Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây an điền nón (hedyotis pilulifera (pit ) t n ninh rubiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH QUỲNH PHÚ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY AN ĐIỀN NÓN
(HEDYOTIS PILULIFERA (PIT.) T.N.NINH –
RUBIACEAE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH QUỲNH PHÚ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY AN ĐIỀN NÓN
(HEDYOTIS PILULIFERA (PIT.) T.N.NINH –


RUBIACEAE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực
cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học,
các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn Dược liệu, Dược học cổ truyền và Thực
vật Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Y
Dược Huế, Ban chủ nhiệm và các cán bộ đồng nghiệp trong Khoa Dược - Trường
Đại học Y Dược Huế đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài, người đã
tận tình hướng dẫn, luôn quan tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thế Cường, ThS. Hồ Việt
Đức và ThS. Lê Tuấn Anh đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới gia đình, người thân và
bạn bè, những người luôn bên cạnh ủng hộ và động viên tôi trong quá trình học tập.

Huế, ngày 12 tháng 10 năm 2015

Nguyễn Đình Quỳnh Phú


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Chi An điền (Hedyotis L.) ....................................................................................2
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố ...........................................................................2
1.1.2. Thành phần hóa học ..........................................................................................4
1.1.3. Tác dụng dược lý và công dụng ......................................................................12
1.2. Cây An điền nón Hedyotis pilulifera (Pit.) T.N.Ninh ........................................18
1.2.1. Vị trí phân loại ................................................................................................18
1.2.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................18
1.2.3. Thành phần hóa học ........................................................................................18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................19
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu ...............................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................19
2.1.2. Hóa chất, máy móc, thiết bị dùng trong nghiên cứu .......................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật ...................................................................................19
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học .................................................................20
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật ..........................................................................27
3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học loài nghiên cứu ...........27

3.1.2. Đặc điểm vi phẫu cây An điền nón .................................................................29
3.1.3. Đặc điểm bột cây An điền nón ........................................................................32
3.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học .......................................................33
3.2.1. Định tính các nhóm chất chính trong cây .......................................................33
3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ cây An điền nón ................................34


3.2.3. Xác định cấu trúc hợp chất phân lập được từ cây An điền nón ......................39
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................50
4.1. Về thực vật .........................................................................................................50
4.2. Về thành phần hóa học .......................................................................................51
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 57
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

AH
ALT
AST
b
13
C-NMR
CD3OD
CDCl3
COSY
d
DEPT

Hep-G2
HMBC
1
H-NMR
HSQC
IC50
IM
LD50
LDH
HL-60
k562
MCF-7
MRSA
MTT
NMR
NOESY
RP18
SGOT
SGPT
s
SKC
SK-Hep-1
STT
TBA-MDA
THP-1
TLTK

: Atypical hyperplasia
: Alanin Amino Transferase
: Aspartate Aminno Transferase

: broad
: Carbon Nuclear Magnetic Resonance
: Deuterated methanol
: Deuterated chloroform
: Correlation spectroscopy
: doublet
: Distortionless enhancement by polarization transfer
: Liver hepato cellular carcinoma cell
: Heteronuclear multiple bond correlation
: Proton Nuclear Magnetic Resonance
: Heteronuclear single quantum correlation
: Inhibition concentration at 50%
: Intestinal metaplasia
: Lethal dose 50%
: Lactate dehydrogenase
: Human leukemic cell
: Human leukemia cell
: Breast carcinoma cell
: Methicilline resistant Staphylococcus aureus
: 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromid
: Nuclear Magnetic Resonance
: Nuclear overhauser effect spectroscopy
: Reversed phase
: Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase
: Serum Glutamic Pyruvic Transaminase
: singlet
: Sắc ký cột
: Human endothelial cell
: Số thứ tự
: Thiobarbituric acid-Malonyl dialdehyd

: Human monocytic cell
: Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Hedyotis L. ở Việt Nam ................................................... 2
Bảng 1.2. Một số alkaloid tiêu biểu được phân lập từ chi Hedyotis L. ......................... 4
Bảng 1.3. Một số iridoid tiêu biểu được phân lập từ chi Hedyotis L. ........................... 8
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong mẫu cây nghiên cứu .......... 33
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất HP4 và hợp chất tham khảo ..................... 40
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất HP6 và hợp chất tham khảo ..................... 43
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất HP3 và hợp chất tham khảo ..................... 46
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất HP7 và hợp chất tham khảo ..................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Ảnh cành mang lá và hoa của cây An điền nón Hedyotis pilulifera ............ 28
Hình 3.2. Ảnh hoa, quả và hạt của cây An điền nón Hedyotis pilulifera ..................... 28
Hình 3.3. Ảnh vi phẫu thân cây An điền nón .............................................................. 29
Hình 3.4. Ảnh vi phẫu lá cây An điền nón (vật kính 10) ............................................ 30
Hình 3.5. Ảnh vi phẫu lá cây An điền nón (vật kính 40) ............................................ 31
Hình 3.6. Ảnh một số đặc điểm bột thân cây An điền nón ......................................... 32
Hình 3.7. Ảnh một số đặc điểm bột lá cây An điền nón ............................................. 33
Hình 3.8. Sơ đồ tạo cao chiết phân đoạn từ phần trên mặt đất cây An điền nón ........ 35
Hình 3.9. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn nước của cây An điền nón ....... 37
Hình 3.10. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetate của
cây An điền nón .......................................................................................... 38

