Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện ba vì hà nội năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ DUNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
KHÁNG SINH VÀ KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP
CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ DUNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
KHÁNG SINH VÀ KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP
CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI NĂM 2013



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ 60720412
Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
2. TS. Nguyễn Quỳnh Hoa

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, quan tâm, giúp đỡ và
động viên của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và vô cùng kính trọng đến
hai Cô giáo đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để tận tình hướng dẫn giúp
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp:
+ TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Bộ môn Tổ chức - Quản lý Dược, trường
Đại học Dược Hà Nội.
+ TS. Nguyễn Quỳnh Hoa – Khoa Dược - Bệnh viện K.
Tôi xin được bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến: Nhóm nghiên cứu trong
dự án của FilaBavi, khoa xét nghiệm Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới trung
ương, Bộ môn Tổ chức Quản lý Dược, Ban giám hiệu nhà trường, phòng sau đại
học và các bộ môn trong trường Đại học Dược Hà Nội, những người thầy đã
nhiệt tình giảng dạy, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh
và động viên, khích lệ tôi trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2015
Học viên

Phan Thị Dung


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em ..................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính .................................... 3
1.1.3. Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính .............................. 4
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị ......................................................................... 5
1.2. Vài nét về kháng sinh ............................................................................... 8
1.2.1. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong nhi khoa ................................. 8
1.2.2. Một số kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở trẻ em .................................................................................................... 9
1.3. Tình hình sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh .............................. 11
1.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh .......................................................... 11
1.3.2. Tình hình kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ............. 13
1.4. Phương pháp xác định độ nhạy cảm kháng sinh .................................... 16
1.4.1. Phương pháp khoanh giấy khuếch tán của Kirby- Bauter ............... 16
1.4.2. Phương pháp Etest ( Xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi
khuẩn) .......................................................................................................... 17
1.4.3. Chỉ số đo lường kháng kháng sinh ................................................... 17
1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 18
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 20



2.2.1. Biến số nghiên cứu ........................................................................... 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 23
2.2.3. Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 26
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................... 28
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................... 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 30
3.1. Tình hình sức khoẻ và sử dụng kháng sinh của trẻ dưới 5 tuổi mang phế
cầu .................................................................................................................... 30
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................... 30
3.1.2. Tình hình sức khỏe của trẻ .................................................................. 33
3.1.2.1. Tình hình sức khỏe hiện tại của trẻ ............................................... 33
3.1.2.2. Mức độ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính theo nhóm tuổi của trẻ34
3.1.2.3. Tỷ lệ trẻ mang phế cầu và một số yếu tố liên quan ...................... 34
3.1.3. Thực trạng sử dụng kháng sinh ở trẻ dưới 5 tuổi mang phế cầu ........ 36
3.1.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh cho trẻ dưới 5 tuổi mang phế cầu 36
3.1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc kháng sinh ............. 39
3.1.3.3. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố liên quan . 45
3.2. Thực trạng kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ................. 52
3.2.1. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ........ 52
3.2.2. Tỷ lệ đa kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae .............. 53
3.2.3. Tỷ lệ kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae và các yếu tố
liên quan ........................................................................................................ 54
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 59


4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 59
4.2. Tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tinh của trẻ ................................ 59

4.3. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và một số yếu tố ảnh hưởng ........... 60
4.3.1. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ................................................... 60
4.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc kháng sinh ................... 64
4.3.3. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh ................................................... 64
4.4. Thực trạng kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ................. 66
4.5. Những hạn chế của nghiên cứu này .......................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 73
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 75


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phác đồ xử trí các bệnh ARI thường gặp trẻ em từ 2 tháng- 5 tuổi. .... 6
Bảng 1.2: Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em ................................ 7
Bảng 1.3: Hướng dẫn về các loại kháng sinh được sử dụng cho trẻ em ở các lứa
tuổi khi có nhiễm khuẩn ........................................................................................ 8
Bảng 1.4: Hướng dẫn điều trị viêm phổi trẻ em của WHO năm 2005 ................. 9
Bảng 1.5: Liều dùng một số kháng sinh nhóm macrolid cho trẻ em viêm phổi . 10
Bảng 2.6: Biến số nghiên cứu ............................................................................. 20
Bảng 3.7: Phân loại tuổi, giới tính của 425 trẻ nghiên cứu................................. 24
Bảng 3.8: Phân loại tuổi, giới tính của 221 trẻ mang phế cầu ............................ 30
Bảng 3.9: Phân loại điều kiện kinh tế và trình độ học vấn của bà mẹ theo vùng
địa lý của 221 trẻ ................................................................................................. 31
Bảng 3.10: Tình hình sức khoẻ hiện tại của trẻ .................................................. 32
Bảng 3.11: Mức độ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính theo nhóm tuổi của trẻ . 33
Bảng 3.12: Tỷ lệ trẻ mang phế cầu và một số yếu tố liên quan .......................... 34
Bảng 3.13: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh cho trẻ mắc bệnh ở thời điểm khám sức
khỏe ..................................................................................................................... 35
Bảng 3.14: Tỷ lệ sử dụng các thuốc kháng sinh theo bệnh ................................. 36
Bảng 3.15: Tỷ lệ các nhóm kháng sinh sử dụng cho trẻ ..................................... 37

