, nâng cao trình
độ dân trí, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, góp phần vào việc thay đổi
bộ mặt kinh tế - xã hội của con người theo kịp sự phát triển của nền văn minh
nhân loại. Sự nghiệp giáo dục của nước ta đã phát triển nhưng chưa đáp ứng kịp
với nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội trong giai đoạn hiện nay nhất là
khi nước ta đã gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) thì sức ép đối với
giáo dục càng lớn. Nhu cầu giáo dục còn cao đối với nguồn nhân lực về tri thức,
kỹ năng và các phẩm chất đạo đức, điều này chỉ thực sự có được khi con người có
được một nền giáo dục chất lượng. Điều này luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm đầu tư rất tốt trong thời kỳ đổi mới này, nhiều cơ sở giáo dục được trang
bị đầy đủ về cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học cả những thiết bị hiện đại có
ứng dụng khoa học công nghệ cao. Đầu tư thì nhiều nhưng có đạt hiệu quả và chất
lượng cao theo yêu cầu hay không đó mới là điều đáng bàn, trong đó để thực hiện
nhiệmvụ này đạt hiệu quả phải nói đến vai trò của cán bộ quản lý là người thực
thi nhiệm vụ trực tiếp từ các cơ sở giáo dục bằng những chỉ đạo đúng đắn, những
biện pháp thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn để hoàn thành mục tiêu giáo dục một
cách cao nhất, kinh tế nhất.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò rất to lớn trong việc đa dạng
hoá các hình thức dạy học.
Trong thực tế, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho giáo viên và
học sinh còn nhiều hạn chế theo yêu cầu đào tạo với tính đặc thù của ngành giáo
1




dục trung học cơ sở. Hiện nay tại các cơ sở giáo dục vẫn còn thiếu nhiều hệ thống
các phòng chức năng ( phòng âm nhạc,phòng thực hành các môn vật lý, hoá học,
sinh học…). Thiết bị dạy học còn rất thiếu, chưa đáp ứng được theo yêu cầu đào
tạo đòi hỏi tính thực hành cao (các phương tiện đồ dùng cho bộ môn âm nhạc, tin
học, vật lý, công nghệ…). Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu về sách, tài liệu
tham khảo.
Thiếu cơ sở vật chất và thiết bị dạy học làm ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng giảng dạy và giáo dục của các cơ sở giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị dạy học chưa đồng bộ, chưa
đáp ứng với yêu cầu về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học trong tình hình
hiện nay.
Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học của cán bộ quản lý trường trung học cơ sở Thị trấn Mỹ
Thọ, huyện Cao Lãnh trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Từ tình hình thực tế của nhà trường tìm ra các phương pháp hữu hiệu có
thể áp dụng vào công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục nhằm sử dung trệt để
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, đồng thời huy động được các nguồn lực
hỗ trợ trong công tác giáo dục với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đáp
ứng yêu cầu “ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong tình hình hiện nay.
3. Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu thực trạng và tổ chức thử nghiệm các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý cơ sở vật chất và thiết bị để phục vụ cho việc dạy - học ở trường
trung học cơ sở Thị trấn Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
4. Kế hoạch thực hiện:
Đầu năm học ( tháng 9/2011 ) đăng ký đề tài
Tìm tài liệu nghiên cứu
Truy cập số liệu từ thiết bị, thư viện, báo cáo tổng kết năm học trước

