Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm những phương pháp giúp học sinh khối 8, khối 9 nói tốt tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 36 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC

TRANG

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

4

I- Lý do chọn đề tài

4

II- Cơ sở lý luận

5

III- Cơ sở thực tiễn

6

IV- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7

V- Đối tượng nghiên cứu

7

VI- Phạm vi nghiên cứu


8

VII- Phương pháp nghiên cứu

8

VIII- Thời gian nghiên cứu

8

B- NỘI DUNG VẤN ĐỀ

9

I- Ý nghĩa của việc nói Tiếng Anh

9

II- Một số dạng bài “speak” thường gặp

10

III- Đặc trưng của hoạt động nói

11

IV- Những khó khăn học sinh gặp phải trong hoạt động nói

11


V- Một số hình thức tổ chức giúp các em tích cực tham gia
hoạt động nói

12

VI- Những tiến trình cơ bản để dạy bài “ Speak”

13

(Những ví dụ cụ thể)
1- Những phương pháp mới ứng dụng trong “Pre- speaking”

14

2- Những phương pháp mới ứng dụng trong “While- speaking”

20

3- Những phương pháp mới ứng dụng trong “Post- speaking”

23

VII- Áp dụng thực tế

24

C- TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

32


Bản thân đánh giá và kết quả thực hiện

32

D- KẾT LUẬN CHUNG

33

E- TÀI LIỆU THAM KHẢO

35

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

1


Sáng kiến kinh nghiệm
CHI TIẾT CỤ THỂ
Phần A:

Đặt vấn đề

I. Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở lý luận
III. Cơ sở thực tiễn
IV. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
V. Đối tượng nghiên cứu
VI. Phạm vi nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu

VIII. Thời gian thực hiện: - Lên kế hoạch
- Viết SKKN
- Thử nghiệm SKKN
Phần B: Triển khai và thực hiện đề tài
Học
Tiếng Anh

4 kĩ năng

Nghe

Viết

Nói

Đọc

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

2


Sáng kiến kinh nghiệm
1. Giới thiệu phương pháp:
Phương pháp dạy nói: - Muc đích của phương pháp
- Mô tả phương pháp
- Cách thực hiện phương pháp
Các phương pháp trên đều được ứng dụng linh hoạt vào từng đơn vị bài học
2. Triển khai phương pháp
Phần C:

Đánh giá về đề tài và kết luận
- Bản thân đánh giá
- Kết quả thực hiện ở các lớp học

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

3


Sỏng kin kinh nghim
A - T VN
I- Lý do chn ti:
Cùng với sự thay đổi lớn lao của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nớc
ta đang có sự chuyển mình trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt
Nam đang phấn đấu trở thành một quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
dân giầu nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đứng trớc thực tế đó, ngành
giáo dục và đào tạo Việt nam đang đứng trớc những thách thức và vận hội mới.
Nó đòi hỏi phải có những đổi mới trong hệ thống giáo dục mà nghị quyết Trung
ơng (Khoá 8) đã nêu:
Đổi mới mạnh mẽ phơng pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện nếp t duy sáng tạo của ngời học. Từng bớc áp dụng các
phơng pháp tiên tiến và phơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh
Mục 2, điều 4 trong luật giáo dục của nớc ta nêu rõ Phơng pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, t duy sáng tạo của
ngời học , bồi dỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vơn lên
Thực tế từ những năm 90, việc đổi mới về mục tiêu, nội dung chơng trình,
sách giáo khoa tiếng Anh ở bậc phổ thông theo những định hớng của cải cách
giáo dục đã đợc tiến hành và đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc đổi mới
phơng pháp dạy học Tiếng Anh . Các nhà giáo dục tâm huyết đã ra sức tìm tòi và

thử nghiệm nhiều phơng pháp dạy học mới: Dạy học theo hớng tích cực lấy học
sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tích tích cực, t duy sáng tạo, chủ động của
học sinh nâng cao hiệu quả và chất lợng quá trình dạy học.
Ngnh ging dy ngoi ng, ngụn ng th hai luụn cú nhiu dao ng v
bin i theo nhp tin húa chung ca nn vn minh v vn húa th gii. Vic
dy ngoi ng núi chung v ting Anh núi riờng trng THCS ang c
nhiu nh giỏo dc, nhiu d ỏn giỏo dc v ụng o giỏo viờn ging dy mụn
ngoi ng quan tõm v a ra nhiu phng phỏp dy-hc thớch hp. Nhng
im mnh v cha mnh ca tng phng phỏp c thng kờ giỳp ngi
dy cú th so sỏnh, i chiu, iu chnh nhng k thut dy nhm rỳt kinh
V Hi Yn- Trng THCS Chu Vn An- Tõy H- H Ni

