Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.25 KB, 9 trang )

VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một trong những chế định luật
được hình thành khá sớm trong hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới. Luật cổ La
Mã đã biết đến các biện pháp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ1.
Với những nỗ lực nhất định, trong thời gian qua, pháp luật Việt Nam về bảo lãnh được
từng bước xây dựng, hoàn thiện. Những văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này
phải kể đến: Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của
Chính phủ về các giao dịch có bảo đảm, Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của
Chính phủ về đăng ký giao dịch có bảo đảm và các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực
tín dụng ngân hàng…
Tuy nhiên, với yêu cầu sửa đổi bổ sung nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của BLDS
sang toàn bộ các quan hệ tài sản- tiền tệ và quan hệ phi tài sản trong các lĩnh vực kinh tếthương mại thì những qui định pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong BLDS hiện
hành sẽ không thể điều chỉnh được toàn bộ các nhóm quan hệ này. Tự bản thân các qui
định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS hiện hành chỉ
dừng lại những qui định sơ khai nhất, bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập nhất định.
Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự, kinh tế tại tòa án cũng thể hiện sự bất nhất trong áp
dụng cácqui định pháp luật về bảo đảm. Nhiều bản án sơ thẩm về các giao dịch vay mượn
trong dân sự, tín dụng ngân hàng có liên quan đến bảo lãnh, thế chấp, cầm cố bị kháng
cáo, kháng nghị để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, bản án đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong số đó không ít các vụ án bị Toà phúc thẩm
sửa bản án sơ thẩm; Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng cáo kháng nghị,
tuyên huỷ, trả lại cấp sơ thẩm xét xử lại.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra những suy nghĩ về các qui định pháp
luật liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong sự so sánh đối chiếu
với Dự thảo Bộ luật Dân sự (Dự thảo) Trên cơ sở đó đề cập đến một vài vấn đề cần xem
xét, nghiên cứu để sửa đổi bổ sung BLDS.
1. Đảm bảo nguyên tắc tự do thoả thuận


Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xây dựng không nằm ngoài mục đích bảo


đảm cho khả năng của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự tự chịu trách nhiệm về tài sản,
bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng. Sự cưỡng chế của nhà nước chỉ cần
thiết khi các bên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Pháp luật về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ chỉ khả thi và phát huy tính tích cực của nó khi các các qui phạm cụ
thể được thể hiện dưới hình thức qui phạm tuỳ nghi, qui phạm trao quyền lựa chọn. Pháp
luật về bảo đảm chỉ có thể đưa ra một qui tắc xử sự chung cho các chủ thể, song cũng
không nên loại trừ những thoả thuận khác của chính các bên tham gia và giao dịch ấy.
Dù vậy, một số điều trong Dự thảo còn qui định một cách khá cứng nhắc, Ví dụ: Điều
301 cho phép một tài sản có thể dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, là một qui định
mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn song pháp luật qui định bắt buộc mỗi lần bảo đảm phải
lập thành văn bản. Thiết nghĩ, nên bổ sung cụm từ “nếu các bên không có thoả thuận
hoặc pháp luật có qui định khác”. Trong thực tiễn hoạt động ngân hàng, trường hợp cho
vay theo hạn mức, nếu qui định như vậy là không khả thi vì các bên hoàn toàn có thể thoả
thuận một hợp đồng bảo đảm cho nhiều khoản tín dụng khác nhau, miễn sao tại một thời
điểm bất kỳ trong thời gian hợp đồng có hiệu lực tổng giá trị các khoản vay không vượt
quá hạn mức đã được thoản thuận.
2. Đảm bảo tính thống nhất giữa các qui định về biện pháp bảo đảm với các qui
định khác trong Dự thảo
Trong BLDS hiện hành và cả Dự thảo, nhìn chung, chưa đảm bảo tính thống nhất giữa
các chế định trong pháp luật dân sự. Chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
không là một bộ phận độc lập trong BLDS mà nó phải được xây dựng và hoàn thiện
trong mối quan hệ tương tác với các chế định pháp luật khác về tài sản, quyền sở hữu,
nghĩa vụ dân sự, thực hiện và chấm dứt nghĩa vụ…là những nội dung liên quan mật thiết
với các qui định về các biện pháp bảo đảm, vì vậy cần thiết phải có sự dẫn chiếu thống
nhất. Ví dụ, Điều 302 Dự thảo qui định: “Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài
sản là vật thuộc quyền sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ”. Nếu như trong BLDS sử dụng thuật ngữ “tài sản là động sản”, trong Dự thảo sửa đổi
thành “tài sản là vật”. Điều này có nghĩa: đối tượng của cầm cố chỉ giới hạn là vật có
thực, hữu hình, định dạng, còn quyền tài sản và các giấy tờ có giá không thể mang đi cầm
cố? Trong Dự thảo có liệt kê các loại vật: vật đặc định, vật đồng dạng, vật tiêu hao, vật

không tiêu hao… song khái niệm “vật” thì chưa được giải thích một cách cụ thể.


