Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 22 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
TT

CÁC TỪ (CỤM TỪ) VIẾT TẮT

NGHĨA TỪ VIẾT TẮT

1

BCH-TW

Ban chấp hành trung ương

2

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

TTKT-HNDN

Trung tâm kỹ thuật, hướng nghiệp
dạy nghề

4

KT-XH



Kinh tế xã hội

5

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

6

THCS

Trung học cơ sở

7

CBGV

Cán bộ giáo viên

8

BTCĐ

Bí thư chi đoàn

9

TPT


Tổng phụ trách

10

TT. TCM

Tổ trưởng tổ chuyên môn

11

GVBM

Giáo viên bộ môn

12

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

13

GV

Giáo viên

14

HS


Học sinh

15

CMHS

Cha mẹ học sinh

16

HN

Hướng nghiệp

17

GDHN

Giáo dục hướng nghiệp

18

GDTX

Giáo dục thường xuyên

19

THPT


Trung học phổ thông

20

THCN

Trung học chuyên nghiệp

21

GDTHCN

Giáo dục trung học chuyên nghiệp

22

TCN

Trung cấp nghề

-1-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hướng nghiệp, hướng học là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục
học sinh lựa chọn nghề một cách tự giác có ý nghĩa là việc lựa chọn đó có sự phù hợp

với yêu cầu của xã hội và phù hợp với những đòi hỏi của nghề.
Nó là một quá trình giáo dục lâu dài, gian khổ và phức tạp. Với tư cách là một
bộ phận cấu thành của nền giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là một vấn đề giáo dục
và đào tạo thế hệ trẻ góp phần vào việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng ý
thức đúng đắn đối với lao động, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra những cơ sở
ban đầu rất quan trọng cho thế hệ trẻ tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề.
Chính vì vậy công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS là một công
tác giáo dục toàn diện.
Giáo dục hướng nghiệp là một nội dung được pháp lý hoá bằng những qui
chế, qui định, một yếu tố quan trọng trong những nội dung giáo dục toàn diện cho
học sinh trong trường THCS nói chung và ở trường THCS Gáo Giồng nói riêng, là
yêu cầu giáo dục tất yếu trong nhà trường. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi xin
đề xuất: "Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong
trường trung học cơ sở".
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh THCS. Thực trạng phân luồng, một số hướng đi của học sinh sau khi tốt
nghiệp THCS. Thông qua kinh nghiệm tôi muốn đề xuất các giải pháp, góp phần
nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường chúng
tôi, và nâng cao ý thức định hướng được lối đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đọc, tập hợp tài liệu, nghiên cứu các tri thức khoa học về kiến thức hướng
nghiệp có trong các văn bản, Nghị quyết của Đảng, nhà nước; nghiên cứu các tài liệu
về giáo dục học, về tâm lý học, sinh lý học lứa tuổi THCS, về quản lý giáo dục nhằm
mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn qua các buổi hoạt động hướng nghiệp theo
chủ điểm, theo chuyên đề, qua các buổi hội thảo do ngành, cơ quan có liên quan tổ
chức.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh ở trường THCS Gáo Giồng huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

-2-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Từ ngày 12/9/2011 đến ngày 28/01/2012.
- Tìm, đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, xử lý thông tin
- Hoàn thiện cơ bản đề cương.
- Từ ngày 30/01/2012 đến ngày 15/02/2012.
- Viết đề tài.
- In ấn và chỉnh sửa.
- Ngày 05 /03/2012
- Nộp đề tài.

-3-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hội nghị lần thứ hai của BCH TW khóaVIII (12/1996) đã nêu 6 quan điểm
chỉ đạo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNHHĐH. Quan điểm mới của Đảng ta là phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an
ninh. Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có chương trình, nội dung, phương
pháp và phương tiện giáo dục nhằm giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những

người lao động có trình độ, có kỹ năng nghề nghiệp. Phát triển giáo dục gắn với tiến
bộ khoa học - công nghệ là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển của
giáo dục.
Đến những năm 80 để đẩy mạnh công tác giáo dục, Chính phủ đã có quyết
định về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. Công tác hướng nghiệp trong
nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề cho học
sinh phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá
nhân. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo
dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng. Góp phần
tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt
nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện đúng quan điểm giáo dục của Đảng từ
nay đến năm 2015 là phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã
hội những tiến bộ của khoa học công nghệ , củng cố quốc phòng, an ninh.
Từ năm học 2004-2005 đến nay ngành giáo dục đã quyết định đưa công tác
hướng nghiệp và dạy nghề vào trường THCS xem đây là một hoạt động có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình dạy học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Những năm trước đây, ngành giáo dục đã chú ý quan tâm đến công tác hướng
nghiệp cho học sinh THCS, song công tác này chỉ giao trách nhiệm chính cho
TTKTHN-DN .Trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu phát triển
giáo dục đến năm 2015 công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đã được
ngành giáo dục chú trọng. Cụ thể là từ năm 2005-2006 đã đưa chương trình dạy nghề
cho học sinh khối 9 vào kế hoạch dạy học cụ thể, đến nay thì công tác hướng nghiệp
và dạy nghề cho học sinh khối 9 được xem là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng,
là cơ sở khoa học cho việc tuyển chọn lao động trong chừng mực nhất định, hướng
nghiệp hướng học, dạy nghề còn góp phần vào việc phân công sử dụng hợp lý học
sinh tốt nghiệp THCS sau khi ra trường. Trong thời gian qua cán bộ quản lý ở các
trường đã làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường mình.Tuy nhiên chất
lượng của công tác hướng nghiệp của phần lớn các trường THCS hiện nay còn thấp,