4


Sáng kiến kinh nghiệm
nghiệm, từ đó có những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn cho mình
những phương pháp, kĩ thuật phù hợp với nhu cầu và mục đích của người học
trong điều kiện và hoàn cảnh giảng dạy thực tế.
Đối với học sinh THCS hiện nay, Tiếng Anh đã trở nên phổ biến và thầy
cô giáo cũng đã cung cấp cho học sinh một vốn kiến thức mới, biết được các
phương pháp học, các thủ thuật, kĩ năng trong học tập để các em có được một
khối lượng kiến thức sử dụng trong mọi văn cảnh như nghe, nói, đọc và viết.
Hơn nữa là các em được giao tiếp một cách chính xác hơn. Vậy vấn đề đặt ra là
giáo viên phải liên tục đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình mới hiện
nay.
Qua thực tế giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS, tôi nhận thấy việc
dạy Tiếng Anh cho học sinh đại trà gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, giáo viên
giúp các em học cân bằng đầy đủ bốn kỹ năng ( nghe- nói- đọc- viết) lại càng
khó khăn hơn. Vậy “nói” Tiếng Anh như thế nào cho đúng, lưu loát và giao tiếp

sao cho giống với người bản ngữ nhất? Điều này phụ thuộc nhiều vào việc giảng
dạy Tiếng Anh cho các em thông qua các tiết học cụ thể trong từng bài học.
II- Cơ sở lý luận :
Những năm gần đây , hòa với xu thế phát triển chung của xã hội, giáo dục
nước ta đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ và toàn diện. Giáo dục đang
ngày càng chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của mình, là “quốc sách hàng
đầu”. Cùng với việc phát triển khoa học kỹ thuật và thúc đẩy nền kinh tế đất
nước, giáo dục luôn tiên phong và đóng một vai trò tích cực trong quá trình hội
nhập. Để có thể nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật , phát triển ngành du lịch ,
mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế đem lại sự thành công trong công cuộc xây
dựng và đổi mới đất nước, Ngoại ngữ trở thành một nhu cầu thiết yếu, là chiếc
cầu nối giữa nền văn hóa Đông- Tây, giữa nước ta với các nước trong khu vực
và trên thế giới.Trên thực tế , Tiếng Anh ngày càng phổ biến rộng rãi, có thể nói
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế. Nhận thức rõ điều này Đảng và nhà nước ta
đã đưa Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung vào các cấp học , từ tiểu học
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

5


Sáng kiến kinh nghiệm
đến đại học, ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp của nhiều cấp học. Vậy dạy và học
ngoại ngữ như thế nào để đạt đúng yêu cầu và tiến kịp với xu thế chung của xã
hội?
III- Cơ sở thực tiễn:
Là một giáo viên dạy cấp THCS và đã hơn 20 năm trong nghề, tôi cũng
nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ môn này. Nhưng việc dạy như thế nào
để học sinh không những hiểu bài mà còn yêu thích môn học của mình luôn là
điều mà tôi băn khoăn.
Năm học 2011- 2012 là năm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

tin vào giảng dạy. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho giáo viên chứng tỏ khả
năng toàn diện của mình. Sách giáo khoa với nhiều hình ảnh đẹp, nội dung
phong phú phần nào hấp dẫn các em. Tuy nhiên , để khuyến khích được các em
giao tiếp bằng Tiếng Anh , tư duy bằng Tiếng Anh lại là chuyện khác.
Qua nhiều năm giảng dạy theo phương pháp đổi mới, tôi được phân công
giảng dạy môn Tiếng Anh các khối 6, 7, 8 và 9. Tôi thấy rõ ở các khối lớp 6 và 7
các em học sinh mới chỉ học những kiến thức đơn giản, nên kĩ năng nói chưa
được nhiều, chưa được thuần thục. Song càng lên lớp trên, lẽ ra với vốn kiến
thức nhiều hơn, các em càng phải có kĩ năng nói tốt hơn, nhưng thực tế không
phải vậy. Giáo viên chúng tôi luôn động viên, khuyến khích các em tự thể hiện
mình, khai thác tốt những kiến đã học , các em có thể viết tốt, đọc hiểu tốt, nghe
tốt nhưng hầu hết các em học sinh, đặc biệt ở các lớp đại trà rất ngại và thậm chí
sợ “nói”. Và bản thân các giáo viên chúng tôi trong bốn kĩ năng dạy và học
ngoại ngữ đều nhận thấy rằng dạy khó nhất là phần “ Speak”.
“Nói” chính là giao tiếp, là truyền những thông tin và ý nghĩ của mình tới
người khác , để từ đó nắm bắt những thông tin trực tiếp của người giao tiếp với
mình. Do đó học phần “ Speak” đòi hỏi học sinh phải được rèn đủ các kỹ năng:
nghe- nói- đọc- viết. Qua giao tiếp các em có thể thực hành sâu, rộng và phát
huy hết khả năng vốn có của mình, nhờ đó các em được khắc sâu thêm các cấu
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

