Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số thủ thuật và kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.61 MB, 31 trang )

PHÒNG GD – ĐT QUẬN TÂY HÔ
TRƯỜNG MN CHU VĂN AN

MỘT SỐ THỦ THUẬT VÀ KINH NGHIỆM
DẠY TRẺ LÀM QUEN VĂN HỌC
Lĩnh vực : Giáo dục mầm non
Tên tác giả: TRỊNH THANH HƯƠNG
Tài liệu kèm theo:
+ 1 đĩa CD

Năm học 2011 – 2012
A. ĐẶT VẦN ĐỀ


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người,
nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến
bộ của các cháu.
Bác hồ nói:

“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan”

Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn
nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình crăm
sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
Vì vậy giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên và là nền tảng quan trọng trong
toàn bộ quá trình giáo dục phát triển toàn diện tri thức và nhân cách của trẻ. Ở


trường mầm non, các bé được làm quen với rất nhiều môn học khác nhau: Làm
quen với toán, khám phá khoa học, làm quen văn học, tạo hình, thể dục, giáo dục
âm nhạc…
Trong đó, làm quen văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc
sớm nhất. Ngay từ thủa ấu thơ, các bé đã được làm quen với giai điệu nhẹ nhàng,
du dương qua lời ru của mẹ. Lớn hơn, các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã gieo
vào lòng bé sự mến yêu với thế giới xung quanh, dẫn các bé đi khắp mọi miền của
đất nước, giới thiệu cho bé những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với nó là sự
nhận thức của trẻ về xã hội, về những phong tục tập quán cổ truyền tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam.
Chính vì vậy, văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ. Để trẻ
mẫu giáo trở thành một con người có ích cho xã hội, ngoài việc phát triển thể chất,
trí tuệ ta còn phải chăm sóc cả tâm hồn của trẻ. Vậy làm thế nào để những búp non
của chúng ta có một tâm hồn trong sáng, lành mạnh và nhân hậu? Vâng chính là
nhờ văn học, ta có thể làm được điều này. Văn học luôn gắn liền với sự phát triển
hiểu biết của trẻ về cuộc sống xung quanh, về con người, về cái đẹp - cái xấu, cái
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

2


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

thiện – cái ác. Trẻ mẫu giáo cảm thụ văn học theo nhiều cách, nhiều hướng và bằng
chính ngôn ngữ hoạt động của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đối với việc phát triển nhân cách của trẻ, tôi
thấy rằng vai trò của cô giáo mầm non là rất quan trọng đối với việc cảm thụ văn
học của trẻ. Cô giáo mầm non phải đưa đến với trẻ không chỉ những kiến thức, kỹ

năng của bài học mà còn cần cả cảm xúc, sự say mê hứng thú, hòa hợp được với
tâm hồn của trẻ vào với câu chuyện, bài thơ, những câu ca dao, tục ngữ từ đó giúp
trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học một cách sâu sắc nhất. Thời gian và các hoạt
động của trẻ hầu hết gắn liền với cô nên việc đưa tác phẩm văn học đến với trẻ mọi
lúc mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ, trí nhớ và óc sáng tạo của trẻ là rất thuận lợi.
Qua nhiều năm đứng lớp, tôi đã sáng tạo đưa vào thực hiện “ Một số thủ
thuật và kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học” và đã đạt được 1 số thành công
nhất định. Tôi mong muốn những kinh nghiệm mà mình đúc kết lại sẽ được chia sẻ
cùng các bạn đồng nghiệp để các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến giúp tôi có
thêm những kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân và hơn hết giúp trẻ có những kiến
thức và cảm xúc trong khi cảm thụ văn học và có một nét đẹp trong tâm hồn trẻ
thơ.

B. NỘI DUNG
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

3


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – Người không chỉ quan
tâm chăm sóc đến tất cả người dân Việt Nam mà người còn có lời dặn dò riêng với
ngành học mầm non:
“ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như thế trước hết
phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được
các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn

lên tốt. Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”
Bác luôn cho rằng: Đứa trẻ hiền lành hay độc ác không phải do bản chất vốn
có của trẻ mà chính là do sự giáo dục của người lớn:
“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Ngày nay, giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá
một cách toàn diện, sâu sắc. Vì vây công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một
ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục đào tạo thế hệ măng non –
những người chủ tương lai của đất nước – đã, đang và sẽ là chủ trương lớn của toàn
Đảng, toàn dân. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục này, cấp học mầm non đã có
những bước chuyển lớn nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con người phát triển
toàn diện – có đủ sức khỏe, đủ trí tuệ, tài năng là những chủ nhân tương lai của đất
nước, lái con tàu Việt Nam ra đại dương sánh vai các cường quốc năm châu thỏa
lòng Bác hằng mong ước. Và để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên
mầm non phải có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ một cách thực sự bằng tất cả những gì
mình có được, bằng cả trái tim cùng với lương tâm nghề nghiệp để đầu tư trí tuệ,
công sức vào mỗi cuốn giáo trình, mỗi trang giáo án và niềm hăng say vào những
đồ dùng giảng dạy. Trong trường học, cô giáo luôn được ví như là người mẹ thứ
hai gần gũi, thương yêu quý mến dạy dỗ trẻ và là điểm tựa vững chắc cho trẻ ngay
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

4


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

từ buổi học đầu tiên trẻ đến trường. Và trường mầm non cũng là nơi đào tạo, giáo

dục trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, trong năm học vừa qua tôi luôn tìm tòi
áp dụng mọi hình thức đổi mới và nâng cao phương pháp quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ. Đặc biệt trong môn học Làm quen với văn học, bởi vì môn học này có vai
trò rất quan trọng, nó là một phương tiện hỗ trợ cho tâm hồn trẻ thơ rất đặc sắc
không gì thay thế được.
Môn học làm quen với văn học có ý nghĩa và nhiệm vụ hết sức quan trọng
trong việc phát triển toàn diện các mặt cho trẻ.
Trước hết môn học này có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển 5 mặt cho
trẻ ,cụ thể là : “Giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, phát triển
thể lực, và rèn luyện lao động”. Bên cạnh đấy, môn học này còn có nhiệm vụ quan
trọng là :
- Cung cấp cho trẻ những kiến thức, trí thức về thế giới xung quanh .
- Mở rộng hiểu biết và tích luỹ vốn kinh nghiệm cá nhân .
- Làm giầu vốn từ, phát triển ngôn ngữ giầu hình tượng, giầu sức biểu cảm
đồng thời rèn luyện khả năng tri giác đối tượng .
- Giáo dục thái độ cách ứng xử cho trẻ thông qua các bài học, dạy trẻ biết yêu
quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên và con người .
Nắm bắt được tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học nên trong năm
học 2011 - 2012 được sự phân công công tác của Ban giám hiệu nhà trường tôi
được nhận nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc - giảng dạy lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi . Tôi
luôn có ý thức rèn luyện , đi sâu vào học tập, nghiên cứu kỹ chương trình giảng
dạy của bộ môn “Làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo” . Tôi luôn suy nghĩ
phải làm gì? Làm như thế nào? để nâng cao nghệ thuật giảng dạy giúp trẻ hứng thú
học tập, tiếp thu môn học nhẹ nhàng, sâu sắc.
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

5



Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

Qua thực tế 14 năm chăm sóc giảng dạy, tôi nắm được những đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ là luôn thích khám phá, tìm tòi những điều mới lạ, ngộ nghĩnh , do
đó tôi suy nghĩ phải thay đổi hình thức dạy như thế nào để trẻ thực sự có hứng thú,
thực sự được cảm nhận cái nét đẹp tâm hồn trong văn học. Truớc đây tôi đã cải tiến
sử dụng đồ dùng trực quan vào các tiết dạy, tuy đã gây được sự hứng thú cho trẻ
nhưng muốn đạt kết quả cao hơn thì cần phải lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trực
tiếp tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, trẻ tự học là
chính, học qua chơi, qua khám phá, qua tìm hiểu, qua trải nghiệm bằng cách sử
dụng các giác quan và khám phá, nhờ vậy mà trẻ có thêm vốn hiểu biết về thế giới
xung quanh trẻ, về xã hội.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VĂN HỌC LỨA
TUỔI MẪU GIÁO NHỠ:
1. Thuận lợi:
a. Cơ sở vật chất.
- Trường Mầm non Chu Văn An là trường chuẩn quốc gia, lớp học rộng rãi khang
trang với đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học của cô và trẻ.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt chú
trọng nâng cao các điều kiện cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho
giáo viên an tâm sáng tạo và nâng cao tay nghề.
b. Giáo viên
- Giáo viên được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn vững vàng , luôn có ý
thức sáng tạo và vươn lên trong chuyên môn