chưa thực hiện một cách có hiệu quả, chưa phát huy được tác dụng của việc dạy học.
Từ năm học 2005-2006 đến nay công tác hướng nghiệp cho HS khối 9 được
đưa vào kế hoạch hoạt động dạy học chính khoá. Với yêu cầu đó đòi hỏi người quản
lý, GVCN, GV bộ môn phải thực hiện một cách nghiêm túc.Trong những năm qua
hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường đã đạt được một số kết quả trong việc
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và ngành.

-4-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
1. Về nhận thức:
* Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý và phần lớn giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được
vai trò vị trí của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông xem đây
là mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện học sinh là trách nhiệm của toàn xã
hội.
- Phần lớn học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp
trong nhà trường phổ thông, giúp các em định hướng được nghề nghiệp, làm quen
được với một số nghề cơ bản, lựa chọn được nghề mình yêu thích sau này.
- Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Xem đây là một hoạt động cần
thiết, bổ ích giúp các em hiểu biết cơ bản về một số nghề để các em lựa chọn sau này.
* Tồn tại
- GVCN, GVBM chỉ quan tâm đến chất lượng các bộ môn văn hoá, chưa
quan tâm đến chất lượng của hoạt động hướng nghiệp. Một số giáo viên cho rằng
hoạt động HN chỉ là hoạt động phụ, trách nhiệm chính phải là Trung tâm giáo dục
thường xuyên. Việc hướng nghiệp cho học sinh không phải thực hiện trong thời gian
dài chỉ cần tập trung một vài buổi là có thể làm tốt công tác đó.

-Về học sinh: Một số học sinh khối 9 cho rằng công tác hướng nghiệp là hoạt
động phụ không liên quan đến kết quả học tập, trong giờ học không chú ý, các em
cho rằng việc chọn nghề bây giờ chưa quan trọng, sau này nếu không vào được
trường phổ thông thì cứ chọn một nghề nào đó rồi đi học là được.
-Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần
học văn hoá cho tốt là được, còn việc định hướng nghề và học nghề biết cũng được
mà không cũng không sao.
2. Thực hiện kế hoạch và chương trình hoạt động:
*Ưu điểm:
Về cán bộ quản lý, hội đồng sư phạm quán triệt được đường lối, chủ trương
của Đảng, nhà nước và ngành.
Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể và đã thực hiện chường trình hoạt động HN
theo yêu cầu của Sở và Bộ GD- ĐT.
- Đưa hoạt động HN vào hoạt động dạy học chính khoá hướng nghiệp được
bố trí 9tiết/năm học bằng việc đưa một số nội dung GDHN tích hợp sang hoạt động
ngoài giờ lên lớp và tích hợp ở một số môn học trong chương trình chính khóa.
- Về học sinh: Tham gia khá đầy đủ các buổi học HN và học nghề, nắm được
một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp các em tự chọn.
- Về phụ huynh và lực lượng ngoài nhà trường: Đã nắm được cơ bản của công
tác HN thông qua dịp họp phụ huynh học sinh của trường tổ chức.
*Tồn tại :
- Một số giáo viên bộ môn, GVCN chưa coi trọng công tác HN cho học sinh
chưa thấy được trách nhiệm của mình, công tác HN thì trách nhiệm thuộc người phụ
trách hướng nghiệp. GVCN chỉ nhắc nhở HS tham gia học đầy đủ các buổi học HN
là đủ.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của công tác HN và học nghề.
Nhiều buổi học sinh nghỉ học với lý do học bù hoặc lý do cá nhân khác.
-5-



Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

- Đối với HS trong số 50 em được hỏi về suy nghĩ của em về công tác HN
trong trường THCS có tầm quan trọng như thế nào thì có 90% học sinh thấy đựợc
công tác HN trong trường THCS rất cần thiết cho các em định hướng nghề nghiệp
sau này, còn 4% cho rằng hoạt động HN không cần thiết cho lúc này, 6% cho rằng có
cũng được và không có cũng được.
Mẫu1: Trắc nghiệm lấy ý kiến 50 học sinh kết quả như sau:
Câu hỏi
Cho biết suy nghĩ của em về hoạt
động của công tác hướng nghiệpdạy nghề
Học sinh

