Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Các vấn đề cần hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.51 KB, 9 trang )

LUẬT NGÂN HÀNG
Câu hỏi thảo luận: Các vấn đề cần hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy phép và tổ
chức, hoạt động của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay là gì?

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo các quy
định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) và các quy định khác
của pháp luật để cung ứng dịch vụ ngân hàng. Do hoạt động trong
lĩnh vực có tính nhạy cảm cao nên pháp luật Việt Nam quy định
khá chặt chẽ về điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
đối với các tổ chức tín dụng.
I. Cơ sở pháp lý:

1. Khái niệm tổ chức tín dụng (TCTD).
Luật Các TCTD 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng là doanh
nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân
hàng. TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài
chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”(khoản 1 Điều 4).
Như vậy, về bản chất thì TCTD cũng là doanh nghiệp, tuy nhiên
nó vẫn có những đặc điểm riêng để dựa vào đó mà có thể phân
biệt được chúng với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh
vực, ngành nghề khác.
2. Quy chế pháp lý về điều kiện thành lập và hoạt động
của tổ chức tín dụng.
Thành lập TCTD là thủ tục pháp lý nhằm xác lập tư cách chủ
thể kinh doanh ngân hàng, bao gồm các bước các khâu, các thủ
tục và giấy tờ pháp lý do người thành lập TCTD chuẩn bị. Cơ sở
pháp lý cho việc cấp giấy phép, thành lập và hoạt động của TCTD ở
Việt Nam hiện nay bao gồm Luật NHNN năm 2010, Luật Các TCTD
1



năm 2010, Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật
có liên quan. Riêng Luật Các TCTD hiện hành giành toàn bộ Chương
II để quy định về việc cấp
dụng,

Giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tín

gồm có 12 điều (từ Điều 18 đến Điều 29) bao gồm các quy

định về: Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép; Vốn pháp định; Điều
kiện cấp Giấy phép; Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép;
Thời hạn cấp Giấy phép; Lệ phí cấp Giấy phép; Đăng ký kinh
doanh, đăng ký hoạt động; Công bố thông tin hoạt động; Điều kiện
khai trương hoạt động; Sử dụng Giấy phép; Thu hồi Giấy phép và
Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Theo
đó việc thành lập TCTD được thực hiện qua hai bước: Bước 1: Xin
cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng; Bước 2: đăng ký
kinh doanh, khai trương và hoạt động ngân hàng.
2.1 Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

các TCTD:
Khoản 9 Điều 4 Luật NHNN 2010 quy định nhiệm vụ và quyền
hạn của Ngân hàng nhà nước “Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy
phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng...” và Điều 21
Luật Các TCTD năm 2010 quy định “Ngân hàng nhà nước là cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt
động cho các tổ chức tín dụng...”. Như vậy, theo quy định hiện
hành Ngân hàng nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập và hoạt động cho các TCTD.
2.2 Điều kiện thành lập TCTD ở Việt Nam hiện nay: Để


được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, các TCTD cần đáp ứng
được các điều kiện sau:
- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp
định: (điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Các TCTD). TCTD là doanh
2


nghiệp có hình thức kinh doanh đặc biệt: đó là kinh doanh tiền tệ.
Do đó, cũng như các doanh nghiệp khác, TCTD muốn kinh doanh
thì cần phải có vốn. Mức vốn pháp định đối với mỗi loại hình TCTD
được quy định tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm
2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD.
TCTD được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện
pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu
tương đương mức vốn pháp định quy định tại Danh mục ban hành
kèm theo, chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2011.
- Về thành viên sáng lập hoặc chủ sở hữu tổ chức tín dụng
(điểm b, khoản 1, Điều 20 Luật Các TCTD 2010). Thành viên sáng
lập TCTD có thể là cá nhân, tổ chức . Chủ sở hữu hoặc thành viên
sáng lập phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có khả năng tài
chính để góp vốn. Khác so với các lĩnh vực khác, Luật Các TCTD
quy định điều kiện về tài chính của chủ sở hữu hoặc thành viên
sáng lập TCTD. Tài chính là một yếu tố vô cùng quan trọng để
thành viên đó có thể thành lập tổ chức tín dụng. Có khả năng tài
chính có nghĩa là tổ chức cá nhân đó có khả năng đáp ứng được
các nhu cầu về tài chính trong các hoạt động của tổ chức tín dụng,
nhất là với hoạt động thành lập tổ chức tín dụng ban đầu.
- Về tiêu chuẩn người quản lý, người điều hành, thành viên Ban

