Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Một số đề thi môn kĩ thuật xây dựng văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.87 KB, 6 trang )

ĐỀ THI MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài: 60 phút
LỚP 5A LẦN 1
(Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật khi làm bài)
Câu 1: Cho một ví dụ và phân tích về trường hợp văn bản QPPL được ban
hành mà vi phạm quy tắc hiệu lực.
Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Thủ tướng CP có quyền đình chỉ, bãi bỏ văn bản QPPL của HĐND cấp
tỉnh trái PL.
2. Chủ tịch UBND các cấp không có quyền ban hành văn bản QPPL.
3. Trách nhiệm thẩm định tất cả dự thảo pháp lệnh thuộc về HĐ dân tộc.
Câu 3: Tại huyện A có xảy ra tình huống HĐND huyện ban hành văn bản
QPPL trái PL. Hãy nêu quy trình xử lý và soạn thảo văn bản xử lý của cấp
có thẩm quyền đối với văn bản QPPL của huyện A.
ĐỀ THI MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài: 60 phút
LỚP 5A LẦN 2
(Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật khi làm bài)
Câu 1: Anh(chị) hãy trình bày Quy trình soạn thảo quyết định của UBND
tỉnh A về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh A.
Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã ban hành chỉ cần có sự phù hợp với
văn bản quy phạm pháp luật do UBND & HĐND huyện ban hành.
2. Ủy ban pháp luật của QH có quyền thành lập Ban soạn thảo DA luật
trong trường hợp CP trình DA luật liên quan đến nhiều lĩnh vực.
3. Nghị quyết của QH không phải bao giờ cũng được thông quakhi có quá
nữa tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành.
Câu 3: Hãy lựa chọn phương án đúng:
3.1 Trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ tư pháp thực hiện việc tự kiểm tra văn
bản do Bộ trưởng bộ Tư pháp ban hành thuộc về:


a. Văn phòng chính phủ


b. Cục trưởng cục kiểm tra văn bản
c. Thứ trưởng Bộ tư pháp
d. Văn phòng Bộ tư pháp
3.2 Cơ quan có quyền lập dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh
là:
a. Quốc hội
b. Ủy ban thường vụ quốc hội
c. Bộ tư pháp
d. Chính phủ
Câu 4: Ngày 10.12.2004 HĐND huyện B đã ban hành nghị quyết về việc
nhập ngũ của thanh niên địa phương. Văn bản này xác định độ tuổi nhập
ngũ tối thiểu của thanh niên địa phương là 19 tuổi. Anh (chị) hãy xác định
chủ thể có thẩm quyền đề nghị xử lý văn bản trên và giúp cơ quan nhà
nước có thẩm quyền soạn thảo văn bản bãi bỏ Nghị quyết nêu trên.
ĐỀ THI MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Khoa : Luật Hành Chính - Đại học Luật TP.HCM
Thời gian : 60 phút
Được sử dụng tài liệu
I- Trình bày vai trò của phòng tư pháp trong quá trình ban hành văn bản
QPPL của UBND cấp huyện (2 điểm)
II- Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? (5 điểm)
1. Chủ thể có quyền xử lý văn bản QPPL thì có quyền ban hành văn bản
QPPL.
2. Quyết định của UBND Tỉnh luôn luôn có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày
Chủ tịch UBND Tỉnh ký hoặc muộn hơn.
3. Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia
nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có giá trị như

văn bản luật.
4. Tất cả văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện phải được gửi đến
sở tư pháp để kiểm tra trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày ký
văn bản.


5. Hoạt động thẩm định của cơ quan tư pháp là hoạt động bắt buộc đối với
tất cả qui trình xây dựng văn bản QPPL của chính quyền địa phương.
III- Anh chị hãy soạn thảo văn bản chỉ thị của UBND cấp tỉnh nhằm chấn
chỉnh tình trạng sử dụng điện lãng phí (3 điểm).
ĐỀ THI MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài: 60 phút
(Được sử dụng tài liệu khi làm bài)
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày quy trình soạn thảo Nghị quyết chuyên đề
của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh A về kế hoạch tuyên truyền pháp luật ở địa
phương.
Câu 2: Nhận định đúng, sai - Lý giải:
1/ Để đảm bảo sự phù hợp về nội dung của văn bản Nghị quyết do Hội
đồng nhân dân tỉnh ban hanh. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ
cần có sự phù hợp với văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước cấp trện
2/ Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh được xây chỉ dựa trên cơ sở
đường lối, chủ trương của Đạng
3/ Việc chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo Nghị định của
Chính phủ được thực hiện bởi cơ quan chủ trì soạn thạo
4/ Không phải tất cả các văn bản nhà nước đều ghi số, ký hiệu kèm theo
năm ban hành.
5/ Văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra có thể là văn bản đã hết hiệu lực
tại thời điểm kiểm tra.
Câu 3: Trên cơ sở Nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân về vấn đề
phát triển sản xuất nông nghiệp (công nghiệp) ở địa phương, anh (chị) hãy

giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp soạn thảo một văn bản
để thi hành Nghị quyết đó.
ĐỀ THI MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài: 60 phút
LỚP 5D LẦN 1
(Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật khi làm bài)