Hình 3.11. Ảnh sắc ký đồ của 4 hợp chất phân lập được ............................................ 38
Hình 3.12. Cấu trúc hóa học của hợp chất HP4 ........................................................... 41
Hình 3.13. Tương tác HMBC, COSY, NOESY chính của hợp chất HP4 ................... 41
Hình 3.14. Cấu trúc hóa học của hợp chất HP6 ........................................................... 44
Hình 3.15. Tương tác HMBC, COSY, NOESY chính của hợp chất HP6 ................... 44
Hình 3.16. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC chính của hợp chất HP3 ............... 46
Hình 3.17. Cấu trúc hóa học của hợp chất HP7 ........................................................... 49
Hình 3.18. Tương tác HMBC, COSY, NOESY chính của hợp chất HP7 ................... 49
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của 4 hợp chất phân lập được .......................................... 52
Hình 4.2. Con đường sinh tổng hợp chính của iridoid . ............................................... 53
Hình 4.3. Chu trình sinh tổng hợp iridoid glycosid ở họ Rubiaceae ........................... 54


ĐẶT VẤN ĐỀ

An điền (Hedyotis L.) là một chi lớn trong họ Cà phê (Rubiaceae). Trên thế
giới chi này đã ghi nhận được có khoảng 500 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới [17]. Ở Việt Nam, theo tác giả Phạm Hoàng Hộ, chi Hedyotis
L. có khoảng 70 loài, phân bố nhiều nơi, rải rác khắp cả nước [6].
Thành phần hoá học của chi Hedyotis L. khá đa dạng với các nhóm hợp chất
có hoạt tính sinh học như alcaloid, anthraquinon, flavonoid, saponin, sterol, iridoid
và lignan. Nhiều loài trong chi Hedyotis L. đã được sử dụng trong y học cổ truyền
nhiều nước (đặc biệt là ở các nước châu Á) để chữa bệnh như điều trị thấp khớp,
đau dạ dày, suy nhược thần kinh, hạ sốt, làm vết thương nhanh lên da non… [67].
Các nghiên cứu của Y học hiện đại đã cho thấy các dịch chiết hoặc những hợp chất
phân lập từ các loài thuộc chi Hedyotis L. chứa đựng nhiều hoạt tính sinh học tốt
như kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, gây độc tế bào ung thư, bảo vệ tế
bào thần kinh... [54]. Như vậy có thể thấy với số loài phong phú, chi An điền chứa
đựng tiềm năng cho các nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất mới có tác dụng, cũng
như định hướng cho những nghiên cứu phát triển thành sản phẩm thuốc phục vụ sức

khỏe con người.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây An điền nón (Hedyotis pilulifera (Pit.)
T.N.Ninh) được người dân ở vùng bảo tồn Khe Trăn dùng để chữa các bệnh về
đường tiêu hóa và đau nhức xương khớp [16]. Tuy nhiên cho đến nay chưa thấy có
công bố khoa học nào về đặc điểm thực vật cũng như thành phần hóa học hay tác
dụng sinh học của loài này. Việc làm sáng tỏ các đặc điểm thực vật như quan sát,
mô tả hình thái, nghiên cứu đặc điểm vi học và phân tích, nghiên cứu thành phần
hóa học của loài H. pilulifera (Pit.) T.N.Ninh sẽ góp phần cung cấp những kiến thức
khoa học và góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu. Với lý do đó, đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây An điền nón
Hedyotis pilulifera (Pit.) T.N.Ninh − Rubiaceae” với 2 mục tiêu chính:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây An điền nón.
2. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 4–5 hợp chất phân lập

được từ cây An điền nón.

1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Chi An điền (Hedyotis L.)
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
Trên thế giới chi Hedyotis L. gồm khoảng 500 loài, phân bố rộng ở khu vực
cận nhiệt đới và nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, thường mọc ở trong rừng,
ven rừng nơi đất ẩm, từ vùng núi cao đến vùng đất cát ven biển. Các loài thuộc chi
Hedyotis L. thường là cây thảo, cây bụi, hàng năm hoặc lâu năm, cây phát triển
dạng bò hoặc leo. Thân thường 4 cạnh, cạnh gần tròn đến tròn, có lông hay không
lông. Lá mọc đối (hiếm khi mọc vòng), lá kèm không rụng, gắn với cuống lá ở gốc,
hay kết hợp xung quanh thân cây thường gọi là lá bẹ. Lá bẹ thường dạng hình tam
giác có chia thùy và có lông cứng. Hoa dạng chùm tán ở ngọn, nách lá, hoặc ở cả

ngọn và nách lá, có cọng ngắn hoặc dài. Hoa thường lưỡng tính. Tràng hoa màu
trắng, hồng, tím hoặc màu xanh, hình ống khác nhau, nhẵn hoặc có lông bên trong,
thùy 4 (hoặc 5 như H. hainanensis (Chun) W. C. Ko), nhị 4 (hoặc 5 như H.
hainanensis (Chun) W. C. Ko) số lượng bằng tràng hoa, nằm xen kẻ với tràng, đính
vào ống hoặc họng tràng. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới. Núm
nhụy chẻ đôi. Đài kém phát triển, thường có 4 răng (hoặc 5 răng như H. hainanensis
(Chun) W. C. Ko) dính với bầu. Trái tròn hay hình xoan, nang nhỏ, không tự khai,
hay tự khai với quản bì mỏng, lá đài không hình muỗng, hạt từ vài đến nhiều, nhỏ,
góc có cạnh hoặc phẳng lồi [17].
Theo Phạm Hoàng Hộ, chi An điền ở nước ta có khoảng 70 loài, chia làm 7
thứ, phân bố rải rác khắp cả nước (Bảng 1.1) [5], [6]. Gần đây, các nhà khoa học tại
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện và bổ sung loài
Hedyotis cathayana W. C. Ko (An điền Trung Quốc) vào hệ thực vật nước ta.
Trước đây, loài này chỉ được ghi nhận ở Hải Nam (Trung Quốc) [5]. Ở Malaysia có
khoảng 35 loài, ở Trung Quốc có 67 loài (trong đó có 38 loài đặc hữu) [18].
Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Hedyotis L. ở Việt Nam [6]
STT
1
2
3
4