Tháng 10/2011 áp dụng ý tưởng vào thực tế
Tháng 2/2012 bắt đầu viết bài.
2


B. PHẦN NỘI DUNG
1.

Cơ sở lý luận:
Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát

của chiến lược phát triển kinh tếxã hội 2001 – 2010 là “ đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển. Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân
dân.Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
hiện đại”. Sự nghiệp
“công nghiệp hoá, hiện đại hoá” phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực. Nguồn
nhân lực lại do ngành giáo dục và đào tạo chịu trách nhệm chính. Một trong
những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục đào tạo
thế hệ trẻ chính là đội ngủ giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tại các
trường trung học cơ sở.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này một yêu cầu rất cơ bản là ngành giáo dục
phải nâng dần chất lượng và bổ sung lực lượng giáo viên, nâng tỷ lệ giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn. Đối với cấp trung học cơ sở, cần nâng cao trình độ của giáo
viên lên tối thiểu là Dại học sư phạm,để đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngủ
giáo viên trước yêu cầu đổi mới của ngành. Vì vậy, đề án nâng cao chất lương
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2010 đã đánh giá tình hình chất lượng giáo ục
của tỉnh thời gian qua, nêu được nhữnh hạn chế, yếu kém về chất lượng giáo dục
trong đó có nhận xét về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học “ Cơ sở vật chất
và trang thiết bị dạy học; các tiêu chuẩn qui định về diện tích, quy mô học sinh,
lớp học, phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, sân

chơi, bãi tập và trang thiết bị của đại bộ phận các trường thiếu, lạc hậu và không
đảm bảo tiêu chuẩn qui định”. Đi dôi với việc điều chỉnh nội dung chương trình,
đổi mới phương pháp giảng dạy…còn phải đổi mới cả vấn đề cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học. Có như vậy mới đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu
cầu và đội ngủ giáo viên có chất lượng đáp ứng những yêu cầu của thực tiển giáo
dục trong giai đoạn hiện nay.

3


2.

Cơ sở thực tiển:
Trường trung học cơ sở Thị Trấn Mỹ Thọ tách ra từ trường trung học phổ

thông Cao Lãnh 1, lúc đầu có hai dãy ( Khu A1 và A2 ) tất cả có 24 phòng. Cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học thiếu rất nhiều, không đủ phòng để học, nói gì đến
phòng chức năng. Từ năm học 2007 – 2008 nhà trường thực hiện đề án số 01 của
UBND huyện Cao Lãnh về việc thực hiện xã hội hoá giáo dục, năm đầu thực hiện
gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục, sự
quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và đặc biệt là nhiệt tình của ban đại
diện cha mẹ học sinh đã giúp cho nhà trường đạt mục tiêu kế hoạch của đề án.
Hiệu quả giáo dục sau bốn năm của hai lớp thực hiện đề án xã hội hoá giáo dục là
đảm bảo sỉ số 100% , 67/ 67 học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, 67/67 học sinh
được tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông ( trong đó có 05 học sinh đỗ vào
trường chuyên Nguyễn Quang Diêu thành phố Cao Lãnh ). Qua đó cho chúng ta
thấy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những yếu tố góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiện tại năm học 2011 – 2012 trường có
36 lớp với 19 phòng học ( trong đó có 4 lớp học hai buổi, tiếp tục thực hiện xã hội
hoá giáo dục), 01 phòng chứa thiết bị, 01 phòng máy vi tính, 01 phòng thư viện,

01 phòng giáo viên, 01 phòng hành chánh chung với phòng làm việc của phó hiệu
trưởng. Do đó, Lãnh đạo nhà trường tham mưu với lãnh đạo các cấp, trường trung
học phổ thông Cao Lãnh 1, để lại 05 phòng lắp ghép ( 02 phòng học và 03 phòng
bồi dưỡng học sinh khối 9 trái buổi).
3. Thực trạng :
3.1. Thuận lợi:
Trường trung học cơ sở thị trấn Mỹ Thọ được sự quan tâm sâu sắc của
Đảng Uỷ, Uỷ Ban Nhân dân Thị Trấn, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cao lãnh, sự ủng hộ nhệt tình của Ban đại diện
cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự đoàn kết của hội đồng nhà trường.
3.2. Khó khăn:
Trường trung học cơ sở Thị trấn Mỹ Thọ còn chung khuôn viên với trường
trung học phổ thông Cao Lãnh 1, không có hàng rào phân cách nên việc quản lý
4


học sinh rất khó khăn, một bộ phận không nhỏ người dân về kinh tế rất khó khăn,
lo làm ăn sinh sống, chưa nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc học trong thời
đại hiện nay, một phần là chưa đủ trình độ để chỉ dạy con cháu, một số học sinh
còn ham chơi chưa tích cực học tập.
3.3.

