Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây đạm trúc diệp lophatherum gracile brongn , poaceae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHÙNG THANH LONG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA
IN VITRO CỦA CÂY ĐẠM TRÚC DIỆP
Lophatherum gracile Brongn., Poaceae

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHÙNG THANH LONG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA
IN VITRO CỦA CÂY ĐẠM TRÚC DIỆP
Lophatherum gracile Brongn., Poaceae
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60 72 04 06
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hà Vân Oanh
TS. Đỗ Thị Hà

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các Thầy Cô giáo, các nhà khoa
học của Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Dược liệu, cùng đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Hà Vân Oanh và TS. Đỗ Thị Hà, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, hết
lòng chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Dược liệu,
Thực vật, Dược học cổ truyền – Trường Đại học Dược Hà Nội và các cán
bộ khoa Hóa Thực vật – Viện Dược liệu đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho
tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Sau đại học, thư viện Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình
và bạn bè đã khích lệ, động viên và chia sẻ giúp tôi đạt được những kết quả
ngày hôm nay.

Hà Nội, tháng 8 năm 2015
Phùng Thanh Long

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ. ..................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Vị trí phân loại của đạm trúc diệp Lophatherum gracile Brongn. .......... 3
1.2. Đặc điểm họ Lúa (Poaceae) ......................................................................... 3
1.3. Tổng quan loài Lophatherum gracile Brongn. ........................................... 4
1.3.1. Đặc điểm thực vật ..................................................................................... 4
1.3.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 6
1.3.3. Tác dụng sinh học ................................................................................... 16
1.3.4. Công dụng............................................................................................... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 20
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 20
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu .......................................................................... 20
2.1.2. Hóa chất .................................................................................................. 20
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị ................................................................................. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ................................................................ 21
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ............................................................. 22
2.2.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro.............................................. 28

2.2.4. Xử lý số liệu ........................................................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 31
3.1. Thực vật....................................................................................................... 31

ii


3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật và giám định tên khoa học loài đạm
trúc diệp ........................................................................................................... 31
3.1.2. Đặc điểm vi học của cây đạm trúc diệp.................................................. 32
3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu........................................................................... 34
3.2. Hóa học ........................................................................................................ 36
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong phần dưới mặt đất đạm trúc diệp
......................................................................................................................... 36
3.2.2. Chiết xuất phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất từ phần dưới
mặt đất đạm trúc diệp ...................................................................................... 37
3.2.3. Định lượng polyphenol toàn phần trong phần dưới mặt đất đạm trúc diệp
......................................................................................................................... 46
3.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro ................................................ 48
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 50
4.1. Về thực vật .................................................................................................. 50
4.2. Về thành phần hóa học .............................................................................. 51
4.2.1. Định tính ................................................................................................. 51
4.2.2. Phân lập các hợp chất ............................................................................. 52
4.2.3. Về kết quả định lượng hàm lượng polyphenol tổng số .......................... 53
4.3. Về tác dụng chống oxy hóa in vitro ........................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1

H-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton nuclear magnetic
resonance)

13

C-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

13

C

(Carbon (13) nuclear

magnetic resonance)
Ac

Aceton

Abs


Độ hấp thụ (Absorbance)

ABTS

2,2′-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid)

C

Nồng độ dung dịch

CC50

Nồng độ gây độc 50% (Half maximal cytotoxicity
concentration)

CTHH

Công thức hóa học

CTPT

Công thức phân tử

DCM

Dichloromethan

DĐVN


Dược điển Việt Nam

DEPT

Detortionless Enhancement by Polarization Transfer

DMSO

Dimethyl sulfosid

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

FRAP

Lực chống oxi hóa bằng phương pháp khử sắt(Ferric-reducing
antioxidant power)

GAE

Đương lượng acid gallic


Hx

n-hexan

IC50

Nồng độ ức chế 50% (Half maximal inhibitory concentration)

IR

Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy)

MeOH

Methanol
iv


MS

Phổ khối (Mass spectrometry)

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resource)

SI

Hệ số chọn lọc (Selective index)


SKC

Sắc ký cột

SKC – RP

Sắc ký cột pha đảo

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

TEAC

Khả năng chống oxy hóa tương đương trolox (Trolox
equivalent antioxidant capacity)

