Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

NGÔ MẠNH HÙNG

CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU
CỦA MỸ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62310206

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

NGÔ MẠNH HÙNG

CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU
CỦA MỸ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62310206


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp
2. TS. Doãn Mai Linh

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án "Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến
nay" là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
được trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận án

Ngô Mạnh Hùng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giáp và
TS. Doãn Mai Linh đã tận tình, hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
tốt nhất để tôi hoàn thành Luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, giảng viên Học viện Ngoại giao,
các chuyên gia, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Sử học,
Viện Quan hệ quốc tế (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã đọc góp ý,
cung cấp kiến thức, tài liệu.
Xin cảm ơn cán bộ, nhân viên Khoa Đào tạo sau Đại học đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh học tập và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, gia đình luôn là nguồn động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao.

Tác giả luận án


BẢNG TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ASEAN

Association of South East Asian Hiệp hội Các quốc gia Đông
Nations
Nam Á

GDP

Gross Domestic Product

NATO

North
Atlantic
Organization

NMD

National Missile Defense

OSCE

Organization for Security and Tổ chức An ninh và hợp tác châu
Cooperation in Europe
Âu


TAC

Treaty
of
Amity
and Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Cooperation in Southeast Asia
ở Đông Nam Á

TMD

Theater Missile Defense

Phòng thủ tên lửa chiến trường

WMD

Weapon of Mass Destruction

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Tổng sản phẩm quốc nội
Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương
Phòng thủ tên lửa quốc gia

i



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1 CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU CỦA

12

MỸ GIAI ĐOẠN 2001-2015 ..........................................................................................

1.1. Cơ sở lý luận .......................................... ................................................................................

12

1.1.1. Một số luận điểm sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế ............

12

1.1.2. Tư duy quân sự Mỹ .......................................... ..................................................................

19

1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................................

25

1.2.1. Bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI: Những thách thức chủ


25

yếu đối với quân sự Mỹ..................................... ................................................................
1.2.2. Tình hình nước Mỹ ..............................................................................................................

34

1.2.3. Kết quả triển khai chiến lược quân sự của Mỹ dưới thời Tổng thống

44

Bill Clinton ...............................................................................................................................
Tiểu kết......................................................................................................................................

49

Chương 2 NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUÂN

51

SỰ TOÀN CẦU CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2001 -2015 .......................................

2.1. Nội dung chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ …….......................................

51

2.1.1. Mục tiêu chiến lược .............................................................................................................

51


2.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng quân sự Mỹ ..................................................

57

2.1.3. Đối tượng chiến lược, các loại hình chiến tranh...................................................

61

2.2. Quá trình triển khai chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ .....................

64

2.2.1. Tiến hành chiến tranh, chiến dịch quân sự ..............................................................

64

2.2.2. Điều chỉnh bố trí lực lượng quân sự ở nước ngoài ...............................................

69

2.2.3. Tăng cường hiện đại hóa quân đội, nâng cao tiềm lực quốc phòng ...........

73

2.2.4. Thúc đẩy hợp tác quân sự - quốc phòng .......................................................................

78

2.3. Đặc điểm chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ ..............................................


83

2.3.1. Chiến lược quân sự mang tính cường quyền, phục vụ bá quyền …………........

83

2.3.2. Lấy an ninh quốc gia làm nền tảng .................................................................................

85

2.3.3. Coi trọng triển khai lực lượng ở nước ngoài...........................................................

86

ii


2.3.4. Đề cao liên minh và sự chia sẻ trách nhiệm của đồng minh ..........................

88

Tiểu kết .....................................................................................................................................
Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ
TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐẾN NƯỚC MỸ VÀ AN NINH, CHÍNH
TRỊ QUỐC TẾ

90

3.1. Tác động đến nước Mỹ ...................................................................................................


92

3.1.1. Tác động đến vị thế, quyền lực của nước Mỹ .......................................................

92

3.1.2. Tác động đến việc thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia Mỹ..................

94

3.1.3. Tác động đến kinh tế Mỹ .................................................................................................

99

3.2. Tác động đến khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi .........................

102

3.2.1. Tác động đến tình hình an ninh .....................................................................................

102

3.2.2. Tác động đến so sánh lực lượng ………………...........................................................

106

3.2.3. Sự phát triển của lực lượng khủng bố quốc tế …...................................................

108


3.3. Tác động đến khu vực châu Âu..................................................................................

111

3.3.1. Tác động đến tình hình an ninh......................................................................................

111

3.3.2. Tác động đến so sánh lực lượng ………..........................……….................................

117

3.3.3. Mâu thuẫn đối kháng giữa Mỹ và Nga ......................................................................

119

3.4. Tác động đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương ..................................................

122

3.4.1. Tác động đến tình hình an ninh......................................................................................

122

3.4.2. Tác động đến so sánh lực lượng.....................................................................................

127

3.4.3. Cạnh tranh sức mạnh và ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc ......................


132

3.4.4. Tác động đến Việt Nam ....................................................................................................

135

3.5. Một số dự báo .......................................................................................................................

138

3.5.1. Về xu hướng Mỹ sử dụng quân sự trong quan hệ quốc tế ..............................

138

3.5.2. Về trọng tâm chiến lược quân sự của Mỹ .............................. .................................

139

3.5.3. Xu hướng quan hệ quân sự giữa Mỹ với các nước .............................................

140

Tiểu kết …….............................................................................................................................

142

KẾT LUẬN ..............................................................................................................................

144


KIẾN NGHỊ .............................................................................................................................

148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ...........

151

92

iii


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................

152

PHỤ LỤC ................................................................................................................................