6


Sỏng kin kinh nghim
trỳc ng phỏp trng tõm, c bn ca bi. lm c iu ú, giỏo viờn úng
mt vai trũ ht sc quan trng trong vic hng cỏc em ti cỏc hot ng ca
bi Speak.
Qua thc t lờn lp, qua s i mi vi cu trỳc bi dy, qua nghiờn cu
ti liu v phng phỏp dy v hc ngoi ng bc THCS, tụi mnh dn xin a

ra mt vi kinh nghim nh:
Nhng phng phỏp giỳp hc sinh khi 8, khi 9 núi tt ting Anh.
IV- Mc tiờu v nhiờm v nghiờn cu:
Đề tài xác định cơ sở lí luận và qui trình của việc vận dụng phơng pháp
dạy học núi tiếng Anh bc THCS. Việc thực hiện phơng pháp này nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lợng
dạy học môn tiếng Anh.
V- i tng nghiờn cu:
Qua hai moi nm trc tip ng lp ging dy, t khi sỏch giỏo khoa
dựng trong trng ph thụng l nhng cun sỏch nh, giy in en, mc in ch cú
hai mu ( lp 6 v 7) v ch cú mt mu en ( lp 8 v 9), c bit lp 8 v 9
hu nh k nng speak khụng c cp ti; v ri sau ú sỏch giỏo khoa
c thay bng nhng cun to, p hn rt nhiu. Trong chng trỡnh SGK
Ting Anh 8, lp 9, cỏc k nng ngụn ng (nghe núi- c- vit) trong tng n
v bi hc c chia rt rừ rng, iu ny giỳp giỏo viờn tng i thun li
trong vic ging dy trờn lp, giỳp giỏo viờn v hc sinh cú nhiu c hi giao
tip hn, c bit giỳp cỏc em cú mt mụi trng thc hnh ngụn ng thc t v
t nhiờn hn.
Ngụi trng ni tụi gn bú t nhiu nm nay khụng phi l trng chuyờn
ngoi ng. Trong mi gi lờn lp, giỏo viờn chỳng tụi vn thng s dng i
cassette giỳp cỏc em luyn nghe v núi. Tuy rt chm ch hc, v t kt qu
cao trong cỏc kỡ thi hc k v nhng kỡ thi hc sinh gii cỏc cp, song bn thõn
cỏc em li e dố, nhỳt nhỏt, cha nng ng, cha dỏm bc l ht kh nng ca
V Hi Yn- Trng THCS Chu Vn An- Tõy H- H Ni

7


Sáng kiến kinh nghiệm
mình. Do đó các em chưa thực sự tìm được sự hứng thú , say mê với kĩ năng

“speak” trong môn học này. Vì vậy, trong tôi luôn tồn tại một câu hỏi lớn: “Làm
thế nào để giúp các em nói Tiếng Anh tốt hơn?” và một suy nghĩ là: “Mình
phải nhất định tìm ra được “ phương pháp thích hợp để dạy các em thực
hành nói Tiếng Anh có hiệu quả cao.”
VI- Phạm vi nghiên cứu:
Häc sinh phæ th«ng c¸c khèi líp 8 và 9 ë trêng THCS Chu Văn An
VII- Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài “Những phương pháp giúp học sinh khối 8, khối 9
nói tốt Tiêng Anh”, tôi đã phải mất nhiều năm thực tế giảng dạy trên lớp, thử
nghiệm nhiều hình thức giảng dạy trong từng tiết học, đặc biệt chương trình
sách giáo khoa đổi mới, kèm theo đó là những đổi mới phương pháp dạy học
được áp dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy , thông qua nghiên
cứu tài liệu giáo học pháp của các tác giả nổi tiếng đã giúp tôi rất nhiều trong
công việc giảng dạy hôm nay . Nhờ đó, học sinh của tôi đã tiến bộ rõ rệt so với
những năm học trước.
VIII- Thời gian nghiên cứu
1. Lên kế hoạch: năm học 2010-2011
2. Viết sáng kiến kinh nghiệm: từ 12-2010
3. Thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm: ở lớp 8A6, năm học 2011-2012

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

8


Sáng kiến kinh nghiệm
B- NỘI DUNG VẤN ĐỀ
* Giới thiệu phương pháp
I- Ý NGHĨA CỦA VIỆC “NÓI TIẾNG ANH”:
“ Nói” là nhu cầu tự nhiên và thiết yếu của con người. Ngày nay , các

phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển, điều đó càng đòi hỏi chúng ta phải
trau dồi thêm ngôn ngữ vốn đã vô cùng phong phú của mình, không có cách nào
khác là chúng ta hãy giao tiếp nhiều hơn qua các phương tiện thông tin đại
chúng, và cách tốt nhất để nâng cao vốn từ cũng như mở rộng tầm hiểu biết của
mình, chúng ta hãy giao tiếp với người xung quanh. Giao tiếp (Nói) là cách
chúng ta lấy thông tin một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất và hữu ích nhất. Việc
giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài giúp mỗi người chúng ta hiểu hơn về các
nền văn hóa giữa các nước trên thế giới, giữa Đông và Tây, giữa dân tộc này với
dân tộc khác.
Rất nhiều học sinh tâm sự là khi học tiếng Anh việc ngại nhất trong bốn kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết là phải nói vì vốn từ còn ít và ngữ pháp cũng không
chắc. Trên thực tế, nói là một dạng bắt chước. Khi nói tiếng mẹ đẻ, bạn không
cần phải tạo ra từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm của riêng mình mà bạn dùng
từ ngữ, ngữ pháp và cách phát âm giống người xung quanh bạn. Tương tự, khi
cố nói một ngoại ngữ, mục đích của bạn là cố bắt chước từ vựng, ngữ pháp và
cách phát âm của người bản xứ để cách nói của bạn được tự nhiên và chuẩn xác.
Chính vì vậy, không thể phủ nhận rằng nói ngoại ngữ (nói chung) và nói Tiếng
Anh (nói riêng) mang lại cho chúng ta một số lợi ích quan trọng:
- Nó giúp bạn cải thiện độ trôi chảy khi tham gia giao tiếp
- Nó giúp bạn cảm thấy lí thú khi nói ngoại ngữ
- Nó giúp bạn trau dồi thêm vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp của mình
Để giúp học sinh học bài “ Nói” có hiệu quả, mỗi đơn vị bài dạy, tôi đều
phải chuẩn bị thật kỹ những dữ liệu liên quan đến bài học đó: dạng bài nói, chủ
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