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thuốc thử


UV

Ánh sáng tử ngoại (Ultra violet)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các flavonoid trong cây đạm trúc diệp.......................................... 7
Bảng 1.2. Một số hợp chất khác trong cây đạm trúc diệp ........................... 13
Bảng 1.3. Tác dụng chống RSV của một số flavonoid trong cây
đạm trúc diệp ................................................................................................ 17
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong phần dưới mặt đất
đạm trúc diệp bằng phản ứng hóa học ......................................................... 36
Bảng 3.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn theo chất đối chiếu acid gallic .. 46
Bảng 3.3. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong đạm trúc diệp ............... 47
Bảng 3.4. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH ................................................... 48
Bảng 3.5. Hoạt tính quét gốc tự do ABTS ................................................... 49

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Một số đặc điểm hình thái cây đạm trúc diệp .............................. 31
Hình 3.2. Cấu tạo giải phẫu rễ cây đạm trúc diệp ........................................ 32
Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu thân cây đạm trúc diệp .................................... 33
Hình 3.4. Cấu tạo giải phẫu lá cây đạm trúc diệp ........................................ 34
Hình 3.5. Đặc điểm bột dược liệu rễ cây đạm trúc diệp .............................. 34

Hình 3.6. Đặc điểm bột dược liệu thân cây đạm trúc diệp .......................... 35
Hình 3.7. Đặc điểm bột dược liệu lá cây đạm trúc diệp .............................. 36
Hình 3.8. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây đạm trúc diệp ...................... 39
Hình 3.9. Sắc ký đồ của hợp chất 1 và daucosterol ..................................... 41
Hình 3.10. Sắc ký đồ của hợp chất 2 và β-sitosterol .................................... 42
Hình 3.11. Công thức hóa học của các hợp chất từ đạm trúc diệp .............. 46
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn đường chuẩn xác định nồng độ acid gallic ..... 47

vii


viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brongn.), còn gọi là trúc
diệp, cỏ lá tre hay cỏ củ; rễ gọi là toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân
thảo hoặc sơn kê mễ là cây mọc hoang ở ven đường, rừng thưa, sườn núi,
dọc các lối đi trong rừng. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn,
Phú Thọ, Thái Nguyên, Ninh Bình và các tỉnh Nam Bộ. Ngoài ra cây còn
phân bố ở Trung Quốc, Campuchia, Malaysia… Theo y học cổ truyền, đạm
trúc diệp được dùng toàn cây hoặc phần rễ để chữa các bệnh do tâm nhiệt
gây ra như sốt kèm khát nước, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn [9].
Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về thành
phần hóa học và tác dụng sinh học của cây đạm trúc diệp. Việc tiến hành
nghiên cứu toàn diện loài này sẽ đóng góp những dữ liệu khoa học nhằm
sáng tỏ việc sử dụng cây thuốc này theo tri thức dân gian dưới góc nhìn
khoa học hiện đại. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thành
phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây đạm
trúc diệp Lophatherum gracile Brongn., Poaceae”, với các mục tiêu:

- Nghiên cứu thành phần hóa học của cây đạm trúc diệp.
- Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây đạm trúc diệp.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn được tiến hành với các nội
dung sau:
 Về thực vật:
- Mô tả đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học của mẫu nghiên
cứu thu hái tại Bắc Giang.
- Tiến hành giải phẫu, mô tả đặc điểm cấu tạo của rễ, thân, lá và đặc
điểm vi học của bột rễ, thân, lá của mẫu nghiên cứu.
 Về nghiên cứu thành phần hóa học:
- Định tính sự có mặt của các hợp chất thường gặp trong dược liệu ở
phần dưới mặt đất của mẫu nghiên cứu.
1