167

Phụ lục 1 Hệ thống bảng biểu, số liệu
Phụ lục 2 Một số chiến lược quân sự của Mỹ trong chiến tranh Lạnh
Phụ lục 3 Một số học thuyết quân sự của Mỹ thời gian gần đây

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Quân sự – quốc phòng là một trong những lĩnh vực, nhân tố quan trọng
trong quan hệ quốc tế hiện đại vì quá trình dịch chuyển quyền lực trong môi
trường quốc tế chịu tác động và hậu thuẫn tích cực của lực lượng quân sự. Sức
mạnh quân sự vẫn tiếp tục là một trong những phương tiện chủ yếu được sử dụng
để giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế khi các biện pháp ngoại
giao, kinh tế không phát huy được tác dụng.
Mỹ là chủ thể đặc biệt quan trọng trong hệ thống quốc tế đương đại. Với
tiềm lực quân sự đứng đầu thế giới, mỗi hành động quân sự của Mỹ ở nước ngoài
đều có tác động trực tiếp đến quốc gia mà Mỹ coi là đối tượng, đối thủ và tác
động nhất định đối với khu vực và thế giới. Giới lãnh đạo Mỹ luôn tuỳ thuộc vào
bản chất của cuộc xung đột và mức độ lợi ích để đề ra cách thức giải quyết bằng
lực lượng quân sự hoặc sử dụng đồng bộ tất cả các biện pháp và phương tiện
nhằm đảm bảo an ninh quốc gia ở mức cao nhất, đồng thời phục vụ việc tập hợp
lực lượng và duy trì địa vị của Mỹ trên trường quốc tế.
Từ năm 2001 đến nay, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi nhiều nhân tố mới,
trong đó là sự trỗi dậy về mọi mặt của một số cường quốc, nhất là Trung Quốc.
Thế giới đã chứng kiến các cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq, chiến dịch
quân sự tại Libya, Syria... đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến Mỹ. Việc một
siêu cường như Mỹ phát động chiến dịch quân sự nhằm vào các quốc gia có chủ
quyền là điều không mới, nhưng khi Mỹ bất ngờ đưa ra học thuyết “đánh đòn phủ
đầu”, ưu tiên sử dụng sức mạnh cứng, triển khai cuộc chiến chống khủng bố trên
toàn cầu, sử dụng lý do chống khủng bố để tập hợp lực lượng đã khiến cho giới
chính trị, quân sự nhiều nước bất ngờ và cho rằng Mỹ đã thay đổi chiến lược quân
sự. Đặc biệt, từ năm 2012 trở lại đây, Mỹ đẩy mạnh hiện diện quân sự tại châu Á
- Thái Bình Dương, tăng cường can dự vào các vấn đề an ninh, quốc phòng tại
khu vực, khiến cho tình hình an ninh, quan hệ giữa các quốc gia liên quan có
nhiều biến chuyển mới. Do vậy, câu hỏi đặt ra là: Tại sao Mỹ lại có những hành


2


động quân sự mạnh mẽ đến vậy? Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ có những
thay đổi nào? Các hoạt động quân sự của Mỹ từ năm 2001 đến nay đã tác động
như thế nào đến trật tự thế giới và khu vực, thế cân bằng lực lượng tại các khu
vực trọng điểm? Quan hệ giữa Mỹ với các trung tâm quyền lực trong bàn cờ
chính trị quốc tế đầu thế kỷ XXI là Tây Ây, Nga, Trung Quốc có những thay đổi
ra sao. Đây là những vấn đề cần phải nghiên cứu và giải đáp dưới góc độ quan hệ
quốc tế.
Trên phương diện nghiên cứu chiến lược, những động thái quân sự thời gian
qua của một siêu cường như Mỹ đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu để nắm bắt
những thay đổi về mục tiêu, phương châm hành động quân sự của Mỹ cũng như
xác định những vấn đề có tính quy luật, ổn định và xuyên suốt trong chiến lược
quân sự toàn cầu của quốc gia này. Từ đó, có thể đánh giá chính xác tình hình,
cục diện an ninh - chính trị liên quan, dự báo tình hình liên quan và đưa ra những
kiến nghị về đường lối, chính sách của Việt Nam trong quan hệ với đối tác đặc
biệt là Mỹ.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài:“Chiến lược quân sự toàn cầu của
Mỹ từ năm 2001 đến nay” làm Luận án tiến sỹ chuyên ngành quan hệ quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về luận điểm sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ
quốc tế
- Công trình nghiên cứu của nước ngoài
Hans J. Morgenthau (1948), “Political Power” trong cuốn Politics among
Nations: The Struggle for Power and Peace, nhận định: Mục tiêu chính trị của
việc chuẩn bị quân sự dưới bất kì hình thức nào là nhằm răn đe những quốc gia
khác không dám tấn công bằng cách làm cho việc tấn công trở nên quá rủi ro
không đáng để thực hiện. Nói cách khác, mục tiêu chính trị của chiến tranh không
chỉ đơn thuần là chinh phục lãnh thổ và tiêu diệt quân đội kẻ thù mà còn khiến
cho đối thủ tiềm năng từ bỏ ý định sử dụng vũ lực quân sự, thay đổi suy nghĩ của
kẻ thù và làm cho họ phải tuân theo ý chí của người chiến thắng [139].



3

Bàn về vấn đề sử dụng sức mạnh cứng trong quan hệ giữa các quốc gia, Paul
Kennedy (1987), tác giả của cuốn sách The rise and fall of the Great Powers cho
rằng: Các cường quốc hưng thịnh và suy vong phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của
nền tảng công nghiệp và phí tổn của các cam kết đế chế tương quan với Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP). Sự bành trướng của các đế quốc đã mang trong nó mầm
mống của suy vong trong tương lai.
Gideon Rose (1998), trong “Neoclassical Realism and Theories of Foreign
Policy” (World Politics, Vol. 51, No. 1) cho rằng: Các quốc gia có lý trí muốn
theo đuổi an ninh có thể bình tĩnh và chỉ cần trỗi dậy khi cần đối phó với các mối
đe dọa hiếm hoi từ bên ngoài. Ngay cả đến khi phải đối phó, những quốc gia này
cũng chỉ phải đối phó bằng cách cân bằng lại để ngăn chặn mối đe dọa và tránh
xảy ra xung đột.
Stephen M. Walt (1998), trong International Relations: One World, Many
Theories, Foreign Policy, No. 110 nhận định: Các cuộc chiến tranh giữa các
cường quốc phần lớn xẩy ra do các nhóm trong nước phóng đại mối đe doạ và tin
tưởng một cách quá mức vào hiệu quả của lực lượng quân sự.
Trong cuốn sách International Relations of Asia do Maryland: Rowman &
Littlefield xuất bản năm 2008, tác giả Amitav Acharya nhận định trong bài viết
Theoretical Perspectives on International Relations in Asia như sau: Trật tự thế
giới, vốn ổn định, được duy trì bằng cán cân quyền lực kinh tế và quân sự.
Ernest J. Wilson III (2008). “Hard Power, Soft Power, Smart Power”, The
ANNALS of the American Academy of Political and Social Science 2008, mở
rộng khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm giới thiệu khái niệm
quyền lực thông minh. Ernest J. Wilson định nghĩa: Quyền lực thông minh là khả
năng một chủ thể kết hợp các thành tố của quyền lực cứng và quyền lực mềm
thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong

muốn một cách hiệu quả. Tác giả cho rằng phát huy quyền lực thông minh đã trở
thành vấn đề cấp thiết đối với an ninh của các quốc gia do tác động của những
thay đổi cấu trúc mang tính dài hạn trong các điều kiện quốc tế và những thất bại
trong ngắn hạn của chính quyền hiện tại.
- Các công trình nghiên cứu của Việt Nam:


4

Hoàng Khắc Nam (2011), trong cuốn sách Quyền lực trong quan hệ quốc tế:
Lịch sử và vấn đề, cho rằng: Quyền lực được coi là bản chất, là “máu của sự
sống” đối với chính trị quốc tế, là động cơ và lợi ích cơ bản của quốc gia trong
quan hệ quốc tế. Tranh giành quyền lực cũng được coi là nguyên nhân cơ bản dẫn
đến chiến tranh và xung đột trong lịch sử. Không chỉ là thực tế lớn trong quan hệ
quốc tế, quyền lực còn là lí luận trung tâm của Chủ nghĩa hiện thực và mối quan
tâm hàng đầu của nhiều lí thuyết khác. Đồng thời quyền lực cũng là một hệ quy
chiếu hay lăng kính để giải thích lịch sử, nhất là lịch sử quan hệ quốc tế. Đây là
một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này thông
qua việc tập hợp, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lí luận về
quyền lực trong quan hệ quốc tế cả trong lịch sử và hiện tại.
2.2. Nghiên cứu về tình hình quốc tế, thế và lực của Mỹ
- Nghiên cứu của nước ngoài
Trong cuốn sách America’s Global Interests: A New Agenda do Edward K.
Hamilton chủ biên (Nhà xuất bản New York: W.W. Norton phát hành năm 1989),
học giả Lawrence Eagleburger đã đưa ra những nhận định các mối đe doạ đối với
Mỹ trong thế kỷ XXI trở nên đa dạng hơn, trong đó quyền lực và ảnh hưởng phân
tán giữa nhiều quốc gia.
Trong cuốn sách Bound to Lead: the Changing Nature of American Power,
Joseph Nye (1990) cho rằng Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu trong nhiều thập kỷ
tới và sự suy yếu của Mỹ chỉ có tính chất tương đối trong bối cảnh sự phục hồi

mạnh mẽ của Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên, theo Joseph Nye, sức mạnh của Mỹ
phụ thuộc vào chính việc Mỹ đối phó với những thách thức mới như thế nào.
Để phục vụ công tác tuyên truyền về Mỹ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát hành nhiều cuốn sách như: Christopher Conte và
Albert R. Karr (2001), Khái quát nền kinh tế Mỹ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
Bộ Ngoại giao Mỹ (2011), Tóm lược về nền kinh tế Mỹ, Nhà xuất bản Thanh niên.
Tác giả Trung Quốc Dương Đại Chí (2004) trong bài viết Năm nhân tố lớn
thúc đẩy chuyển đổi quân sự Mỹ đăng trên Tạp chí Quân sự hiện đại (Trung
Quốc), số 6/2004, nhận định rằng sau khi chính phủ Bush lên nắm quyền, việc
chuyển đổi quân sự trở thành vấn đề nóng trong giới quân sự và Bộ Quốc phòng


5

Mỹ. Việc đề xuất và phát triển chuyển đổi quân sự của Mỹ có bối cảnh và nguyên
nhân sâu xa, nói cụ thể có 5 điểm sau: Môi trường an ninh thay đổi nảy sinh nhu
cầu chuyển đổi quân sự; những điều chỉnh lớn về chiến lược quân sự xác định rõ
phương hướng chuyển đổi quân sự; ưu thế của khoa học kỹ thuật và kinh tế nâng
đỡ cho sự phát triển chuyển đổi quân sự; thông qua thực tiễn chiến tranh chống
khủng bố đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi quân sự; những kẻ theo chủ nghĩa bảo
thủ mới nắm chính quyền tích cực điều khiển việc chuyển đổi quân sự. Năm nhân
tố trên đây là những cơ sở quan trọng để Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự.
- Nghiên cứu của Việt Nam
Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu có giá trị về tình hình nước Mỹ
như các cuốn sách: Mỹ điều chỉnh chính sách kinh tế của Nguyễn Thiết Sơn
(2002), Các vấn đề nghiên cứu về Mỹ của Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh
Tuấn (đồng chủ biên) (2011). Các cuốn sách nghiên cứu về tình hình quốc tế như
Phạm Bình Minh - chủ biên (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nguyễn Xuân
Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Một số đặc điểm nổi bật của thế giới và khu
vực những năm đầu thế kỷ 21; Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (2012), Quan hệ

quốc tế thời hiện đại: Những vấn đề mới đặt ra; Nguyễn Hoàng Giáp (cb),
Nguyễn Thị Quế, Thái Văn Long (2014), Một số vấn đề chính trị quốc tế trong
giai đoạn hiện nay… Các cuốn sách này đã đưa ra cách tiếp cận mới về một số
vấn đề nổi bật trong lịch sử quan hệ quốc tế như nguồn gốc Chiến tranh Lạnh;
quan hệ giữa các cường quốc lớn như Ấn Độ - Trung Quốc, Nga – Trung Quốc,
Mỹ - Nga…; quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á, Liên minh Châu
Âu, Châu Phi, Châu Mỹ… Đây là một số vấn đề mới đặt ra trong quan hệ quốc tế
thời hiện đại giúp nhận thức toàn diện hơn về cục diện quan hệ quốc tế, đặc biệt là
giúp hiểu rõ mối quan hệ giữa các cường quốc.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết có giá trị khi nghiên cứu về thế và lực của
Mỹ như: Hoàng Khắc Nam (2012), Nước Mỹ - Nhân tố quan trọng trong trật tự
thế giới?, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3-2012, Nguyễn Tuấn Minh (2012),
Nước Mỹ và những thay đổi tương quan sức mạnh địa chính trị thế giới, Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 01.2012…