Bảng 3.16: Tỷ lệ SDKS cho trẻ mang phế cầu và một số yếu tố liên quan ........ 38
Bảng 3.17: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo tuổi .................................................. 39
Bảng 3.18: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo giới tính ........................................... 40
Bảng 3.19: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo điều kiện kinh tế .............................. 41
Bảng 3.20: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo vùng địa lý ....................................... 42
Bảng 3.21: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo trình độ học vấn của bà mẹ ............. 43
Bảng 3.22: Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình của các nhóm đối tượng . 45
Bảng 3.23: Thời gian (ngày) sử dụng kháng sinh trung bình theo giới .............. 46
Bảng 3.24: Thời gian (ngày) sử dụng kháng sinh trung bình theo tuổi .............. 47


Bảng 3.25: Thời gian (ngày) sử dụng kháng sinh trung bình theo trình độ học
vấn ....................................................................................................................... 48
Bảng 3.26: Thời gian (ngày) sử dụng kháng sinh trung bình theo điều kiện kinh
tế .......................................................................................................................... 49
Bảng 3.27: Thời gian (ngày) sử dụng kháng sinh trung bình theo vùng địa lý .. 50
Bảng 3.28: Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ...... 51
Bảng 3.29: Mối liên quan giữa tuổi và tỷ lệ kháng kháng sinh của Streptococcus
pneumoniae ......................................................................................................... 53
Bảng 3.30: Mối liên quan giữa giới tính và tỷ lệ kháng kháng sinh của
Streptococcus pneumoniae ................................................................................. 54
Bảng 3.31: Mối liên quan giữa vùng địa lý và tỷ lệ kháng kháng sinh của
Streptococcus pneumoniae ................................................................................. 55
Bảng 3.32: Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế và tỷ lệ kháng kháng sinh của
Streptococcus pneumoniae ................................................................................. 56
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh và tỷ lệ kháng kháng sinh
của Streptococcus pneumoniae .......................................................................... 57
Bảng 3.34: So sánh tỷ lệ kháng trung gian và đề kháng của Streptococcus
pneumoniae năm 1999, 2007 và 2013 ................................................................ 68


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ chọn mẫu ................................................................................... 25
Hình 3.2: Tỷ lệ đa kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ............... 53


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ARI (Acute respiratory infections)

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

ATC

Hệ thống phân loại thuốc giải phẫu Điều trị hoá học

BCH

Bộ câu hỏi

CLSI

Viện tiêu chuẩn lâm sàng và phòng thí nghiệm

HGĐ

Hộ gia đình

KKS

Kháng kháng sinh


KS

Kháng sinh

KQ

Kết quả

KSĐ

Kháng sinh đồ

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

NKHH

Nhiễm khuẩn hô hấp

NKHHCT

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

PL thứ bậc

Phân loại thứ bậc

Phiếu KSK


Phiếu khám sức khoẻ

RLTH

Rối loạn tiêu hoá

SDKS

Sử dụng kháng sinh

S.pneumoniae

Streptococcus pneumoniae

TYT

Trạm y tế

TTYT

Trung tâm y tế

VPQ

Viêm phế quản

VPQ phổi

Viêm phế quản phổi


VP thuỳ

Viêm phổi thuỳ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và sự đô thị hoá như vũ báo là sự gia tăng về mức độ ô
nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Sự ô nhiễm môi trường do khói, bụi,
thuốc lá, các chất thải công nghiệp… đã tạo điều kiện cho vi khuẩn và bệnh
dịch phát triển mạnh mẽ. Mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp, các bệnh
nhiễm khuẩn ngày càng nhiều.Với một khí hậu nóng ẩm như nước ta các bệnh
về viêm nhiễm đường hô hấp lại càng phổ biến, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi là
đối tượng rất dễ mắc bệnh.
Trong bệnh phẩm phân lập được từ dịch tỵ hầu trẻ em bị viêm phổi ở
các nước đang phát triển, Streptococcus pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất 3060% [24], [36]. Streptococcus pneumoniae là một trong những vi khuẩn phổ
biến nhất gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, gây nhiễm trùng đe
dọa tính mạng như viêm màng não, viêm phổi [25]. Viêm phổi giết chết trẻ
em nhiều hơn các bệnh khác - hơn AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Hơn 2 triệu
trẻ em chết do viêm phổi mỗi năm, chiếm gần một phần năm số trẻ tử vong
dưới năm tuổi trên toàn thế giới [60]. Vì vậy đối với các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, kháng sinh luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong điều trị các bệnh hô hấp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tình trạng lạm
dụng kháng sinh xuất hiện ngày càng nhiều. Việc tự ý mua, dùng thuốc kháng
sinh của người dân và việc bác sĩ điều trị chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản
thân không quan tâm đến xác định vi khuẩn gây bệnh dẫn đến sự đề kháng
kháng sinh ngày càng gia tăng. Do đó, sử dụng kháng sinh một cách hợp lý
được xem như một trong những giải pháp tốt nhất để chống lại sự kháng
thuốc của vi khuẩn.


