BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
---------------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
KHOA HỌC CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NẢY SINH TỪ SỰ TÁC
ĐỘNG CỦA KHOA HỌC-CƠNG NGHỆ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
MÃ SỐ: CS.2012.19.14
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NGỌC KHÁ
TP. HỒ CHÍ MINH, 2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .........................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................10
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................................................10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................................11
7. Kết cấu của đề tài ..........................................................................................................11
Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ VÀ ĐẠO ĐỨC
..................................................................................................................................... 12
1.1. Một số quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo
đức .....................................................................................................................................12
1.1.1. Thuyết phản kỹ thuật ...........................................................................................12
1.1.2. Thuyết kỹ trị .........................................................................................................13
1.2. Quan điểm mác-xít về mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức .........15
1.2.1. Khoa học và đạo đức với tính cách là các hình thái ý thức xã hội .....................15
1.2.2. Vai trò của khoa học – công nghệ đối với các nấc thang giá trị đạo đức ..........20
1.2.3. Vai trò định hướng của các quan niệm đạo đức đối với sự phát triển khoa học –
công nghệ .......................................................................................................................26
Chương 2. MỘ SỐ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NẢY SINH TỪ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ: NỘI DỤNG VÀ GIẢI PHÁP ................................. 30
2.1. Nội dung một số vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học – công
nghệ ...................................................................................................................................30
2.1.1. Sự phát triển của khoa học – công nghệ tạo ra những nguy cơ đe dọa trực tiếp
sự sống của con người ...................................................................................................30
2
2.1.2. Sự phát triển của khoa học – công nghệ ảnh hưởng đến lương tâm, đạo lý của
con người .......................................................................................................................34
2.1.3. Sự phát triển của khoa học – công nghệ ảnh hưởng đến nhân cách của con
người ..............................................................................................................................47
2.2. Một số giải pháp mang tính định hướng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
khoa học – công nghệ và đạo đức ở nước ta hiện nay ....................................................54
2.2.1. Phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái .........................................................................................................................54
2.2.2. Phát triển khoa học – công nghệ vì mục tiêu con người .....................................56
2.2.3. Xây dựng một nền tảng đạo đức vững chắc định hướng cho sự phát triển khoa
học – công nghệ .............................................................................................................62
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 69
3
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học – công nghệ
ở Việt Nam hiện nay
Mã số:
CS.2012.19.14
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ngọc Khá
E-mail:
Tel : 091.802.9.802
Cơ quan và cá nhân phối hợp: Không
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2012 đến tháng 05/2013.
1. Mục tiêu:
Làm rõ những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học – công nghệ,
từ đó nêu lên một số giải pháp mang tính định hướng trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
2. Nội dung chính:
- Mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức
- Một số vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học – công nghệ: Nội
dung và giải pháp
3. Kết quả đạt được:
- Báo cáo khoa học
- Đĩa CD về các tư liệu đã khảo sát
- Bài báo khoa học
4
SUMMARY
RESEARCH ON SCIENCE AND TECHNOLOGY AT UNIVERSITY LEVEL
Project Title: Moral issues coming from the influence of science-technology in
Vietnam.
Code Number:
CS.2012.19.14
Coordinator:
Nguyen Ngoc Kha, Ph.D
E-mail:
Tel : 091.802.9.802
Cooperating Institution: No
Implementing Institution: The Political Education Faculty, the Ho Chi Minh City
University of Pedagogy
Duration: From May 2012 to May 2013
1. Objectives:
Identify moral issues coming from the influence of science-technology and
then propose some guideline solutions to deal with the relationship of science,
technology and moral issues in Vietnam.
2. Main contents:
- The relationship between science-technology and moral issues
- Some moral issues coming from the influence science-technology: Problems
and solutions.
3. Results obtained:
- Science report
- CD of the materials collected
- Journal article
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ
trên thế giới và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các
nước đang và chậm phát triển. Nó trở thành nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, đưa nhân loại tiến đần đến một nền văn minh mới. Bởi vậy, để hòa
vào dòng chảy chung, các nước chậm phát triển không thể không tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó khoa học – công nghệ có vị trí, vai trò cực kỳ quan
trọng.
Một trong những khát vọng lớn nhất của con người là chinh phục tự nhiên, có
được cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Dưới ánh sáng của các thành tựu của khoa
học – công nghệ hiện đại, con người đã dần dần thoát khỏi nỗi sợ hãi những tai họa
của thiên nhiên. Khoa học – công nghệ đã mang lại bao điều kỳ diệu, niềm tin vào
sức mạnh của trí tuệ con người và mở ra trước mắt nhân loại chân trời rộng mở về
một tương lai huy hoàng. Ngày nay, mỗi khi đứng nhìn những tòa nhà chọc trời giữa
thành phố, những cây cầu dài rộng bắc qua sông, những chiếc máy bay kiêu hãnh bay
giữa bầu trời trong xanh,…chúng ta thầm cảm ơn những điều kỳ diệu mà khoa học –
công nghệ mang đến cho nhân loại.
Lẽ ra, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ, con người
phải càng ngày càng được sống trong no ấm và hạnh phúc, trong một môi trường lành
mạnh và an toàn. Thế nhưng, có một nghịch lý đáng buồn là, song song với những
tiến bộ của khoa học – công nghệ, nhân loại lại ngày càng bất an về những tai họa
khủng khiếp do chính những thành tựu của mình mang lại. Nhất là, trong bối cảnh
của nền kinh tế thị trường, ngoài sự tác động tích cực của khoa học – công nghệ thì
nó lại làm nảy sinh hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển của đời sống xã hội, trong
đó có lĩnh vực đạo đức. Bởi lẽ, bên cạnh những người đang cần mẫn chăm sóc cho
vườn ươm hạnh phúc của nhân loại thì không ít kẻ lại áp dụng những tiến bộ của
khoa học – công nghệ để hủy diệt chính loài người. Hoặc vì những lý do cá nhân ích
kỷ, trong quá trình nghiên cứu khoa học, có người đã không ngần ngại xâm phạm đến
6
quyền sống của người khác. Hoặc, thậm chí những tiêu cực được nảy sinh từ chính
các thành tựu của khoa học – công nghệ.
