Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân loại cho vay của tổ chức tín dụng và ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.21 KB, 17 trang )

Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

NỘI DUNG

TRANG

A. LỜI MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG

1

I. Khái quát về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

1

II. Phân loại cho vay của TCTD

3

1. Phân loại TCTD dựa vào thời hạn sử dụng vốn vay

3

a. Cho vay ngắn hạn

3

b. Cho vay trung hạn



5

c. Cho vay dài hạn

6

2. Phân loại cho vay dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay

7

a. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản

7

b. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

9

3. Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn vay

10

a. Cho vay để kinh doanh

10

b. Cho vay tiêu dùng

10


4. Phân loại cho vay dựa vào phương thức vay

10

a. Cho vay từng lần

10

b. Cho vay theo hạn mức tín dụng

11

c. Cho vay theo dự án đầu tư

12

d. Cho vay hợp vốn

12

e. Cho vay trả góp

13

f. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

13

g. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng


13

h. Cho vay theo hạn mức thấu chi

14

i. Các loại cho vay khác
III. Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại cho vay của các TCTD

14
15

C. LỜI KẾT

15
1

Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề tài chính tiền tệ đang là một
vấn đề vô cùng quan trọng, do đó có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động
tín dụng của các tổ chức tín dụng. Các Tổ chức tín dụng hoạt động tốt sẽ thúc
đẩy nền kinh tế, tài chính phát triển theo. Trong nền kinh tế đang phát triển mạnh
như nước ta hiện nay, nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng
là rất lớn, trong khi đó kênh huy động vốn của chúng ta chủ yếu chỉ là các Tổ

chức tín dụng. Vì vậy, các tổ chức tín dụng càng đa dạng hoá các hình thức cho
vay bao nhiêu thì càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân có
nhu cầu về vốn có được điều kiện tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh hay phục
vụ sinh hoạt tốt hơn. Vì những đặc điểm quan trọng như trên, em xin chọn để tài
“phân loại cho vay của tổ chức tín dụng và ý nghĩa pháp lý của việc phân loại
đó”.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật các
TCTD 2010) thì Tổ chức tín dụng (TCTD) được định nghĩa như sau: “Tổ chức
tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân
hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”. Khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 4 Luật
các TCTD năm 2010 giải thích về các thuật ngữ: Ngân hàng, Tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
“2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu
hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
2
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các
hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài
khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

5. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện
một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia
đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
6. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân
và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một
số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm
mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.”
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 thì : “Cho vay là hình
thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Hoạt động cho vay bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau:
- Thứ nhất, về chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có hai chủ thể là bên
vay và bên cho vay. Bên cho vay là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho
người khác sử dụng để thoả mãn một số lợi ích của mình. Bên đi vay là người
đang cần sử dụng loại tài sản đó để thoả mãn nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu
dùng.
- Thứ hai, hình thức pháp lý của việc cho vay chính là hợp đồng tín dụng
tài sản. Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và
thống nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt.
- Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi cơ bản là hành vi ứng
trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại.
3
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

Hành vi tương ứng là tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả
được thực hiện bởi người vay sau đó một khoảng thời gian theo sự thoả thuận

giữa hai bên.
- Thứ tư, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho
vay đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.
Bên cạnh những dấu hiệu chung của quan hệ cho vay, hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng còn có những dấu hiệu đặc thù sau:
- Thứ nhất, việc cho vay của TCTD là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh
mang tính chức năng.
- Thứ hai, hoạt động cho vay của TCTD là một nghề nghiệp kinh có điều
kiện.
- Thứ ba, ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp
đồng, hoạt động cho vay của TCTD còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của các đạo
luật về ngân hàng, thậm chí cả các tập quán thương mại về ngân hàng.
II. Phân loại cho vay của TCTD
Việc phân loại cho vay của TCTD cần phải căn cứ vào nhiều tiêu chí cơ
bản khác nhau, mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa và mục đích nhất định.
1. Phân loại TCTD dựa vào thời hạn sử dụng vốn vay
Căn cứ vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của các TCTD phân thành các
loại:
a. Cho vay ngắn hạn
- Theo Khoản 1 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 ban hành Quy chế vay của TCTD đối với khách hàng thì “cho vay
ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”. Ta thấy đây là
loại hình cho vay có thời hạn dưới 1 năm, vì thế hình thức cho vay này chủ yếu
nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh
4
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng


doanh hoặc thoả mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong thời hạn ngắn.
Cụ thể là 12 tháng.
- Các loại cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của TCTD
+ Cho vay mua hàng dự trữ: là loại cho vay để tài trợ mua hàng tồn kho
như nguyên liệu, bán thành phẩm, giá thành. Đây là loại hình cho vay ngắn hạn
chủ yếu của TCTD là ngân hàng. Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng sẽ
xem xét cho vay từng lần theo đối tượng cụ thể, và kì hạn nợ của loại cho vay
này cụ thể, bắt đầu từ lúc bỏ tiền mua hàng tồn kho và chấm dứt khi hàng tồn
kho đã tiêu thụ và được tiền. Phương thức cho vay đối với dự trữ hàng tồn kho
được áp dụng là phương thức cho vay ứng trước, thời hạn cho vay gắn liền với
chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp.
+ Cho vay vốn lưu động: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu
cầu dự trữ hàng tồn kho, có đặc điểm gần giống với cho vay mua hàng dự trữ.
Loại cho vay này nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của
doanh nghiệp. Đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, hạn
mức tín dụng là cơ sở để ngân hàng cho vay và giải ngân. Ở hình thức này không
có kì hạn cụ thể cho từng lần giải ngân mà chỉ có thời hạn cho vay cuối cùng và
các điều kiện sử dụng vốn vay. Chi phí của khoản vay gồm có chi phí trả lãi và
chi phí ngoài lãi như phí cam kết sử dụng hạn mức. Thời hạn vay tuỳ theo đặc
điểm về chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng, tối
đa là một năm.
+ Cho vay dựa trên tài sản có là loại cho vay dựa trên cơ sở số dư của các
khoản phải thu, tồn kho nguyên liệu, thành phẩm. Tài sản bảo đảm cho các
khoản vay này là các tài sản được tài trợ. Đối với các khoản phải thu, hoạt động
cho vay này được thực hiện qua nghiệp vụ chiết khấu hoặc nghiệp vụ mua nợ.

5
Đinh Quý Đôn – KT33A035



Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

+ Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng: cho vay đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thiếu vốn để mua nguyên liệu … Cho
vay ngắn hạn trong trường hợp này cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, việc xem xét cho vay chủ yếu phải dựa vào từng hợp đồng nhận
thầu;
Thứ hai, đối tượng cho vay là tiền thuê nhân công, thiết bị để thực hiện thi
công công trình;
Thứ ba, kỳ hạn nợ được xác định dựa vào kế hoạch thi công theo hợp
đồng nhận thầu;
Thứ tư, nguồn thu nợ là tiền thanh toán của nhà đầu tư, hợp đồng nhận
thầu là cơ sở để bảo đảm cho khoản tiền vay.
Hoạt động cho vay ngắn hạn của TCTD còn được áp dụng với các loại vay để
kinh doanh chứng khoán, vay để kinh doanh bán lẻ và cho vay đối với các định
chế tài chính khác.
+ Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá: đây là một nghiệp vụ ngắn hạn được
thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho tổ chức tín
dụng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi chiết khấu. Chứng từ có giá là
những phương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị do những đơn vị được phép phát
hành hợp pháp và được pháp luật thừa nhận như kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu,
thương phiếu.
+ Thấu chi: là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động
nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ
tài khoản vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.
b. Cho vay trung hạn
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay của TCTD đối với khách hàng
6
Đinh Quý Đôn – KT33A035



Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

thì “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng”. Đây là loại hình cho vay trong đó các bên thoả thuận thời hạn sử
dụng vốn vay là từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho
việc đầu tư vào tài sản cố định hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản của
khách hàng trong kinh doanh hoặc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
c. Cho vay dài hạn
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay của TCTD đối với khách hàng
thì “Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên”. Mục đích của khoản vay này thường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư.
Đối với hai hình thức cho vay trung và dài hạn của TCTD thì phương thức cho
vay chủ yếu là cho vay thông thường và tín dụng tuần hoàn.
+ Cho vay thông thường: khoản vay này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mua
sắm máy móc, thiết bị, nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tiền
vay được thanh toán dần cho ngân hàng theo định kỳ. Số tiền thanh toán định kì
có thể khác nhau.
+ Tín dụng tuần hoàn: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết
chính thức dành một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định có thể từ 1 đến 3
năm, hay 5 năm, song thời hạn nợ kí kết trong hợp đồng thường ngắn, và nếu
khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn
mức sẽ được tiếp tục.
Hiện nay hầu hết các tổ chức tín dụng đều rất thận trọng khi quyết định
cho vay trung và dài hạn bởi gặp rất nhiều khó khăn trong thanh khoản cũng như
cơ cấu tài sản của mình. Trong ba hình thức cho vay trên thì các TCTD là ngân
hàng được thực hiện tát cả các hình thức sử dụng vốn vay, còn các TCTD phi
ngân hàng thì chỉ được thực hiện hoạt động cho vay trung và dài hạn. Điều này
7

Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

cho thấy phạm vi về thời hạn cho vay của TCTD là ngân hàng thường diễn ra
rộng hơn, phổ biến hơn so với các loại hình TCTD khác.
2. Phân loại cho vay của TCTD dựa vào tính chất có bảo đảm của
khoản vay
Với tiêu chí này, hoạt động cho vay của các TCTD bao gồm các loại sau:
a. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Đây thực chất là hình thức bảo đảm tín dụng. Nghĩa là TCTD sẽ áp dụng
các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo ra cơ sở kinh tế, pháp lí để thu hồi
các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Có thể nhận thấy đây là hình thức cho vay
mà trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay
hoặc của người thứ ba (người bảo lãnh khoản tiền vay).
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp
tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng chi trả, hoàn trả vốn vay.
Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình
hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với
bên cho vay.
Đối với thế chấp bất động sản thì tất cả các bất động sản thuộc sở hữu hợp
pháp của cá nhân hay tổ chức đều có thể dử dụng để thế chấp vay vốn của
TCTD. Khi thế chấp thì hai bên, Ngân hàng và khách hàng phải có thoả thuận
với nhau về việc định giá tài sản thế chấp và kí hợp đồng thế chấp có sự chứng
nhận hợp pháp của Phòng công chứng.
Đối với việc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất thì do đất đai ở Việt
Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý và thực hiện giao
đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ổn định lâu dài. Trong các chủ

thể được giao đất và cho thuê đất ở trên thì chỉ có cá nhân, hộ gia đình và các tổ
8
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp vay
vốn ngân hàng.
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố.
Cầm cố tài sản được hiều là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản
thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng kí quyền sở hữu, có loại cần
đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay.
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thoả thuận để
bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba trông giữ.
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài
sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của TCTD. Đây là hình
thức mà khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với TCTD.
Đối với biện pháp cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì chỉ
được áp dụng trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân
hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay.
Thứ hai, Ngân hàng cho vay trung và dài hạn với các dự án đầu tư, phát
triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình
thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có
khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia
vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.

+ Cho vay bằng hình thức bảo lãnh.
Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay ( người nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến
9
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng
nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh có thể chia làm hai loại chính:
Thứ nhất, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với
bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ
trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện
hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
Thứ hai, bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là
biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài
sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình
bảo lãnh cho bên đi vay.
b. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không
được bảo đảm bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của
người thứ ba. Để thực hiện cho vay theo hình thức này thì thông thường các bên
chỉ cần giao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trường
hợp TCTD cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp thì mặc dù khoản bat này không
thể xem là khoản vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín
chấp vẫn phải xác lập văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho
TCTD để khách hàng vay có thể được TCTD chấp nhận cho vay.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nhìn chung là hình thức cho vay tương
đối mạo hiểm của TCTD nên cần tuân thủ các điều kiện về vay vốn:

Thứ nhất, luật pháp các nước đều quy định rằng tổ chức tín dụng chỉ được
cho vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi.
Thứ hai, uy tín của người vay cũng là một điều kiện để vay vốn và là điều
kiện quan trọng nhất đơi với một chủ thế là bên vay trong quan hệ tín dụng
không có bảo đảm.
10
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

Thứ ba, để có thể vau vốn của TCTD theo chế độ cho vay không có bảo
đảm người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh.
Trong thực tế, để kiểm tra mức độ thoả mãn các điều kiện pháp lý trên đối với
một khách hàng TCTD phải tiến hành thẩm định thông qua hoạt động phân tích
và điều tra tín dụng đối với khách hàng của mình.
3. Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn vay
Theo tiêu chí này, hoạt động cho vay của các TCTD đối với khách hàng
được chia làm hai loại
a. Cho vay để kinh doanh
Đây là hình thức cho vay mà trong đó các bên đã có cam kết là số tiền vay
sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của
mình. Nếu sau khi đã được TCTD giải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vào
mục đích khác với thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì bên cho vay có quyền
áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp như đình chỉ việ sử dụng vốn vay hoặc
thu hồi vốn vay trước thời hạn
b. Cho vay tiêu dùng
Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên
vay sử dụng vào việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ

gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, thậm chí bao gồm cả việc sử
dụng vốn vay vào mục đích học tập của sinh viên…
4. Phân loại cho vay dựa vào phương thức vay
Theo tiêu chí này, việc cho vay của TCTD đối với khách hàng được chia
làm các loại sau:
a. Cho vay từng lần
Cho vay từng lần được quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay của TCTD đối
với khách hàng. Theo phương thức này, mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức
11
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

tín dụng phải thực hiện thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng theo quy
định.
b. Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng quy định tại Khoản 2 ĐIều 16 của Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay của
TCTD đối với khách hàng.
- Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu
cầu sử dụng vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
- Xác định mức tín dụng theo các điều kiện:
+ Ngân hàng Nhà nước nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách
hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng
+ Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phương án sản
xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất kinh doanh của
từng đối tượng, theo đó Ngân hàng Nhà nước nơi cho vay xác định hạn mức tín
dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.

- Phát tiền vay: trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn
mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và Ngân hàng Nhà nước nơi cho
vay lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn
trong hợp đồng tín dụng.
- Lãi xuất cho vay căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Ngân hàng Nhà nước nơi cho vay ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nợi
kèm theo hợp đồng tín dụng.
- Quản lý hạn mức tín dụng
+ Ngân hàng Nhà nước nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín
dụng, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.
+ Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất kinh doanh có thay
đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức thì khách hàng phải làm giấy
12
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước nơi cho vay xem
xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thoả thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng
và bổ xung hợp đồng tín dụng.
- Xác định thời hạn cho vay: thời hạn cho vay được xác định trên hợp
đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh
doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước
nhưng tối đa không quá 12 tháng ; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa
chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để
xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không
phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.
c. Cho vay theo dự án đầu tư
Quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay của TCTD đối với khách hàng
- TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- TCTD và khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu
tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.
- TCTD thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án
- Mỗi lần rút vốn, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi
mức vốn đầu tư đã thoả thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục
đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng
- Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để
chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn thì Ngân hàng
nhà nước nơi cho vay có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.
d. Cho vay hợp vốn

13
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

Cho vay hợp vốn được quy đinh tại Khoản 4 Điều 16 của Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay của TCTD đối
với khách hàng
Theo phương thức này, một nhóm TCTD cùng cho vay đối với dự án vay
vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một TCTD làm đầu
mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.
e. Cho vay trả góp
Cho vay trả góp được quy định tại Khoản 5 Điều 16 của Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay của TCTD đối
với khách hàng, theo đó: Khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thoả

thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
f. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng quy định tại Khoản 6 Điều 16
của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế
vay của TCTD đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng
cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín
dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự
phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
g. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng quy định
tại Khoản 7 Điều 16 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001
ban hành Quy chế vay của TCTD đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng chấp
thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng
để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động
hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và
sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định
14
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng.
h. Cho vay theo hạn mức thấu chi
Cho vay theo hạn mức thấu chi được quy định tại Khoản 8 Điều 16 của
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế vay
của TCTD đối với khách hàng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán.
i. Các loại cho vay khác
Ngoài ra, còn có các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm
phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện kinh doanh của TCTD và đặc
điểm của khách hàng vay.
III. Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại cho vay của các TCTD
Qua những phân tích như trên, ta có thể thấy việc phân loại cho vay của
TCTD theo nhiều tiêu chí như trên có những ý nghĩa nhất định:
- Việc phân loại cho vay của TCTD không những có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình nghiên cứu lý luận mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động
của các TCTD trong thực tiễn. Các nhà làm luật Việt Nam có thể căn cứ vào việc
phân loại cho vay của các TCTD mà xây dựng thành những quy chế cho vay phù
hợp với hoạt động thực tiễn về nghiệp vụ tài chính của TCTD. Bên cạnh đó cũng
dựa trên kết quả phân loại cho vay trong hoạt động tín dụng của TCTD cũng đã
tạo điều kiện giúp cho mỗi tổ chức tín dụng có thể xây dựng, hoạch định cho
mình những chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp để phát triển.
15
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

- Vấn đề phân loại cho vay giúp các TCTD có nền cơ sở lý luận để xây
dựng các quy tắc nghiệp vụ tương thích với từng loại cho vay, phục vụ tốt hơn
các hoạt động của TCTD trong thực tế.
- Với mỗi hình thức cho vay trong thực tế luôn có những điểm tích cực và
những điểm hạn chế, bất hợp lý gây ra những trở ngại cho các TCTD cũng như

khách hàng vay. Từ sự phân loại này mà các nhà quản lý kinh tế có thể đưa ra
những quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho
vay nói riêng. Căn cứ vào các hình thức cho vay trên của các TCTD mà tạo nền
tảng để hình thành nên một hệ thống chỉnh thể thống nhất về hoạt động cho vay
của TCTD, đồng thời từ đó mà các TCTD có thể xây dựng được chiến lược kinh
doanh vi mô và vĩ mô, cũng như những ưu đãi riêng của tổ chức mình đối với
khách hàng nhằm thu hút đông đảo khách hàng. đảm bảo lợi nhuận gia tăng.
C. LỜI KẾT
Ngày nay, trong điều kiện quốc tế hoá cao độ hoạt động ngân hàng và sự
bùng nổ mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính, việc phân loại như trên về các hình
thức cho vay của các Tổ chức tín dụng sẽ chỉ có tính chất tương đối. Trên thực
tế, để cạnh tranh với sức hấp dẫn vốn có của thị trường chứng khoán - với ý
nghĩa là kênh huy động vốn trực tiếp trong nền kinh tế, các tổ chức tín dụng
đang có xu hướng ngày càng mở rộng các sản phẩm mới về dịch vụ tài chính,
trong đó bao gồm cả việc đa dạng hoá mạnh mẽ các hình thức cho vay đối với
khách hàng.

16
Đinh Quý Đôn – KT33A035


Bài tập lớn - Luật Ngân hàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Ngân hàng - Trường Đại học Luật Hà Nội;
2. Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi 2010;
3. Luật các Tổ chức tín dụng 2010;
4. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành quy chế cho
vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng;
5. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 127/2005/QĐ-NHNN

ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001;
6. Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 ban hành Quy chế bảo lãnh
Ngân hàng;
7. Một số vấn đề pháp lý về hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của Tổ chức
tín dụng ở Việt Nam – Khoá luận tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Hương;
8. Chế độ thế chấp tài sản vay vốn Tổ chức tín dụng và biện pháp bảo đảm thực
hiện - Luận văn tốt ngiệp - Nguyễn Trọng Vinh;
9. Pháp luật điều chỉnh hoạt động vay vốn trung, dài hạn của các Tổ chức tín
dụng ở Việt Nam, Thực trạng và một số kiến nghị - Khoá luận tốt nghiệp - Phạm
Trung Hiếu.

17
Đinh Quý Đôn – KT33A035



×