9


Sáng kiến kinh nghiệm
đề của bài nói, đặt nó trong ngữ cảnh chung của toàn bài học (Unit) , cấu trúc

ngữ pháp và phần liên hệ thực tế sao cho phù hợp với trình độ của các em và
phù hợp với nội dung của bài. Thông qua việc “nói” (giao tiếp) trên lớp, học
sinh được luyện cách phát âm, luyện nghe, luyện viết và đặc biệt giúp các em có
được một môi trường ngoại ngữ sống động và hiệu quả. Từ đó giúp các em có
thể ứng dụng vào thực tế mà không hề bỡ ngỡ, thoát khỏi rào cản bất đồng ngôn
ngữ và tính e dè nhút nhát vốn có của các em .
Tóm lại, để giúp các em có thể hứng thú với tất cả các bài “ Nói” trong
sách giáo khoa Tiếng Anh 8 và 9, theo tôi điều quan trọng nhất đối với giáo viên
là phải chọn đúng phương pháp, cách thức truyền đạt từng đơn vị bài học sao
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh , giúp các em không những hiểu bài mà
còn cảm thấy hứng thú với các bài học khác.
II- MỘT SỐ DẠNG BÀI “ SPEAK” THƯỜNG GẶP:
Có thể nói, có vô vàn cách thức mà con người chúng ta giao tiếp với
nhau: giao tiếp tự do thông thường, nói chuyện theo chủ đề, một bài phát biểu
trang trọng hay những bài diễn thuyết trước đám đông, nhưng tất cả đều chung
một mục đích: làm cho người nghe hiểu được những điều mà người nói
(speaker) vừa truyền đạt.
Cụ thể trong khuôn khổ sách giáo khoa Tiếng Anh 8, tôi thấy có một số
dạng bài “speak” sau đây:
1)

Complete the dialogue.

2)

Make similar dialogues.

3)

Describe the position of items.


4)

Describe pictures.

5)

Express feelings and opinions.

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

10


Sáng kiến kinh nghiệm
Tuy nhiên cho dù bài nói ở dạng nào đi nữa, điều vô cùng quan trọng của
một tiết dạy “nói” là chủ đề của bài và mục tiêu cần đạt.
Trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 8, Tiếng Anh 9 các bài “
Speak” có chủ đề khá quen thuộc: bạn bè, nhà trường, gia đình, môi tường, xã
hội… Thông qua các chủ đề này, các em được rèn các kỹ năng ngôn ngữ một
cách linh hoạt nhất và thoải mái nhất.
III – ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG “NÓI”
TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH .
1. Learners talk a lot:
Đây là cơ hội tốt nhất cho người học sử dụng ngôn ngữ một cách thoải
mái nhất và chủ động nhất.
2. Participation is even:
Trong một bài “Speak”, cơ hội thảo luận trong lớp học của học sinh là
ngang nhau, tất cả các em đều có cơ hội để “nói” và ngữ liệu mà các em được
học đều được “tung ra” theo nhiều cách khác nhau.

3. Motivation is high:
Học sinh cảm thấy thực sự háo hức muốn “nói” vì các em rất quan tâm
đến chủ đề và muốn bày tỏ những điều mới mẻ mà các em biết, hơn nữa các em
muốn góp phần làm cho bài học đạt kết quả tốt hơn.
4. Language is of an acceptable level:
Khi có cơ hội được nói, các em được thể hiện mình bằng ngôn ngữ phù
hợp, dễ hiểu.
IV- NHỮNG KHÓ KHĂN HỌC SINH GẶP PHẢI TRONG HOẠT ĐỘNG
NÓI TIẾNG ANH
Có thể nói rằng, đứng trước một tập thể để nói lên những suy nghĩ của
mình bằng tiếng mẹ đẻ đã khó, vậy mà các em lại đứng trước các bạn trong lớp
để bày tỏ những suy nghĩ đó bằng tiếng Anh là điều vô cùng khó khăn. Vậy