Thực trạng:
Thị trấn Mỹ Thọ là trung tâm của huyện Cao Lãnh, dân cư đông đúc,cuốc

sống của người dân đa phần là làm thuê, mua bán nhỏ kiếm sống, sản xuất nông
nghiệp nhỏ lẻ, cá thể, thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra nên đời sống của người
dân cũng gặp không ít khó khăn, từ đó nhận thức của người dân về giáo dục chưa
cao, khó vận đông trong việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
Trường trung học cơ sở Thị trấn Mỹ Thọ là trường trọng điểm, luôn dẫn

đầu về các phong trào thi đua của ngành giáo dục. Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng
yêu cầu trong giai đoạn hiện nay,còn thiếu rất nhiều các trang thiết bị phục vụ cho
việc dạy và học của giáo viên và học sinh, nên ảnh hưởng rất nhiều trong việc đổi
mới phương pháp dạy - học.
Hiện nay, cơ bản nhà trường chỉ có đủ các phòng học, bàn ghế của giáo
viên và học sinh cũng đảm bảo nhưng chưa đúng theo chuẩn qui định.
Kinh phí của thị trấn chi cho giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, do trong thị
trấn Mỹ Thọ có 02 trường Mẫu giáo, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ
sở và 01 trường trung học phổ thông nên chưa có sự đầu tư cao về ngân sách để
đáp ứng cho nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
3.3.1. Công tác quản lý:
Đầu năm học Ban Giám hiệu nắm lại tình hình nhà trường, từ đó có kế
hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách. Các công việc được lập
kế hoạch cụ thể và hoạt động có sự phối hợp với các bộ phận trong nhà trường
một cách đồng bộ. Mỗi tháng họp hội đồng nhà trường một lần để đánh giá nhữnh
ưu, khuyết điểm trong tháng và dưa ra kế hoạch hoạt động cho tháng tới đạt hiệu
quả công việc hơn.
Hiện nay trường có tất cả 79 giáo viên, nhân viên, trong đó
- Ban giám hiệu 02 ( thiếu 01 )
5


- Giáo viên dạy lớp 69, trong đó có 36 giáo viên làm công tác chủ nhiệm
- Nhân viên 08
3.3.2. Qui mô trường lớp của nhà trường:
Năm học 2011-2012 trường có 36 lớp với 1332 học sinh/ 692 nữ.
- Khối 6: 11 lớp

với 405 hs / 191 nữ


- Khối 7: 8 lớp

331 hs / 167 nữ

- Khối 8: 8 lớp

274 hs / 152 nữ

- Khối 9: 9 lớp

322 hs / 182 nữ

Trường có 05 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng hoạt động rất hiệu quả.
Ngay từ đầu năm học nhà trường dựa vào hướng dẫn nhuệm vụ năm học
của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cao lãnh đề ra nhiệm vụ năm học cho nhà
trường như:
Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Huy động 100% học sinh lớp
5 hoàn thành chương trình bậc tiểu học của các trường Tiểu học trong địa bàn vào
học lớp 6.
Vận động học sinh bỏ học ra lớp, thực hiện các biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường và trong các hoạt
động giáo dục. Thực hiên các hoạt động phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của địa phương
3.3.2. Cơ sở vật chất của trường:
Bảng thống kê tình hình cơ sở vật chất của trường
TT

2

Số lượng

Đủ tiêu chuẩn Hiện có
Khuôn viên sân chơi bãi tập 10.000m2
3200m2
20
19
Phòng học