kiểm soát (Điều 50 Luật Các TCTD 2010). Người quản lý TCTD bao
gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên
Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các chức danh
quản lý khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức tín dụng.

3


Người quản lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh tế. Đặc biệt
với việc hoạt động trong lĩnh vực phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro
như hoạt động ngân hàng càng đòi hỏi người quản trị, điều hành
TCTD phải có trình độ chuyên môn cao. Đây là một điều kiện đảm
bảo cho hoạt động của tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế
tình trạng phá sản trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật Các TCTD và các
quy định khác của pháp luật có liên quan (điểm d, khoản 1, Điều
20 Luật Các TCTD 2010).
Điều lệ của TCTD thực chất là sự cụ thể hoá các quy định của
pháp luật về tổ chức và hoạt động của một TCTD, nhằm xác định
nội dung cụ thể về mục tiêu, phương hương, hành vi, nội dung hoạt
động, cách thức tổ chức bộ máy quản lý, chế độ tài chính đồng thời
là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội bộ của
TCTD. Nội dung cụ thể của điều lệ TCTD được quy định chi tiết tại
khoản 1 Điều 31 Luật Các TCTD 2010.
- Tổ chức tín dụng phải có phương án kinh doanh khả thi (điểm
đ, khoản 1, Điều 20 Luật Các TCTD 2010). TCTD ra đời hoạt động
có hiệu quả thì trước hết tổ chức đó phải có được phương án kinh
doanh cụ thể, có cơ sở kinh doanh cụ thể, có cơ sở khoa học và
thực tiễn, xác định được hiệu quả và những lợi ích kinh tế mà nó sẽ

mang lại.
Đối với TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài, Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài các điều kiện để được cấp Giấy phép
được quy định khá chặt chẽ tại khoản 1,2,3 Điều 20 Luật Các TCTD
2010.
4


Riêng điều kiện cấp Giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã,
quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà
nước quy định. Điều đáng chú ý trong các điều kiện cấp Giấy phép
đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô pháp luật
nước ta quy định điều kiện có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên
địa bàn xin hoạt động (Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị
định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Điều 8 Nghị định số
28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam). Yêu cầu này nhằm giúp
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một tổ chức tín dụng, đồng
thời đảm bảo việc phát triển các TCTD có quy hoạch, thích ứng với
yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và đời sống xã hội.
Sau khi được cấp Giấy phép, TCTD phải đăng ký kinh doanh,
công bố thông tin và được quyền khai trương hoạt động.
II. Những đánh giá ban đầu và định hướng hoàn thiện

các quy định pháp luật về

cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ

chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay.


Các quy định về thành lập và hoạt động của TCTD vô cùng chặt
chẽ, từ đó các TCTD được thành lập là các tổ chức có đủ năng lực
tài chính và khả năng hoạt động có hiệu quả cao; giảm bớt được rủi
ro cho hệ thống ngân hàng và đặc biệt giúp cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có thể dễ dàng hơn trong khâu quản lý.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ,

pháp luật về cấp Giấy phép

và tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số điểm
hạn chế cần xem xét hoàn thiện:

Thứ nhất thiếu tính hợp lý:
5


Tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật thể hiện tính khả
thi và hiệu quả cao nhất về kinh tế - chính trị, xã hội. Tuy nhiên
Luật Các TCTD hiện hành chưa xem xét tới tính hợp lý của văn bản,
cụ thể:
- Để được cấp giấy phép các TCTD phải đáp ứng một loạt các

yêu cầu được quy định tại Điều 20 Luật Các TCTD 2010. Tuy nhiên
để đi vào hoạt động các TCTD còn cần phải đáp ứng một loạt các
yêu cầu khác về điều kiện khai trương hoạt động được quy định tại
Điều 26 Luật Các TCTD 2010. Như vậy sau khi đã được cấp Giấy
phép, các TCTD còn cần phải được NHNN công nhận đã đáp ứng
được một loạt các điều kiện khắt khe, phức tạp thì mới được phép
hoạt động. Điều đó làm cho thời hạn cấp giấy phép kéo dài hơn rất

nhiều so với quy định về thời hạn cấp giấy phép trong luật.
- Luật quy định các tiêu chuẩn, điều kiện khá khắt khe đối với
người quản lý, người điều hành, thành viên ban kiểm soát, thành
viên độc lập của hội đồng quản trị như: hội đồng quản trị của TCTD
là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có ít nhất
một thành viên độc lập; thành viên độc lập của hội đồng quản trị
phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý,
thành viên ban kiểm soát, không nhận lợi ích khác, bản thân không
sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết
của TCTD, bản thân và người có liên quan không sở hữu quá 5%
vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD,
không có người liên quan tham gia quản trị, điều hành TCTD); hội
đồng quản trị của TCTD tối thiểu phải có 50% thành viên hội đồng
quản trị là thành viên độc lập và thành viên không phải là người
điều hành TCTD...
6


- Luật quy định các TCTD phi ngân hàng không được nhận tiền

gửi của cá nhân là một điểm khá tương đồng so với pháp luật quốc
tế, tuy nhiên việc quy định này sẽ gây ra những khó khăn nhất
định đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD phi ngân hàng.
Với việc quy định như trên, sẽ khó có TCTD nào được cấp phép
thành lập trong thời gian tới.
Thứ hai, còn quy định mang tính định tính
Luật chưa giải thích rõ như thế nào được coi là “có nhu cầu
hoạt động ngân hàng” và “địa bàn” được hiểu ra sao. Cho nên việc
xem xét áp dụng rất khó khăn và có thể dẫn tới tùy tiện. Đồng thời
quy định như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu

của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Hậu quả là có thể dẫn đến tình trạng hoặc tồn tại quá nhiều
hoặc quá ít tổ chức tín dụng trên một phạm vi nhất định, gây mất
cân đối xã hội. Như vậy nên chăng nhà làm luật nên xóa bỏ điều
kiện này hoặc giải thích rõ thế nào là “có nhu cầu hoạt động ngân
hàng” và “địa bàn” để áp dụng một cách thống nhất.
Với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta hiện nay, yêu cầu phải nhanh chóng là hoàn
thiện thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về ngân hàng theo
hướng đơn giản hoá, loại bỏ những giấy phép không cần thiết; cơ
cấu tổ chức xây dựng theo hướng tăng cường tính chủ động, linh
hoạt của các TCTD tạo điều kiện cho những bước phát triển sau
này của ngành ngân hàng nói riêng và của kinh tế đất nước nói
chung.

7


PHỤ LỤC
MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng
01 năm 2011 của Chính phủ)
S
TT

Mức
Loại hình tổ chức tín dụng

vốn


pháp

định áp dụng cho
đến năm 2011

I
1
a
b
c
d
đ
2
3
4
5
6
a

Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng 100% vốn nước
ngoài
Chi

nhánh


Ngân

hàng

nước

ngoài
Ngân hàng chính sách
Ngân hàng đầu tư
Ngân hàng phát triển
Ngân hàng hợp tác
Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân Trung

ương
b
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Tổ chức tín dụng phi ngân
I
hàng
1
2

Công ty tài chính

3.000 tỷ đồng
3.000 tỷ đồng
3.000 tỷ đồng
3.000 tỷ đồng
15 triệu USD

5.000
3.000
5.000
3.000

tỷ
tỷ
tỷ
tỷ

đồng
đồng
đồng
đồng

3.000 tỷ đồng
0,1 tỷ đồng

500 tỷ đồng

Công ty cho thuê tài chính
8

150 tỷ đồng


9




×