Sự tác động của khoa học – công nghệ đối với đạo đức mang tính hai mặt. Dựa
vào khoa học – công nghệ, một mặt, con người nhận thức, đánh giá và lựa chọn đúng
đắn các giá trị đạo đức, từ đó điều chỉnh các hành vi của mình nhằm thúc đẩy xã hội
phát triển; nhưng mặt khác, con người có thể sử dụng khoa học – công nghệ vì những
lợi ích ích kỷ của mình, làm kìm hãm sự phát triển xã hội. Tính chất và mức độ của
sự tác động đó như thế nào vừa phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ chính trị, cơ sở
kinh tế – xã hội, nhu cầu và lợi ích giai cấp, dân tộc,…vừa phụ thuộc vào chính bản
thân các thành tựu khoa học – công nghệ.
Do vậy, làm rõ mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức, để từ đó nêu
lên những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học – công nghệ ở Việt
Nam hiện nay là hết sức cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Do đó, tôi chọn đề tài: “Những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa
học – công nghệ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Một trong những mối quan tâm của triết học là các hình thái ý thức xã hội, tức là
các hình thái ý thức phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định,
bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, tôn giáo, khoa học, đạo đức, văn
hóa,...Trong lịch sử phát triển của triết học, mối quan hệ giữa khoa học với các hình
thái ý thức xã hội khác, như đạo đức, văn hóa, tôn giáo, ý thức chính trị và ý thức
pháp quyền luôn là một vấn đề nhức nhối, trong đó các hình thái ý thức xã hội kia
luôn dẫn đến những bi kịch nan giải cho khoa học.
Chính vì thế, vấn đề mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức là một
trong những vấn đề được giới lý luận và các nhà hoạt động chính trị quan tâm, nghiên
cứu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, khi bàn về mối quan hệ này, cũng như những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự
tác động của khoa học – công nghệ có các công trình nghiên cứu từ những khía cạnh
khác nhau.
7
Các công trình của các tác giả như Trần Khánh Dư (2002), Những thành tựu phát
minh mới nhất trong khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX, Nxb Khoa học – Kỹ thuật, Hà
Nội, và Vũ Bội Tuyền (2003), Một số thành tựu khoa học – kỹ thuật nổi bật của thế
kỷ XX, Nxb Thanh niên, Hà Nội: Các công trình này chủ yếu chỉ ra vị trí, vai trò và ý
nghĩa khoa học, thực tiễn của những thành tựu nổi bật mới nhất của khoa học – kỹ thuật
thế kỷ XX.
Tương tự như vậy, Tác phẩm Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề
lớn của triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 do Lê Văn Giang biên soạn đã
phân tích những vấn đề triết học của các thành tựu về vật lý học, hóa học, sinh
vật học,…;
Tác phẩm của Vũ Cao Đàm (2010), Đạo đức của khoa học, Nxb Khoa học –
Kỹ thuật, Hà nội đã bàn về những vấn đề đạo đức đặt ra từ các phát minh trong
vật lý học, đặc biệt là vấn đề sản xuất ra vũ khí nguyên tử của Mỹ;
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn với công trình Tạo sinh vô tính và vấn đề sinh
đạo đức, Nxb Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội, 2009 đã làm rõ những nội dung cơ
bản của tạo sinh vô tính, từ đó phân tích các vấn đề đạo đức nảy sinh;
Công trình của Đỗ Kiên Cường (2003), Khoa học và tâm linh, Nxb Trẻ, TP.
Hồ Chí Minh đã phân tích các vấn đề đạo đức, văn hóa của khoa học, nhất là vai
trò của di truyền học trong nhân học phân tử, mối quan hệ giữa các thành tựu khoa
học và quan niệm tôn giáo;
Tác phẩm của Nguyễn Đình Hòa (2009), “Khoa học và đạo đức”, Tạp chí
Triết học, số 4 đã bàn về các quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa khoa học
và đạo đức, đặc biệt sự tác động của khoa học đối với đạo đức trong điều kiện
của chủ nghĩa tư bản.
Tác giả Nguyễn Văn Việt (2003), “Ảnh hưởng của di truyền học đến bức tranh
giá trị lý tưởng về cuộc sống con người”, Tạp chí triết học, số 3 đã khái quát những
vấn đề triết học đạo đức, văn hóa từ sự phát triển của Di truyền học.
Các công trình của các tác giả Đỗ Lan Hiền (2007), “Vấn đề xây dựng đạo đức
trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 2; Trường Lưu
(1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội; Nguyễn
8
Đình Tường (2010), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Triết học, số 3;
Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Chí Mỳ (2004), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Hồng Sơn (2004), Văn hóa
và phát triển: Nhận thức và vận dụng trong thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội: Các công trình này chủ yếu phân tích những khía cạnh đạo đức nảy sinh trong
điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ đó nêu
lên các giải pháp giải quyết.
Các công trình của các tác giả Nguyễn Thanh Thịnh, Đào Duy Tính, Lê Dũng
(1999), Quy hoạch phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Danh Sơn (Chủ biên), Nguyễn Thị Anh Thu, Nguyễn Mạnh Huấn (1999), Quan hệ
giữa phát triển khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế – xã hội trong công
nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Đỗ Minh
Cương (1995), Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội: Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về các khía cạnh tổ
chức, quản lý lĩnh vực khoa học – công nghệ ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Phạm văn Tình (2005), Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, số 173 đã
cung cấp các thông tin liên quan đến các thành tựu trong vật lý học và công nghệ sinh
học, những đánh giá của các học giả về các thành tựu ấy;
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết liên quan đến khía cạnh này hay khía cạnh khác
của mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức.
Có thể nói, có nhiều công trình, bài viết liên quan đến mối quan hệ giữa khoa học
– công nghệ và đạo đức, khai thác nó ở những góc độ, phương diện khác nhau. Tuy
nhiên, từ lập trường mác-xít để làm rõ mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo
đức, nêu lên những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học – công
nghệ, nhìn chung chưa được tìm hiểu một cách thấu đáo.
9
Do vậy, vấn đề này cần phải được khai thác, nghiên cứu ở một tầm lý luận mang
tính hệ thống, khoa học, từ đó nêu lên các giải pháp mang tính định hướng trong việc
giải quyết mối quan hệ này ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự
tác động của khoa học – công nghệ, từ đó nêu lên một số giải pháp mang tính định
hướng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức ở
Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khoa học – công nghệ và đạo
đức.