3
4

Thư viện
Các phòng chúc năng

01
06

01
01

Phòng Hiệu trưởng

01

00

Phòng P. Hiệu trưởng

01

00


Phòng giáo viên

01

01

1

Tên cơ sở vật chất

Ghi chú
Chưa

đạt

chuẩn
Phòng học
p. vi tính

6


5

Phòng chuyên môn

05

00


Phòng Đoàn đội

01

00

Phòng phổ cập

01

00

Phòng y tế học đường

01

01

Phòng thiết bị giáo dục

01

01

Phòng vi tính

01

01


Phòng thực hành lý

00

00

Phòng thực hành hoá

00

00

Phòng thự hành sinh

00

00

Phòng thực hành công nghệ

00

00

Phòng nghe nhìn

00

00


Có nguồn nước sạch





Có khu vệ sinh riêng



Có khu để xe

02

01

Có hệ thống thoát nước





Có hàng rào bao quanh

Xây tường

Dây kẽm

x


x

Môi trường xanh,sạch, đẹp

tạm

Qua bảng thống kê cho ta thấy hiện trạng cơ sở vật chất của trường còn
thiếu rất nhiều so với tiêu chuẩn để đảm bảo nhu cầu dạy và học: như chua có các
phòng thực hành, nghe nhìn…
Vì vậy tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường là một việc làm cấp
thiết để xứng tầm với nhà trường trung học cơ sở thị trấn Mỹ Thọ là trường trọng
điểm của giáo dục huyện Cao Lãnh.
3.3.3. Thiết bị dạy học của trường:

T
T
1

Tên thiết bị dạy học
-Trang bị phòng học

Số lượng
Đủ tiêu chuẩn Hiện có
25

Ghi chú

20
7



-Bàn ghế giáo viên

00

20

-Bàn ghế học sinh

00

398 bộ

-Hệ thống quạt

88

52

-Hệ thống ánh sáng
-Bảng

đủ
50

-Bục giảng

20



-Trang trí phòng học theo
đúng qui cách
2

Đạt

Đạt

Thiết bị theo danh mục tối
thiểu:
-Tranh, ảnh, bản đồ

298

Các loại
//

-Mẫu vật

81

-Mô hình

227

//

14th-16 bộ


//

-Bộ thiết bị thực hành
+ Lý
+ Sinh

8 th

+ Hoá

10 th
7th

+ Công nghệ
+ Toán

11 bộ

//
//
//
//

Các phương tiện hiện đại
+ Máy chiếu

05

+ Máy tính


05

+Phương tiện nghe, nhìn

36

+ Điện, nước, chất đốt
3

Thiết bị tự làm

01

Tranh

01

Bản đồ

00

Mẫu vật
Mô hình

50 bộ
25
8


15

5
5
Như vậy, So với yêu cầu cụ thể của nhà trường và công tác đổi mới phương
pháp giảng dạy trong tình hình hiện nay thì thiết bị dạy học của nhà trường còn
thiếu rất nhiều như: các phòng chức năng, dụng cụ thí nghiệm thực hành, các
dụng cụ thí nghiệm Lý ,hoá, sinh, công nghệ, các phương tiện hiện đại dành cho
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy củng còn thiếu, làm cho giáo
dục chậm phát triển, các thiết bị thí nghiệm thực hành vẫn chưa đáp ứng nhu cầu,
làm hạn chế khả năng thực hành của học sinh, mặc khác dù giáo viên có cố gắng
nhiều trong việc làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy nhưng hiệu quả
chưa cao.
Qua các số liệu trên cho thấy việc trang bị thiết bị dạy học trong nhà trường
vẫn còn thiếunhiều. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác trang bị
thiết bị dạy học trong trường trung học cơ sở.
Trong từng năm học, nhà trường kiểm tra thống kê lại toàn bộ thiết bị dạy
học và lập kế hoạch đề nghị trang bị bổ sung. Nhà trường triển khai kế hoạch sử
dụng tthiết bị dạy học trong các tiết học và tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy có liên
quan đến việc sử dụng các thiết bị dạy học sẳn có cũng như thiết bị dạy học tự
làm.
Hiện nay, kinh phí nhà trường còn hạn chế nên chưa trang bị bổ sung các
thiết bị có giá trị cao, chi mua bổ sung các hoá chất, nước cất và số lượng nhỏ
sách tham khảo cho giáo viên…
4. Các Biện Pháp Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Và thiết bị dạy học ở trường
trung học cơ sở Thị Trấn Mỹ Thọ:
4.1. Tổ Chức Quản Lý Của Nhà Trường:
Nhà trưòng luôn tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như tham dự
các buổi hội thảo “ nâng cao chất lượng giáo dục” do Sở, Phòng giáo dục, cũng
như nhà trường tổ chức nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như
chất lượng giảng dạy của giáo viên. Việc bồi dưỡng giáo viên có năng lực để đáp
9



ứng theo nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy trong tình hình
phát triển giáo dục hiện nay.
4.2.