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

11


Sáng kiến kinh nghiệm
nguyên nhân ở đây là gì? Giáo viên chúng ta nên hiểu rõ đối tượng học sinh của
mình để có thể giúp các em khắc phục và ngày càng tiến bộ hơn.
1. Sự hạn chế:
Học sinh thường cảm thấy bị hạn chế vì phải cố gắng trình bày suy nghĩ của
mình bằng một ngôn ngữ khác, do đó các em thường lo lắng về những lỗi sai
ngữ pháp có thể mắc phải, e dè hoặc mất tự tin khi nói với bạn mình.
2. Không biết nói gì (Nothing to say)
Các em có thể rơi vào trạng thái “trống rỗng” vì không biết nói gì, các em
không thể bày tỏ những gì mình đang nghĩ.
3. Sự chênh lệch về kiến thức:
Trong một lớp học đại trà sẽ có nhiều em học tốt còn một số em khác thì

ngược lại. Vì thế sẽ có một số em “nói” rất tích cực trong khi đó có em lại nói
rất ít hoặc không nói gì cả.
4. Tiếng mẹ đẻ:
Trong một lớp học thông thường, các em đều có chung một ngôn ngữ:
tiếng mẹ đẻ, do đó học sinh có khuynh hướng sử dụng tiếng mẹ đẻ thay cho
ngôn ngữ họ đang học do tiếng mẹ đẻ dễ sử dụng hơn và giúp các em tự tin hơn.
Vì thế nếu hiểu được những khó khăn của các em, giáo viên sẽ giúp các
em khắc phục những điều đó thông qua những hoạt động và phương pháp phù
hợp nhằm có được một bài dạy “Speak” đạt được hiệu quả tốt hơn.
V. MỘT SỐ HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP GIÚP CÁC EM TÍCH CỰC
THAM GIA HOẠT ĐỘNG NÓI:
Có rất nhiều cách thức mà giáo viên có thể đưa ra giúp các em áp dụng
và thực hành ngôn ngữ. Điều quan trọng là giáo viên hãy chọn hình thức phù
hợp với từng kiểu bài lên lớp và từng đối tượng học sinh sao cho đạt hiệu quả
cao nhất.
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

12


Sáng kiến kinh nghiệm
1. Individual work (luyện cá nhân):
Hình thức này thường phù hợp với kiểu bài miêu tả độc lập hoặc bài có
chủ đề liên quan những thông tin cá nhân hoặc riêng tư.Tuy nhiên, giáo viên cần
lưu ý, để giúp học sinh có thể nói độc lập, thì trước đó các em đã được luyện nói
với các bạn trong nhóm nhằm giúp các em khai thác thông tin, từ đó các em có
thể áp dụng với cá nhân mình.
2. Pair work: (luyện cặp)
Hình thức này phù hợp với kiểu bài hội thoại giữa hai người. Ban đầu
giáo viên có thể làm mẫu với học sinh (Teacher – student). Sau đó giáo viên yêu

cầu học sinh luyện nói với bạn mình (Student – student). Đây là hình thức áp
dụng phổ biến trong các tiết dạy nói, giúp các em có một “ môi trường tiếng” tốt
nhất và tự nhiên nhất.
3. Group work: (luyện nhóm)
Hình thức này phù hợp với kiểu bài thảo luận nhóm với chủ đề bài nói
bao quát và đòi hỏi nhiều thông tin ghép lại. Đây là cơ hội thuận lợi để các em
học tốt giúp các em học yếu hơn, nhờ đó các em còn nhút nhát sẽ tích cực hơn
và tự tin hơn.
Trong một tiết học, giáo viên không nên chỉ áp dụng một trong những
hình thức trên, mà nên kết hợp các hình thức này với nhau để tạo môi trường
“tương tác” kết hợp hài hoà giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên,
góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học “ lấy học sinh làm
trung tâm”, ví dụ: speaking game, assignment, discussion, play roles, survey….
* Triển khai phương pháp
I. NHỮNG TIẾN TRÌNH CƠ BẢN ĐỂ DẠY BÀI “ SPEAK”.
Tiến trình cơ bản để dạy phần “Speak” vô cùng quan trọng. Nhiều giáo
viên băn khoăn tiến trình của một tiết dạy” Speak” nên triển khai như thế nào
cho phù hợp mà đảm bảo yêu cầu của một tiết dạy nói?
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

13


Sáng kiến kinh nghiệm
1.Những phương pháp mới trong “Pre- speaking”:
a) Giới thiệu chủ đề và mục tiêu của bài nói thông qua các hoạt động
nhóm hoặc trò chơi:
Đây là một trong những bước khá quan trọng mà giáo viên không thể bỏ
qua. Nó như một “khúc dạo đầu của một bản nhạc” đầy ấn tượng để thu hút sự
chú ý của người nghe. Một cuốn truyện hay có gây được sự chú ý ban đầu của

người đọc hay không phụ thuộc rất nhiều vào lời giới thiệu. Một bộ phim muốn
thu hút được khán giả phụ thuộc rất nhiều vào bản nhạc nền ban đầu, những
cảnh hay được giới thiệu đầu bộ phim. Lúc này người giáo viên đứng trên bục
giảng như một đạo diễn vậy, phải làm sao khéo léo đưa ra được những “tâm
điểm” chú ý nhằm kích thích trí tò mò của các em, làm cho các em thực sự thấy
thích thú và có cảm giác khao khát được tham gia để biết được nội dung bài.
Hoạt động này nên khuyến khích các em nghĩ về đề tài mà các em sắp hướng tới
và khám phá. Tuy nhiên giáo viên cũng không nên đưa quá nhiều thông tin và
cũng không nên đưa những từ ngữ, hoặc nội dung quá khó hiểu tránh cho học
sinh cảm thấy “sợ” và mất tự tin.
VD: Tôi xin đưa ra ví dụ một tiết dạy ở lớp 8
Unit 3 – At home – Speaking
Mục tiêu của bài: giúp học sinh có thể miêu tả được vị trí của đồ vật trong
phòng.
Tôi chia lớp làm 2 đội để tham gia trò chơi:
Net work