Tên khoa học
Tên Việt Nam
H. ovatifolia
An điền lá xoan
H. oligocephala
H. pachycarpa
H. corymbosa
Cóc mẵn


STT
36
37
38
39

2

Tên khoa học
H. pterita
H. hedyotidea
H. krewanhensis
H. lecomtei

Tên Việt Nam
An điền cánh
An điền Krewanh
An điền Lecomte


5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

H. diffusa
H. herbacea
H. heynii
H. arguta
H. labialis
H. biflora
H. precox

H. contracta
H.
valerianelloides
H. crassiflolia
H. dichotoma

An điền lan
An điền cỏ
An điền lữ đồng
An điền tinh
An điền môi
An điền hai hoa
An điền sớm
An điền ngắn

An điền lá dày
An điền lưỡng
phân
H. justiciformis An điền xuân tiết
H. glabra
An điền không
lông
H. lineata
An điền lằn
H. pierrei
An điền pierre
H. chereevensis An điền cheo-reo
H. racemose
An điền chúm
H. scandens

An điền leo
H. elegans
An điền thanh
H. scoparia
An điền chổi
H. chevalierii
An điền
Chevalier
H. ternata
An điền chụm ba
H. tetrangularis An điền bốn
cạnh
H. wallichii
An điền wallichii
H. havilandii
An điền
Haviland
H. effusa
An điền tràn
H. ampliflora
An điền hoa rộng
H. umbellata
An điền tán
H. capitellata
An điền đầu
H. macrosepala
H.
An điền đơn giản
simplicissima


40
41
42
43
44
45
46
47
48

H. petelotii
H. rudis
H. brachiata
H. vestita
H. auricularia
H. fraterna
H. grandis
H. hispida
H. acutangula

49
50

H. hirsutula
H. leptoneura

51
52
53
54

55
56
57
58
59
60

H. lindleyana
H. capitellata var.
mollis
H. nigrescens
H. philippinensis
H. tonkinensis
H. pinifolia
H. merguensis
H. microcephala
H. mouretii
H. quocensis

61
62

H. ovata
H. pressa

63
64

H. symplociformis
H.

multiglomerulata
H. equisetiformus
H. trinervia
H. pruinosa
H. bracteata
H. tenelliflora
H. uncinella var.
mekonggensis

65
66
67
68
69
70

An điền Pếtlot
An điền nhám
An điền nhánh
An điền áo
An điền tai

An điền phún
An điền cạnh
nhọn
An điền phún
An điền gân
mảnh
An điền lindley
Dạ cẩm

An điền đen
An điền Philippin
An điền Bắc bộ
An điền lá thông
Răm núi
An điền đầu nhỏ
An điền mouret
An điền Phú
Quốc
An điền trứng
An điền sát
An điền dung
An điền nhiều
chụm
An điền ba gân

An điền hoa nhỏ
An điền Cửu
Long

Như vậy, so với 500 loài thuộc chi Hedyotis L. trên thế giới, số loài Hedyotis
được ghi nhận ở nước ta chiếm khoảng 14%, chưa thấy công bố về loài đặc hữu.

3


1.1.2. Thành phần hóa học
Nghiên cứu đầu tiên về chi Hedyotis L. được công bố năm 1933 ở Ấn Độ bởi
Dey và Lakshminarayan [54]. Các lớp chất chính được tìm thấy ở chi Hedyotis L. là
alcaloid, anthraquinon, flavonoid, iridoid, saponin, sterol và lignan.

1.1.2.1. Lớp chất alcaloid
Alcaloid xuất hiện ở một số loài thuộc chi Hedyotis L. như H. auricularia L.,
H. chrysotricha (Pal.) Merr., H. capitellata Wall. và H. capitellata var. mollis Pierre
ex Pit., tồn tại ở một số khung cơ bản như bis-indole, β-carboline. Auricularin (1)
được phân lập từ rễ và thân loài H. auricularia L. vào năm 1971, cấu trúc của hợp
chất này được điều chỉnh lại vào năm 1942 dựa vào phân tích X-ray. Chrysotricin
(2a) và (2b) là hai dạng đồng phân của nhau, lần đầu tiên được phân lập từ H.
chrysotricha (Pal.) Merr. và sau đó còn được tìm thấy trong loài H. capitellata
Wall.. Ngoài ra, ba alcaloid khác gồm capitellin (3), cyclocapitellin (4a) và
isocyclocapitellin (4b) được tách ra từ loài H. capitellata Wall. cũng đã được báo
cáo, cấu trúc các alcaloid này đã được khẳng định bằng phổ X-ray. Hedyocapitellin
(5) và hedyocapitin (6a, 6b) là 2 alcaloid mới được nhóm nghiên cứu của Trần Văn
Sung phân lập từ H. capitellata var. mollis Pierre ex Pit. thu hái ở Cúc Phương và
Tam Đảo [53].
Bảng 1.2. Một số alcaloid tiêu biểu được phân lập từ chi Hedyotis L.
Alcaloid
Bis-indole

β-carboline

Loài

Hợp chất

Bộ phận

TLTK

H. auricularia


Auricularin (1)

Rễ, thân

[54]

H. chrysotricha

Chrysotricin (2a, 2b)

Toàn cây

[58]

Capitellin (3)

Phần trên mặt

[52]

Cyclocapitellin (4a)

đất

H. capitellata

Isocyclocapitellin (4b)
H. capitellata

Hedyocapitellin (5)


Phần trên mặt

var. mollis

Hedyocapitin (6a, 6b)

đất

4

[53]