3. Về phân loại các biện pháp bảo đảm
Rải rác có những qui định pháp trong Dự thảo được lặp lại một cách không cần thiết, ví
dụ: Điều 303. Hình thức cầm cố tài sản và Điều 318, Hình thức thế chấp tài sản; Điều
304. Thời hạn cầm cố tài sản và Điều 319. Thời hạn thế chấp; Điều 310. Huỷ bỏ việc cầm
cố tài sản và Điều 330. Huỷ bỏ việc thế chấp tài sản; Điều 311. Xử lý tài sản cầm cố và
Điều 329. Xử lý tài sản thế; Điều 314. Chấm dứt cầm cố tài sản và Điều 331. Chấm dứt
thế chấp tài sản.
Cầm cố và thế chấp là hai biện pháp bảo đảm bằng tài sản có nhiều nội dung pháp lý
giống nhau, trừ một số qui định liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm; quyền và nghĩa
vụ của các bên. Nếu như pháp luật hiện hành dựa vào tiêu chí động sản và bất động sản
để phân biệt thế chấp và cầm cố, Dự thảo xác định theo tiêu chí có hay không sự chuyển
giao tài sản (vật) từ bên bảo đảm sang cho bên nhận bảo đảm. Vì vậy, sẽ đơn giản và tiết
kiệm hơn nếu gộp cầm cố, thế chấp chung một nhóm biện pháp bảo đảm trong đó hai
trường hợp: chuyển giao (tạm thời chấm dứt quyền sử dụng) và không chuyển giao vật,
tài sản bảo đảm (tiếp tục quyền sử dụng). Bộ luật Dân sự Nga và một số các nước khác
cũng đã giải quyết vấn đề này khá thành công; cụ thể là chỉ qui định một trường hợp là
thế chấp. Trong trường hợp không thể gộp chung, có thể sử dụng kỹ thuật dẫn chiếu mà
không phải liệt kê lại nội dung các điều luật trong hai phần thế chấp và cầm cố này.

4.Về phạm vi bảo đảm
Khoản 2 Điều 295 Dự thảo bổ sung: “Các bên được thoả thuận về các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa
vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện”.
Theo quan niệm truyền thống và cả trong luật Việt Nam hiện hành: nghĩa vụ được bảo
đảm chỉ có thể là nghĩa vụ đã hình thành, đã tồn tại, có thực và đã xác định phạm vi của
nghĩa vụ đó, bởi biện pháp bảo đảm là thiết lập một nghĩa vụ phụ, dự phòng, hỗ trợ cho
nghĩa vụ chính, trong khi đó Điều 285 BLDS (Điều 256 Dự thảo) ghi nhận những căn cứ

phát sinh nghĩa vụ là từ hợp đồng dân sự; hành vi dân sự đơn phương; gây thiệt hại do
hành vi trái pháp luật…Như vậy, các biện pháp bảo đảm nhằm xác lập một nghĩa vụ bổ
trợ (nghĩa vụ dự phòng) cho nghĩa vụ chính. Trường hợp nghĩa vụ chính chưa tồn tại,
chưa định hình, chưa xác định phạm vi thì khó có thể xác lập nghĩa vụ bảo đảm.


Trong thực tiễn tín dụng ngân hàng, nhằm bảo đảm lợi ích của mình, các ngân hàng xây
dựng qui trình xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng, theo đó hợp đồng thế chấp, bảo
lãnh phải được ký kết cùng hoặc trước thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên
hợp đồng bảo đảm ấy được xác lập căn cứ vào Giấy đề nghị vay vốn của bên đi vay và
kết quả thẩm định hồ sơ xin vay của bộ phận tín dụng.
Dưới góc độ lý luận, đây là vấn đề còn tranh luận chưa có kết luận cuối cùng, bởi pháp
luật về kinh tế- dân sự Việt Nam chưa công nhận một cách cụ thể hiệu lực pháp lý của
các văn bản dưới dạng: thoả thuận tiền hợp đồng, bản ghi nhớ của các bên trước khi ký
hợp đồng.
Chúng tôi cho rằng qui định như trong Dự thảo là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, để qui định trên được
áp dụng một cách nhất quán và chính xác, cần thiết phải ghi nhận hiệu lực và ý nghĩa
pháp lý của các thoả thuận tiền hợp đồng cũng như cần có sự giải thích rõ hơn, cụ thể hơn
về trường hợp này. Mặt khác cũng nên giới hạn qui định trên chỉ áp dụng đối với biện
pháp cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản mà không thể áp dụng đối với tất cả các
biện pháp bảo đảm khác.
5. Về điều kiện đối với tài sản bảo đảm
Việc đưa ra điều kiện: giá trị tài sản phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm
trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (Điều 301 Dự
thảo), là một qui định không cần thiết. Chúng tôi cho rằng việc định giá tài sản bảo đảm
tại thời điểm xác lập giao dịch do các bên tiến hành trên cơ sở thoả thuận và chỉ có giá trị
tham khảo để xác định mức nghĩa vụ được bảo đảm, không áp dụng khi xử lý tài sản để
thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Nếu điều kiện này áp dụng cho thời điểm xử lý tài sản
thì càng không chính xác, bởi giá trị tài sản bảo đảm trong nền kinh tế thị trường thay đổi