Câu 1: Chứng minh rằng hoạt động xây dựng pháp luật có vai trò ý nghĩa
quan trọng đối với nhà nước và xã hội.
Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội được giám sát bởi Quốc hội
và Đảng CSVN.
2. Văn bản nhà nước ban hành sai thể thức sẽ không có giá trị pháp lý.
3. Bộ trưởng có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Chỉ thị.
Câu 3: Cho một tình huống xảy ra trong quản lý hành chính nhà nước và
phân tích tình huống đó để tìm ra và soạn văn bản cần ban hành.
ĐỀ THI XÂY DỰNG VĂN BẢN LỚP TM31A
THỜI GIAN 60PH
Sinh viên được sử dụng tài liệu
Câu 1. A(C) hiểu thế nào là hiệu lực trở vể trước của văn bản quy phạm
pháp luật.cho ví dụ. tại sao văn bản quy phạm pháp luật của HDND, UBND
lại không được quy định hiệu lực trở về trước.
Câu 2. Các nhận định sau đây đúng, sai?vì sao
1. Cơ quan ban hành trong văn bản quy định pháp luật thể hiện mối quan
hệ giữa cơ quan ban hành với cơ quan chủ quản.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền dịch văn bản quy phạm pháp luật ra
tiếng nước ngoài
3. Văn bản QPPL của UBND luôn có hiệu lực pháp luật sau 10 ngày kể từ
ngày ban hành

Câu 3. Hãy giúp cơ quan chủ quản ở địa phương soạn thảo văn bản để ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của sở tài nguyên và môi trường.
ĐỀ THI XÂY DỰNG VĂN BẢN LỚP TM31A
Đề thi lớp TM31B
Thời gian: 60p
Sinh viên được sử dụng tài liệu


Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc xác định hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật.
Câu 2: Nhận định:
a. VBQPPL làm căn cứ để kiểm tra VBQPPL cấp trực thuộc phải là VBQPPL
đang còn hiệu lực.
b. Việc dùng dấu hỏi trong VBNN ko đảm bảo tính khách quan của VBNN.
c. Chính phủ có quyền giám sát VBQPPL của HĐND cấp tỉnh.
Câu 3. Anh chị hãy giúp cấp có thẩm quyền soạn thảo văn bản bổ nhiệm
Phó chánh thanh tra tỉnh.
ĐỀ THI MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬTLỚP QT31B
THỜI GIAN 60P
SINH VIÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
I. Trắc nghiệm (4 điểm): Chọn tất cả các đáp án đúng trong mỗi câu sau.
1. Các chủ thể sau đây có quyền tham gia ban hành VBQPPL liên tịch:
a. UB pháp luật của QH
b. TW MTTQ VN
c. Ban thường vụ tỉnh ủy
d. UB Thẩm phán TAND cấp tỉnh
2. Một VBQPPL sẽ hết hiệu lực khi:
a. Bị tạm đình chỉnh thi hành bởi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan
đã ban hành VB đó
b. Bị đình chỉ thi hành bởi cơ quan

c. VB được quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành của VB này hết hiệu
lực
d. VB bị bãi bỏ do nội dung trái với VB cấp trên
3. NQ của QH là VB:
a. Có giá trị như VB Luật
b. Được thông qua khi có quá 1/2 tổng số ĐBQH đồng ý tán thành


c. Được xem xét thông qua tại một kỳ họp của QH
d. Chỉ có giá trị pháp lý sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố
4. Các VB sau đây là VBQPPL:
a, NQ của CP về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của cấp huyện
b. CV của TANDTC về việc hướng dẫn các TA địa phương thi hành VB Luật
TTHS
c. NQ của HĐND tỉnh về việc bãi bỏ VBQPPL của UBND cùng cấp
d. QĐ của TTg CP về phê duyệt chương trình, đề án; giao chỉ tiêu KT-XH
cho cơ quan, đơn vị

II. Hãy trình bày ý kiến về nguyên tắc áp dụng VB trong các TH sau: (2
điểm)
1. Thông tư hướng dẫn có quy định trái với VB Nghị định
2. 2 VB Luật quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề
III. Giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền soạn thảo VB chấn chỉnh tình
trạng sử dụng điện lãng phí ở tỉnh M (4 điểm)



×