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

6



Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

- Giáo viên đã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên đề làm quen văn học
do trường và quận tổ chức, được tham dự các lớp bồi dưỡng về làm đồ dùng - đồ
chơi , chuyển thể kịch bản văn học và múa rối …
- Sử dụng thành thạo một số chương trình máy tính có thể ứng dụng vào công
tác giảng dạy như: Power point, Flash, Photoshop…
c. Học sinh
- Trẻ của lớp hầu hết đã học qua các lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé nên đa số trẻ
có nề nếp, thói quen tốt trong học tập , khả năng nghe – nói và tiếp thu các tác
phẩm văn học nhanh.
- Trẻ hồn nhiên, nhanh nhẹn, thông minh , mạnh dạn trong giao tiếp.
d. Phụ huynh
Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con nên rất thuận lợi trong
việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
2- Khó khăn
a. Cơ sở vật chất.
- Các loại băng , đĩa hình phục vụ cho chuyên đề làm quen văn học còn quá ít
để đáp ứng theo yêu cầu đổi mới hiện nay
b. Giáo viên
- Nghệ thuật lên lớp còn hạn chế
c. Học sinh
- Đồ dùng, đồ chơi , các loại tài liệu sách truyện …chưa đủ chủng loại phục vụ
cho chương trình đổi mới.
- Một số trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo bé( 3 – 4 tuổi)
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ


7


Trịnh Thanh Hơng

Sỏng kin kinh nghim

- Cỏc loi bng , a hỡnh phc v cho chuyờn lm quen vn hc cũn quỏ ớt
ỏp ng theo yờu cu i mi hin nay
d. Ph huynh
- Cũn mt s ph huynh cha nhn thc c tm quan trng ca bc hc ny
nờn hn ch trong vic quan tõm ỳng mc n vic hc ca tr, ch hiu ht vic
giỏo dc ton din
- Còn một số phụ huynh cha nhận thấy tầm quan trọng của bậc học này nên
hạn chế trong việc quan tâm đúng mức đến việc học của trẻ, cha hiểu hết việc giáo
dục toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nên còn nóng vội đòi hỏi dạy quá sức của
trẻ.
3- Kho sỏt:

Lp

Tng s tr

Tr ó hc lp

Tr cha hc

c kho sỏt


3 - 4 tui

lp 3 - 4 tui

62 tr

52/ 62 = 83,3%

4- 5 tui

10/62 = 16,7%

Sau khi kho sỏt kt qu tr ó hc qua lp mu giỏo nh v cha hc lp mu
giỏo nh, tụi li kho sỏt tip kh nng hc tp ca tr qua bng iu tra c th sau:
S chỏu

K nng

kho sỏt

nghe k
chuyn din

K nng m thoi

K nng k chuyn v
úng kch

cm


Trng MN Chu Vn An Tõy H

8


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

Đạt
62

Tổng

trẻ

số

24

Chưa
đạt
38

Tỷ lệ 38,7% 61,3%

Đạt

Chưa đạt


Đạt

Chưa đạt

30

32

20

42

48,4%

51,6%

32,3%

67,7%

III – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ thực trạng của lớp và được sự chỉ đạo về chuyên môn của ban giám hiệu nhà
trường, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện tôi đã nghiên cứu các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn làm quen văn học và đưa vào thực tế.
Biện pháp1: Đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật khác nhau phục
vụ cho các tiết dạy làm quen văn học:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu chuyện cổ tích mà
các em nhỏ nào cũng thích nghe bà, mẹ, cô giáo kể cho nghe. Trước khi đọc, kể
chuyện cho trẻ nghe, chúng tôi thường sử dụng truyện tranh minh họa có sẵn hoặc
do giáo viên tự tạo ra hoặc được cấp phát. Tuy các thể loại đó đã có sự cải tiến về

hình vẽ, màu sắc, đẹp để phù hợp với trẻ và thời đại song vẫn còn đơn điệu và có
phần tẻ nhạt chưa sắc nét.
Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi tôi đã nghiên cứu để tạo ra những quyển
truyện có thay đổi rất lớn về cả mặt nội dung, hình thức và một số con rối bày trên
sa bàn trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt. “ Phù hợp với cuộc sống và sự phát triển
của trẻ em hôm nay”