Tổ chức và quản lý:
Cuối năm nhà trường thống kê lại cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, lập kế

họch sử dụng và sửa chữ cho năm học mới.
Tham mưu, đề xuất yêu cầu bổ sung các phần còn thiếu về cơ sở vật chất,
đảm bảo từng bước đủ yêu cầu thiết yếu trong cơ sở giáo dục.
Đầu năm lập kế hoạc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học một cách
hợp lý nhằm phát huy hiệu quả việc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
trong nhà trường trung học cơ sở.
4.3.

Đội ngủ cán bộ giáo viên:
Cán bộ quản lý phải nắm vững tay nghề, trình độ năng lực của từng cán bộ

giáo viên, phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng đối tượng, phân công trách
nhiệm cụ thể cho từng thành viên, có sự phối hợp giúp đở nhau hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
Nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, nhiệt tình trong công tác, tăng
cường tinh thần trách nhiệm, sử dụng các thiết bị sẳn có trong các tiết dạy có liên
quan, và đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho các tiết
dạy.
5. Các biện pháp khác:
5.1.


Lập kế hoạch tổng thể về phát triển cơ sở vật chất giai đoạn 2010 – 2015.
Từng bước đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo mục

tiêu kế hoạch. Tuỳ tình hình thực tế của nhà trường và kinh phí để lập kế hoạch
cho từng năm học cần phải mua sắm thêm những gì, thiết bị nào cần trước hoặc tu
sửa những phần của dãy phòng học nào hoặc trang bị thêm bảng …kinh phí từ
nguồn nào.
5.2. Huy động từ các nguồn lực có thể, tìm mạnh thường quân có tâm huyết với
giáo dục đóng góp để trng bị thêm các phương tiện thiết yếu hổ trợ nâng cao chất
lượng dạy và học.
10


Tổ chức cho cha mẹ học sinh tham gia các chuyên đề, tiết dạy cụ thể để
thấy được hiệu quả của tiết dạy khi có đủ các thiết bị hổ trợ và sự cần thiết của
nó. Từ đó tác động họ tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục để trang bị các
thiết bị cần thiết cho nhà trường.
Từng bước nâng cao nhận thức của người dân, để họ góp phần vào công
tác giáo dục của địa phương, trong các lần họp cha mẹ học sinh nên lồng ghép
giải thích cho họ hiểu thêm về tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với công
tác nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học
sinh.
5.3. Nhà trường đẩy mạnh công tác huy động các đầu sách giáo khoa cũ, các bộ
thiết bị thực hành của học sinh để tăng cường đầu sách, thiết bị học tập trong thư
viện.
Cuối học kỳ hoặc cuối năm học, lập đoàn vận động quyên góp sách, dụng
cụ học tập trong học sinh để trang bị thêm đầu sách cho thư viện hoặc giúp cho
học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ sách giáo khoa để học. Kết hợp với giáo
viên chủ nhiệm thường xuyên giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm, giúp bạn gặp
khó khăn khi đến trường.

Tuyên dương, khen thửng kịp thời các cá nhân tham gia tốt công tác huy
động sách giáo khoa và đồ dùng học tập đã qua sử dụng.
5.4. Xây dựng nguồn nhân lực có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ trongcác cơ sở
giáo dục
Lựa chọn người có trách nhiệm, có chuyên môn để đảm nhiệm công tác thư
viện và thiết bị của nhà trường. Tạo điều kiện cho cán bộ thư viện - thiết bị tham
gia các lớp tập huấn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong công tác thư viện, thiết
bị cũng như đi học các lớp nâng cao tay nghề trong quản lý thư viện và thiết bị.
Khuyến khích giáo viên trong công tác sử dụng đồ dùng dạy học có sẳng
và tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy.
Lấy ý kiến của tập thể, đề ra các chỉ tiêu trong năm học đối với việc sử
dụng thiết bị dạy học và các thiết bị tư làm, động viên giáo viên làm đồ dùng dạy
học để dự thi cấp trường, huyện, tỉnh.
11