Thứ hai, làm rõ một số vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học –
công nghệ.
Thứ ba, nêu lên một số giải pháp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khoa
học – công nghệ và đạo đức ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của công trình là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy
vật lịch sử, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt
Nam về khoa học – công nghệ và đạo đức.
Phương pháp xuyên suốt mà tác giả sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật;
ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp: thống nhất giữa phân tích và tổng
hợp, lịch sử và lôgíc, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa,...
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại hết sức đa dạng, vô cùng phong
phú và phức tạp, nhưng lĩnh vực có tác động rất lớn đến đạo đức là Sinh vật học và
Vật lý học. Do vậy, đề tài chủ yếu triển khai, phân tích, làm rõ một số vấn đề đạo đức
nảy sinh từ sự tác động của Sinh vật học và Vật lý học.
10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, công trình góp phần làm rõ và sâu sắc thêm quan điểm triết học
mác-xít về mối quan hệ biện chứng giữa khoa học – công nghệ và đạo đức, cũng như
những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học – công nghệ. Do vậy, nó
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng
trong việc học tập và nghiên cứu triết học nói chung.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động
của khoa học – công nghệ góp phần chứng minh tính đúng đắn và phù hợp của các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong Chiến lược phát triển khoa
học – công nghệ và xây dựng nền tảng đạo đức mới. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa
khuyến nghị trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức
ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, công trình bao
gồm 2 chương và chia thành 4 tiết
11
Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ VÀ
ĐẠO ĐỨC
1.1. Một số quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo
đức
1.1.1. Thuyết phản kỹ thuật
Trong lịch sử tư tưởng triết học tồn tại những ý kiến khác nhau khi bàn về mối
quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức. Một số nhà triết học tư sản như B.
Rátxen, Karnai phủ nhận mối quan hệ này và cho rằng, khoa học – công nghệ không
thể giải quyết được vấn đề mà các giá trị đạo đức đặt ra. Theo họ, đạo đức và khoa
học – công nghệ không thể dung hòa với nhau. Hoặc ý kiến khác thì cho rằng, khoa
học – công nghệ hiện đại không đủ khả năng dẫn dắt các lý tưởng và hình thành đạo
đức, bởi vì đạo đức luôn phụ thuộc vào sự điều khiển và chi phối của cơ cấu chính trị
và bản chất của chế độ xã hội [Xem: 16, tr.25].
Phủ định mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức, về thực chất, là từ
bỏ các nguyên tắc đạo đức, không thừa nhận sự phản ánh của các chuẩn mực đạo đức
trong đời sống xã hội. Quan điểm đó dẫn tới hai khuynh hướng: một là, cản trở, kìm
hãm sự hình thành các giá trị đạo đức mới; hai là, xóa nhòa ranh giới giữa những
mục đích khác nhau của các phát minh khoa học – công nghệ.
Sự phát triển mạnh mẽ và tác động to lớn của khoa học – công nghệ đến mọi mặt
của đời sống xã hội trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những quan điểm
trái ngược nhau, mà tiêu biểu là thuyết phản kỹ thuật và thuyết kỹ trị.
Thuyết phản kỹ thuật coi khoa học, kỹ thuật và các hoạt động khoa học, kỹ thuật
như là những tội ác do con người gây ra cho đồng loại. Theo thuyết này, tình trạng
suy giảm đạo đức và những vấn đề xã hội bức xúc trong xã hội phương Tây hiện đại,
như con người trở nên cô đơn và quan hệ gia đình truyền thống bị rạn nứt, nạn thất
nghiệp, nghèo đói, bệnh tật, bạo lực, v.v... đều bắt nguồn trực tiếp từ chính sự phát
triển của khoa học, kỹ thuật. Họ không thấy nguyên nhân sâu xa dẫn đến trình trạng
đó nằm ở bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa. Chẳng hạn, họ lên án di truyền học
đang cố tình phá hủy môi trường sinh thái, những cấu trúc tạo hóa vốn được tạo ra từ
12
hàng triệu năm trên hành tinh; họ lên án các nhà sinh học và những người sử dụng
công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y học đang vi phạm những giá trị đạo đức
truyền thống. Bởi vậy, từ chỗ coi khoa học – công nghệ là cội nguồn của những nỗi
bất hạnh, khổ đau của con người, thuyết phản kỹ thuật chủ trương từ bỏ khoa học –
công nghệ. Và từ chỗ phủ nhận vai trò của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển
xã hội, thuyết phản kỹ thuật đã đồng thời phủ nhận mặt tích cực trong sự tác động của
khoa học – công nghệ đối với sự hình thành những giá trị đạo đức mới.
Ngày nay, những nghiên cứu triết học về khoa học – công nghệ đã cho thấy khoa
học – công nghệ giữ một vị trí trọng yếu trong đời sống đạo đức: chính ở trong khoa
học – công nghệ mà bản chất đạo đức duy lý của con người được thể hiện ra. Vì vậy,
việc tách rời khoa học – công nghệ khỏi đạo đức hoặc đề cao, thổi phồng hay hạ thấp
vai trò của khoa học – công nghệ sẽ gây nên thiệt hại cho cả khoa học – công nghệ
lẫn đạo đức.
1.1.2. Thuyết kỹ trị
Trái với thuyết phản kỹ thuật, thuyết kỹ trị lại cường điệu, thổi phồng đến mức
tuyệt đối hóa vai trò của khoa học – công nghệ. Nó cho rằng, toàn bộ sự phát triển
của xã hội, trong đó có đạo đức, hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế của tiến bộ khoa học
– công nghệ. Thuyết kỹ trị bắt nguồn từ tư tưởng của nhà kinh tế học Mỹ T. B. Vêblen
(T. B. Veblen) vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, phát triển mạnh trong những năm
30 của thế kỷ XX. Trong những năm 40, nhà xã hội học Mỹ J. Bơnơm (J. Burnham)
đưa ra thuyết “cuộc cách mạng quản lý”, theo đó, chủ nghĩa tư bản sẽ được thay thế
bằng “xã hội quản lý”, có nghĩa là việc điều khiển toàn bộ các quá trình kinh tế, chính
trị – xã hội sẽ thuộc về những đại diện của một tầng lớp mới không có sở hữu cá nhân
– các nhà kỹ thuật. Trong những năm 50 của thế kỷ XX, A. Bơli (A. Berle) đưa ra luận
đề về “cuộc cách mạng tư bản chủ nghĩa của thế kỷ XX”. Trong những năm 60 – 70, tư
tưởng kỹ trị được J. Gonbrết (J. Galbraith) phát triển trong học thuyết “xã hội học công
nghiệp hóa mới”. Đặc biệt, trong những năm 80 thế kỷ XX, thuyết kỹ trị lại được bổ
sung bằng những luận điểm biện hộ cho kỹ thuật lộ liễu hơn. Chẳng hạn, Robert
Solow (nhà kinh tế học Mỹ, giải thưởng Nobel 1987) khẳng định yếu tố kỹ thuật trở
13
thành nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế, theo đó R. Solow đã lấy nhân tố
“vật” làm cơ bản mà xem nhẹ nhân tố “Người” trong sự phát triển xã hội [Xem: 34].