liên tục, mặt khác trong trường hợp một tài sản dùng bảo đảm để thực hiện nhiều nghĩa
vụ pháp luật qui định buộc phải đăng ký giao dịch có bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán
được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.

6. Về cơ sở pháp lý phát sinh nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo đảm
Khác với BLDS các nước, BLDS Việt Nam không đề cập một cách trực tiếp về hợp đồng
bảo đảm. Thuật ngữ “hợp đồng bảo đảm” không tìm thấy trong Mục 5 BLDS hiện hành


và cả trong Dự thảo. Mặc dù trong các biện pháp bảo đảm cụ thể có qui định về hình thức
của thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…phải lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng
nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận
hoặc pháp luật có qui định.
Theo lô gích thông thường, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Giao dịch bảo đảm là thoả thuận lập thành
văn bản làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên. Thực chất, quan hệ giữa các chủ thể
trong quan hệ bảo đảm là quan hệ hợp đồng. Mặt khác, Nghị định số 165/1999 và Nghị
định178/1999 trực tiếp công nhận thoả thuận bảo đảm là quan hệ hợp đồng. Song đây
cũng chỉ là những văn bản pháp luật dưới luật, hiệu lực pháp lý của nó không thể vượt
trên hiệu lực của BLDS.
Trong thực tiễn cam kết bảo lãnh được lập dưới hình thức văn bản với nhiều tên gọi “hợp
đồng bảo lãnh”, “ hợp đồng thế chấp”, “hợp đồng cầm cố”.
Tuy không tồn tại cơ sở nào để phủ nhận quan hệ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh không là
quan hệ hợp đồng. Song nếu như BLDS Việt Nam với tính chất là văn bản pháp luật có
hiệu lực cao nhất trực tiếp xác nhận, khẳng định rằng quan hệ bảo đảm (trừ phạt vi phạm
và chiếm giữ tài sản) là quan hệ hợp đồngthì sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý nhất định
và sẽ tốt hơn rất nhiều trong thực tế áp dụng pháp luật về bảo đảm.
Nếu Dự thảo chính thức và trực tiếp ghi nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là quan hệ hợp
đồng thì hợp đồng bảo đảm sẽ chịu sự điều chỉnh của các qui định pháp luật về hợp đồng
nói chung được qui định trong BLDS. Những qui định ấy bao gồm: Thủ tục, trình tự giao

kết hợp đồng, nguyên tắc ký kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng
vô hiệu…Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều trực tiếp công nhận trong BLDS rằng
quan hệ bảo đảm là quan hệ hợp đồng 2.

7. Về biện pháp phạt vi phạm
Một số quan điểm cho rằng, phạt vi phạm là một chế tài trong dân sự, là hậu quả pháp lý
của hành vi vi phạm nghĩa vụ và hợp đồng mà nó hoàn toàn không là một biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ đúng nghĩa. Vì vậy, không nhất thiết phải xếp phạt vi phạm như
là một biện pháp bảo đảm3.