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

9


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

Những con rối từ các nguyên vật liệu
+ Nội dung: Nhân cách hóa và giảm bớt những chi tiết hư cấu nặng nề của
nhân vật, thay và đó là những chi tiết nhẹ nhàng, nâng cao trí tưởng tượng sự bay
bổng của trẻ.
+ Hình thức: Sáng tạo, đẹp, sử dụng nhiều nguyên vật liệu: Những quyển sách
theo mô hình, tranh kéo, tranh lật và các con rối ngộ nghĩnh bằng các nguyên vật
liệu như gỗ,bìa cứng, mành tre, mành nhựa, mica trong, giấy họa báo, xốp màu…
để cùng phục vụ cho một mục đích: “ Lôi cuốn sự chú ý của trẻ, đem đến cho các
em nguồn vui, đồng thời có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của trẻ”. Ngoài ra
tôi còn dùng các nguyên vật liêu đã cũ cải tiến thành những trang phục cho các
nhân vật trong truyện để trẻ đóng kịch
Ví dụ: Truyện “ Chim gõ kiến và cây sồi”
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ


10


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

Trẻ đóng kịch “ Chim gõ kiến và cây sồi”
*Truyện tranh mica lật:
VD : Truyện : « Tích Chu » hay truyện « Đám mây đen sấu xí »- Đây là thế
loại truyện hiện đại có hai nhân vật với hai tính cách rõ rệt trái ngược nhau :
* Nguyên vật liệu : Một phông tranh tạo cảnh cho tòan bộ câu chuyện và 4
tấm mica cùng với các nhân vật trong truyện.( Các nhân vật được cắt bằng đề can
và dán vào mica trong có gắn dấp dính)
+ Phông bìa vẽ cảnh cánh đồng quê
+ Tấm mi ca 1 có gắn hình “ Mây trắng” và “ Mây đen”
+ Tấm mi ca 2 có gắn hình “ Mây trắng” và “ Mây đen” sao cho trùng khít lên
hình ảnh của tranh (1) nhưng đám “ Mây đen” đã được vẽ trông năng nề hơn.
+ Tấm mi ca 3 vẽ thêm những đường nứt nẻ tạo cảnh đồng quê nứt nẻ.

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

11


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

+ Tấm mi ca 4 gắn “ Mây đen” đang làm mưa cho cánh đồng làng và cỏ cây

xanh tố trở lại còn “ Mây trắng” thẹn thùng xấu hổ.
* Cách tiến hành : Khi dùng lật từng tranh sao cho các nhân vật trùng khít
lên nhau theo chủ ý của giáo viên kết hợp kể theo nội dung truyện. Sau mỗi lần lật
tranh, nhân vật được thay đổi màu sắc hoặc thêm nhân vật mới vẫn trên nề phông
cũ khiến cho trẻ rất thích thú theo dõi mà không phải tốn thời gian vẽ lại phông nền
của truyện.( Chú ý khi làm: Đặt bố cục hợp lý, chính xác về kích cỡ của tranh và
các nhân vật trong truyện).
* Những nhân vật được làm từ găng tay:
Từ những chiếc gang tay cũ, bít tất cũ tôi đã tận dụng để làm đồ dùng rối tay
và sử dụng để kể chuyện hoặc đọc thơ rất phù hợp và cuốn hút trẻ. Ngoài ra trẻ con
có thể sử dụng và kích thích trí tưởng tượng, tính sáng tạo và rèn luyện cho cơ và
các chi bàn tay của trẻ. Từ đôi bàn tay mềm mại, khéo léo khiến cho những nhân
vật trong truyện, thơ trở nên sống động trước mắt trẻ thơ. Các thao tác sử dụng
cũng như thay đổi nhân vật hết sức dễ dàng không gây lúng túng khi một mình thể
hiện vai ba nhân vật trong cùng một câu chuyên:
Ví dụ: Trong truyện “ Sự tích Qụa và Công” tôi sử dụng 3 chiếc găng
tay(Găng tay trắng, đen và kem)
+ Một chiếc găng tay màu trắng + giấy họa báo gập hình quạt có trang trí.
Hai chiếc găng tay lồng vào nhau: 1 đen, 1 trắng lồng vào nhau có dán thêm mắt
mỏ lồng vào nhau để biểu diễn.
Khi kể tôi sử dụng các ngón tay để tạo dáng các nhân vật kết hợp với các phụ
trang khác như cánh đuôi nhằm thay đổi các nhân vật. Đến đoạn chuyển cảnh cô
đưa tay xuống dưới bỏ đuôi công màu trắng dán nhanh đuôi công có màu sắc trang
trí sặc sỡ và đưa tay lên diễn tiếp. Tương tự cô đưa tay xuống cởi bỏ găng tay trắng
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

12


TrÞnh Thanh H¬ng


Sáng kiến kinh nghiệm

và nhanh tay dán đuôi, cán Qụa biểu diễn với tuyến nhân vật mới. Cũng như vậy
với câu chuyện : “ Sẻ con tìm bạn”, cô vẫn thay đổi các nhân vật bằng cách lột
găng tay và gắn thêm các phụ trang khác cho các nhân vật.Cách sử dụng trò chơi
với các ngón tay như vậy vừa gây hứng thú cho trẻ và trẻ có thể tự tạo ra các nhân
vật và kể chuyện theo câu chuyện mình tự nghĩ ra làm phong phú vốn kiến thức
ngôn ngữ cho trẻ hoặc rọi đèn lên tường tạo dáng các con vật bằng tay được trẻ rất
hứng thú và bắt chước hưởng ứng theo.