- Định lượng polyphenol toàn phần trong cao ehanol 70% và các phân
đoạn chiết từ cây đạm trúc diệp
- Chiết xuất, phân lập và nhận dạng 2 - 4 hợp chất tinh khiết từ phần
dưới mặt đất của mẫu nghiên cứu.
 Về đánh giá tác dụng chống oxy hóa:
- Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol 70% và
các phân đoạn bằng phương pháp đánh giá khả năng quét gốc tự do
DPPH và phương pháp đánh giá khả năng quét gốc tự do ABTS.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại của đạm trúc diệp Lophatherum gracile Brongn.
Theo “Hệ thống phân loại về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)” của

tác giả A. Takhtajan năm 1997, họ lúa Poaceae có vị trí phân loại như
sau:
Giới Thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Hành Liliopsida
Phân lớp hành Liliidae
Liên bộ Hydatellanae
Bộ Lúa Poales
Họ Lúa Poaceae [46].
Cây đạm trúc diệp thuộc chi Lophatherum, họ lúa Poaceae, có tên
khoa học là Lophatherum gracile Brongn. [1], [4], [9], [13], [28].
1.2. Đặc điểm họ Lúa (Poaceae)
Cây cỏ hay cỏ hóa gỗ, sống hàng năm hay nhiều năm, thường mọc
thành cụm. Thân rạ, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu, trừ một số loài thân đặc
(Mía, Ngô) hoặc có thân rễ. Lá mọc so le, xếp thành 2 dãy, phiến lá dài,
gân lá song song, có bẹ lá và lưỡi nhỏ, không có cuống lá (trừ tre). Cụm
hoa là bông, chùm hay cờ, gồm nhiều bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có 1-10 hoa.
Ở gốc mỗi bông nhỏ thường có 2 mày xếp đối diện với nhau (tương ứng
với 2 lá bắc chung cho 1 bông nhỏ). Ở mỗi gốc hoa có 2 mày nhỏ xếp đối
diện nhau: mày nhỏ trong có 2 gân (mày nhỏ gân chẵn), tương ứng với đài
hoa. Phía trong 2 mày nhỏ này còn có phiến rất nhỏ màu trắng là mày cực
nhỏ (tương ứng với cánh hoa). Hoa thường lưỡng tính. Bộ nhị thường 3-6
nhị, chỉ nhị dài, mảnh, dính vào giữa trung đới và cong xuống nên dễ bị gió
lay động làm rơi hạt phấn ra ngoài, một đặc điểm thích nghi với lối thụ
phấn nhờ gió, thường là giao phấn (nhị chín trước nhụy). Bộ nhụy gồm 2 lá
3


noãn, có 2 vòi nhụy, núm nhụy nhiều lông. Quả thóc (loại quả đóng, có vỏ
quả dính với hạt). Hạt có nội nhũ bột. Phôi nằm một bên của nội nhũ [2],

[53].
Họ lúa (Poaceae) là một trong những họ lớn, phân bố toàn cầu. Họ
có tầm quan trọng bậc nhất trong số các thực vật có hoa, vì nó cung cấp
lương thực cho con người (Lúa, Lúa mì, Kê...) , thức ăn cho động vật nói
chung và gia súc nói riêng (nhiều loại cỏ thuộc họ lúa), nguyên liệu cho
xây dựng ( Tre, Nứa, Vầu...), cho sản xuất đường mía và làm thuốc. Việt
Nam có 150 chi với khoảng 500 loài, chủ yếu là cỏ dại. Một số loài được
trồng như Mía, Sả, Ngô, Tre các loại.
Họ lúa có 18 loài thường được dùng làm thuốc, trong đó 8 loài dùng
trong công nghiệp Dược là Cỏ tranh, Cỏ mần trầu, Đại mạch, Lúa, Ngô, Sả,
Tre, Ý dĩ. Các loài khác dùng trong dân gian [2].
1.3. Tổng quan loài Lophatherum gracile Brongn.
1.3.1. Đặc điểm thực vật
1.3.1.1. Mô tả
Cây đạm trúc diệp còn gọi là trúc diệp, cỏ lá tre hay cỏ củ, trúc diệp
mạch đông; rễ gọi là toái cốt tử. Cây có tên khoa học là Lophatherum
gracile Brongn., họ lúa (Poaceae). [4], [9], [13].
Đạm trúc diệp là loại cỏ sống lâu năm, thân dài 0,6-1,5m, thẳng
đứng hay hơi bò. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, xếp cách nhau,
hình bầu dục dài, nhọn đầu, tròn hay hình nêm ở gốc, trông giống như lá
tre, nhẵn ở mặt dưới, có lông trên gân ở mặt trên, mép nhẵn, bẹ lá nhẵn,
dài, mềm nhẵn hay có lông ở mép, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa hình bông
(chùy) thưa dài 15-45cm. Bông chét hình mũi mác, cuống dài mảnh mang
một hoa lưỡng tính và 8-9 mày nhỏ rỗng và cuộn lại. Nhị 2-3, bao phấn
hình dải, bầu hình thoi. Quả thóc hình thoi, tròn, rời trong các mày nhỏ,
phôi dài [1], [4], [9], [13], [28].
4