1


Fila Ba Vì là cơ sở thực địa - dịch tễ học huyện Ba Vì, gồm 69 cụm,
12.000 hộ gia đình, 51.000 người và 4.000 trẻ dưới 5 tuổi. Trong nghiên cứu
của Larsson và cộng sự năm 1999, Nguyễn Quỳnh Hoa năm 2007 cho thấy tỷ
lệ người dân tự điều trị cao tương ứng 78%, 34% và tỷ lệ sử dụng kháng sinh
tương ứng 75%, 62%. Tuy nhiên tỷ lệ kháng kháng sinh năm 2007 cao hơn
hẳn so với 1999, trong số 421 chủng phế cầu năm 2007 và 56 chủng năm
1999 thì tỷ lệ đề kháng tương ứng với co-trimoxazole là 78% và 32%, với
erythromycin là 78% và 23%, với ciprofloxacin là 28% và 0%, kháng nhiều
hơn 3 loại kháng sinh là 60% và 31% [46], [51]. Để đánh giá các chiến lược
can thiệp cải thiện việc sử dụng kháng sinh tại huyện Ba Vì – Hà Nội nhằm
bảo vệ hiệu lực của các kháng sinh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong
điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại huyện Ba
Vì - Hà Nội năm 2013” với những mục tiêu sau:
1. Mô tả tình hình sức khoẻ và sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ em dưới 5
tuổi tại huyện Ba Vì năm 2013.
2. Phân tích thực trạng kháng kháng sinh của các chủng phế cầu khuẩn
phân lập được từ mũi họng của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì năm
2013.
Từ đó có thể đưa ra một số đề xuất giúp cho việc sử dụng kháng sinh tại
huyện Ba Vì đạt hiệu quả, an toàn, hợp lý.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1.


Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

1.1.1. Khái niệm
Theo chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI) ở
trẻ em, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trong
thời gian dưới 30 ngày thể hiện qua các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, thở
nhanh, khó thở. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là virus [15].
1.1.2. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là nguyên nhân hàng đầu gây
bệnh và tử vong ở trẻ em [30]. Trong năm 2000-2003, một phần năm trong số
10,6 triệu cái chết của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu là do nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính hoặc liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính [30]. Ba nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là viêm phổi,
viêm tiểu phế quản và viêm hầu họng co thắt. Bốn nguyên nhân chính gây nên
cái chết của hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới đó là: viêm phổi
(19%), tiêu chảy (18%), sốt rét (8%), nhiễm trùng huyết hoặc viêm phổi sơ
sinh (10%) [30].
Hàng năm, có 152 triệu ca mắc viêm phổi mới ở trẻ em dưới 5 tuổi ở
các nước có thu nhập thấp và trung bình và có 4 triệu ca ở các nước có thu
nhập cao. Theo ước tính, tỷ lệ mắc mới viêm phổi cao nhất ở Đông Nam Á
(0,36 đợt/trẻ-năm), tiếp ngay là đến châu Phi (0,33 đợt/trẻ-năm) và thấp nhất
là châu Âu (0,06 đợt/trẻ-năm). Hơn một nửa số ca mới mắc viêm phổi hàng
năm trên thế giới xảy ra ở 5 nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh
và Nigeria. Việt Nam nằm trong số 15 nước có số ca mới mắc viêm phổi cao
nhất (0,35 đợt/trẻ-năm) [55].

3



Thống kê của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
năm 1999 cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em nước ta
là 65,8% chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh tại cộng đồng [8]. Theo nghiên
cứu của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính quốc gia, tỷ
lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là 0,7%, trong đó nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tử
vong 0,27%. Trung bình một trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 4-6 lần
trong một năm [19].
Nhiều loài vi sinh vật có khả năng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
như virus sởi, cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), các vi khuẩn Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphycoccus aureus… Trong đó, chủ
yếu vẫn là 2 loài Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.
1.1.3. Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp thường do vi khuẩn, cũng có thể do virus gây ra.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên (ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm VA, amidal…)
rất phổ biến thường nhẹ và do virus gây ra. Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính nhẹ thường là Rhinovirus,Coronavirus và virus hợp bào hô
hấp (RSV) [31]. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm thanh, khí quản, viêm tiểu
phế quản, viêm phổi…) thường nghiêm trọng hơn và gây nên bởi cả virus và
vi khuẩn, gọi là đồng nhiễm [55]. Ở trẻ em tuổi có liên quan đến tác nhân gây
bệnh, với trẻ em dưới 2 tháng tuổi, tác nhân chính gây bệnh viêm phổi là các
vi khuẩn gram âm, tụ cầu vàng nhóm B, Staphylococcus aureus và các virus
hợp bào đường hô hấp [56]. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gặp nhiều ở trẻ
trên 6 tháng tuổi. Streptococcus pneumoniae, còn được gọi là phế cầu, là một
tác nhân chính gây bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em, được xác
định trong 30-50% số ca mắc [56].