Điểm đáng lưu ý của các khung này là hiện tượng đồng phân hóa
(tautomerization) làm cho cấu trúc của chúng thêm đa dạng và phức tạp. Theo tài
liệu thu thập nhận thấy cho đến nay ngoài các hợp chất đã nêu ở trên, không có
thêm công bố nào về alcaloid khác được phân lập từ chi Hedyotis L..
1.1.2.2. Lớp chất anthraquinon
Anthraquinon là nhóm hợp chất được tìm thấy nhiều ở các loài thuộc chi
Hedyotis L.. Các hợp chất 2-methyl-3-methoxyanthraquinon (7), 2-methyl-3hydroxyanthraquinon (8), 2-methyl-3-hydroxy-4-methoxyanthraquinon (9) và 2,3dimethoxy-6-methylanthraquinon (10) được phân lập từ H. diffusa Willd. là những
báo cáo đầu tiên về anthraquinon từ chi này [54]. Năm 2008, Kang X. D. và cộng sự
đã bổ sung 2 hợp chất anthraquinon mới trong loài H. diffusa Willd. là 2,6dihydroxy-3-methyl-4-methoxyanthraquinon (11) và 2-hydroxy-7-hydroxymethyl3-methoxyanthraquinon (12) [35]..

5


Bốn hợp chất anthraquinon mới được một nhóm nghiên cứu phân lập từ rễ
loài H. dichotoma Koen. ex Roth. Và H. herbacea L. là 1,4-dihydroxy-2,3dimethoxyanthraquinon (13), l,4-dihydroxy-2-hydroxymethylanthraquinon (14),
2,3-dimethoxy-9-hydroxy-l,4-anthraquinon (15) và 2-hydroxymethyl-10-hydroxyl,4-anthraquinon (16) [61]. Trong số anthraquinon kể trên, ngoại trừ hợp chất (10),

(11) và (12), các hợp chất khác chỉ bị thế ở vòng C. Lúc đó, hợp chất 2,3dimethoxy-6-methylanthraquinon (10) được xem là phân lập lần đầu tiên từ thiên
nhiên trong khi hợp chất 2,3-dimethoxy-9-hydroxy-l,4-anthraquinon (15) và 2hydroxymethyl-10-hydroxy-l,4-anthraquinon (16) rất hiếm gặp trong tự nhiên. Năm
2005, Ahmad R. và cộng sự đã tách được 4 furanoanthraquinon mới là
capitellataquinon A-D (17-20) từ thân và rễ loài H. capitellata Wall. [15].

1.1.2.3. Lớp chất flavonoid
Flavonoid là lớp chất được tìm thấy nhiều trong họ Cà phê và có trong một số
loài thuộc chi Hedyotis L. như H. diffusa Willd., H. herbacea L., H. verticillata (L.)
Lamk., H. pressa Pierre ex. và H. dichotoma Koen. ex Roth.. Năm 2000, Lu C.M và
cộng sự đã thu mẫu H. diffusa Willd. ở Đài Loan và phân lập được một flavonol
glycosid mới là kaempferol 3-O-[2-O-(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-Dgalactopyranosid (21) cùng với quercetin (26), quercetin 3-O-sambubiosid (28) và

6


quercetin 3-O-sophorosid (29) [47]. Cũng từ loài H. diffusa Willd., năm 2001, một
nhóm nghiên cứu ở Hàn Quốc đã tách được bốn flavonol glycosid mới bao gồm
quercetin

3-O-[2-O-(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid

(22),

quercetin

glucopyranosyl
galactopyranosid

3-O-[2-O-(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-


(23),
(24),

kaempferol

3-O-(2-O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-

quercetin

3-O-(2-O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-

galactopyranosid (25) [38]. Các nhà khoa học ở Malaysia đã công bố có quercetin
3-O-glucopyranosid (27), quercetin 3-O-rutinosid (30) ở H. diffusa Willd.,
kaempferol 3-O-rutinosid (31), kaempferol 3-O-glucosid (32), kaempferol 3-Oarabinopyranosid (33), quercetin 3-O-galactosid (34) trong H. herbacea L. [54]. Từ
lá của loài H. verticillata (L.) Lamk., Hamzad A. S và nhóm nghiên cứu đã phân lập
được kaempferitrin (35) [28]. Isovitexin (36) được tách ra từ phần trên mặt đất của
loài H. dichotoma Koen. ex Roth. đã được Ahmad R. công bố [14]. Năm 2009, Lại
Thị Kim Dung đã phân lập được 3,5,7,4′-tetrahydroxyflavon, 3,5,7,4′tetrahydroxyflavon-3-O-β-D-glucopyranosid và amentoflavon từ H. pressa Pierre
ex. [4].

7


Nhìn chung, các flavonoid phân lập từ chi Hedyotis L. đều thuộc nhóm
flavonol. Bên cạnh các flavonol thường gặp còn xuất hiện nhiều hợp chất flavonoid
glycosid có chứa hợp phần feruloyl khá đặc trưng.
1.1.2.4. Lớp chất iridoid
Tính đến nay, người ta đã phân lập được hơn 30 iridoid từ 5 loài thuộc chi
Hedyotis L. bao gồm H. diffusa Willd., H. corymbosa (L.) Lamk., H. tenelliflora
Bl., H. chrysotricha (Pal.) Merr. và H. hedyotidea (Cand.) Merr., trong đó có

khoảng 25 hợp chất mới tại thời điểm được phân lập.
Bảng 1.3. Một số iridoid tiểu biểu được phân lập từ chi Hedyotis L.
Loài

Iridoid

Iridoid mới
6-O- acylscandoside methyl ester (37-42)
Diffusosid A (43) , diffusosid B (44) (phân lập từ phần
H. diffusa
trên mặt đất)
10-O-benzoyldeacetylasperulosidic acid methyl ester (45)
10-O-benzoylscandoside methyl ester (46)
10-O-p-hydroxybenzoylscandoside methyl ester (47)
H. corymbosa
10-O-p-trans-coumaroylscandoside methyl ester (41)
10-O-p-cis-coumaroylscandoside methyl ester (42)
Asperulosidic acid ethyl ester (48)
6'-Acetyldeacetylasperulosid (49)
H. chrysotricha
6'-Acetylasperulosid (50)
Hedyosid (51)
Deacetylasperulosidic acid ethyl ester (52)
H. hedyotidea
Hedyotosid (53)
Teneosid A (54), teneosid B (55)
Deacetylasperulosidic acid sodium salt, teneosid D và
H. tenelliflora
teneosid E (phân lập từ lá)
Iridoid đã biết