Kỹ trị (technocracy: Cai trị bằng khoa học – kỹ thuật ): Phương pháp cai trị xã
hội bằng giới khoa học – kỹ thuật, là một xu hướng mới trong lịch sử quản lý nhà
nước. Thực chất của kỹ trị là đưa giới trí thức lên nắm quyền và áp dụng tri thức kỹ
thuật vào quản lý nhà nước.
Các nhà triết học và xã hội học tư sản cho rằng, một nền kỹ trị đúng nghĩa khi cả
ba nhân tố sau đây phải cùng tồn tại:
Thứ nhất, có sự thâm nhập thực sự của giới trí thức vào các cơ cấu cấp cao của
nền hành chính.
Thứ hai, có sự lấn át của thể chế kỹ trị khi hoạch định các chính sách phát triển
quốc gia.
Thứ ba, sự áp dụng rộng rãi các phương pháp kỹ trị khi hoạch định chính sách vĩ
mô.
Dưới góc độ tổ chức, quản lý của các nước phương Tây, hệ thống hành chính và
hệ thống chính trị là hai thực thể tách rời nhau. Các quyết sách phát triển quốc gia
được tạo ra từ hệ thống chính trị và được thực hiện bởi hệ thống hành chính. Nhưng
khi bị “kỹ trị hóa”, một số thể chế của hệ thống hành chính trở nên lấn át và đảm
đương việc hoạch định chính sách phát triển quốc gia thay cho vai trò của hệ thống
chính trị.
Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn giữa các chính sách được tạo ra từ hệ thống
chính trị và được thực hiện bởi hệ thống hành chính. Nếu các chính sách là sản phẩm
của các nhà kỹ trị thì nó phải là sản phẩm của việc tính toán kinh tế và kỹ thuật tối
ưu; ngược lại, nếu các chính sách do hệ thống chính trị quyết định thì nó là sản phẩm
của sự mặc cả giữa các thế lực chính trị và xem thường các yêu cầu hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, những quan niệm triết học và xã hội học tư sản về vai trò lãnh đạo của
các nhà chuyên môn kỹ thuật đối với đời sống xã hội, về sự tất yếu tập trung quyền lực
chính trị vào tay họ là nhằm mục đích hoàn thiện việc quản lý và để thoát ra khỏi cuộc
khủng hoảng trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
14
Với quan điểm đó, thuyết kỹ trị, một mặt, đã góp phần thúc đẩy quá trình nâng
cao trình độ của con người; nhưng mặt khác, nó lại làm cho sự phát triển của con
người trở nên méo mó, què quặt, biến họ thành những người máy thuần túy. Do vậy,
việc xác lập vai trò của khoa học – công nghệ như một hình thức chủ quyền của ý chí
con người, tất yếu dẫn đến sự xem thường, hạ thấp và làm nghèo những giá trị tinh
thần, thậm chí làm suy thoái những giá trị đạo đức.
Trái với quan niệm của các nhà triết học và xã hội học tư sản, triết học mác-xít
khẳng định giữa khoa học – công nghệ và đạo đức có mối quan hệ gắn bó, không tách
rời nhau, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, những thành tựu của khoa học –
công nghệ đóng vai trò là cơ sở, nền tảng của các nấc thang giá trị đạo đức; ngược lại,
những quan niệm đạo đức có vai trò định hướng cho sự phát triển của khoa học –
công nghệ.
1.2. Quan điểm mác-xít về mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức
1.2.1. Khoa học và đạo đức với tính cách là các hình thái ý thức xã hội
Khái niệm khoa học:
Một trong những mối quan tâm của triết học là các hình thái ý thức xã hội, tức là
các hình thái ý thức phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định,
bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, tôn giáo, khoa học, đạo đức, văn
hóa,...Trong lịch sử phát triển của triết học, mối quan hệ giữa khoa học với các hình
thái ý thức xã hội khác, như đạo đức, văn hóa, tôn giáo, ý thức chính trị và ý thức
pháp quyền luôn là một vấn đề nhức nhối, trong đó các hình thái ý thức xã hội kia
luôn dẫn đến những bi kịch nan giải cho khoa học.
Theo nghĩa rộng, khoa học (xuất phát từ tiếng Latinh scientia, có nghĩa là tri
thức hay hiểu biết), là hệ thống các tri thức phản ánh một cách đúng đắn bản chất và
các quy luật của hiện thực khách quan: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật
tư duy. Theo nghĩa hẹp, khoa học là hệ thống các tri thức lý thuyết và thực nghiệm về
giới tự nhiên, xã hội và con người, thu nhận được nhờ các phương pháp quan sát,
thực nghiệm và giải thích các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất.
15
Khoa học có nguồn gốc từ rất xa trong lịch sử phát triển của nhân loại. Gốc rễ
của khoa học nằm ở kỹ thuật chế tác các công cụ sản xuất ở thời kỳ cổ đại, khi đó lý
thuyết khoa học là một bộ phận của triết học. Do vậy, không phải ngẫu nhiên, triết
học thời kỳ cổ đại có khuynh hướng chung là nền triết học tự nhiên, có đối tượng
nghiên cứu bao quát mọi lĩnh vực của thế giới.