4


Phế cầu thường cư trú ở vùng tỵ hầu của người lành với tỷ lệ khá cao

(khoảng 40-70%). Phế cầu có thể gây nên bệnh viêm đường hô hấp, điển hình
là viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản phổi. Viêm phổi do phế cầu
thường xảy ra sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cúm hoặc
do hoá chất. Các tuýp gây bệnh thường là tuýp 1, 2, 3 đối với người lớn và 1,
3, 6, 7, 14, 18, 19 đối với trẻ em.
Ngoài ra, phế cầu còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm màng não…Phế
cầu là một trong những vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất. Bệnh viêm phổi
do phế cầu thường nặng hơn so với các vi khuẩn khác và rải rác quanh năm
nhưng có thể thành dịch vào mùa đông.
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị
Do có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nên
việc tìm được căn nguyên gây bệnh sẽ là cơ sở để cho các nhà điều trị đưa ra
các phác đồ hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do vi khuẩn
và virus đều có biểu hiện trên lâm sàng giống nhau nên rất khó để phân biệt
được. Nguyên nhân do vi khuẩn chỉ có thể được phát hiện qua bệnh phẩm mũi
họng hay bệnh phẩm phổi. Điều này rất khó thực hiện ở tuyến cơ sở bởi sự
thiếu thốn về trang thiết bị, thời gian và con người. Nhằm giúp các cán bộ y tế
tuyến cơ sở trong việc đưa ra các quyết định điều trị, Tổ chức y tế thế giới
(WHO) đã phát triển các phác đồ đánh giá và điều trị, dựa trên các dấu hiệu
lâm sàng phân biệt viêm phổi với các loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính khác
(bảng 1.1) [5].
Tại Việt Nam, các bệnh viện Nhi tuyến trung ương với nhiệm vụ chỉ đạo
tuyến đã biên soạn tài liệu hướng dẫn phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hô hấp ở
trẻ em (bảng 1.2) [1].

5


Bảng 1.1: Phác đồ xử trí các bệnh ARI thường gặp trẻ em từ 2 tháng- 5
tuổi.

Xếp loại

Dấu hiệu

Xử lý

Viêm

phổi - Có bất cứ một dấu hiệu

- Cho liều kháng sinh đầu

nặng

hoặc nguy hiểm chung hoặc

tiên.

bệnh rất nặng

Viêm phổi

- Rút lõm lồng ngực

- Chuyển gấp đến bệnh

- Thở rít khi nằm yên

viện.


- Thở nhanh

- Cho một liều kháng sinh
uống: co-trimoxazol,
amoxicilin, hoặc
erythromycin
- Cho salbutamol nếu trẻ
khò khè.
- Giảm ho bằng thuốc giảm
ho an toàn.
- Theo dõi trẻ trong 2 ngày.

Không viêm

Không có dấu hiệu của

- Nếu có ho > 30 ngày, cần

phổi: ho hoặc

viêm phổi hoặc bệnh rất

chuyển viện để kiểm tra

cảm lạnh

nặng

- Không cần dùng kháng
sinh

- Làm dịu họng hoặc giảm
ho
- Theo dõi trong 5 ngày

6


Bảng 1.2: Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em
Loại
nhiễm

Viêm phế quản phổi do vi khuẩn

khuẩn
Gặp ở các lứa tuổi

Viêm tiểu phế

Viêm thanh

quản cấp tính

quản cấp

Hay gặp ở trẻ nhỏ, Hay gặp ở trẻ

Tuổi

dưới 1 tuổi


trẻ em

từ 6 tháng đến
3 tuổi vào mùa
đông

Nguyên Ban đầu do virus, sau đó bội nhiễm Virus hợp bào hô Virus
nhân

do vi khuẩn hoặc cả hai

hấp (RSV)

-Bệnh nhi chưa dùng kháng sinh ở Betalactam

Para

influenza
phối Không

dùng

tuyến trước: sử dụng ampicilin tiêm hợp với amikacin kháng sinh nếu
tĩnh mạch chậm liều dùng 50-100 liều 15 mg/kg/24 bệnh nhân có
mg/kg/24 giờ, chai 2 lần trong ngày. giờ

triệu

Có thể phối hợp với amikacin với liều


nhiễm khuẩn,

15mg/kg/24 giờ, chia 2 lần tiêm bắp.

cho kháng sinh

- Bệnh nhi đã dùng kháng sinh ở

đường

tĩnh

tuyến trước: dùng Augmentin hoặc

mạch

theo

Điều trị Tarcefoksym tiêm tĩnh mạch chậm
liều 100 mg/kg/24giờ, có thể phối
hợp với amikacin liều 15 mg/kg/24
giờ tiêm bắp 2 lần. Trường hợp nghi
do tụ cầu dùng cloxacilin hoặc
Bristopen hoặc vancomycin hoặc
Cefobis. Trường hợp viêm phế quản
phổi do Haemophilus influenzae thì
dùng cloramphenicol tiêm tĩnh mạch
chậm.