Asperulosid (56)
H. chrysotricha
H. corymbosa, Deacetylasperulosid (57)
Asperulosidic acid methyl ester (58)
H. diffusa,
H. hedyotidea, Asperulosidicacid (59)
H. tenelliflora
Scandoside methyl ester (60)
Deacetylasperulosidic acid (61)

8

TLTK

[38], [47],
[74]
[56]

[59]

[60]
[76]
[42]

[54]


1.1.2.5. Lớp chất saponin và sterol
Hơn 20 triterpenoid 5 vòng được ghi nhận từ chi Hedyotis L. Isoarborinol
(62), arborinon (63), olean-12-ene-3p,28,29-triol (64), germanicol, taraxerol và

erythrodiol là các triterpenoid được tìm thấy ở H. acutangula Champ. ex Benth..
Đặc biệt ở loài H. lawsoniae Wight & Arn, các nhà khoa học đã phân lập được 19
acid triterpenoid gồm 3 acid triterpen mới là 3β,23-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid,
3β,24-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid và 2α,3β,24-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid
(67-69) cùng với oleanolic acid (65), ursolic acid (66), 3-epiursolic acid, asiatic
acid, euschaphic acid, oleanonic acid, sumaresinolic acid, hederagenin, arjunolic
acid, 2α-hydroxy-3-epiursolic acid betulinic acid, betulin, 2α,3α,23-trihydroxyurs12-en-28-oic, 2α-hydroxyursolic acid. Hai triterpen là acid oleanolic (65) vàacid
ursolic (66) đã được phân lập từ nhiều loài thuộc chi Hedyotis L. như H. lawsoniae
Wight & Arn, H. acutangula Champ. ex Benth., H. corymbosa (L.) Lamk., H.
auricularia L., H. lineata Roxb. và H. herbacea L. [54]. Từ H. nudicaulis (Roth.)
Wight & Arn., vào năm 1998, Konishi và cộng sự đã phát hiện ra ba saponin

9


triterpenoid mới là nudicaucin A (70), nudicaucin B (71) và nudicaucin C (72) cùng
với hợp chất đã biết guaiacin D (73) [41].
Bên cạnh đó, phytosterol, stigmasterol (74) và sitosterol (75) là những sterol
thường xuất hiện trong thành phần hóa học của chi Hedyotis L. như H. diffusa
Willd., H. corymbosa (L.) Lamk., H. biflora (L.) Lamk., H. acutangula Champ. ex
Benth., H. auricularia L., H. lineata Roxb., H. microcephala Pierre ex Pit., H.
heynii R. Br. ex Wight & Arn, H. symplociformis Pit., H. retrorsa Boiss, H.
pinifolia Wall. ex G. Don. [10], [54].

1.1.2.6. Lớp chất lignan
Cho đến nay, chi Hedyotis L. chỉ có duy nhất loài H. lawsoniae Wight & Arn
có chứa nhóm chất tự nhiên lignan. Các lignan được phân lập từ loài này bao gồm 4
sesquilignan là hedyotol A-D (76-79), 4 dẫn xuất acetyl (+)-pinoresinol, (+)medioresinol, (+)-syringaresinol, (-)-dehydrodiconiferyl alcohol (80-83) tương ứng
và 4 dilignan hedyotisol A-C (84-86) [49].


10


Ngoài ra, một số sản phẩm thứ cấp khác cũng được tìm thấy ở chi này như
các coumarin là scopoletin (87) và fraxin (88) phân lập từ loài H. dichotoma Koen.
ex Roth. [14] và hydroquinon monoglucosid là arbutin (89) được tách ra từ loài H.
herbacea L. [61].

 Nhận xét:
Các nhà khoa học đã nghiên cứu khoảng 15 loài trong tổng số 500 loài của
chi Hedyotis L., chiếm khoảng 3% số loài, qua đó cho thấy còn rất nhiều loài chưa
được nghiên cứu. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu của các tác giả ngoài nước như
Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia. Bộ phận nghiên cứu rất đa dạng: toàn cây
(H. chrysotricha (Pal.) Merr.), phần trên mặt đất (H. diffusa Willd., H. capitellata
Wall., H. capitellata var. mollis (Pit.) T.N.Ninh), lá (H. tenelliflora Bl.), rễ (H.
dichotoma Koen. ex Roth. và H. herbacea L.) hoặc kết hợp cả thân và rễ (H. diffusa
Willd., H. auricularia L.).

11


Hóa học của chi Hedyotis L. rất đa dạng với hơn 80 hợp chất đã được phân
lập từ 15 loài thuộc chi này. Bên cạnh các lớp chất quen thuộc như alcaloid,
flavonoid, terpenoid còn xuất hiện lớp chất có tính đặc thù như iridoid. Hơn nữa,
mỗi lớp chất chứa nhiều đặc điểm lý thú về mặt cấu trúc do xuất hiện nhiều trung
tâm lập thể, nhiều dạng đồng phân và sự đa dạng các loại nhóm thế. Đáng lưu ý là
hơn một nửa trong tổng số các hợp chất đã phân lập tại thời điểm công bố là chất
mới, chưa từng được phát hiện trước đó. Điều này chứng tỏ chi Hedyotis L. là
nguồn tài nguyên triển vọng cho công cuộc tìm kiếm các hợp chất có cấu trúc mới
phục vụ cho quá trình tìm kiếm thuốc mới. Đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất

là H. diffusa Willd. với khoảng 69 hợp chất được phân lập.
Chưa có công bố nào về thành phần hóa học của loài Hedyotis pilulifera
(Pit.) T.N.Ninh trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
1.1.3. Tác dụng dƣợc lý và công dụng
1.1.3.1. Tác dụng dƣợc lý
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các
loài trong chi Hedyotis L.. Kết quả của các nghiên cứu này đã chứng tỏ phổ hoạt
tính rộng và mạnh của chúng. Nhiều loài đã được nghiên cứu phát triển thành thuốc
và thực phẩm chức năng có giá trị.
a. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan

Các loài thuộc chi Hedyotis L. thu mẫu ở Malaysia gồm H. verticillata (L.)
Lamk., H. capitellata Wall., H. dichotoma Koen. ex Roth., H. nudicaulis (Roth.)
Wight & Arn., H. corymbosa (L.) Lamk., H. herbacea (L.) và H. pinifolia Wall. ex
G. Don. đã được nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa trên mô hình
ferricthiocyanate (FTC), thiobarbituric acid (TBA) và khả năng loại bỏ gốc tự do
trên mô hình 1,1-diphenylpicrylhydrazyl (DPPH). Kết quả cho thấy, tất cả mẫu thử
đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh với khả năng ức chế 89-98% (mô hình
FTC) và 60-95% (mô hình TBA), tuy nhiên chỉ có H. herbacea L. thể hiện hoạt tính
bẫy gốc tự do với giá trị IC50 là 32 µg/ml [13].
Cao chiết methanol của phần trên mặt đất loài H. corymbosa (L.) Lamk. được
sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa trên nhiều mô hình in vitro khác nhau như: mô
hình DPPH, 2,2′-azinobis-3-ethylbenzothiozoline-6-sulfonic acid (ABTS), ferric
reducing power (FRP), ngăn ngừa gốc tự do OH và NO. Kết quả chỉ ra H.

12


corymbosa (L.) Lamk. có hoạt tính chống oxy hóa mạnh trên mô hình DPHH,
ABTS, loại bỏ gốc tự do OH và NO với các giá trị tương ứng là 82, 130, 150 và

170 µg/ml [65]. Ngoài ra, khi cho chuột uống cao chiết ethanol của H. corymbosa
tại liều 400mg/kg thể trọng chuột trong 10 ngày nhận thấy nồng độ các enzym AST,
ALT, LDH giảm [63]. Trên mô hình gây tổn thương gan bởi CCl4, cao chiết ether,
n-butanol, ethanol của H. corymbosa (L.) Lamk. có tác dụng làm giảm tổn thương
gan trên chuột thí nghiệm [37]. Nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan trên chuột khi
sử dụng tác nhân D-galactosamin, nhóm nghiên cứu của Gupta R. K. đã chỉ ra cao
chiết methanol của H. corymbosa (L.) Lamk. có khả năng bảo vệ gan tương đương
với silymarin tại liều 200mg/kg thể trọng chuột [25].
Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất tinh khiết phân lập từ chi Hedyotis
L. cũng đã được nghiên cứu. Trong thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa thông qua
sự ức chế enzym xanthine-oxidase, xanthinexanthine oxidase cytochrome C và hệ
thống TBA-MDA, các hợp chất flavonoid phân lập từ H. diffusa Willd. có tác dụng
ức chế tốt đối với quá trình peroxide hóa linoleic trên mô hình FTC và có khả năng
bắt gốc tự do tương đương vitamine C trên mô hình DPPH. Tuy nhiên, chỉ có hợp
chất (28) và (29) có khả năng bắt anion gốc superoxide (O2.-) [47], [62].
Hoạt tính bảo vệ gan của ba loài H. diffusa Willd., H. corymbosa (L.) Lamk.
và Mollugo penthaphylla Linn., ở Trung Quốc đều có tên gọi là “Peh-hue-juwa-chicao” đã được nghiên cứu trên chuột. Kết quả cho thấy cao chiết từ H. diffusa Willd.
có tác dụng kháng viêm và làm giảm nồng độ của men gan SGOT, SGPT cũng như
giảm bớt mức độ tổn thương gan sau khi tiêm hepatotoxin vào màng bụng chuột thí
nghiệm cao nhất [43].
b. Hoạt tính gây độc tế bào
Một nghiên cứu của Pandey K. và cộng sự đã chỉ ra cao chiết ethanol từ lá H.
corymbosa (L.) Lamk. có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư máu ở
người (k562) [57]. Ngoài ra, cao chiết toàn cây H. corymbosa (L.) Lamk. còn có
hoạt tính cao trên tế bào MCF-7 với giá trị IC50 22,67 μg/ml [67].
Các hợp chất asperulosid (56), deacetylasperulosid (57) phân lập từ H. diffusa
Willd., oldenlandosid I (41) phân lập từ H. corymbosa (L.) Lamk. có tác dụng
chống ung thư bạch cầu [54]. Chrysotricin (2a, 2b), (24S)-ergostane-3β,5α,6β-triol