Khoa học hiện đại bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, khởi nguồn từ
các công trình của Plank (1990) và A. Einstein (1905, 1916) – gắn liền với thuyết
lượng tử và thuyết tương đối – hai cột trụ của vật lý học hiện đại. Đồng thời, phải kể
đến: Sự phát triển của toán học (hình học phi Euclide, hình học không giao hoán,…),
hóa học (lý thuyết lượng tử của nguyên tử, tổng hợp các nguyên tố, phát hiện các
đồng vị phóng xạ,…), sinh học (thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, xây dựng cấu trúc
ADN, sự phát triển của các khoa học về sự sống,…), y học (phát hiện ra penecillin,
insulin, tổng hợp nhiều loại thuốc mới, phát triển các kỹ thuật cấy ghép tạng,…) và
các chuyên ngành khác.
Sự phát triển của xã hội hiện đại, khoa học không tách rời công nghệ, mà những
thành tựu của chúng tạo thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho cuộc cách mạng khoa
học – công nghệ lần thứ hai vào nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Đó là một
cuộc cách mạng, mà chỉ trong chưa đầy một thế kỷ đã thúc đẩy xã hội loài người tạo
ra một lực lượng sản xuất “nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các
thời đại trước kia gộp lại” [19, tr.603], như C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu trong
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
Nội dung của khoa học – công nghệ mang tính khách quan, không phụ thuộc vào
bản chất các giai cấp hay các thể chế chính trị – xã hội. Nhưng mục đích của việc áp
dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ là chủ quan, nó gắn liền với lợi ích, hệ
tư tưởng của các giai cấp nhất định; gắn liền với bản sắc, truyền thống, phong tục tập
quán của các cộng đồng người trong xã hội.
Khái niệm đạo đức:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là một bộ phận quan trọng trong
kiến trúc thượng tầng của xã hội. Về mặt lịch sử, đạo đức xuất hiện cùng với sự xuất
16
hiện xã hội loài người, nó cung cấp cho con người những chuẩn mực tình cảm tốt
đẹp. Đạo đức có lợi thế là phản ánh bằng ý nghĩa xã hội cụ thể, do vậy nó dễ đi vào
lòng người.
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực nhằm hướng dẫn con người tiến tới cái thiện, cái chân, cái mỹ... chống lại
cái ác, cái giả, cái xấu,... Trong mỗi thời đại lịch sử, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội
để con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ giữa con người và
con người, giữa con người và xã hội” [25, tr.13].
Đạo đức là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế – xã hội sinh ra và
quyết định. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế – xã hội là một hình thái đạo đức
nhất định. Lịch sử nhân loại cũng là lịch sử phát triển của đạo đức, từ đạo đức của xã
hội công xã nguyên thủy đến đạo đức của xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong
kiến, đạo đức tư sản và ngày nay là đạo đức xã hội chủ nghĩa. Mỗi hệ thống đạo đức
ấy đều phản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội, gắn liền
với truyền thống, bản sắc của mỗi dân tộc. Do vậy, không phải ngẫu nhiên, khi phê
phán Đuyrinh về sự thừa nhận có một thứ đạo đức vĩnh cửu cho mọi thời đại, thừa
nhận những nguyên tắc đạo đức đứng trên lịch sử và trên cả những sự khác biệt về
tính cách dân tộc, Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về
đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc
bấy giờ” [20, tr.137], và do vậy “từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này
sang thời đại khác, nhưng quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng
thường trái ngược hẳn nhau” [20, tr.137].
Các học thuyết đạo đức từ xưa đến nay đều đưa ra những quan điểm, chuẩn mực
đạo đức khác nhau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích của cá nhân và lợi
ích của xã hội. Gbandzeladze viết: “Hệ thống đạo đức chỉ được đặt ra và chủ yếu
được đặt ra trong sự liên hệ giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của xã hội” [13, tr.12].
Không có chuẩn mực, quy tắc đạo đức nào chung cho mọi chế độ xã hội, càng
không có một quan điểm, một hành vi đạo đức nào chung cho mọi giai cấp, mọi tầng
lớp trong xã hội có phân chia thành giai cấp. Bởi vì, những chuẩn mực đạo đức của
mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi giai cấp, tầng lớp được hình thành trên cơ sở trực
17
tiếp là lợi ích của chính cộng đồng, dân tộc và giai cấp, tầng lớp ấy, những lợi ích này
lại bị quy định bởi các điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. “Chuẩn mực đạo đức đó
là là một hệ chuẩn phổ quát nhất tạo nên một trật tự xã hội tự giác. Trước hết, nó
được xác lập bằng sự cam kết giữa người này với người khác trong cộng đồng tạo
thành lệ, quy tắc thành chuẩn mực, thành phong tục, tập quán, những điều nên làm và
không nên làm được kiểm soát bằng dư luận xã hội. Chuẩn mực đạo đức thường được
quy định bởi các ứng xử cụ thể, hỗ trợ cho những giá trị được cộng đồng, nhóm xã
hội tin tưởng” [18, tr.341].
Chuẩn mực đạo đức là phương thức thực hiện, là cái cần phải có của đạo đức, từ
đó mới đặt ra cần khẳng định cái gì, cần phủ định cái gì, khuyến khích cái gì, ngăn
cản cái gì. Việc xác lập các chuẩn mực và quy tắc đạo đức của xã hội thông qua các
phạm trù thiện – ác, lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm,... Không phải ngẫu
nhiên, để xây dựng nền tảng đạo đức trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã
đưa ra chuẩn mực thiện – ác trong các quan hệ đạo đức. Người viết: “Thiện và ác là
hai cái mâu thuẫn luôn luôn đấu tranh gay gắt với nhau. Cuộc đấu tranh ấy phải
trường kỳ gian khổ, nhưng cuối cùng thì ác nhất định thất bại, thiện nhất định thắng”
[22, tr.136]. Người nhấn mạnh: “Thực hành chí công vô tư, cần kiệm, liêm chính, thế
là thiện. Nếu phạm phải quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lười biếng, thế là ác” [23,
tr.226-227].
Sự thống nhất giữa khoa học – công nghệ và đạo đức:
Đạo đức cũng như khoa học – công nghệ đều là sản phẩm của một cơ sở kinh tế
– xã hội nhất định, đều là sự phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Do đó, giữa đạo đức và khoa học – công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, dưới những hình thức khác nhau và có chức năng chung là điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội nhằm phát triển xã hội. Nhiều khi các quan hệ đạo đức thường ẩn giấu
khoa học – công nghệ, ngược lại có những quan điểm khoa học – công nghệ phản ánh
những giá trị đạo đức.