7


chứng

kháng sinh đồ.


1.2.

Vài nét về kháng sinh

1.2.1. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong nhi khoa
Trẻ em là một cơ thể đang phát triển và hoàn thiện. Vì vậy khi dùng
thuốc cho trẻ em phải thận trọng ngoài việc chữa khỏi bệnh cho trẻ còn phải
đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các kháng sinh chống chỉ
định với trẻ không nhiều nhưng hầu hết phải hiệu chỉnh lại liều theo lứa tuổi.
Nhóm kháng sinh cần lưu ý nhất khi sử dụng cho trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh là
aminosid (gentamicin và amikacin…), glycopeptid (vancomycin), polypeptide
(colistin) vì đây là những kháng sinh có khả năng phân bố nhiều trong pha
nước nên khuếch tán rất rộng ở các lứa tuổi này (bảng 1.3) [6].
Bảng 1.3: Hướng dẫn về các loại kháng sinh được sử dụng cho trẻ em ở
các lứa tuổi khi có nhiễm khuẩn
1 tháng – 3
Trẻ đẻ non

Sơ sinh

Aminosid

+


+

+

+

Beta-lactamin

+

+

+

+

Oxacilin và dẫn chất

0

0

+

+

Colistin

+


+

+

+

Tetracyclin

0

0

0

Cho > 8 tuổi

Lincosamid

0

0

+

+

Macrolid

+


+

+

+

Phenicol

0

Rifampicin

+

+

+

+

Vancomycin

+

+

+

+


Kháng sinh

tuổi

Trên 3 tuổi

+

Ghi chú: + được dùng

0 không được dùng

8


1.2.2. Một số kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở trẻ em
Đứng trước tình hình mắc viêm phổi cao ở trẻ em, Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đã đưa ra các hướng dẫn điều trị nhằm hướng dẫn các nước trong
điều trị viêm phổi cho trẻ em. Việc điều trị viêm phổi trẻ em tuỳ thuộc vào lứa
tuổi của trẻ và tác nhân gây bệnh chủ yếu (bảng 1.4).
Bảng 1.4: Hướng dẫn điều trị viêm phổi trẻ em của WHO năm 2005
Tuổi

Điều trị

Nguyên nhân gây
bệnh chủ yếu

Benzylpenicilin 30mg/kg tĩnh mạch mỗi 12

Mới sinh tới

Tác nhân nhiễm

1 tuần tuổi

khuẩn sơ sinh

giờ, trong 7 ngày.
Kết hợp với gentamicin 2,5 đến 3 mg/kg tĩnh
mạch chậm trong 7 ngày.
Erythromycin 10mg/kg uống, hoặc tiêm tĩnh

Từ 1 tuần

Chlamydia

mạch, mỗi 6 giờ, dùng từ 7 – 14 ngày. Đối với

tuổi tới dưới

trachomatis và

bệnh nhân nặng sử dụng cefotaxim 25 mg/kg

4 tháng tuổi

Bordetella

tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ, trong 7 ngày.


pertussis
-Viêm phổi: amoxicilin 25mg/kg, uống mỗi 8
Từ 4 tháng
tuổi tới dưới
5 tuổi

Virus, Vi khuẩn giờ trong 7 ngày.
(nghi ngờ trên cơ -Viêm phổi vừa: benzylpenicilin 30mg/kg tiêm
sở khảo sát)

tĩnh mạch mỗi 6 giờ, trong 7 ngày.
- Viêm phổi nặng: cefotaxim 25mg/kg tiêm
tĩnh mạch

mỗi 8 giờ trong 7 ngày hoặc

ceftriaxon 25mg/kg tiêm tĩnh mạch 1 lần/ ngày,
trong 7 ngày.

9


Cùng với sự gia tăng của viêm phổi trẻ em và vấn đề nhạy cảm của vi
khuẩn với kháng sinh, năm 2006 WHO có đưa thêm macrolid uống vào phác
đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi có 3 thuốc nhóm
macrolid được sử dụng đó là erythromycin, azithromycin và clarithromycin.
Liều dùng cho từng kháng sinh có khác nhau (bảng 1.4) [53].
Bảng 1.5: Liều dùng một số kháng sinh nhóm macrolid cho trẻ em viêm
phổi

Tuổi

Azithromycin

Clarithromycin

Erythromycin

Ngày 1: 10mg/kg, Liều trẻ em như liều 30-50

mg/kg/ngày

>6 tháng uống 1 lần duy nhất. người lớn: 250-500 (uống) chia cách 6 tuổi

Ngày 2-5: 5mg/kg, mg/lần, uông cách 12 8 giờ, liều gấp đôi
uống 1 lần duy nhất. giờ trong 7 -14 ngày.

khi nhiễm khuẩn
nặng.