13



được phân lập từ H. chrysotricha (Pal.) Merr. có tác dụng ức chế sự phát triển của tế
bào ung thư máu HL-60 và ung thư gan SK-HEP-1 trên in vitro [58], [75].
Hoạt tính gây độc tế bào của các anthraquinon phân lập từ H. diffusa Willd.
cũng đã được nghiên cứu. Theo đó, 2-hydroxy-3-methylanthraquinon và methoxy2-hydroxyanthraquinon ức chế protein tyrosine kinase v-scr và pp60scr, từ đó ức
chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư SPC-1A, Bcap37 và HepG2 [66]; 2hydroxy-3-methylanthraquinon còn thúc đẩy quá trình apoptosis ở tế bào THP-1
thông qua hoạt hóa caspase-8 [72] và ở tế bào U937 thông qua hoạt hóa caspase-3,
p-p38MAPK và giảm biểu hiện của p-ERK1/2 [73], methylanthraquinon gây ra quá
trình apoptosis ở tế bào MCF-7 bằng cách hoạt hóa Ca2+/calpain/caspase-4 [46].
Một nghiên cứu gần đây của Dong Q. và cộng sự đã chỉ ra cao chiết nước từ H.
diffusa Willd. làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị ung thư như doxorubicin,
cyclophosphamide và docetaxel trên tế bào MCF-7, vì vậy khuyến cáo không nên
phối hợp cao chiết nước H. diffusa Willd. trong hóa trị liệu đối với ung thư vú [21].
Oleanolic acid (57) và ursolic acid (58) là hai triterpenoid phân lập từ cao
chiết của H. diffusa Willd. có khả năng làm giảm tỉ lệ sống sót của tế bào HL-60 sau
12 giờ ở liều > 50 µg/mL. Tuy nhiên, khi kết hợp điều trị oleanolic acid hoặc
ursolic acid với chiếu xạ ion hóa thì lại làm tăng khả năng sống sót của chúng [54].
Một nghiên cứu khác cho thấy khả năng gây độc ấu trùng tôm nước mặn của
kaempferitrin và acid ursolic phân lập từ lá của loài H. verticillata (L.) Lamk. với
giá trị LD50 tương ứng là 21,9 và 29,8 ppm [28].
c. Hoạt tính bảo vệ thần kinh
Năm 2001, Kim Y. và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính bảo vệ thần kinh của
flavonol glycosid và iridoid glycosid có trong cao chiết methanol toàn cây H.
diffusa Willd.. Kết quả cho thấy các flavonol glycosid và iridoid glycosid thể hiện
hoạt tính bảo vệ tế bào vỏ não chuột đã được gây tổn thương bằng L-glutamat tại
liều 0,1-10 µM. Nghiên cứu mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng sinh học, các
nhà khoa học nhận thấy hợp phần catechol trong vòng B của dẫn xuất quercetin, sự
hiện diện của nhóm p-methoxy và hợp phần E-cinnamoyl trong các iridoid glycosid
đóng vai trò chính trong việc tăng hoạt tính chống oxy hóa cũng như khả năng bảo

vệ thần kinh của các flavonoid và iridoid [38].
d. Hoạt tính kháng vi sinh vật

14


Hoạt tính kháng khuẩn được tiến hành bằng phương pháp đo đường kính
vòng vô khuẩn trên đĩa thạch. Trong thử nghiệm hoạt tính này, kết quả cho thấy
dịch chiết thân và rễ cây H. capitellata Wall. thể hiện tác dụng từ yếu đến trung
bình trên các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis B28, Bacillus subtilis B29,
Pseudomonas aeruginosa UI 60690 và Staphylococcus aureus kháng methicillin
(MRSA), trong khi dịch chiết lá thể hiện hoạt tính yếu, hướng đích với Bacillus
subtilis B28, Pseudomonas aeruginosa và MRSA. Rễ của loài H. dichotoma Koen.
ex Roth. cũng có khả năng ức chế trung bình với cả 4 chủng trên [13]. Cao chiết
methanol toàn cây H. corymbosa (L.) Lamk. có hiệu quả trên cả vi khuẩn gram âm
và gram dương (Bacillus, Klebisella, Escherichia coli, Proteus, Staphylococcus
aureus và Pseudomonas) [31]. Các saponin, nudicausin A-C [41] phân lập từ H.
nudicaulis có tác dụng kháng khuẩn yếu trên 2 chủng Bacillus subtilis M45 và H17.
Dịch chiết toàn cây H. corymbosa (L.) Lamk. có tác dụng kháng nấm
Candida albicans và Aspergillus nigar [31]. Bên cạnh đó, H. corymbosa (L.) Lamk.
còn có khả năng ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét MRC-pf20 và MRCpf303 trong thử nghiệm in vitro và in vivo [50].
e. Hoạt tính giảm đau, kháng viêm
Trên mô hình gây viêm ở chuột bằng carrageenan và histamin, cao chiết
methanol từ phần trên mặt đất cây H. umbellata L. có khả năng ức chế quá trình
viêm 40% so với chất chuẩn là ibuprofen (45%) tại mức liều 100mg/kg thể trọng
chuột [48]. Cao chiết methanol toàn cây H. puberula (G. Don.) R. Br. ex Arn có tác
dụng giảm đau, kháng viêm trên mô hình gây viêm bằng phương pháp mâm nóng
tại liều 400mg/kg thể trọng chuột [34]. Một nghiên cứu đã chỉ ra cao chiết ethanol
từ H. corymbosa (L.) Lamk. có hoạt tính giảm đau trên 3 mô hình gây viêm khác
nhau, bao gồm phương pháp mâm nóng, gây viêm bằng acetic acid, gây viêm bằng

formalin, sử dụng thuốc đối chiếu là ketorolac tại liều 250 và 500mg/kg thể trọng
chuột, trong đó liều 500mg/kg thể trọng có hiệu quả cao hơn [22]. Một báo cáo khác
cho thấy H. nudicaulis (Roth.) Wight & Arn và H. capitellata Wall. thể hiện hoạt
tính kháng viêm vừa phải (khoảng 40%) thông qua khả năng ức chế NO tại nồng độ
100 µg/mL [13].
Trong thập niên 90, thử nghiệm lâm sàng của chế phẩm “Feibao syrup” –
một loại siro từ dịch chiết của H. diffusa Willd., Radix astragali và một số cây