6

2.3. Nghiên cứu về nội dung và quá trình triển khai chiến lược quân sự
của Mỹ
- Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Trong cuốn sách “U.S. Army War College Guide to National Security
Issues. Volume II: National Security Policy and Strategy” do Viện Nghiên cứu
chiến lược thuộc Trường Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ phát hành tháng
6/2012, bài viết National military strategies: A historical Perspective, 1990 to
2012, Richard M. Meinhart (2012) đã tóm lược các chiến lược quân sự quốc gia
của Mỹ gồm chiến lược của các năm 1989, 1992, 1995, 1997, 2004 và 2011 và có
một số nhận định về quá trình xây dựng cũng như giá trị của từng chiến lược. Bài
viết có ưu điểm ở chỗ giúp người đọc hiểu khái quát nhất về thách thức đối với an
ninh quân sự của Mỹ, mục tiêu và nhiệm vụ của quân đội Mỹ. Mặc dù vậy, bài

viết có nhiều hạn chế như: Đơn thuần mô tả lại các chính sách quân sự mà Mỹ đã
ban hành; không phân tích cơ sở xây dựng chiến lược; không có nhận định đánh
giá về quá trình và kết quả triển khai chiến lược.
Việc thay đổi chính sách quân sự của Mỹ được nhiều nhà nghiên cứu nước
ngoài quan tâm nghiên cứu, trong đó có thể kể đến các công trình như: Chiến lược
an ninh quốc gia Mỹ sau sự kiện 11.9: Những ý nghĩa đối với chính sách ngoại
giao quân sự và sự chuẩn bị cho chiến tranh thế kỷ XXI của Marvin Leibstone
(2002) đăng trên Tạp chí Miltech (Đức, số 11/2002), bài viết Về thất bại của Mỹ ở
Iraq và tác động đối với thế giới của tác giả A.A.Khramchihin (2006) đăng trên
ấn phẩm “Bình luận quân sự độc lập” của Nga, Đánh giá chính sách của Chính
quyền Obama tại châu Á của Robert Sutter trên Tạp chí “Châu Á đương đại”
(Luân Đôn, Anh) số ra tháng 9/2009; Đường lối chính trị quân sự của Mỹ của Đại
tá D. Zilxov (2011) đăng trên Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số
7/2011, David R. Francis (2011), Iraq War will Cost More Than World War II,
www.globalpolicy.org, October 25, 2011; US defense strategic review 2012:
Global and regional implications trên Tạp chí điện tử Eurasia Review Journal của
Tiến sĩ Subhash Kapila (Ấn Độ), Rebalancing to Asia with an Insecure China của
tác giả Ely Ratner (2013) đăng trong Tạp chí The Washington Quarterly, Tập 36,
Số 2; bài viết A Recommended Agenda for the Next Secretary of Defense của các


7

tác

giả

Andrew

Philip


Hunter, Ryan

Crotty, Gregory

Sanders, Maren

Leed, Melissa Dalton, John Schaus, T.J. Cipoletti (2014) đăng trên www. csis.org,
4/12/2014…
Ở các bài viết trên đây, các tác giả đều có chung nhận định rằng, mục tiêu cơ
bản trong chính sách quân sự của Nhà Trắng vẫn là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ
trên thế giới như là một siêu cường quân sự và duy trì cả ở trong nước và trên thế
giới các điều kiện để bảo đảm lợi ích quốc gia trong lĩnh vực an ninh. Để đạt được
mục tiêu này, Mỹ đưa ra đường lối nâng cao tiềm lực quân sự, tăng cường sức
mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang Mỹ, áp dụng chính sách cứng rắn
trong mối quan hệ với các chế độ không thân thiện với Mỹ. Trong xây dựng và sử
dụng các lực lượng vũ trang quốc gia, các khuynh hướng ưu tiên là: lực lượng vũ
trang phải thích nghi với các điều kiện và yêu cầu của tình hình, duy trì sẵn sàng
tiến hành các chiến dịch ở các chiến trường xa xôi; nâng cao sẵn sàng chiến đấu
và tác chiến, bảo đảm thực hiện hiệu quả cơ chế hoạt động thường xuyên.
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu Trung Quốc có nhiều bài viết đánh giá, bình
luận về chiến lược quân sự của Mỹ, tiêu biểu là các bài viết: Chiều hướng điều
chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ của tác giả Triệu Dĩnh (2002) đăng trên Tạp chí
Quân sự hiện đại (Trung Quốc) số 4/2002, Phân tích sơ bộ chiến lược “đánh phủ
đầu” của chính quyền Bush của tác giả Tưởng Hiểu Yến (2002) đăng trên Tạp chí
Quan hệ quốc tế hiện đại số 9/2002, Sự chuyển biến chiến lược từ “răn đe kiềm
chế” sang “phủ đầu trừng phạt” của Mỹ của tác giả Hồ Hân (2002), đăng trên
Tạp chí “Chính trị và kinh tế thế giới” số tháng 10-2002... Các tác giả đều có
chung nhận thức rằng tư duy chiến lược quân sự của Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh
đến nay thực tế là quá trình từng bước chuyển từ chủ nghĩa hiện thực mang tính

phòng thủ sang chủ nghĩa hiện thực mang tính tấn công. Quá trình thực hiện chiến
lược quân sự mới này sẽ làm cho quan hệ quốc tế nảy sinh nhiều xung đột và mâu
thuẫn mới.
- Các công trình nghiên cứu của Việt Nam
Về xu hướng can thiệp quân sự của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh, Tạp
chí nghiên cứu quốc tế số 29/1999, Lê Linh Lan (1999) cho rằng chiến lược quân
sự của chính quyền Mỹ phải dựa trên xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, đủ sức