Theo khuyến cáo của WHO, co-trimoxazole được sử dụng đầu tay
trong điều trị bệnh viêm phổi không nghiêm trọng ở các nước có tỷ lệ tử vong
trẻ em cao hơn 40 trên 1000 trẻ sinh ra. Amoxicilin được coi là kháng sinh
đường uống đầu tay bởi có hiệu quả tốt đối với phần lớn các tác nhân gây
viêm phổi, khả năng dung nạp tốt và giá rẻ. Nguyên tắc chung, WHO khuyến
cáo điều trị viêm phổi không nghiêm trọng ở trẻ với amoxicilin liều 25mg/kg
hai lần mỗi ngày. Kháng sinh uống cephalosporin (như cefixim, cefpodoxime)
không nên được sử dụng là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm phổi mắc phải
tại cộng đồng nhằm ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh. Thêm vào đó, do
độc tính trên gan, các fluoroquinolon (như ciprofloxacin, levofloxacin,

norfloxacin) cũng không được khuyến cáo sử dụng trên trẻ em trừ khi có các
lý do đặc biệt khác [40].

10


1.3.

Tình hình sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh

1.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn
thì kháng sinh là một thuốc không thể thiếu trong phác đồ điều trị. Nhưng trên
thực tế việc lạm dụng kháng sinh và kê đơn bất hợp lý đang diễn ra rất phổ
biến. Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ của cha mẹ tự điều trị cho
con em mình là 59,4%. Nó tăng theo tuổi của trẻ em, khoảng 51% trẻ em
được cha mẹ tự điều trị trên 6 lần trong thời gian một năm và 32,8% trên 4-5
lần, có mối liên hệ giữa cha mẹ tự kê đơn, nơi mua thuốc và mức độ nghiêm
trọng của bệnh. Tỷ lệ lạm dụng kháng sinh là 35,7% [29]. Ở Mông Cổ thuốc
kháng sinh được dùng cho 71% (356/503) trẻ em. Khoảng một phần năm
(21%) của 503 trẻ em đã dùng thuốc kháng sinh mà không cần đơn bác sĩ và
42,3% trẻ em được cho thuốc kháng sinh không theo quy định. Thuốc kháng
sinh được dùng cho trẻ em mà không cần đơn bác sĩ cho các triệu chứng của
nhiễm trùng đường hô hấp trên như ho (84%), sốt (66%) hoặc mũi (65%) và
các triệu chứng họng (60%). Amoxicilin là kháng sinh thường được sử dụng
không theo đơn (58%), ampicilin (25%), erythromycin (6%), chloramphenicol
(5%) và trimethoprim-sulfamethoxazol (5%). Hầu hết trẻ em uống kháng sinh
không theo đơn trong thời gian 3-5 ngày (76%). Ngoài ra, 8% trẻ em được
điều trị bằng hai thuốc kháng sinh không theo đơn cùng một lúc và 5% được
dùng kháng sinh tiêm nếu họ đã có một đau họng với sốt và ho hoặc khó thở.

Việc dùng kháng sinh không theo đơn 31% đã được đưa ra theo lời khuyên
của dược sĩ, 35% theo lời khuyên của các thành viên gia đình và 8% theo lời
khuyên của bạn bè [41].
Người ta ước tính rằng hơn 50% thuốc kháng sinh trên toàn thế giới
được mua tự do mà không cần toa bác sĩ, từ các hiệu thuốc [33]. Tình hình ở

11


các nước đang phát triển là những quan tâm đặc biệt bởi vì việc sử dụng các
thuốc kháng sinh mà không có hướng dẫn của nhân viên y tế chủ yếu được
tạo điều kiện thuận lợi bởi các quy định không đầy đủ về phân phối và bán
thuốc theo toa [32]. Tự điều trị cũng đã được ghi nhận tại Hoa Kỳ và châu
Âu, đặc biệt đối với bệnh cảm lạnh và các triệu chứng đường hô hấp trên mà
chủ yếu là do virus [44].
Nghiên cứu từ các nước Mỹ, châu Á và châu Âu chỉ ra rằng khoảng 22%
và 70% các bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm về việc sử dụng kháng sinh hợp
lý và hiệu quả [28] và thường sử dụng chúng mà không cần toa bác sĩ [29].
Yếu tố quyết định khác của tự điều trị bằng thuốc kháng sinh trong nước có
thu nhập thấp bao gồm bán thuốc kháng sinh không cần đơn, chi phí cao của
tư vấn y tế và không hài lòng với các nhân viên y tế.
Ở Việt Nam, một thực trạng phổ biến trong cộng đồng là việc mua
kháng sinh không cần đơn và tự chẩn đoán bệnh của người bệnh. Mặc dù đã
có những quy định về kê đơn và bán thuốc theo đơn, người bệnh vẫn có thể
mua các kháng sinh từ các nhà thuốc mà không cần kê đơn của bác sỹ. Theo
kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông
thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và
kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng
nông thôn. Trong tổng số 2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu
thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn

(chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh chiếm
13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu
thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và
91% (nông thôn). Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt
21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là
ampicilin/amoxicilin (29,1%), cephalexin (12,2%) và azithromycin (7,3%).