Truyện: “ Sẻ con tìm bạn”
* Những nhân vật được làm từ len ống, găng tay và các nguyên vật liệu
khác( Giâý vụn, họa báo, hộp cát tông, xốp... ):
Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở từ len ống, găng tay và các nguyên vật
liệu khác như: Giấy họa báo, ly, hộp nhựa, hộp sữa, lõi giấy vệ sinh, xốp... để làm
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

13


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

thành những con rối xinh xắn. Trẻ cũng có thể làm và sử dụng được để kể chuyện
theo ý mình.
* Ví dụ: + Từ lõi giâý vệ sinh ta kết hợp với quả banh làm con rối, tóc làm
bằng len, miếng xốp trái cây bọc ra ngoài lõi giấy làm áo đầm, những chai lọ phế
thải để làm các loại phương tiện giao thông hoặc những chiếc rổ nan nhỏ có thể

ghép lại để tạo ra các con vật rất ngộ ngĩnh... Trong khi làm chú ý trang trí đa dạng
màu sắc để thu hút trẻ. Có thể hướng dẫn để cháu làm theo. Để làm trang phục cho
trẻ tôi dùng vải vụn, mút bittis, giấy, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt.

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

14


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

Các con rối được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau
+ Từ những chiếc găng tay và len ống bìa cát tông tôi có thể tạo ra các con vật
hoặc cây xanh để phục vụ cho các tiết truyện: “ Hạt đỗ sót”, thơ “ Đàn gà”

Bé kể chuyện “ Con hãy đợi rồi sẽ biết”

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

15


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

Trẻ sử dụng rối tay trong chuyện “ Chim gõ kiến và cây sồi”
* Tranh truyện sử dụng kéo dây

Truyện “ Hồ nước và mây” với các nhân vật cùng lời nói hành động tôi lựa
chọn nguyên vật liệu cứng : Tấm nhựa, bìa cát tông và có thể tận dụng mảng chủ
điểm của lớp để tạo cảnh phông nền cho câu chuyện theo 3 lớp: Phông nền, cảnh
được trang trí nổi và các nhân vật chính được gắn lên. Các nhân vật trong chuyện
được cố định bằng dây cước có thể kéo từng nhân vật ra theo các hướng khác nhau
theo diễn biến của câu chuyện. Sự xuất hiện bất ngờ và linh hoạt của các nhân vật
khiến trẻ xem hết sức thích thú. Khi dạy xong có thể về vị trí ban đầu. Thiết kế này
có thể sử dụng trong nhiều câu chuyện khác nhau, giáo viên chỉ cần tháo các nhân
vật là có thể đổi một cách dễ dàng.

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

16


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

Truyện kéo dây “ Hồ nước và mây”, “ Đám mây đen xấu xí”
Biện pháp 2: Sử dụng phận mềm tin học trong hoạt động học tập và vui chơi
Để các giờ học của trẻ mầm non thêm sinh động và giúp trẻ tiếp thu kiến thức
được dễ dàng bên cạnh những đồ dùng trực quan được giáo viên tự tạo một cách
thủ công, việc sáng tạo ra các phần mềm dạy học thông qua các phương tiện hiện
đại ở mầm non cho phép mở ra những viễn cảnh to lớn về sự phát triển tri thức của
trẻ.
Qua nhiều năm thực hiện chuyên đề đã có rất nhiều các đồng nghiệp sáng tạo
ra các hình thức dạy học bằng phương tiện hiện đại như: Các chương trình
Powerpoint, Flash. Kết quả cho thấy trẻ rất hào hứng không chỉ với bộ môn làm
quen văn học và còn với rất nhiều bộ môn khác nữa như làm quen với toán, khám

phá khoa học, âm nhạc, tạo hình... và không chỉ với bậc học mầm non mà còn ở
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