8

khống chế đồng minh và đủ khả năng đối phó với những thách thức và đe dọa đối
với Mỹ sau chiến tranh Lạnh.
Đan Gia Bách (2005), trong Mấy đặc tính trong sự chuyển biến tư duy quân
sự Mỹ, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số tháng 8-2005 cho rằng, việc chuyển biến
tư duy quân sự trong quá trình hoạch định và thực thi chiến lược chuyển loại hình
quân sự Mỹ có các đặc tính sau: (1) nhấn mạnh tính phi đối xứng của lực lượng
quân sự và hiệu năng tác chiến của Mỹ so với các nước khác; (2) tính tích cực
sáng tạo và sự mạo hiểm đúng mức trong tư duy quân sự; (3) tính thống nhất giữa
lợi ích quân sự với lợi ích quốc gia.
Sau khi ông Obama trở thành tổng thống, có nhiều công trình phân tích,
đánh giá về sự thay đổi của chiến lược quân sự Mỹ, tiêu biểu như: Nhân tố quân
sự trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama của tác giả Hoàng Toan
(2010) đăng trên Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại số 03.2010, Chiến lược
quân sự mới của Mỹ và những “hệ lụy” của nó của Minh Đức (2011), Tạp chí
Quốc phòng toàn dân điện tử; Chính sách của chính quyền Obama đối với Trung
Quốc trong lĩnh vực an ninh - quân sự của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), Tạp
chí Nghiên cứu quốc tế số 92 (3/2013)... Các tác giả cho rằng chiến lược quân sự
của Mỹ dưới thời tổng thống Obama đã có những điều chỉnh căn bản về phương
châm, phương thức chiến lược, theo hướng linh hoạt hơn, đa phương hơn; chia sẻ

trách nhiệm an ninh với các đồng minh; tranh thủ những điểm tương đồng, lợi ích
chung để mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong giải quyết những vấn đề
khu vực và thế giới. Chiến lược quân sự của Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự,
các khả năng nâng cao sức mạnh tác chiến và sức mạnh ngăn chặn ở châu Á-Thái
Bình Dương. Nhận thức chung của các tác giả là Mỹ điều chỉnh chiến lược quân
sự thực chất chỉ là thay đổi, điều chỉnh phương thức tập hợp lực lượng để đối phó
với những thách thức mới nổi (như Trung Quốc) nhằm tiếp tục thiết lập một trật
tự thế giới do Mỹ đóng vai trò là người lãnh đạo.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây đều liên quan trực
tiếp và gián tiếp đến chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu như chưa thấy có một công trình nghiên cứu cách


9

hệ thống về chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ dưới góc độ quan hệ quốc tế.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ nội dung, bản chất chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001
đến nay và tác động của việc triển khai chiến lược này đến nước Mỹ và cục diện
an ninh, chính trị tại khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi, châu Âu và châu Á
– Thái Bình Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Luận án thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ cơ sở hoạch định chiến lược quân sự toàn cầu
của Mỹ giai đoạn 2001-2015 trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích, làm rõ nội dung và quá trình triển khai chiến lược quân
sự toàn cầu của Mỹ giai đoạn 2001-2015, từ đó rút ra đặc điểm chiến lược quân
sự toàn cầu của Mỹ.

Thứ ba, đánh giá tác động của việc Mỹ triển khai chiến lược quân sự toàn cầu
giai đoạn 2001-2015 đến nước Mỹ và cục diện an ninh, chính trị quốc tế (cụ thể là
khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001
đến năm 2015.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung vào nội dung chiến lược quân
sự toàn cầu của Mỹ và việc triển khai các hoạt động quân sự chủ yếu của Mỹ tại
khu vực Trung Á, Trung Đông - Bắc Phi, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu.
+ Giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lý thuyết quan hệ quốc tế (chủ nghĩa Hiện thực, chủ nghĩa Tự do), Luận án
sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế gồm phương pháp các cấp


10

độ phân tích, lịch sử, phân tích chính sách, hệ thống và một số phương pháp
nghiên cứu khác như tổng hợp, so sánh - đối chiếu, chuyên gia.
6. Đóng góp của luận án
Về mặt lý luận, Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống về chiến lược
quân sự toàn cầu của Mỹ (2001-2015) từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam.
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hoạch định, triển khai
chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ; chỉ ra những vấn đề cơ bản của chiến lược
quân sự toàn cầu của Mỹ và tác động của chiến lược này đến nước Mỹ và an ninh,
chính trị quốc tế.
Về mặt thực tiễn, Luận án góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu
cơ bản về Mỹ nói chung và về chiến lược quân sự của Mỹ nói riêng. Kết quả

nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng
dạy, nghiên cứu quan hệ quốc tế liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ tại
các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu cũng như các cơ quan, tổ chức có liên
quan khác. Có thể tham khảo kết quả nghiên cứu trong hoạch định chính sách đối
ngoại quốc phòng của Việt Nam trong quá trình Mỹ tăng cường hiện diện quân sự
tại châu Á – Thái Bình Dương.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận án được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở hoạch định chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ giai đoạn
2001-2015
Chương này trình bày một số luận điểm của chủ nghĩa Hiện thực và chủ
nghĩa Tự do về sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế; phân tích tư duy
quân sự Mỹ; trình bày bối cảnh quốc tế giai đoạn 2001-2015, tập trung phân tích
những thách thức chủ yếu đối với quân sự Mỹ; tình hình nước Mỹ trên các mặt:
sức mạnh tổng hợp quốc gia Mỹ, tình hình chính trị, nội bộ Mỹ, lợi ích và quan hệ
giữa các tập đoàn công nghiệp - quân sự và chính phủ Mỹ và kết quả triển khai
chiến lược quân sự của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton.