Prepositions of
place

Prepositions of
in front of
place

on
between

behind

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội


14


Sáng kiến kinh nghiệm
Mặc dù hoạt động này chỉ chiếm khoảng 3 – 4 phút nhưng góp phần tích cực
tạo không khí ngoại ngữ, tinh thần tập thể và khuyến khích tất cả các em đều
được tham gia. Kết thúc trò chơi nên là lời khen ngợi của giáo viên đối với đội
thắng và lời động viên khích lệ đội thua để giúp các em thua mà không hề nhụt
chí (good losers), hơn nữa còn kích thích được các em hào hứng vào các trò chơi
tiếp theo.
b. Giới thiệu từ vựng và ngữ liệu cần thiết:
Nếu như dạy một bài đọc hoặc bài viết, chúng ta có thể dạy những từ cụ thể có
trong bài, nhưng đối với một tiết dạy nói, ngoài một số từ cụ thể, giáo viên hãy
cố gắng giới thiệu những từ liên quan đến chủ đề của bài và ngữ liệu ngữ pháp
được sử dụng trong quá trình các em luyện trong tiết học đó. Tùy từng nội dung
yêu cầu cụ thể của từng bài mà giáo viên có thể lựa chọn giới thiệu ngữ liệu cần
thiết liên quan đến bài.
VD1: Unit 4 : Our Past – Speak. (Work with a partner. Look at the picture.
Talk about the way things used to be and the way they are now).
Mục tiêu tiết dạy:
Thông qua 2 bức tranh trong SGK (P.40- Tiếng Anh 8), học sinh luyện
với bạn cùng lớp để đưa ra những thông tin so sánh sự thay đổi cuộc sống của
một vùng quê ngày càng hiện đại hơn. Qua bài học, học sinh luyện được phần
ngữ pháp trọng tâm: “used to”.
*New words: (Đây là những từ có liên quan đến bài)
- cottage (n)
- traditional clothes (n)
- traffic light (n)
- canned food (n)

- suit (n)
- fresh food (n)
* Phần ngữ liệu :

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

15


Sáng kiến kinh nghiệm
Vì đây là một tiết dạy nói, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt
động mà giáo viên triển khai, do đó giáo viên nên khai thác một cách khéo léo
sao cho học sinh của mình chủ động luyện tập nhờ những tình huống cụ thể và
những câu cụ thể trong bài, giáo viên có thể ôn tập và khơi gợi cho học sinh
những cấu trúc hoặc phần ngữ liệu có liên quan.
Để khơi gợi học sinh so sánh về sự thay đổi cuộc sống của một miền quê.
Chắc chắn với bài này, học sinh sẽ sử dụng được cấu trúc “ used to” vào thực tế
cuộc sống. Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh và đưa câu hỏi:
+ What can you see in picture 1? / What is it about?
+ What can you see in picture 2? / What is it about?
+ Can you tell your classmates about some changes of this place?
Picture 1:

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

16


Sáng kiến kinh nghiệm
Picture2:


Học sinh có thể dễ dàng trả lời :
S1: I can see some farmers working in the field/ It is about life in the
countryside.
S2: I can see many buildings , motorbikes on the street. / It is about life in
the city.
S3: People used to live in many cottages but now they are living in big and
high buildings.
………

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

17


Sáng kiến kinh nghiệm
Như vậy từ những câu hỏi gợi mở này, học sinh tự đặt câu có cấu trúc
“used to” mà vẫn bám sát với nội dung và chủ đề của bài.
VD2: Unit 6: The young pioneer club - Speak. (Look at the phrases in the
boxes. Then practice the dialogues with a partner)
Mục tiêu tiết dạy: Giúp học sinh dựa vào tình huống cụ thể trong bài và các dữ
liệu sẵn có, các em thành lập được các bài hội thoại tương tự, áp dụng các câu đề
nghị (Asking for favors/Offering assistance) và cách đáp lại những câu đề nghị
đó (Responding to favors/Responding to assistance) vào thực tế cuộc sống.
* New words: (Đây là những từ có trong bài)
- do… a favor (v)
- assistance (n)  offer assistance.
- hurt (v/n)
- flat tire (n)
* Phần ngữ liệu:

Để gợi ý học sinh , giúp các em động não (brainstorming) và đưa ra
những câu đề nghị mà các em đã học, giáo viên có thể sử dụng cử chỉ, hành
động của mình (body language) hoặc dùng một số bức tranh giúp các em đoán
tình huống sao cho các em hiểu và đưa ra được một số câu đề nghị đã học:

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

18


Sáng kiến kinh nghiệm

Example :
a)

S1: Can you help me please?
S2: Sure. How can I help you?
……………..

b) S1: Let me help you to stop bleeding.
S2: Yes. That’s very kind of you.
…………………..
Cứ như vậy, sẽ có nhiều cặp học sinh luyện nói thông qua ngữ liệu đã học
ở những bài trước và tình huống cụ thể trong bài một cách dễ dàng và tự nhiên.
Tiếp đến, giáo viên hệ thống lại kiến thức có trong bài giúp các em luyện tập tốt
các bước tiếp theo. Nhờ có sự hệ thống kiến thức này mà học sinh có thể bao
quát và tổng hợp kiến thức một cách cô đọng nhất và dễ áp dụng nhất.
Để tiết kiệm thời gian, giáo viên có thể dùng bảng phụ, đèn chiếu hoặc
projector để trình chiếu.
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội


19


Sáng kiến kinh nghiệm
Asking for favors

Responding to favors

-Can you help me, please?