1.3.1.2. Đặc điểm sinh thái

Cây mọc ở ven đường, rừng thưa, sườn núi, dọc các lối đi trong
rừng, và là cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 [4], [9] ,
[13].
1.3.1.3. Đặc điểm phân bố
Ở Việt Nam, cây đạm trúc diệp phân bố từ Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Ninh Bình vào các tỉnh Nam Bộ. Trên thế giới, cây còn phân bố ở
Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Phillipin [4], [9], [13].
1.3.1.4. Đặc điểm vi phẫu lá
Biểu bì trên và dưới có từng quãng tế bào to chứa nước xen lẫn với
từng quãng tế bào biểu bì nhỏ, có lỗ khí và lông che chở đơn bào ngắn, đầu
nhọn. Mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh có thành mỏng. Nhiều
bó libe-gỗ xếp rời nhau theo hình vòng cung gần biểu bì dưới. Mỗi bó libegỗ gồm có vòng nội bì bao bọc xung quanh, libe ở giữa có vòng mô cứng
bao bọc, gỗ nằm sát libe có 3 mạch gỗ to xếp thành hình chữ V, đặt trong
mô mềm gỗ. Xen kẽ với các bó libe-gỗ này có nhiều bó libe-gỗ nhỏ hơn.
Nhiều đám mô cứng rời nhau, nằm sát biểu bì trên và dưới ở phiến và gân
lá. Ở biểu bì dưới đám mô cứng ứng với bó libe-gỗ nhỏ, có khi nối liền 1 số
bó libe-gỗ ở giữa với biểu bì dưới [3].
1.3.1.5. Đặc điểm bột dược liệu
Bột lá: Màu vàng lục. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì trên và
dưới gồm tế bào hình chữ nhật, hay gần vuông, thành lượn sóng, mang
lông che chở và lỗ khí. Biểu bì dưới có tế bào thành lượn sóng nhiều và
nhiều lỗ khí hơn biểu bì trên. Lỗ khí hình thoi ngắn, khe lỗ khí hai đầu
phình to, giữa thắt lại hình qủa tạ. Lông che chở gồm hai loại: lông đơn bào
dài, đầu thuôn nhọn, gốc hẹp và nhô lên, ít gặp; lông đơn bào ngắn, đầu
thuôn nhỏ, gốc phình to, có nhiều trên các đường gân. Sợi dài đầu thuôn
nhọn, có loại màng hơi dày khoang rộng; có loại thành dày, khoang hẹp.
5


Sợi mô cứng hình thoi, thành dày (ít gặp). Tế bào hình chữ nhật, thành dày.

Mảnh mạch mạng, mạch xoắn [3].
1.3.2. Thành phần hóa học
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công bố về thành phần hóa học của
loài Lophatherum gracile Brongn., Poaceae. Tuy nhiên, trên thế giới đã có
một số nghiên cứu về thành phần hoá học của loài này.
Từ năm 1970 đến nay, người ta đã tìm thấy hơn 20 hợp chất
flavonoid từ cây đạm trúc diệp, gồm có 3′-methoxyl-luteolin 6-C-β-Dgalactopyranosiduronic acid (1 → 2) -α-L-arabinopyranosid, 7-methoxylapigenin-8-glucosid,
afzelin,

7-methoxyl-luteolin-6-C-2″-glucuronylglucosid,

apigeini-6-C-2″-glucuronylglucosid,

apigenin-6-C-2″-

glucuronylxylosid, apigenin 6-C-β-D-galactopyranosiduronic acid (1 → 2)α-L-arabinopyranosid, apigenin-6-C-glucose-8-xylcose, diosmetin-6-C-2″glucuronylxylosid, luteolin, luteolin-6-C-2″-glucuronylglucosid, luteolin6-C-2″-glucuronylxylosid, luteolin-6-C-5″-glucuronylxylosid, luteolin 6C-α-L-arabinopyranosyl-7-O-β-D-glucopyranosid,

luteolin

6-C-β-D-

galactopyranosiduronic acid (1 → 2)-α-L-arabinopyranosid, luteolin 6-C-βD-glucopyranosiduronic acid (1 → 2)-α-L-arabinofuranosid, lutonarin,
orientin, isorientin, swertisin, swertiajaponin, salcolin A, salcolin B, tricin,
tricin