Pháp luật một số quốc gia và một số học thuyết pháp lý các nước, đặc biệt là các nước
theo hệ thống thông luật ghi nhận điều này. Bởi trong pháp luật của các nuớc này không
áp dụng chế tài phạt (penalty) mà chỉ áp dụng chế tài liquidated damages (bồi thường
thiệt hại theo (đánh giá) dự đoán trước) Vì vậy, bồi thường theo mức xác định trước hoàn
toàn không có chức năng là một biện pháp bảo đảm.
Tuy nhiên theo tinh thần của pháp luật Việt Nam thì phạt vi phạm đã hội đủ các nội dung
là một biện pháp bảo đảm vì các lý do sau:
- Thứ nhất: phạt vi phạm chỉ được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các bên, hoặc theo
qui định pháp luật nếu có;
- Thứ hai: Bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng khi có thiệt hại thực tế xảy ra, mức bồi
thường chỉ xác định được sau khi có vi phạm; phạt vi phạm áp dụng khi bên có nghĩa vụ
vi phạm cam kết mà không tính đến sự hiện hữu của thiệt hại, mức phạt được các bên
thoả thuận trước khi có vi phạm.
- Thứ ba: Phạt vi phạm là chế tài bổ sung cho chế tài chính (tất yếu) là bồi thường thiệt
hại. Nếu như bồi thường thiệt hại là nghiễm nhiên khi không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ, nó không bao hàm ý nghĩa bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
mà tự bản thân nó là một bộ phận cấu thành nên nghĩa vụ. Phạt vi phạm có thể được xác
lập song song với chế tài bồi thường thiệt hại nhằm mục đích cảnh báo một hậu quả bất
lợi nếu như bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Phạt

vi phạm có vai trò định hướng và ràng buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình.

8. Về biện pháp cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản (jus retentionnis) là một trong hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
hoàn toàn mới được đề cập trong Dự thảo này; song chỉ mới đối với pháp luật Việt Nam
bởi biện pháp này được áp dụng rộng rãi trong giao lưu dân sự kinh tế ở các nước, thậm
chí biện pháp này đã từng được đề cập trong Luật dân sự La Mã4. Việc bổ sung hình thức
bảo đảm mới này là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế. Trong thời gian qua cũng đã
phát sinh các trường hợp cầm giữ tài sản song chưa có pháp luật điều chỉnh.
Vì là một biện pháp bảo đảm mới cho nên Dự thảo chỉ qui định hết sức chung chung,


chính điều này có thể dẫn đến nhận thức không chính xác nội dung pháp lý của nó, cho
nên có thể sẽ có những nhầm lẫn tai hại trong việc áp dụng pháp luật.
Nội dung của biện pháp bảo đảm này, theo nghĩa truyền thống, có thể được hiểu như sau:
Khi bên có quyền (người cầm giữ) đang chiếm hữu hợp pháp một vật (để sau đó hoàn trả
cho chủ sở hữu (người có tài sản bị chiếm giữ, người có nghĩa vụ hoặc cho người thứ ba
theo chỉ định của chủ sở hữu) thì bên có quyền được quyền tiếp tục cầm giữ vật ấy nếu
như những nghĩa vụ trực tiếp phát sinh từ vật ấy không đựơc thực hiện hoặc thực hiện
không đúng hạn. Người cầm giữ được quyền chiếm giữ vật ấy cho đến khi nghĩa vụ được
thực hiện xong.
Bản chất pháp lý của biện pháp cầm giữ: về hiện tượng, biện pháp này có những điểm
tương đồng với biện pháp cầm cố, song lại mang tính chất của biện pháp phạt vi phạm
hoặc là giai đoạn đầu của quá trình bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để sau đó chuyển thành
biện pháp cầm cố. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác biệt. Nội dung của biện
pháp cầm giữ tài sản, trong pháp luật các nước trên thế giới được hiểu như sau:
- Thứ nhất: Đây là một biện pháp bảo đảm duy nhất trong số các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ được áp dụng mà không dựa trên sự thoả thuận của các bên liên quan. Vì
đây là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bên

có quyền. Pháp luật là cơ
sở trực tiếp phát sinh quyền được cầm giữ tài sản, nếu như trước đó các bên không có
thoả thuận không áp dụng biện pháp này. Trong khi đó các biện pháp thế chấp, bảo lãnh,
cầm cố chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận. Chính yếu tố này mà trong
các tài liệu pháp luật nước ngoài hi đề cập đến biện pháp này thường sử dụng thuật ngữ
“quyền chiếm giữ”. Cầm giữ tài sản là cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quyền
được pháp luật qui định của người có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ. Song đây không là hình thức “xiết nợ” thường gặp trong thực tiễn.
- Thứ hai: Quyền cầm giữ tài sản chỉ được thực hiện nếu đồng thời hội đủ ba yếu tố sau:
a) Vật cầm giữ đang được bên có quyền nắm giữ nhưng vật ấy thuộc sở hữu của bên có
nghĩa vụ, tức bên cầm giữ có nghĩa vụ phải chuyển giao cho chủ sở hữu (cho bên có
nghĩa vụ) hoặc cho bên thứ ba theo chỉ định của chủ sở hữu.
b) Nghĩa vụ được bảo đảm phải là nghĩa vụ của người chủ sở hữu vật ấy và nghĩa vụ ấy