Khen thưởng, động viên kịp thời đối với các giáo viên sử dung, khai thác
các thiết bị sẳn có và tự làm có hiệu quả, chất lượng học sinh được nâng lên.
5.5. Công tác sử dụng, bảo quản sách, tài liệu, duy trì thư viện đạt chuẩn:
Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê thư viện - thiết bị để nắm chắc tình hình
công tác thư viện thiết bị ít nhất hai lần trong một năm.
Đối chiếu với các tiêu chí của thư viện, lập kế hoạch bổ sung để duy trì thư
viện đạt chuẩn. Khen thưởng kịp thời cán bộ làm tốt công tác thư viện thiết bị.
5.6. Công tác sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học:
Lập quy chế về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồng thời thường
xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên. Trong quy chế phải thể
hiện rõ, giáo viên khi lên lớp giảng dạy phải sử dụng thiết bị dạy học ( kể cả thiết
bị có sẳn hoặc các thiết bị tự làm).
Trong công tác dự giờ, cần đưa tiêu chí sử dụng thiết bị dạy học vào để
đánh giá giáo viên một cách cụ thể. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân

trong công tác bảo quản thiết bị dạy học.
Động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân khai thác, sử dụng tốt các
thiết bị dạy học dạt hiệu quả trong các tiết dạy.
Khi có hiện tượng hoặc trong quá trình giảng dạy giáo viên vi phạm qui
chế tuỳ theo múc độ mà xử lý.
5.7.

Công tác sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất:
Lập quy chế sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, đồng thời thường xuyên

giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
Lập kế hoạch cụ thể từ cuối năm học đối với công tác sử dụng, sửa chữa,
bảo quản cơ sở vật chất.
Giao trách nhiệm cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm lớp và học sinh trong
công tác bảo quản cơ sở vật chất trong suốt năm học ( hai giáo viên chủ nhiệm và
học sinh hai lớp phối hơp nhau để quản lý cùng một phòng học).
Khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể bảo quản tốt cơ sở vật chất nhà
trường. Nếu cá nhân hoặc tập thể nào vi phạm quy chế hoặc làm thất thoát, hư

12


hỏng, phá hoại tài sản của nhà trường tuỳ theo mức độ mà xử lý. Tổ chức sửa
chữa kịp thời khi có hư hỏng.
6. Hiệu quả áp dụng:
Tính đến cuối học kỳ 1 năm học 2011 – 2012 kết quả như sau:
Xếp loại HK1 năm học 2011-2012:
+ Toàn trường có 1322 học sinh. Kết quả hạnh kiểm và học lực của học
sinh cuối học kì I năm học 2011 – 2012 như sau:
Hạnh kiểm:

Loại Tốt: 1195 HS. Tỉ lệ: 90.4% so với HK1năm 2010-2011 tăng 2.78%
Loại khá: 127 HS. Tỉ lệ: 9.6%
//
//
giảm 2.7%
Không có loại TB
Học lực:
Loại giỏi: 360 HS. Tỉ lệ: 27.2% so với HK1 năm 2010-2011 tăng 2.07%
Loại khá: 407 HS. Tỉ lệ: 30.8% so với HK1 năm 2010-2011 giảm 2.76%
Loại TB: 425 HS. Tỉ lệ: 32.1% so với HK1 năm 2010-2011 tăng 0.7%
Loại Yếu: 120 HS. Tỉ lệ: 9.07% so với HK1 năm 2010-2011 tăng 0.07%
Loại Kém: 06 HS. Tỉ lệ: 0.5% so với HK1 năm 2010-2011giảm 0.24%

C. KẾT LUẬN
1.Ý nghĩa thực tiễn:
Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý về cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học sẽ góp phần khắc phục thiếu thốn hiện có về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
trong tình hình hiện nay nói chung và trong trường trung học cơ sơ thị trấn Mỹ
Thọ nói riêng. Đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục đối với các trường trung học
cơ sở.
2.