17


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

nhiều cấp học khác nữa. Nhưng chỉ truyền thụ kiến thức tới các em bằng hình ảnh
cụ thể, ngôn ngữ và sự kết hợp giải thích của cô giáo với việc sử dụng hình tươmgj
trực quan trong tiết học ở bậc học mầm non theo tôi là chưa đủ. Hoạt động học của
trẻ chỉ có hiệu quả khi trẻ có cách học tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ
học từ bên trong. Hãy cho các con được hoạt động từ lý thuyết đến thực hành. Cụ
thể hơn là trẻ không chỉ được nghe, được nhìn cô sử dụng trẻ nên được sử dụng
chính những đồ dùng đó cùng sự hướng dẫn của cô giáo. Vì vậy, người giáo viên
phải đổi mới cách dạy. Suy nghĩ như vậy, tôi đã kết hợp đưa ra các trò chơi sử dụng
phần mềm tin học vào giảng dạy( Phần đàm thoại, trích dẫn, giảng nội dung, giải
nghĩa từ khó) để trẻ tích cực cùng cô khám phá, hiểu nội dung, ghi nhớ trình tự
diễn biến câu chuyện, bài thơ.
* Ví dụ: Truyện “ Ai lớn hơn – Ai nhỏ hơn”
Tiết học này tôi đã sử dụng nhiều hình thức kết hợp với nhau như ứng dụng từ
phần mềm Powerpoint vào cả tiết học và nhất là phần đàm thoại trích dẫn và trò
chơi trong tiết học.
* Cách sử dụng: Cô đàm thoại cùng trẻ theo nội dung câu chuyện ( Các hình
ảnh xuất hiện ứng với từng câu hỏi theo sự điều khiển của cô. Tôi cũng đưa ra yêu
cầu để trẻ quan sát trên màn hình có những hình ảnh khác nhau, Trẻ phải tìm và
chọn những hình ảnh đúng với truyện “ Ai lớn hơn – Ai nhỏ hơn” :
+ Con hãy tìm và xếp đúng thứ tự các số từ lớn đến bé và ngược lại?

+ Con hãy tìm đúng số lứn nhất và bé nhất trong dãy số này?
Trẻ lên quan sát và dùng bút sắp xếp đúng các bức tranh theo thứ tự của câu
chuyện hoặc xếp đúng thứ tự các số và chỉ đúng số lớn nhất , nhỏ nhất trên bảng
tương tác.

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

18


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

Truyện “ Ai lớn nhất – Ai bé nhất”
Với phương pháp dạy học tích cực này giúp trẻ củng cố lại kiến thức vừa được
học, giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích trình tự nội dung của câu
chuyện, tính cách của các nhân vật. Cách dạy học này giúp trẻ vừa được học, vừa
được chơi, vừa hứng thú mà lại đạt hiệu quả cao trong học tập.
Hình thức dạy này, tôi đã áp dụng và tiến hành với nhiều môn học khác nhau
như: Làm với toán, làm quen văn học, giáo dục âm nhạc, tạo hình và nó thực sự có
ích trong môn khám phá khoa học của bậc học mầm non.
Biện pháp 3: Sử dụng nghệ thuật độc diễn - Một biện pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ cảm thụ tác phẩm văn học:
- Trẻ em thích nghe chuyện cổ tích, thơ ca, chuyện kể dân gian. Chúng lôi
cuốn sự chú ý của trẻ, đem đến cho các em nguồn vui đồng thời có tác dụng giáo
dục rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

19



Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

- Trẻ mẫu giáo chưa biết đọc, chúng cảm thụ tác phẩm văn học bằng cách
nghe người lớn đọc và kể. Cách trình bày diễn cảm và lắng đọng tác phẩm văn học
có tầm quan trọng đặc biệt với trẻ nhỏ. Đối với trẻ mầm non trong thời đại này, cô
giáo chính là cầu nối đưa trẻ đến với các tác phẩm văn học. Vì vậy , vai trò người
giáo viên đặc biệt quan trọng.
- Tư duy của trẻ mầm non mang tính trực quan hành động, chú ý có chủ định
chưa thật phát triển. Trẻ chỉ thường chú ý những cái mình thích, cái gây ân tượng
đặc biệt với trẻ. Chính vì lẽ đó, các cô giáo đã sử dụng rất nhiều hình thức kết hợp
khi cho trẻ làm làm quen một tác phẩm văn học nào đó( Rối, sa bàn, vi tính, đóng
kịch, xem tranh.....) nhằm gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tiếp xúc và cảm nhận tác
phẩm văn học một cách trực quan hơn. Tuy nhiên khi sử dụng những biện pháp này
vẫn còn có hạn chế:
+ Sử dụng thường xuyên trẻ xem nhiều dẫn đến chán
+ Giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị đồ dùng: Sân khấu,
con rối, phông cảnh. Chính vì vậy việc thực hiện thường xuyên hàng ngày một cách
tự giác cũng có phần hạn chế.
+ Đọc kể diễn cảm là loại hình phức tạp, phải làm cho tác phẩm văn học được
thể hiện chân thực đối với trẻ, tác động đến tình cảm của trẻ, chỉ khi đó nó mới đi
vào ý thức của từng trẻ, gây ấn tượng bền vững và phản ánh được hành vi mai sau
của các em.
- Lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt Nam, loại hình sân
khấu độc diễn đã có từ rất lâu đời. Độc diễn có ở nhiều thể loại sân khấu truyền
thống: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa, múa rối. Ngày nay trên thế giới cũng đã
và đang phát triển rất mạnh loại hình nghệ thuật sân khấu độc diễn như: Kịch nói,