phải phát sinh trực tiếp từ vật ấy, ví dụ nghĩa vụ trả chi phí chăm sóc, chi phí thức ăn
trong trường hợp chăm sóc súc vật nuôi, nếu như chủ sở hữu vật nuôi không chi trả chi
phí này thì bên chăm sóc có quyền chiếm giữ chính vật nuôi đó cho đến khi nào chủ sở
hữu chi trả xong; bên trông coi, bảo vệ hàng hoá nếu như không nhận được thù lao trông
coi, bảo vệ thì được giữ lại hàng hoá đó cho đến khi nào chủ sở hữu hàng hoá thanh toán
xong chi phí. Tuy nhiên, nghĩa vụ được bảo đảm ở đây phải là nghĩa vụ trực tiếp phát
sinh từ vật chiếm giữ, ví dụ nghĩa vụ của bên mua phải trả tiền cho chính lô hàng bị cầm
giữ kể cả các khoản tiền chậm trả và cả các khoản tiền phạt, tiền lưu kho bãi, tiền bảo
quản, vận chuyển cả các khoản thiệt hại do chính tài sản gây ra. Những nghĩa vụ không
phát sinh một cách trực tiếp từ vật cầm giữ thì bên có quyền không được cầm giữ nó, ví
dụ: người thuê nhà không thể (chiếm giữ) trì hoãn việc trả lại nhà thuê khi kết thúc thời
hạn thuê theo hợp đồng thuê nhà nến viện dẫn rằng chủ nhà đang mượn anh ta một số
tiền chưa trả. Tuy nhiên pháp luật một số nước qui định rằng không áp dụng yêu cầu này
nếu việc chiếm giữ có liên quan đến các chủ thể là các chủ thể kinh doanh, ví dụ: doanh
nghiệp A mở tài khoản và nhận các dịch vụ tại Ngân hàng nhưng không thực hiện việc

chi trả các khoản tiền phí dịch vụ ngân hàng thì ngân hàng được được quyền phong toả
tài khoản cho đến khi nào khách hàng trả xong nợ.
c) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm giữ tài sản chưa được thực hiện bởi người
có nghĩa vụ đúng hạn cam kết.
- Thứ ba: Chiếm giữ tài sản là một biện pháp có những nội dung pháp lý đồng nhất với
biện pháp cầm cố vì vậy các qui định về nghĩa vụ bảo quản tài sản trong cầm giữ, xử lý
tài sản để thực hiện nghĩa vụ chính… có thể dẩn chiếu sang các điều luật tương tự trong
phần cầm cố.
- Thứ tư: Cầm giữ tài sản áp dụng thông dụng trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện các nghĩa vụ của mình trong các quan hệ hợp đồng: vận tải, gia công, thuê, ký
gửi, ủỷ thác, sửa chữa tàu biển…

Kết luận:
Do đặc thù của pháp luật Việt Nam có sự phân định về quan hệ dân sự và quan hệ kinh tế
nên các biện pháp bảo đảm ghi nhận trong BLDS chỉ áp dụng đối với các nghĩa vụ dân sự
mà không phải là nghĩa vụ tài sản nói chung, bao hàm cả trong lĩnh vực kinh tế, vì vậy
nếu như không giải quyết được vấn đề về phạm vi điều chỉnh của BLDS thì dù có hoàn


thiện các qui định này cũng không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng kinh tế, thương mại. Nên chăng, cần thiết
phải ban hành một văn bản “Luật về các giao dịch bảo đảm” để điều chỉnh một cách
thống nhất, toàn diện các vấn đề liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, kinh
tế trên cơ sở của Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Tài liệu tham khảo:
1 Nôvicxki. I.B, Pêterecxki.I.C. Luật Dân sự La Mã. M. 1998
2 2 Xem: Luật dân sự, thương mại các nước tư bản, chủ biên: E.A. Vaxilép. M, Nxb
Quan hệ quốc tế, 1993 , tr. 303; xem Điều 361, 362 BLDS Cộng hoà Liên bang Nga
(Phần I) do Duma Quốc gia thông qua ngày 30/11/1994, sửa đổi bổ sung ngày 20/2/1996

và ngày 12/8/1996. M, Nxb INFRA-M. 1999.
3 3 PGS.TS Trần Đình Hảo, Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong
Dự thảo BLDS. Tham luận Hội thảo góp ý Dự thảo BLDS, Hội Luật gia Việt Nam, Hà
Nội, tháng 3/2005.
4 Katkoe M.M. Khái quát về quyền chiếm giữ trong luật La- Mã, Kiev 1910.



×