11

Chương 2: Nội dung và quá trình triển khai chiến lược quân sự toàn cầu
của Mỹ giai đoạn 2001 - 2015.
Chương này trình bày nội dung chủ yếu của chiến lược quân sự toàn cầu của
Mỹ từ năm 2001 đến năm 2015 gồm: Mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm
của lực lượng quân sự Mỹ, đối tượng chiến lược, các loại hình chiến tranh. Đồng
thời, khái quát quá trình triển khai hoạt động quân sự tiêu biểu của Mỹ giai đoạn
2001 – 2015, rút ra đặc điểm chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.
Chương 3: Tác động của việc triển khai chiến lược quân sự toàn cầu của

Mỹ đến nước Mỹ và an ninh, chính trị quốc tế
Chương này trình bày tác động của việc triển khai chiến lược quân sự toàn
cầu của Mỹ đến nước Mỹ trên các mặt như vị thế, quyền lực của nước Mỹ, tác
động đến việc thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia, tác động đến kinh tế Mỹ.
Đồng thời cũng tập trung phân tích, đánh giá tác động từ các hoạt động quân sự của
Mỹ đến cục diện an ninh, chính trị tại khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi,
châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương.


12

Chương 1
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU CỦA MỸ
GIAI ĐOẠN 2001-2015
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số luận điểm sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế
1.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Hiện thực
Trong lý thuyết quan hệ quốc tế của chủ nghĩa Hiện thực, phạm trù quyền
lực và sức mạnh là điểm mấu chốt có ý nghĩa nền tảng; đấu tranh giành quyền lực
được coi là quy luật vĩnh cửu và bất biến chi phối toàn bộ quá trình diễn biến của
chính trị quốc tế. Chủ nghĩa Hiện thực nhấn mạnh, tuyệt đối hoá yếu tố quyền lực,
sức mạnh và cho rằng quan hệ chính trị quốc tế là quan hệ “quyền lực” được xác
lập trên cơ sở sức mạnh. Các cuộc khủng hoảng, chiến tranh, tình trạng bạo lực,
vô chính phủ, các cuộc xung đột đều bắt nguồn từ ham muốn của con người về lợi
ích và quyền lực. Sự hợp tác giữa các chủ thể là điều hiếm hoi nếu không muốn
nói là chỉ trên bề mặt; các thể chế quốc tế vận hành theo ý muốn của các siêu
cường. Trật tự thế giới, vốn ổn định, được duy trì bằng cán cân quyền lực kinh tế
và quân sự [130; tr.60].
Theo các nhà hiện thực, hệ thống quốc tế luôn diễn ra tình trạng “vô chính
phủ”, “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh, kèm theo tâm trạng nghi ngờ lẫn nhau

nên các quốc gia buộc phải hoạt động theo nguyên tắc “tự lực”, phải dựa vào sức
mạnh để duy trì hay tăng cường vị trí quyền lực của họ đối với các quốc gia khác.
Mỗi quốc gia cần phải tự bảo vệ mình và không thể trông chờ vào những liên
minh lỏng lẻo bởi mỗi quốc gia trong liên minh đó đều nhằm hướng đến những
lợi ích riêng của mình. Mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực
nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống thông qua việc cố
gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt. Điều này dẫn tới việc các quốc
gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau (trong nhiều trường hợp dưới
hình thức chiến tranh, xung đột vũ trang) nhằm theo đuổi lợi ích quốc gia dưới
dạng quyền lực, khiến cho các quốc gia không thể duy trì việc hợp tác một cách
lâu dài [40]. Theo H.J. Morgenthau, mục tiêu chính trị của việc chuẩn bị quân sự
dưới bất kì hình thức nào là nhằm răn đe những quốc gia khác không dám tấn


13

công bằng cách làm cho việc tấn công trở nên quá rủi ro không đáng để thực hiện.
Nói cách khác, mục tiêu chính trị của chiến tranh không chỉ đơn thuần là chinh
phục lãnh thổ và tiêu diệt quân đội kẻ thù mà còn khiến cho đối thủ tiềm năng từ
bỏ ý định sử dụng vũ lực quân sự, thay đổi suy nghĩ của kẻ thù và làm cho họ
phải tuân theo ý chí của người chiến thắng [139].
Các nhà Hiện thực mới đã đề ra hai học thuyết để xây dựng chính sách đối
ngoại là chủ nghĩa Hiện thực tấn công và chủ nghĩa Hiện thực phòng thủ. Cả hai
trường phái này đều cho rằng hệ thống quốc tế được cấu thành bởi các quốc gia
có lý trí, động cơ của các quốc gia này là tìm kiếm an ninh.
Chủ nghĩa Hiện thực tấn công cho rằng tình trạng vô chính phủ nhìn chung
là mang tính chất hỗn mang; ngoài những tình trạng như hệ thống hai cực hay răn
đe hạt nhân thì an ninh là khan hiếm và các quốc gia phải cố gắng để đạt được nó
bằng cách tối đa hóa những lợi thế tương đối của họ. Trong thế giới của các nhà
hiện thực tấn công, các quốc gia có lý trí muốn theo đuổi an ninh sẽ có xu hướng

thực hiện những hành động có thể dẫn đến mâu thuẫn với các quốc gia khác. Sự
khác biệt bên trong của các quốc gia là không quan trọng vì những sức ép mà hệ
thống quốc tế tạo ra là đủ mạnh để khiến các quốc gia rơi vào những hoàn cảnh
tương tự sẽ hành động giống nhau mà không quan tâm tới những đặc điểm chính
trị đối nội bên trong. Để tìm hiểu nguyên nhân một quốc gia hành động theo một
cách riêng, các nhà hiện thực tấn công đề nghị cần xem xét những khả năng tương
đối của quốc gia cũng như môi trường tác động bên ngoài vì các yếu tố này sẽ
trực tiếp quy định nội dung của chính sách đối ngoại và định hình cách thức mà
quốc gia chọn lựa để gia tăng lợi ích của mình.
Ngược lại, trong thế giới của các nhà hiện thực phòng thủ, các quốc gia có
lý trí muốn theo đuổi an ninh có thể bình tĩnh và chỉ cần trỗi dậy khi cần đối phó
với các mối đe dọa hiếm hoi từ bên ngoài. Ngay cả đến khi phải đối phó, những
quốc gia này cũng chỉ phải đối phó bằng cách cân bằng lại để ngăn chặn mối đe
dọa và tránh xảy ra xung đột. Ngoại lệ của trường phái này là khi xảy ra những
tình trạng khiến các quốc gia đang tìm kiếm an ninh cảm thấy bất an về nhau, ví
dụ như việc tấn công để giành thế chủ động trong một cuộc chiến [138; 148-149].
Các nhà hiện thực phòng thủ cho rằng các quốc gia có rất ít lợi ích trong việc xâm