12


Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn 49,7%
(thành thị) và 28,2% (nông thôn) [16].
Một nghiên cứu cắt ngang khác của Đặng Thị Minh Hằng (2002) về
kiến thức và thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi
tại một xã nông thôn, huyện Gia Lâm – Hà Nội cho thấy: ampicilin là kháng
sinh sử dụng không đơn nhiều nhất (47%), sau đó đến kháng sinh amoxicilin
(25,3%). Nghiên cứu chỉ ra trình độ học vấn, nghề nghiệp và điều kiện kinh tế
là yếu tố ảnh hưởng tới thực hành sử dụng thuốc kháng sinh [9].
Kiến thức về sử dụng kháng sinh trong cộng đồng cũng rất hạn chế. Một
nghiên cứu năm 2007 nhằm đánh giá kiến thức sử dụng kháng sinh ở nông
thôn Việt Nam cho thấy mặc dù đã có tài liệu hướng dẫn về sử dụng kháng
sinh nhưng kiến thức về sử dụng kháng sinh vẫn rất hạn chế. Các cán bộ làm
công tác y tế vẫn cung cấp thuốc kháng sinh cho các trường hợp cảm cúm
thông thường và khi sử dụng thường không tuân thủ theo liều, thời gian điều
trị cũng như loại kháng sinh khuyến cáo [48]. Lạm dụng thuốc và kháng sinh
đã được báo cáo trước đó từ Việt Nam [47], [51].
1.3.2. Tình hình kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae
Kháng kháng sinh đã và đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh bất hợp lý là một
trong những nguyên nhân khiến cho kháng kháng sinh ngày càng gia tăng.

Trên thực tế hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng về các chủng
vi khuẩn kháng kháng sinh. Theo nghiên cứu giám sát ANSORP từ tháng
1/2000 đến tháng 6/2001 của 14 trung tâm từ 11 nước Đông Nam Á cho thấy
tỷ lệ kháng cao của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Trong số 685 chủng
vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phân lập được từ người bệnh, có 483
(52,4%) chủng không còn nhạy cảm với penicilin, 23% ở mức trung gian và

13


29,4% đã kháng với penicilin (MIC ≥ 2mg/l). Kết quả phân lập vi khuẩn cho
thấy tỷ lệ kháng penicilin ở Việt Nam cao nhất (71,4%) tiếp theo là Hàn Quốc
(54,8%), Hồng Kông (43,2%) và Đài Loan (38,6%). Tỷ lệ kháng
erythromycin cũng rất cao, ở Việt Nam là 92,1%, Đài Loan là 86%, Hàn
Quốc là 80,6%, Hồng Kông là 76,8% và Trung Quốc là 73,9%. Số liệu từ
nghiên cứu giám sát đa trung tâm đã chứng minh rõ ràng về tốc độ và tỷ lệ
kháng của Streptococcus pneumoniae tại nhiều nước châu Á, những nơi có tỷ
lệ mắc bệnh nhiều nhất thế giới [58]. Dữ liệu từ nghiên cứu này cũng cho thấy
tình hình kháng fluoroquinolon của phế cầu khuẩn được phân lập ở châu Á.
Gần đây, các nhà điều tra Hồng Kông đã chứng minh sức đề kháng của
Streptococcus pneumoniae với các fluoroquinolon khác nhau.
Theo một nghiên cứu ở Guatemala, tỷ lệ Streptococcus pneumoniae cư
trú trong mũi họng trẻ em là 59,1%. Từ tháng 2 năm 2001 đến tháng 6 năm
2005 không nhạy cảm với trimethoprim-sulfamethoxazol tăng từ 42,4% đến
60,8% (p <0,05) trong y tế công và từ 51,4% đến 84% (p = 0,009) tại các
phòng khám tư nhân và không nhạy cảm với penicilin tăng từ 1,5% đến
33,3% tại các phòng khám công cộng (p<0,001). Đề kháng với ba hoặc bốn
loại thuốc kháng sinh tăng tại các phòng khám công cộng từ tháng 2/2001
(0%) đến tháng 6/2005 (10,7%, p<0,001) [38].
Tại Pháp và Đức các bác sĩ đã phải đối mặt với vấn đề chính là vi

khuẩn kháng kháng sinh như Streptococcus pneumoniae kháng penicilin và
erythromycin [59]. Một nghiên cứu cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm macrolid với Streptococcus pneumoniae
và sự tiêu dùng kháng sinh tại Mỹ và trên thế giới [49].
Như ở nhiều nước khác, một tỷ lệ cao của Streptococcus pneumoniae
kháng với thuốc kháng sinh thông thường đã được nhìn thấy trong các nghiên
cứu ở Việt Nam. Một nghiên cứu tiến hành trên địa bàn huyện Ba Vì vào năm