kịch câm, múa rối.
Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

20


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

- Trong nghệ thuật độc diễn, người nghê sĩ sân khấu là trung tâm của mọi
hoạt động. Bằng cảm xúc của nhân vật và những kỹ năng,kỹ xảo của người thể hiện
tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc cho người xem. Cái thuận tiện của người nghệ
sĩ độc diễn là họ được nói, được hát, được nét mặt, ánh mắt và được sử dụng triệt
để mọi điều kiện thân thể của mình như tay, chân, thân mình để làm phương tiện
chuyển tải mọi ý đồ của tác giả thành một tác phẩm nghệ thuật sống động trước
mắt người xem không thấy khó khăn.
- Khi nghiên cứu về nghệ thuật đọc diễn tôi thấy có rất nhều nét tương đồng,
hợp với phương pháp đọc kể chuyện cho trẻ nghe ở bậc học mầm non.
+ Khi kể chuyện, người kể cũng rất cần các tư thế trên sân khấu: Biết đứng,
biết đi lại và khi cần có thể nhayrmuas, hát ca...
- Nghê thuật độc diễn là một mảnh đất mới mà giáo viên mầm non rất ít người
đi sâu và khai thác nó. Trước đây khi đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe, tôi cũng đã sử
dụng một số động tác minh họa đơn giản cho trẻ xem và thấy được các hành động
minh họa đó đã để lại ấn tượng rất rõ nét cho trẻ mầm non. Tuy nhiên để đạt tới
trình độ nghê thuật và tạo được húng thú cho trẻ , bản thân tôi nhận thấy vẫn chưa
đạt kết quả cao. Khi kết hợp nghệ thuật độc diễn với nghệ thuật kể chuyện diễn
cảm, tác văn học sẽ trở nên hay hơn, đẹp hơn, gần gũi hơn với trẻ hơn và đặc biệt
trẻ rất hứng thú. Nhờ cách trình bày tác phẩm văn học một cách nghệ thuật, tôi giúp
trẻ dễ dàng hiểu được nội dung, ý nghĩa, giúp các con nhìn thấy được các hình

tượng, khung cảnh, các tình tiết và biết đánh giá chúng một cách đúng đắn nhất.
Bằng cách đó trẻ cảm nhận được nhạc tính trong ngôn ngữ, cảm thụ được tính biểu
cảm của ngôn ngữ tinh tường và rõ nét hơn. Trẻ thích xem cô kể và diễn, thích bắt
chước những hành động một cách tự nguyện và hào hứng.

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

21


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

Sử dụng nghệ thuật độc diễn, tôi không cần phải chuẩn bị quả nhiều đồ dùng
hay phải tìm tòi những hình ảnh phù hợp cho câu chuyện có chăng tôi chỉ phải
chuẩn bị chu đáo chính giọng kể diễn cảm cảu tôi, cơ thể động tác minh họa của tôi
nó chính là bộ đồ dùng hoàn hảo nhất và thêm vài phục trang khác như vải, cây cối
bằng bìa có trong các góc chơi, tận dung mảng chủ điểm trên tương làm phông nề
và tạo cảnh sân khấu đơn giản. Đó chính là nơi tôi có thể thay đổi trang phục một
cách nhanh chóng và tôi có thể xuất hiện trong một vai diễn mới hoàn toàn gây bất
ngờ, ấn tượng cho trẻ. Trang phục của cô giáo cũng hoàn toàn dễ chuẩn bị, tự
nhiên, không cầu kỳ. Chỉ cần một mảnh vải khoác hờ qua vai, một chùm râu tự tạo
hay trang phục đơn giản cô làm từ vải, giấy mầy, bìa, cành cây là có thể biểu diễn
một tác phẩm văn học cho trẻ xem rất hay và hứng thú.
* Truyện: “ Chim gõ kiến và cây sồi”
Khi sử dụng nghẹ thuật kể chuyện – độc diễn, các cử chỉ và chuyển động thân
thể của người kể càng gọn nhẹ, phù hợp bao nhiêu thì càng có sức thuyết phục bấy
nhiêu. Là một phương tiện gây ấn tượng thị giác, cử chỉ sẽ mất đi sức biểu cảm của
mình nếu như bị lặp lại nhiều lần thường xuyên hoặc cầu kỳ. Ngoài ra cử chỉ không