Sự thống nhất giữa khoa học – công nghệ và đạo đức được thể hiện ở chỗ, mục
đích chân chính của khoa học – công nghệ và đạo đức là tạo ra mọi điều kiện để giúp
con người cải biến tự nhiên, cải biến xã hội, cải biến bản thân mình, xây dựng cuộc
18
sống hạnh phúc cho cá nhân và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Chính vì thế, sự
thống nhất giữa khoa học – công nghệ và đạo đức được thể hiện cụ thể thông qua hệ
thống các giá trị xã hội.
Mặt khác, đạo đức cũng là một trong những quy luật xã hội về mối quan hệ giữa
con người với con người, vì vậy bản thân đạo đức là những chân lý khoa học về cuộc
sống của cái thiện và cái ác, cái chính và cái tà, v.v... Con người trong quá trình nhận
thức những tri thức khoa học để hình thành thế giới quan thì cũng đồng thời hình
thành nhân sinh quan. Đạo đức là một mặt của nhân sinh quan, biểu hiện cụ thể bằng
thái độ, hành vi, cách ứng xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên,
với xã hội và với bản thân mình. Vì vậy, thế giới quan và nhân sinh quan cũng là hai
mặt khoa học và đạo đức (tài và đức) của một cá nhân. Tuy nhiên, không phải ở đâu,
bất cứ ở một người nào hai mặt đó cũng phát triển song hành. Từ xa xưa đã có rất
nhiều quan điểm khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa khoa học và đạo đức. “Khoa
học mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn” (Rabơle). Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Nếu khoa học mà không có đạo đức thì trở nên tàn bạo, nhưng có đạo đức mà
không có khoa học thì cũng trở thành ngu muội” [22, tr. 201].
Cách đánh giá của khoa học – công nghệ là chân lý hay sai lầm, còn cách đánh
giá của đạo đức là cái thiện hay cái ác. Tính chân lý của cái thiện thường phù hợp với
tiến trình và quy luật phát triển của xã hội.
Khoa học – công nghệ thường được thực hiện thông qua những con người cụ
thể, còn đạo đức được bảo đảm do lương tâm con người, do sự phê phán của dư luận
xã hội.
Phạm vi đạo đức có nội dung bao quát và rộng hơn khoa học – công nghệ. Khoa
học – công nghệ điều chỉnh một số mặt của đời sống xã hội, còn đạo đức xâm nhập
vào tất cả các hoạt động xã hội, trong mọi quan hệ kể cả đối với chính bản thân mỗi
người.
Tương quan giữa khoa học – công nghệ và đạo đức là mối tương quan giữa cái
chân và cái thiện. Cái này làm tiền đề cho cái kia và bổ sung cho nhau cùng phát
triển. Đạo đức và khoa học – công nghệ giúp cho con người tránh cái xấu, học hỏi
hướng tới cái đẹp và làm theo cái đẹp, tiến tới tự giác làm điều tốt. Đạo đức và khoa
19
học – công nghệ phù hợp với nhau khi nội dung và ý nghĩa của chúng phù hợp với lợi
ích xã hội. Khoa học – công nghệ đặt ra cho đạo đức một nhiệm vụ quan trọng là giáo
dục và hoàn thiện nhân cách con người; còn đời sống đạo đức là nguồn chất liệu làm
nền móng cho sáng tạo khoa học – công nghệ, định hướng cho sự phát triển của khoa
học – công nghệ.
1.2.2. Vai trò của khoa học – công nghệ đối với các nấc thang giá trị đạo đức
Giữa khoa học – công nghệ và đạo đức có mối quan hệ biện chứng khăng khít,
gắn bó với nhau, không thể tách rời nhau, vì khoa học – công nghệ luôn là cơ sở, nền
tảng cho đời sống đạo đức thực sự của con người.
Trong quá trình hình thành đạo đức mới luôn luôn gắn liền với những thành tựu
của khoa học – công nghệ. Tri thức khoa học – công nghệ giúp cho các chủ thể đạo
đức nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và điều chỉnh các hành vi sao
cho hợp lý trong đời sống đạo đức. Ngược lại, đạo đức có vai trò thúc đẩy quá trình
tìm tòi chân lý khoa học để phục vụ cho thực tiễn đời sống của xã hội. Mặc dù chân
lý khoa học là khách quan, nhưng vấn đề quan trọng là: Con người phát minh sử
dụng chân lý đó theo động cơ nào ? Đem lại lợi ích cho ai ? Đem lại hòa bình, văn
minh cho nhân loại hay sản xuất ra vũ khí giết người hàng loạt ?,v.v…
Thực tế đã chứng minh sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
hiện đại cùng với việc nó đang từng bước trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
không chỉ làm thay đổi căn bản nền sản xuất xã hội, mà còn làm thay đổi chính vị trí
của con người trong quá trình sản xuất. Do đó, khoa học – công nghệ cũng tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của đạo đức, làm thay đổi thang giá trị, những nguyên tắc
chi phối hoạt động của con người và xã hội.
Con người sáng tạo ra khoa học – công nghệ, nhưng một khi đã trở thành thực
thể độc lập thì bản thân nó vận động theo các quy luật nội tại. Điều này khiến cho con
người, trong những chừng mực nhất định, không thể kiểm soát hết được mọi tác
động, cũng như không thể dự báo hết được những hậu quả do tiến bộ khoa học –
công nghệ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đạo đức.
Trước hết phải nói rằng, khoa học – công nghệ có vai trò cực kỳ quan trọng
trong đời sống của con người và xã hội loài người. Khoa học và những phát triển
20
công nghệ kèm theo có vai trò then chốt trong nền văn minh đương đại – nền văn
minh trí tuệ. Để chứng minh cho nhận định đó, có thể đưa ra ba dẫn chứng điển hình.
Đó là: Đóng góp của thuyết cơ học lượng tử trong nền kinh tế hiện đại; vai trò của
toán học và vật lý học đối với triết học, nhất là vấn đề nhận thức luận; và ý nghĩa của
di truyền học trong nhân học phân tử.
Chẳng hạn, vai trò của di truyền học trong nhân học phân tử: Di truyền học giúp
xây dựng ngành nhân học phân tử, một ngành dùng các phân tích phân tử để phân
loại và nghiên cứu quá trình tiến hóa của giống loài động vật, đặc biệt để khám phá
nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người.