14


1999 cho thấy 90% trong tổng số 106 Streptococcus pneumoniae phân lập ở
200 trẻ em kháng với ít nhất một kháng sinh, 88% với tetracycline, 32%
trimethoprim-sulfamethoxazol và 25% đối với chloramphenicol [51].
Theo nghiên cứu năm 2001 của chương trình giám sát quốc gia về tính
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp cho thấy: Các chủng
Streptococcus pneumoniae gây bệnh phân lập được ở các bệnh viện đã giảm
nhạy cảm với kháng sinh rất cao. Tỷ lệ các chủng phế cầu kháng penicilin là
8,7%. Các kháng sinh bị kháng từ cao xuống thấp là: clindamycin (50%),
erythromycin (48,8%), tetracyclin (45,9%), co-trimoxazol (45%), norfloxacin
(20,9%), cloramphenicol (18%), cephalothin (11%) [3].
Theo một nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 về tần suất
xuất độ viêm tai giữa và sự đề kháng kháng sinh ở trẻ em cho thấy tỷ lệ trẻ em
bị viêm tai giữa cấp có sự hiện diện của Streptococcus pneumoniae chiếm
12,9%. Sự đề kháng với kháng sinh của Streptococcus pneumoniae với kháng
sinh điều trị viêm tai giữa cấp là ampicillin (38%), bactrim (80%), cefotaxim
(22%) [20].
Theo một nghiên cứu năm 2007 ở huyện Ba Vì 818 trẻ em tham gia, 258
trẻ (32%) có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp liên tục, 421 trẻ (52%) chứa
Streptococcus pneumoniae và 477 trẻ (58%) đã sử dụng kháng sinh trong

vòng ba tuần trước đó. Trong 421 chủng Streptococcus pneumoniae phân lập
được có 95% kháng với ít nhất một kháng sinh (401/421). Kháng với cotrimoxazol,

tetracyclin,

phenoxymethylpenicilin,

erythromycin



ciprofloxacin tương ứng là 78%, 75%, 75%, 70% và 28%. Tỷ lệ đề kháng
thấp đã được ghi nhận cho amoxicilin (4%), benzylpenicilin (4%) và
cefotaxime (2%). Kháng trung gian với amoxicilin là 32%. Đa số các chủng

15


kháng đa kháng sinh (60%). Các mô hình phổ biến nhất là đồng kháng cotrimoxazol, tetracyclin và erythromycin [46].
Như vậy, kháng sinh có vai trò rất quan trọng trên thế giới. Từ khi
được phát hiện, kháng sinh tạo ra cuộc cách mạng trong điều trị nhiễm khuẩn
và góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong. Nhưng hiện tượng vi khuẩn
kháng kháng sinh hiện nay đang đe dọa đưa chúng ta về thời kỳ tiền kháng
sinh. Sự phát triển của hiện tượng này được biết đến là hậu quả của việc sử
dụng và lạm dụng kháng sinh. Một số nghiên cứu ở Việt Nam đã chỉ ra rằng
Streptococcus pneumoniae đã có sự đề kháng kháng sinh cao. Do đó, chúng
tôi đã tiến hành một nghiên cứu trong cộng đồng để kiểm tra tính kháng thuốc
của vi khuẩn trong cùng thời điểm lấy thông tin sử dụng kháng sinh và các
triệu chứng lâm sàng ở trẻ em. Chúng tôi đánh giá các yếu tố liên quan tới sự
gia tăng kháng kháng sinh, bao gồm tình hình sử dụng kháng sinh tại thời

điểm khám lâm sàng cho trẻ, thử tính nhạy cảm kháng sinh cho các mẫu bệnh
phẩm phân lập từ dịch hầu họng, góp phần vào việc sử dụng kháng sinh hợp
lý và hạn chế tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
1.4.

Phƣơng pháp xác định độ nhạy cảm kháng sinh

1.4.1. Phương pháp khoanh giấy khuếch tán của Kirby- Bauter


Nguyên lý: Kháng sinh ở trong khoanh giấy sẽ khuếch tán vào thạch
Meuler-hinton có chứa các chủng vi khuẩn thử nghiệm và mức độ nhạy
cảm của vi khuẩn với kháng sinh được biểu hiện bằng đường kính các
vòng vô khuẩn xung quanh khoanh giấy kháng sinh. Vùng ức chế càng
rộng, nồng độ kháng sinh tối thiểu cần thiết ức chế vi khuẩn càng thấp.

 Ƣu điểm: Chi phí thấp, khá đơn giản và có thể sử dụng như một
phương pháp sàng lọc đối với số lượng lớn các chủng phân lập [27].

16


×