7-O-β-D-glucopyranosid, tricin 7-O-neohesperidosid, vitexin và

isovitexin [24] , [50], [57], [58], [61].
Ngoài ra trong cây đạm trúc diệp còn chứa một số các hợp chất
triterpenoid như arundoin, cyliodrin, friedelin [30], [42]; các hợp chất sterol

như β-sitosterol, stigmasterol, campesterol, taxarerol, taraxasterol và
daucosterol [42], [58], [64]; và một số các hợp chất khác như cis-3-pCoQA, trans-3-p-CoQA, 3-FQA, 5-CQA, cis-4-p-CoQA, trans-4-p-CoQA,
cis-5-p-CoQA, trans-5-p-CoQA, 4-FQA [24], [58].

6


Về hàm lượng polyphenol toàn phần và flavonoid toàn phần trong
đạm trúc diệp, theo tác giả Diaz P. và cộng sự đã công bố năm 2012 cho
thấy hàm lượng polyphenol toàn phần và flavonoid toàn phần trong cao
chiết nước phần lá đạm trúc diệp lần lượt là 68,19 ± 0,52 μg /mg (tính theo
μg acid gallic /mg cao khô) và 170,88 ± 2,83 μg/mg (tính theo μg quercetin
/mg cao khô) [23]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2013 của Li S. và cộng
sự, hàm lượng polyphenol toàn phần trong phần trên mặt đất đạm trúc diệp
là 10.61 ± 0.56 mg GAE/g dược liệu [37].
Bảng 1.1. Các flavonoid trong cây đạm trúc diệp
STT

Tên chất

Công thức cấu tạo

TLTK

3'-methoxyl1

luteolin

6-C-acid


[61]

glc(1→2)-ara

7-methoxyl2

apigenin-8-

[24]

glucosid

7-methoxyl3

luteolin-6-C-2''-

[24]

glucuronylglucosid

7


4

5

6

7


8

Afzelin

[58]

Apigeinin-6-C-2''-

[24]

glucuronylglucosid

Apigenin 6-C-acid

[50]

gal(1→2)-ara

Apigenin-6-C-

[24]

glucose-8-xylose

Diosmetin-6-C-2''-

[24]

glucuronylxylosid


8


9

10

11

12

Luteolin

[58]

Luteolin-6-C-2''-

[24]

glucuronylglucosid

Luteolin-6-C-2''-

[24]

glucuronylxylosid

Luteolin-6-C-5''-


[24]

glucuronylxylosid

9


13

14

15

16

[50]

Luteolin 6-C-ara-7O-glucopyranosid

Luteolin 6-C- acid

[50]

gal(1→2)-ara

Luteolin

6-C-acid

[50]


glc(1→2)-ara

Luteolin 6-C-ara-7-

[50]

O-glu

17

Lutonarin

18

Orientin

[50]

[57],
[50]

10


19

Isorientin

[57]


20

Swertisin

[50]

21

Swertiajaponin

[58]

22

Salcolin

[58]

A: threo
B: erythro

11


23

Tricin

[58]


24

Tricin 7-O-glu

[58]

25

26

Tricin

7-O-

[58]

neohesperidosid

[57],

Vitexin

[58]

12


27


[57],

Isovitexin

[58]

Bảng 1.2. Một số hợp chất khác trong cây đạm trúc diệp
STT

Tên chất

1

Arundoin

Công thức cấu tạo

TLTK

[30],
[42]
[64],
2

Cylindrin

3

Friedelin


4

Taraxerol

[30],
[42]

[42]

13


5

Taraxasterol

6

β-sitosterol

7

Daucosterol

8

Stigmasterol

[64]


[58],
[64]

[58]

[64]

9

Campesterol

[24]
10

cis-3-p-CoQA

14


11

trans-3-p-CoQA

12

3-FQA

13

5-CQA


14

cis-4-p-CoQA

15

trans-4-p-CoQA

16

cis-5-p-CoQA

17

trans-5-p-CoQA

15


×