15


thuốc khác được tiến hành trên trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp. Kết quả cho
thấy, sau khi dùng thuốc, các triệu chứng đã được cải thiện rõ rệt và nếu có nhiễm
bệnh trở lại thì triệu chứng ít nghiêm trọng và thời gian bị bệnh ngắn hơn [24].
f. Hoạt tính chống loét
Trên mô hình gây loét ở chuột bằng aspirin, cho chuột uống cao chiết cồn và
cao chiết nước của H. corymbosa (L.) Lamk. tại liều 400mg/kg thể trọng trước khi
dùng aspirin 45 phút. Kết quả cho thấy khả năng ức chế sự phát triển loét của mẫu
thử lần lượt là 65,7% và 33% so với hiệu quả của thuốc đối chứng lansoprazol là
88,89% [12].
Một loại thuốc cổ truyền khác của Trung Quốc là “Xiao Wei Yan Powder –
XWYP”, trong thành phần có các loài H. diffusa Willd., Smilax glabrae Roxb. và
Glycyrrhiza uralensis Fisch. ex DC. cũng đã được sử dụng để điều trị 138 ca bệnh
dị sản ruột (IM), 104 ca tăng sản không điển hình (AH) của bệnh viêm niêm mạc dạ
dày mạn tính. Thực nghiệm chỉ ra hiệu quả điều trị đối với IM, AH tương ứng là
91,3, 92,2 % so với nhóm chứng là 21,3 và 14,5 %, từ kết quả này cho thấy XWYP
là liệu pháp có tác dụng với IM và AH [45].
1.1.3.2. Công dụng
a. Theo Y học cổ truyền trên thế giới
Các loài trong chi Hedyotis L. được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc

biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới với nhiều công dụng khác nhau được
công bố. Theo y học cổ truyền Malaysia, nhiều loài thuộc chi Hedyotis được sử
dụng để bồi bổ, hạ sốt, điều trị tiêu chảy và kiết lỵ. Lá và rễ được sử dụng làm thuốc
đắp để điều trị vết bầm tím, gãy xương, thấp khớp, đau lưng. Đặc biệt, thân và lá H.
capitellata Wall. được dùng để điều trị bệnh thận và phục hồi sau khi sinh [54].
Ở Ấn Độ, lá cây H. diffusa Willd. được dùng để chữa bệnh lậu, sốt, máu xấu.
Lá và rễ cây H. umbellata L. có tác dụng trị hen, viêm khớp, lao phổi, lá còn được
dùng để đắp vào vết thương do côn trùng cắn. Toàn cây H. herbacea L. phơi khô,
tán thành bột mịn, phối hợp với mật ong trị sốt do viêm khớp, lá có tác dụng long
đờm. Lá cây H. biflora (L.) Lamk. được dùng để hạ sốt, điều trị viêm nhiễm dạ dày
và trầm cảm. Cây H. corymbosa (L.) Lamk. dùng để chữa sốt, sốt cách nhật, viêm
nhiễm dạ dày, trầm cảm, lo âu [67].

16


Ở Trung Quốc, hơn 20 loài thuộc chi này đã được sử dụng làm thuốc. Phổ
biến nhất là H. diffusa Willd. và H. corymbosa (L.) Lamk., được xem là thành phần
chính có hoạt tính của một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc như "Xiao Wei Yan
Powder" và "Feibao syrup", có tác dụng chữa ung thư và nhiều bệnh khác. Sản
phẩm từ H. diffusa Willd. được đưa ra thị trường có tên là "Bai Hua She She Cao",
được bào chế dưới dạng viên nang gọi là "Hedyotis capsules", giúp ăn ngon, hỗ trợ
hệ thống miễn dịch và duy trì sự cân đối tự nhiên của cơ thể [54].
b. Theo Y học cổ truyền nước ta
Nhiều loài thuộc chi Hedyotis L. đã được sử dụng làm thuốc ở nước ta. An
điền tai (H. auricularia L.) có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa cảm sốt, đau
họng, viêm ruột, trị kiết và nhuận tràng. An điền hai hoa (H. biflora (L.) Lamk.) trị
suy nhược thần kinh, ngứa ngáy, đau dạ dày, hạ sốt. An điền cỏ (H. herbacea L.)
chữa rắn cắn, hạ sốt, hen suyễn. An điền leo (H. scandens Roxb.) trị đau mắt, rễ trị
kiết và vàng da. H. grandis (Pit.) Phamh trị nhức đầu, đau dạ dày. Cỏ lưỡi rắn (H.

corymbosa (L.) Lamk.) có tác dụng hạ sốt, chữa đau nhức xương khớp, đau lưng.
Cỏ lữ đồng (H. heynii R. Br. ex Wight & Arn) chữa viêm gan, thanh nhiệt, giải độc.
Dạ cẩm (H. capitellata var. mollis Pierre ex Pit.) được dùng làm thuốc chữa viêm
loét dạ dày, chữa lở loét miệng, viêm họng, làm cho vết thương nhanh lên da non.
Bách hoa xà thiệt thảo (H. diffusa Willd.) có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm
đau, tiêu ung tán kết, chữa viêm gan, viêm đường tiết niệu, viêm họng, lợi tiểu và trị
ung nhọt, u bướu…[6].
 Nhận xét:
Chi Hedyotis L. là một chi lớn trong họ Cà phê (Rubiaceae), tuy nhiên số loài
được nghiên cứu và khai thác làm thuốc còn rất hạn chế. Hai loài được nghiên cứu
nhiều nhất về hoạt tính sinh học trong chi Hedyotis L. là H. diffusa Willd. và H.
corymbosa (L.) Lamk.. Các công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của dịch
chiết toàn phần và các hợp chất tinh khiết phân lập được từ các loài thuộc chi này
chủ yếu của các tác giả ngoài nước.
Ở Trung Quốc, một số loài Hedyotis L. đã được phát triển thành các sản phẩm
thuốc có nguồn gốc từ thảo dược. Trong khi đó, các loài thuộc chi Hedyotis L. ở
Việt Nam phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, chưa có nhiều nghiên

17


×