Khả năng áp dụng:
Bước đầu Nghiên cứu thực hiện trong nhà trường trung học cơ sở Thị Trấn

Mỹ Thọ. Qua hai năm nghiên cứu thực hiện, đến năm học 2013 – 2014 có sự điều
chỉnh cho phù hợp thực tế, có thể áp dụng cho các trường trung học cơ sở trong
cụm, một năm sau 2014 – 2015 có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện.
3. Kết luận:


13


Qua quá trình phân tích các nội dung “ Một số biện pháp quản lý cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học của cán bộ quản lý trường trung học cơ sở Thị
trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh trong giai đoạn hiện nay”. Ta nhận thấy
rằng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Vì vậy, đối với cán bộ quản lý phải có trách
nhiệm quản lý và tổ chức sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả các cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học hiện có, đồng thời vận động cán bộ giáo viên tự
làm đồ dùng dạy học và khai thác triệt để các phương tiện dạy học, thực hiện
đổi mới phương pháp cho từng tiết học.
Ngoài ra, còn thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý.
- Lập kế hoạch tổng thể về phát triển cơ sơ vật chất của nhà trường.
-

Huy động các nguồn có thể, tìm các mạnh thường quân có tâm huyết

với giáo dục đóng góp để trang bị thêm các phương tiện thiết yếu hỗ trợ cho việc
nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nhà trường đẩy mạnh công tác huy động các đầu sách giáo khoa cũ, các
bộ thiết bị thực hành của học sinh để tăng cường đầu sách, thiết bị học tập trong
thư viện.
- Nhà trường xây dựng nguồn nhân lực đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ
trong cơ sở giáo dục.
- Khuyến khích giáo viên trong công tác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy
học để phục vụ cho tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
- Thực hiện tốt công tác sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và các thiết bị dạy
học.


4. Kiến nghị
Giáo dục hiện tại vẫn còn một khỏang cách rất lớn so với yêu cầu “ nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có

14


chất lượng, có đầy đủ phẩm chất đạo đức cần thiết nhằm phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vì vậy, để thực hiên được điều này cần phải:
-

Đối với nhà nước: tăng cường nguồn vốn dành cho công tác giáo dục.

-

Đối với Bộ ngành: có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất và thiết

bị dạy học một cách đồng bộ, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng theo qui
định.
-

Đối với Sở, Phòng: tăng cường đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất

và các thiết bị dạy học còn thiếu như: Các phòng chức năng, các thiết bị dạy học
có sử dụng công nghệ cao, xây dựng thư viện chuẩn và nhất là việc tách trường
trung học cơ sở Thị trấn Mỹ Thọ ra khỏi khuôn viên trường trung học phổ thông
Cao Lãnh 1, xây dựng hàng rào xung quanh để tiện việc bảo quản cơ sở vật chất
và quản lý học sinh.

-

Đối với cấp uỷ và chính quyền địa phương: đẩy mạnh các hoạt động kinh

tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nhân dân, giảm hộ nghèo. Hỗ trợ các
khoản kinh phí nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục. Quan
tâm công tác nâng cấp sửa chữa cầu đường nông thôn để học sinh đi lại dễ dàng
trong mùa mưa lũ.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu trong thời gian
qua ( từ đầu năm học cho đến cuối tháng 1 năm 2012). Rất mong được sự góp ý
chân tình của các đồng nghiệp, để đề tài sớm được hoàn chỉnh và được áp dụng .
Người viết

Lê Văn Lô
Ý kiến của HĐ xét duyệt SKKN cấp Trường.

15


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Ý kiến của HĐ xét duyệt SKKN cấp Huyện
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 của nhà trường
2. Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2011 – 2012 của nhà trường
3. Chính phủ (2001) chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số
40/2000/QH10 của Quốc hội.
4. Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học ( ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo).
5. Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số
38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
6. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục số 44/2009/QH12 ban
hành ngày 25 tháng 11 năm 2009
7. Qui chế công nhận trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ( ban hành kèm theo thông tư số:
06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo).
8. UBND tỉnh Đồng Tháp (2006). Đề án nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010.

17




×