được thay thế lời nói, cử chỉ, động tác chỉ làm tăng cường những sắc thái ngữ điệu
và biểu cảm cho lời kể của giáo viên. Cử chỉ động tác mềm mại đa dạng, diễn cảm
không phải để nhằm tô vẽ thêm cho các hoạt động mà là để nhấn mạnh, làm đẹp
hơn , trực quan hơn giúp trẻ cảm nhận tác phẩm rõ nét hơn.
Với câu chuyện “ Chim gõ kiến và cây sồi” khi diễn trước đối tượng trẻ thì
việc sử dụng cả cử chỉ lẫn nét mặt đều phải hết sức khéo léo làm sao cho trẻ khỏi bị
phân tán bởi những phương tiện tạo hình bên ngoài. Chính vì vậy, trong một tác
phẩm văn học khi sử dụng nghệ thuật độc diễn, tôi đã sử dụng một cách chọn lọc

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

22


Sáng kiến kinh nghiệm

TrÞnh Thanh H¬ng

các động tác, cử chỉ sao cho phù hợp với nhân vật. Từ đó trẻ có thể cảm nhận tính
cách của các nhân vật và có thể diễn lại một cách dễ dàng.

Cô độc diễn truyện: “ Chim gõ kiến và cây sồi”

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

23


Sáng kiến kinh nghiệm


TrÞnh Thanh H¬ng

Cô độc diễn truyện: “ Chim gõ kiến và cây sồi”
* Một số lưu ý khi sử dụng nghệ thuật kể chuyện độc diễn:
+ Lựa chọn tác phẩm, xác định thể loại và các tình tiết có những sự kiện gì? Và
chúng phát triển ra sao? Từ đó chọn lựa cách thể hiện.
+ Xác định kết cấu tác phẩm, các đoạn kịch tính, cao trào, cởi nút.
+ Xác định tính cách nhân vật, lựa chọn vận động, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói
+ Đặc trưng của ngôn ngữ tác phẩm, nhân vật, ý nghĩa của chúng từ đó đánh dấu
chỗ có thể sử dụng động tác, cử chỉ, vận động cơ thể đưa nhạc múa cho phù hợp.
Biện pháp 4: Cho trẻ làm các nhân vật trong truyện thông qua hoạt động
tạo hình giúp trẻ nắm bắt tính cách của các nhân vật và cảm nhận tác phẩm
văn học một cách tốt nhất:

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

24


TrÞnh Thanh H¬ng

Sáng kiến kinh nghiệm

Tôi thường hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình “ Làm các nhận vật trong truyện
mà trẻ thích” vào các buổi hoạt động góc
* Yêu cầu: Trẻ chọn một tác phẩm đã biết và cho trẻ nêu tên các nhân vật
trong truyện sau đó phân công trẻ làm từng nhân vật mà trẻ thích.
* Cách làm: Cho trẻ vò giấy sau đó chọn màu sắc cho phù hợp với các nhân
vật bọc phía bên ngoài họa báo và cô giúp trẻ gắn các bộ phận vào tạo hình con rối
bằng keo nến sau đó hướng dẫn trẻ trang trí cho con rối thêm sinh động. Từ chỗ trẻ

tạo con rối khắc sâu thêm kiến thức, tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện.
* Lưu ý : - Súng bắn kéo cần để xa tầm tay trẻ tránh bị bỏng
- Chọn tác phẩm văn học có các nhận vật dễ làm dể khuyến khích trẻ.
- Cô thay đổi các tốp học sinh sao cho tất cả các trẻ đều được tham gia.

Trẻ làm các con vật từ giấy, họa báo…

Trường MN Chu Văn An – Tây Hồ

25


×