14

chiếm quân sự và lập luận rằng cái giá phải trả cho sự bành trướng nhìn chung
cao hơn cái lợi có được. Theo họ, các cuộc chiến tranh giữa các cường quốc phần
lớn xẩy ra do các nhóm trong nước phóng đại mối đe doạ và tin tưởng một cách
quá mức vào hiệu quả của lực lượng quân sự [154; tr.37]. Ở khía cạnh nào đó,
thất bại quân sự của Mỹ ở Afghanistan và Iraq phần nào phù hợp với cách lý giải
của chủ nghĩa hiện thực phòng thủ.
Chủ nghĩa Hiện thực từ khi ra đời đã được giới hoạch định chính sách của
nhiều nước nghiên cứu, vận dụng. Ở Mỹ, chủ nghĩa Hiện thực khá phát triển và
trở thành một trường phái riêng. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, các nhà

nghiên cứu chính trị quốc tế thuộc trường phái chủ nghĩa Hiện thực ở Mỹ đã đưa
ra những phân tích về cục diện thế giới, đồng thời khuyến nghị những phương án
chính sách đối ngoại cụ thể đối với từng khu vực. Nếu như tổng thống B. Clinton
nghiêng nhiều về lý thuyết của chủ nghĩa Tự do qua việc tăng cường can dự vào
nhiều khu vực thế giới, cải thiện quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy tự do thương
mại… thì đảng Cộng hoà và giới cầm quyền Mỹ, nhất là dưới thời tổng thống
G.W Bush thường tìm thấy trong lý thuyết của chủ nghĩa Hiện thực những chỉ
dẫn có ý nghĩa nền tảng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, quân sự của
mình và lấy đó làm cơ sở để phê phán chính sách của người tiền nhiệm.
Để có hình thức và biện pháp hữu hiệu nhằm “kiểm soát một cách có định
hướng” tình hình nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ trên phạm vi toàn cầu, duy
trì vị trí “lãnh đạo” thế giới của Mỹ thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự, áp
đặt giá trị tự do kiểu Mỹ trên toàn thế giới, tổng thống G.W.Bush cùng với các
quan chức trong chính quyền đã đề ra học thuyết quân sự đánh đòn phủ đầu. Sau
sự kiện 11/9/2001, việc điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia Mỹ thể hiện rõ lý
luận cơ bản của chủ nghĩa hiện thực tấn công [128; tr2] với quan niệm cho rằng
một nhà nước coi việc mở rộng tối đa sức mạnh tương đối của bản thân là con
đường tốt nhất để có được an ninh, tìm kiếm mọi cơ hội làm cho mình mạnh lên,
không chỉ để đối mặt với các mối đe dọa rõ rệt nào đó, mà hơn nữa, để đề phòng,
chuẩn bị đối phó các mối đe dọa tiềm tàng không thể dự đoán trước trong tương lai.
Các cuộc chiến tranh, hoạt động tác chiến và trợ giúp quân sự của Mỹ tại
Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi… đã áp dụng các biện pháp răn đe dựa trên sức


15

mạnh quân sự. Việc mở rộng NATO và sử dụng NATO phục vụ mục đích quốc tế
của Mỹ cũng là quan điểm của các nhà hiện thực Mỹ [147; tr.19]. Trong quan hệ
với các nước lớn như Mỹ - Nga, Mỹ - Trung hay các nước “cứng đầu” như Iraq,
CHDCND Triều Tiên, Sirya, Mỹ đều tỏ ra cứng rắn hơn. Chính quyền G.W. Bush

cũng phê phán Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện đã ký với Liên Xô
trước đây, tăng chi phí quốc phòng, khẳng định quyết tâm triển khai kế hoạch
phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD), kế hoạch phòng thủ tên lửa chiến trường
Đông Á - Thái Bình Dương (TMD)…
Vai trò của yếu tố lợi ích quốc gia, sức mạnh của Mỹ trong hệ thống quốc tế,
các yếu tố vật chất như sức mạnh quân sự, tiềm lực kinh tế được các nhà hiện
thực ở Mỹ nhấn mạnh và coi trọng. Khi các đối thủ của Mỹ đang nổi lên, đe dọa
lợi ích của Mỹ, sức mạnh của Mỹ suy giảm, khả năng hiện thực hóa những mục
tiêu chiến lược không còn được như trước chủ nghĩa Hiện thực cung cấp cách tiếp
cận “cân bằng ngoại vi” để giải thích cho sự thay đổi chính sách của chính quyền
Obama khi chú trọng hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược
“cân bằng ngoại vi” có hai mục tiêu quan trọng nhất là giảm thiểu nguy cơ nước
Mỹ rơi vào một cuộc chiến tranh của các cường quốc và tăng cường sức mạnh so
sánh của Mỹ trong hệ thống quốc tế [53; tr.36]. Để có được sự cân bằng, Mỹ sẽ sử
dụng các nguồn lực một cách cân bằng, tương ứng với những mối đe dọa ở các
khu vực địa lý quan trọng như châu Âu, Đông Á, vịnh Ba Tư nhằm mục tiêu ngăn
chặn các nước bá quyền tại khu vực này.
Đáng lưu ý, chủ nghĩa Hiện thực mới ở Mỹ cho rằng, nếu như trước đây Mỹ
sử dụng sức mạnh tùy hứng thì nay Mỹ sẽ tăng cường hợp tác, liên kết với đồng
minh và dựa vào đồng minh để ngăn chặn thách thức đe dọa. Mỹ sẽ thay đổi từ
chính sách can thiệp tự do… sang một chính sách lớn khác có ảnh hưởng hơn
theo tư duy cân bằng ngoại vi của các nhà lý luận hiện thực mới. Mỹ sẽ sử dụng
sức mạnh quân sự một cách “thông minh” và mục tiêu quan trọng của Mỹ là xây
dựng một hệ thống các đồng minh và đối tác trong khu vực [53]. Khi vấn đề
khủng bố nổi lên, trở thành mối đe doạ trực tiếp với Mỹ, Mỹ đã lãnh đạo liên
minh chống khủng bố để hiện thực hoá những mục tiêu địa chiến lược của mình.
Khủng bố trở thành tiêu chí để Mỹ phân biệt ranh giới bạn thù, đối tượng, đối tác.