Thuyết Rời khỏi châu Phi về nguồn gốc loài người cho rằng, loài người xuất
hiện tại Đông Phi vào khoảng 160.000 – 200.000 năm trước. Và cách đây khoảng
50.000 năm, một nhóm người tinh khôn đã vượt biển Đỏ sang Trung Đông để khởi
nguồn cho một cuộc hành trình vĩ đại chiếm lĩnh hành tinh. Cuộc hành trình đó có thể
được vẽ lại với sai số chỉ 2-3 ngàn năm, nhờ kỹ thuật phân tích của ngành nhân học
phân tử. Cũng nhờ di truyền học, các nhà nhân học tại Viện nhân học Max Plank,
Đức đã phân tích ADN của hóa thạch xương tìm thấy tại Croatia của người
Neanderthal, loại người hiện đại đã tuyệt chủng cách đây 28.000 năm, sau khi từng
thống trị châu Âu hàng trăm ngàn năm. [Xem: 5, tr.51-59].
Khoa học – công nghệ là kết quả của những lao động tìm tòi, sáng tạo và khám
phá các quy luật của thế giới khách quan và sự vận dụng các quy luật đó phục vụ đời
sống của con người, làm cho con người ngày càng có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc. Chính vì vậy, bản thân khoa học – công nghệ đã chứa đựng những lý tưởng
đạo đức hết sức cao cả. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng, những thành quả của khoa
học –công nghệ đã ngày càng giữ vai trò cơ bản, chủ đạo trong việc nâng cao cuộc
sống của con người. Cũng nhờ vào những thành tựu vĩ đại mà khoa học – công nghệ
mang lại, con người ngày càng vận dụng những quy luật tự nhiên, quy luật xã hội để
để chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội nhằm thực hiện những ước mơ, khát vọng, hoài
bão, lý tưởng của mình. Như vậy, khoa học – công nghệ chẳng những đã chứa đựng
những lý tưởng đạo đức, mà còn là phương thức để con người chinh phục tự nhiên,
cải tạo xã hội nhằm phục vụ đời sống của con người.
21
So với ý thức đạo đức, ý thức khoa học thường mang tính vượt trước và mang
tính biến đổi, tính cách mạng mau lẹ hơn. Chính vì thế, khoa học – công nghệ không
chỉ mang trong mình những lý tưởng, ước mơ đạo đức, mà còn góp phần làm cho
những lý tưởng, ước mơ đạo đức biến đổi ngày càng gần với cuộc sống, đồng thời
loại bỏ những nhân tố lạc hậu, bảo thủ trong đạo đức, làm cho cái thiện trong đạo đức
ngày càng gắn liền với cái luân lý trong khoa học.
Vai trò của khoa học – công nghệ đối với các nấc thang giá trị đạo đức mang
tính lịch sử – cụ thể. Nghĩa là, sự tác động đó theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực,
tiến bộ hay lạc hậu tùy thuộc vào bản chất của chế độ, tính chất của thời đại; tùy
thuộc vào lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; tùy thuộc vào bản sắc,
truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc.
Khoa học – công nghệ đóng vai trò quyết định trong việc phát triển lực lượng
sản xuất, hơn thế nữa trong thời đại ngày nay bản thân nó đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, là một trong những động lực quyết định sự phát triển của xã hội.
Nhưng lực lượng sản xuất phát triển sẽ dẫn đến sự thay đổi các quan hệ sản xuất; đến
lượt mình, các quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho tất cả các quan hệ xã hội phải
thay đổi theo, trong đó có các quan hệ đạo đức. Tuy nhiên, sự thay đổi đó không phải
diễn ra theo một quá trình giản đơn, trực tiếp mà nó diễn ra dưới sự ảnh hưởng của
những kết cấu lợi ích của xã hội, đặc biệt là lợi ích giai cấp. Chính điều này đã gây
nên những cuộc tranh luận kéo dài nhiều thế kỷ và nhiều khi trở nên hết sức gay gắt
xung quanh mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học – công nghệ và đạo đức.
Những mâu thuẫn, xung đột giữa tiến bộ khoa học – công nghệ và tiến bộ đạo
đức trong xã hội tư bản đang diễn ra ngày càng gay gắt là sự phản ánh những mâu
thuẫn ngày sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản, kể từ khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng
khoa học – kỹ thuật lần thứ hai, xã hội đã tạo ra một lực lượng sản xuất “nhiều hơn
và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thời đại trước kia gộp lại”[19, tr.603],
như C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu lên trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Đáng
lẽ ra, với một lực lượng sản xuất ở trình độ cao như vậy, nhân loại sẽ bước vào một
cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, dưới chủ nghĩa tư bản cứ một bước
22
tiến của khoa học – công nghệ thì nhân dân lao động lại bị đẩy thêm một bước vào
vòng khốn khổ, bất hạnh. Vì những lợi ích ích kỷ của mình, giai cấp tư sản đã độc
chiếm toàn bộ các thành tựu của khoa học – công nghệ, biến chúng thành những công
cụ bóc lột nhân dân lao động, hủy hoại các giá trị đạo đức, phục vụ cho mục đích vì
lợi nhuận tối đa của mình. Nhưng mặt khác, giai cấp tư sản cũng đang tìm cách lợi
dụng những thành quả của khoa học – công nghệ để điều hòa làm giảm bớt những
mâu thuẫn xã hội nhằm củng cố địa vị thống trị của mình.
C. Mác vạch rõ, giai cấp tư sản đã “thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và
người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối “tiền trao cháo múc”
không tình không nghĩa” [19, tr.600]. C. Mác đặc biệt nhấn mạnh, giai cấp tư sản đã
“biến phẩm giá của con người thành giá trị trao đổi; nó đã đem tự do buôn bán duy
nhất và vô sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã giành được một
cách chính đáng” [ 19, tr.600]. Đồng thời, C. Mác cũng chỉ ra rằng, trong chế độ tư
bản chủ nghĩa, cùng với sự trỗi dậy của những thành tựu khoa học – công nghệ thì
người ta cũng thấy lộ ra những dấu hiệu của một sự suy sụp về đạo đức, vượt rất xa
những suy sụp đã được ghi vào lịch sử ở thời kỳ cuối của đế quốc La Mã.
Đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa tư bản là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất. Quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị, quan hệ
hàng – tiền. Trong xã hội đó, lợi nhuận tối đa trở thành lẽ sống của giai cấp tư sản.
Với bản chất bóc lột, giai cấp tư sản sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ
đoạn phi nhân tính, đẫm máu nhất để giành được lợi nhuận cao nhất. Chủ nghĩa tư
bản, trong tính cạnh tranh khốc liệt và phân cực tối đa của nó, đã ra sức thúc đẩy tiến
bộ khoa học – công nghệ, nhưng khi càng phát triển về mặt kinh tế thì nó lại càng sa
vào tình trạng rối loạn xã hội và khủng hoảng đạo đức.
Khắc họa sự tác động tiêu cực của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong chủ
nghĩa tư bản, C. Mác cho rằng, thắng lợi của kỹ thuật dường như được mua bằng cái
giá là làm mất phẩm chất đạo đức của con người. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã dùng
các sản phẩm của hệ thống công nghệ mới để làm tha hóa con người nhiều hơn và
tiêu diệt con người nhanh hơn. Không phải ngẫu nhiên, ngay trong tác phẩm “Bản
thảo kinh tế – triết học 1844”, C. Mác đã khắc họa: “Con người (công nhân) chỉ cảm
23
thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những chức năng động vật của mình –
ăn, uống, sinh con đẻ cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức,v.v., – còn
trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ còn là con
vật. Cái có tính súc vật trở thành cái có tính người, còn cái có tính người thì biến
thành cái có tính súc vật” [21, tr. 51]
Chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, cùng nền sản
xuất nhỏ phân tán được xã hội hóa ngày càng cao, phân công lao động phát triển,
năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt. Ngoài những mặt tích cực đó, giai cấp tư sản đã
để lại cho xã hội không ít những hậu quả tiêu cực: vấn đề công lý và nền đạo đức
trong xã hội không được đảm bảo bình thường, con người trở nên ích kỷ, đạo lý trong
xã hội ngày càng suy giảm.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ trong những năm cuối của
thiên niên kỷ thứ hai là yếu tố cơ bản, có tính quyết định đối với tiến trình toàn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó có lĩnh vực đạo đức. Tuy nhiên, thực trạng xã
hội phương Tây dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại
cho thấy, tại sao bước nhảy vọt vĩ đại nhất của loài người hướng về sự thịnh vượng
vật chất lại dẫn đến sự đổ vỡ nghiêm trọng về mặt xã hội ? Và tại sao kỷ nguyên vĩ
đại nhất về thành tựu khoa học – công nghệ lại làm hư hại những điều kiện sống trên
Trái đất ? Khoa học – công nghệ vốn có sức mạnh và hữu ích, song sự phát triển của
nó lại đặt ra nhiều vấn đề về mặt đạo đức ?
Một thực tế rõ ràng rằng, nền kinh tế thị trường, không phải là sản phẩm riêng
của chủ nghĩa tư bản, mà là một phương thức thực hiện kinh tế do sự phát triển của
nền văn minh nhân loại đưa lại. Đặc điểm chung của kinh tế thị trường là vận hành
theo nguyên tắc trao đổi hàng hóa và quy luật giá trị. Tuy nhiên, trong những chế độ
xã hội khác nhau, mục đích của kinh tế thị trường cũng khác nhau. Trong nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa, mục đích của nhà tư bản, như C. Mác đã vạch ra trong
“Tư bản”, là giá trị thặng dư, trong đó mọi quan hệ xã hội đều bị biến thành quan hệ
hàng – tiền, đều có thể đem ra mua bán, trao đổi.
Do đó, khi sử dụng khoa học – công nghệ với tính cách là một công cụ bóc lột,
giai cấp tư sản đã không quan tâm đến những hậu quả về mặt xã hội có thể nảy sinh.
24
Có thể nói, chính mâu thuẫn giữa chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất và tính xã hội hóa ngày càng cao của hệ thống khoa học – công nghệ
mới – tức lực lượng sản xuất mới, là nguồn gốc dẫn đến các vấn đề đạo đức xã hội
nghiêm trọng.
Đạo đức trong xã hội tư bản bao gồm nhiều kiểu đạo đức khác nhau. Đạo đức
của giai cấp tư sản, đạo đức của giai cấp công nhân, đạo đức của những lực lượng xã
hội khác. Các kiểu đạo đức này thường xâm nhập vào nhau, đan xen và không ngừng
đấu tranh với nhau, tạo nên con đường phát triển xã hội trên cơ sở khẳng định mặt
tích cực, tiến bộ; triệt tiêu mặt tiêu cực, lạc hậu; mở rộng khả năng phát triển đạo đức
trong tương lai của một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
Khi chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi và các giai cấp bóc lột trong xã hội đã bị tiêu
diệt thì đạo đức xã hội chủ nghĩa cũng được hình thành và trở nên thống trị.
Đạo đức xã hội chủ nghĩa là giai đoạn cao trên con đường tiến lên của đạo đức
loài người. So với đạo đức tiên tiến trước đây, đạo đức xã hội chủ nghĩa là một hình
thức đạo đức mới về chất. Nó biểu hiện cho phẩm giá và vinh quang của nhân loại.
Trong chủ nghĩa xã hội, mục đích của khoa học – công nghệ và đạo đức thống
nhất với nhau. Khoa học – công nghệ và đạo đức là điều kiện để con người cải biến
xã hội, xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Như vậy, việc giải quyết cơ bản và toàn diện
những xung đột gay gắt giữa tiến bộ khoa học – công nghệ và đạo đức chỉ diễn ra
trong điều kiện một xã hội không còn đối kháng giai cấp, không có chế độ người bóc
lột người. Ở đó, những thành quả của khoa học – công nghệ được sử dụng như một
phương thức giải phóng con người, nâng cao các giá trị nhân phẩm, làm cho con
người có được cuộc sống ngày càng tự do, hạnh phúc, đồng thời hạn chế những tác
động bất lợi mang tính tự phát từ bản thân tiến bộ khoa học – công nghệ. Và cũng
trong xã hội đó, khoa học – công nghệ thực hiện chức năng giáo dục, trong đó có giáo
dục đạo đức, làm cho các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức được chuyển tải tới mọi đối
tượng một cách sâu sắc.
25