- Certainly/ Of course/ Sure.

- Could you do me a favor?

- No problem.

- I need a favor.

- What can I do for you?

- Can/ Could you…?

- How can I help you?
- I’m sorry. I’m really busy.

Offering assistance

Responding to assistance


-May I help you?

- Yes/ No. Thank you.

- Do you need any help?

- Yes. That’s very kind of you.

- Let me help you.

- No. Thank you. I’m fine.

2- Những phương pháp mới trong “While- speaking”:
Có thể nói đây là phần “xương sống”, là trọng tâm của tiết dạy nói. Để có
được những hoạt động giao tiếp tự nhiên nhất và tích cực nhất, giáo viên chỉ nên
đóng vai trò gợi ý, là cố vấn giúp học sinh giao tiếp sao cho đạt hiệu quả nhất.
Một điều vô cùng quan trọng mà giáo viên cần lưu ý là không nên ngắt lời học
sinh cho dù các em đang phát âm chưa đúng hoặc dùng sai cấu trúc ngữ pháp.
Nếu như vậy, các em sẽ thấy ngại và mất tự nhiên, cảm thấy mất tự tin và không
dám nói tiếp.
Một điều quan trọng nữa là giáo viên nên triển khai các hoạt động giao
tiếp sao cho phù hợp với kiểu bài và đối tượng học sinh.
Để học sinh hiểu và có thể áp dụng bài nói ngay tại lớp, giáo viên cần chú
ý hướng dẫn các em theo trình tự:
- Controlled practice: Hoạt động này có thể giáo viên nói mẫu (individual
work), hoặc giáo viên cùng hội thoại ngắn với học sinh (Teacher- Student).
- less controlled practice: Giáo viên cho gợi ý và học sinh tự thành lập bài nói
hoàn chỉnh. (Mapped dialogue).
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội


20


Sáng kiến kinh nghiệm
- Meaningful practice: Hoạt động này hoàn toàn để học sinh chủ động luyện
với các bạn trong nhóm sau khi đã được luyện theo trình tự trên.
Một số hoạt động có thể được áp dụng trong phần While- speaking:
Hoạt động 1: Pair- work (với dạng bài “Complete the dialogue” hoặc
“make similar dialogues”.
VD: Unit 6: The Young Pioneers Club - Speak.
Sau đây là 2 trong các bài hội thoại mà học sinh thành lập:
Dialogue 1 (giữa hai học sinh)
a) Minh:

May I help you?

Tourist:

Yes. Can you show me the way to the police station? I have lost
money.

Minh:

Sure. Turn left at the end of the street. It’s on your right.

Tourist:

Thank you very much.
Dialogue 2 (giữa hai học sinh)


b) Neighbor:
Lan:

Could you do me a favor please?
Sure. What can I do for you?

Neighbor:
Lan:

Can you help me to tidy the yard? I have broken my leg.
Certainly. I’ll help you.

Neighbor:

Thank you very much. That’s very kind of you.

Trong khi các em đang luyện nói, giáo viên nên đi quanh lớp để quan sát
và giúp đỡ các em. Lúc này giáo viên nên là một người bạn cùng trao đổi và
lắng nghe, giúp đỡ các em, định hướng các em đến cùng một mục đích.
Hoạt động 2: Group-work (với dạng bài “Discussion”)

Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

21


Sáng kiến kinh nghiệm
VD: Unit 5: Study Habits - Speaking (Work in groups. Ask each other about
your studies. Use the questions and words in the boxes to help you).
Mục tiêu tiết dạy: Học sinh thông qua chủ đề của bài để có thể hỏi và trả

lời về các môn học ở trường, có thể chia sẻ với các bạn về những môn học mình
yêu thích hay những môn mình cần cố gắng hơn nữa. Qua đó, các em có thể áp
dụng vào thực tế .
Thực hiện:
Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm ba hoặc bốn
học sinh
Example exchange:
Nam:

When do you do your homework?

Mai:

I often do homework after dinner.

Huong: Who helps you with your homework?
Mai:

Sometimes my father helps me and sometimes I do it myself. What
about you?

Nam:

Me? Oh, I do it myself or I can ask my teacher.

Huong: Which subject do you need to improve?
Mai:

Oh, I need to improve my English. What about you, Nam?


Nam:

Well, I need to improve Math.

Mai:

I don’t know how to improve my English. Can you give me some
advice?

Huong: Oh, I think you should do grammar excercises, read English stories.
Mai:

Thank you. And what about you, Nam?