16


Mỹ cũng sẽ thiên về sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế và chính trị và chủ
trương lãnh đạo quân sự từ phía sau, nghĩa là thông qua cuộc chiến uỷ nhiệm
nhằm ủng hộ các “lực lượng cách mạng”. Tính thực dụng lúc này sẽ thể hiện rõ
nét nhất khi mà Mỹ đẩy trách nhiệm và gánh nặng tổn thất trực tiếp về người sang
đồng minh, đối tác còn mình hỗ trợ từ đằng sau. Những nhà hiện thực chủ nghĩa
của Mỹ khẳng định, sứ mệnh nòng cốt của Mỹ là huy động các nguồn lực để xây
dựng và phát triển xã hội dân chủ trên toàn thế giới. Các biến động chính trị - xã
hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông vừa qua là minh chứng rõ nét nhất cho
quan điểm của chủ nghĩa Hiện thực về việc Mỹ sử dụng quyền lực thông minh
trong chính sách đối ngoại để phục vụ các mục đích địa - chính trị của mình. Lực
lượng góp phần tạo ra “quyền lực thông minh” đó chính là các cơ quan tình báo,
các tổ chức phi chính phủ, các quỹ tài trợ dân chủ, các chuyên gia quân sự làm
nhiệm vụ huấn luyện chiến thuật cho các lực lượng đối lập thay vì lực lượng quân
sự chính quy.
1.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Tự do
Theo quan điểm của chủ nghĩa Tự do, hành động của quốc gia với tư cách là
chủ thể duy lý chịu tác động đáng kể của nhiều yếu tố bên trong. Vị trí, vai trò, sự
ảnh hưởng và việc tính toán lợi ích của nhóm chiếm ưu thế trong quốc gia sẽ
quyết định đường hướng chiến lược đối ngoại của quốc gia. Ngoài ra, các yếu tố
đối nội có thể tạo ra các tác động thúc giục hay kiềm chế ý chí của các nhà lãnh
đạo và từ đó là đến chính sách đối ngoại. Chính trị đối nội trở thành một phần của
quan hệ quốc tế và các nhóm trong nước trở thành một trong những đơn vị phân
tích trong nghiên cứu quan hệ quốc tế [76]. Bên cạnh việc khẳng định, chính sách
đối ngoại phải xuất phát và phục vụ nhiệm vụ chính trị trong nước, chủ nghĩa Tự
do cũng cho rằng chính sách đối ngoại cũng phải phản ánh và phù hợp với tình
hình quốc tế. Về mặt lý thuyết, quan điểm của chủ nghĩa Tự do trong việc hoạch
định chính sách đối ngoại của một quốc gia có những nhân tố hợp lý nhất định
nên được nhiều quốc gia phương Tây sử dụng.
Các nhà lý luận chủ nghĩa Tự do cho rằng, lợi ích mà quốc gia theo đuổi khi

tham gia các mối quan hệ quốc tế gồm nhiều vấn đề khác nhau như an ninh, chính
trị và kinh tế, trong đó kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản nhất trong quan


17

hệ quốc tế, luôn gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Khi theo
đuổi các lợi ích, các quốc gia hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích, dẫn đến
những xu hướng hòa hoãn, hợp tác trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt, vì mục đích
an ninh, vì hòa bình, các quốc gia sẽ tham gia cơ chế an ninh tập thể. Đây là cách
thức “mọi người chống lại một người” nhằm bảo đảm an ninh, loại trừ chiến tranh
ra khỏi đời sống. Theo đó, khi một nước đe dọa hay tiến hành xâm lược nước
khác, tất cả các nước phải hành động tập thể để đẩy lùi sự xâm lăng đó hoặc cùng
sử dụng các biện pháp tập thể như bao vây, cấm vận kinh tế, can thiệp quân sự để
trả đũa, hoặc phòng vệ tập thể.
Theo chủ nghĩa Tự do, xung đột không phải là hình thái quan hệ quốc tế duy
nhất trong môi trường vô chính phủ mà vẫn có chỗ cho hợp tác diễn ra trong vấn
đề cụ thể nào đó trên cơ sở tương đồng nhất định. Hợp tác vẫn có thể tiến hành
trong lĩnh vực này kể cả khi trong lĩnh vực khác đang tồn tại xung đột, thậm chí
hợp tác và cạnh tranh vẫn có thể cùng tồn tại trong cùng một vấn đề. Chủ nghĩa
Tự do còn nhấn mạnh xu thế hợp tác sẽ ngày càng tăng, dần dần thay thế cho
xung đột và trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế [76].
Một số nhà tư tưởng tự do còn cho rằng, chiến tranh là một căn bệnh của đời
sống chính trị xã hội; bạo lực, chiến tranh là hình thức lỗi thời của giao lưu xã
hội, không xứng đáng với bản chất con người và cấu trúc của hệ thống quan hệ
quốc tế. Tuy nhiên, chiến tranh có thể được loại bỏ khỏi xã hội thông qua việc
xây dựng nền dân chủ và tự do mậu dịch. Đặc biệt, việc mở rộng dân chủ như là
chìa khoá đối với hoà bình thế giới bởi các quốc gia dân chủ vốn có tính chất hoà
bình hơn các quốc gia độc tài. Việc một quốc gia nhân danh “nhân quyền” để can
thiệp vào một quốc gia khác nhằm giúp quốc gia đó tránh khỏi họa diệt chủng hay

các tội ác về nhân quyền khác là điều mà nhiều nhà chủ nghĩa Tự do hướng đến
mặc dù vẫn còn một số nhà tự do vẫn ủng hộ chủ nghĩa không can thiệp vì cho
rằng như thế là vi phạm chủ quyền của quốc gia.
Những người chủ nghĩa Tự do mới trên cơ sở phát hiện ra sự phụ thuộc lẫn
nhau trong quan hệ quốc tế, đã đề cao sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế như cách
thức ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy hợp tác và hội nhập. Sự phụ thuộc lẫn nhau
không chỉ buộc các chủ thể quan hệ quốc tế phải tăng cường hợp tác mà nó còn


×