Nam:

Oh, I think I ought to spend more time doing Math exercises.
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

22


Sáng kiến kinh nghiệm
Huong: Let’s work harder to get more good grades. I’m sure we will
succeed.
Sau khi nghe học sinh trình bày bài của mình, giáo viên nên nhận xét,
đánh giá học sinh và có thể chữa những lỗi cơ bản mà các em mắc phải. Khi các
em đã hoàn thành bài nói, giáo viên nên gọi một số học sinh trong lớp nhận xét,
phát hiện lỗi sai của bạn và đưa ý kiến riêng nhằm tìm ra cách nói đúng hơn
hoặc hay hơn. Sau đó, giáo viên chốt lại, tổng hợp những ý kiến đúng hoặc

những câu hội thoại hay. Chúng ta hãy động viên, khuyến khích các em ,giúp
các em tự tin, cảm thấy vui mừng vì những điều mình vừa nói được cô giáo và
các bạn lắng nghe và thấu hiểu.

3 - Những phương pháp mới trong “ Post – speaking”:
Đây cũng là phần rất quan trọng của một bài dạy nói. Đó là phần phối hợp
cơ bản giữa các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết. Trước đây giáo viên thường coi nhẹ
phần này vì nghĩ rằng chỉ cần các em làm hết yêu cầu trong SGK là đủ. Với
chương trình SGK Tiếng Anh đang sử dụng , giáo viên nên coi trọng bước này
nhằm củng cố nội dung và nâng cao hơn khả năng giao tiếp của các em. Tùy
thuộc vào từng dạng bài mà giáo viên có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau.
a) Retell:
Đối với dạng bài kể lại, chúng ta không nên bắt các em phải kể chính xác
từng từ, từng chữ so với bài mà các em vừa luyện, mà chúng ta nên khuyến
khích các em kể theo ý hiểu của mình.
VD: Unit 4 - Our Past:
Tôi gọi học sinh lên bảng kể lại hoặc trình bày tóm tắt những gì em thấy
được qua các bức tranh, hoặc nói lại những gì em hiểu và nhớ lại qua bạn của
mình, nhưng vẫn phải đảm bảo diễn biến hoặc sự biến đổi của vùng quê này.
b) Write-it-up:
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

23


Sáng kiến kinh nghiệm
Đây là dạng bài học sinh dựa vào thông tin đã biết hay cụ thể hơn là dựa
vào đoạn hội thoại các em vừa triển khai. Qua hoạt động này các em có thể nhớ
thông tin được lâu hơn và luyện ngữ pháp được tốt hơn.
VD: Unit 6: The young pioneer club – Speak.

Unit 8: Country life and city life – Speak.
Unit 11: Traveling around Viet Nam – Speak.
c) Draw pictures:
Đây là kiểu bài áp dụng tổng hợp giữa trí tưởng tượng của các em với
kiến thức các em có được trong bài luyện nói. Nếu các em áp dụng tốt, các em
có thể có một cuộc triển lãm tranh về thành quả mà các em đạt được sau 1 tiết
luyện tập tích cực và hăng say.
VD: Unit 3 - At home - Speak.
d) Role- play:
Kiểu bài này có thể áp dụng với dạng bài có nội dung gần gũi với thực tế
cuộc sống, có tính chất tương tác cao.
VD: Unit 2: Making arrangements - Speak.
Unit 6: The young pioneer club- Speak.
Unit 7: My neighborhood – Speak.
Trên đây là một số hoạt động triển khai trong phần Post-speaking mà tôi
thường sử dụng. Có thể chưa đủ nhưng quan trọng là chúng ta áp dụng thế nào
cho phù hợp với từng kiểu bài, và với từng nội dung bài.
II. ÁP DỤNG THỰC TẾ:
Tôi đã dạy thử nghiệm theo tiến trình như đã nêu ở trên với lớp Giáo cụ
trực quan giáo viên sử dụng: bút màu; tranh vẽ. Học sinh sử dụng: giấy A4, bút
màu, bút chì…
Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

24


Sáng kiến kinh nghiệm
Unit 3: At home
Period 13 - Lesson 2: Speak
Phần này tôi dạy trong 1 tiết

Chủ đề của bài: Bài nói nằm trong chủ đề chung “At home”.
Nội dung bài nói : Các em biết miêu tả vị trí của đồ vật trong phòng bếp, sắp
xếp đồ đạc trong phòng khách của bà Vui.
Mục tiêu tiết dạy: Qua bài nói này học sinh được ôn lại cách miêu tả vị trí của
đồ vật dựa vào cấu trúc đã học và giới từ chỉ vị trí. Như vậy, chúng ta thấy chủ
đề chung của bài, nội dung của bài khá gần gũi và quen thuộc đối với các em.
Từ đây các em có thể tự phát triển chủ đề rộng hơn, có thể miêu tả vị trí của đồ
vật ở nhà mình. Hơn thế nữa, từ bài học, các em có được kĩ năng sống, biết dọn
dẹp và sắp xếp đồ đạc một cách ngăn nắp, hợp lí và hiệu quả.
“Pre- speaking”:
Để giới thiệu bài, tôi chia lớp thành 2 đội và khởi động trò chơi: Net-work
in front of

on

Prepositions of
place

between

Prepositions of
place

behind

* Hai đội chơi rất hào hứng vì ai cũng muốn đội của mình tìm được nhiều
từ hơn và giành chiến thắng. Hết 2 phút các em sẽ được ôn rất nhiều giới từ mà
các em đã được học: in, on, at, behind, between, in front (of), next to, above,
under, …


Vũ Hải Yến- Trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

25


×