Suy nghĩ của học sinh
Cần thiết

Không cần
thiết

Có cũng được
và không cũng
được

45/50 hs

2/50 hs

3/50 hs

90 %


4%

6%

Tỉ lệ

- Đối với Cha mẹ HS trong số 50 người được hỏi về suy nghĩ của phụ huynh
về công tác HN trong trường THCS có tầm quan trọng như thế nào? Nhận định của
cha mẹ học sinh rất cao về công tác HN như sau: có 47/50 tỉ lệ 94% ý kiến cho rằng
công tác HN trong nhà trường THCS hiện nay là rất cần thiết, còn 3/50 tỉ lệ 6 % cho
rằng có cũng được, không có cũng được.
Mẫu2: Trắc nghiệm lấy ý kiến 50 cha mẹ HS kết quả như sau:
Câu hỏi

Suy nghĩ của cha mẹ HS

Cho biết suy nghĩ của em về hoạt
động của công tác hướng nghiệpdạy nghề

Cần thiết

Học sinh
Tỉ lệ

Không cần
thiết

Có cũng được và
không cũng được


47/50
CMHS

3/50 CMHS

94 %

6%

3. Nội dung và hình thức tổ chức:
*Ưu điểm:
+ Cán bộ quản lý cùng hội đồng sư phạm đã bám sát nội dung chương trình,
kế hoạch của công tác HN hướng học
+ Đã tổ chức hướng nghiệp, hướng học cho HS khối 9: 1 tiết /1tháng.
+ Công tác HN hướng học được tiến hành ngay đầu năm học .
*Tồn tại :
+ Hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú, công tác hướng nghiệp
trên hình thức thuyết trình, giáo viên chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản về mặt lý
thuyết trên lớp, chưa có điều kiện để tổ chức cho học sinh tham quan học tập một số
nghề ở địa phương, hoặc chưa mời nghệ nhân giới thiệu một số ngành nghề mà địa
phương có thể thực hiện được.
-6-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

+ Công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn thường xuyên.
4. Cơ sở vật chất:
*Ưu điểm:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục, các cấp Đảng chính quyền địa
phương nên nhà trường đã vận dụng được một số kinh phí trong ngân sách cho phép
như quỹ học phí để mua sắm một số thiết bị dạy học phục vụ cho công tác HN thực
hiện các chuyên đề ngọai khóa theo qui định.
*Tồn tại :
- Việc thực hiện thiết bị dùng để hoạt động còn gặp nhiều khó khăn về kinh
phí như tranh (hình ảnh minh họa) nghề nghiệp, dụng cụ dùng để hoạt động nhóm,
hoạt động tập thể, dụng cụ trò chơi, test trắc nghiệm . . .
- Chưa tranh thủ các nguồn đóng góp của các lực lượng xã hội việc huy động
cộng đồng còn hạn chế.
Với những tồn tại trên cho nên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
công tác giáo dục HN- hướng học cho học sinh trong nhà trường.
5. Quản lý chỉ đạo:
*Ưu điểm:
-Cán bộ quản lý có sự quan tâm chỉ đạo việc dạy HN cho học sinh khối 9
phù hợp với yêu cầu và chỉ tiêu đề ra của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT.
-Xây dựng được kế hoạch thực hiện chương trình.
*Tồn tại
-Lãnh đạo trường cần quan tâm nhiều hơn nữa cho công tác HN, nhất là tạo
điều kiện về kinh phí hoạt động để phong trào học tập hướng học, hướng nghiệp ở
đơn vị có ý nghĩa hơn.
-Qua thực trạng hoạt động giáo dục HN của khối 9 ở trường THCS Gáo
Giồng cụ thể là tôi được sự phân công của lãnh đạo nhà trường làm công tác hướng
nghiệp cho học sinh hơn 6 năm qua tôi nhận thấy rằng công tác HN được đưa vào
trường THCS là một việc làm rất cần thiết, trường đã có nhiều cố gắng trong việc
triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể và phân công thành viên chịu trách
nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin phối hợp với các Trung tâm GDTX trong và
ngoài huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đồng Tháp, trường Cao Đẳng Nghề
Đồng Tháp cũng như các trường có phối hợp để thực hiện tốt công tác hướng nghiệp
và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đặc biệt là sự quan tâm của Phòng

GD&ĐT h.Cao Lãnh trong công tác HN của trường.

-7-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

Bên cạnh GV phụ trách công tác hướng nghiệp thường xuyên liên hệ các
trường dạy nghề, các Trung tâm tư vấn, nhất là Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh
Đồng Tháp trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Tháp. Hàng
năm đến để tư vấn giúp đỡ các em biết thêm về các lớp THCN, TCN để giúp những
học sinh có điều kiện khó khăn theo học

-8-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

Trên cơ sở những mặt đã làm được và những mặt tồn tại nêu trên, tôi xin nêu
một số giải pháp đã và đang thực hiện sau:
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯ VẤN HƯỚNG
NGHIỆP Ở LỚP 9 TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG
1. Giải pháp 1:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh và lực lượng ngoài nhà
trường.
Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt
động giáo dục HN, đây là một hoạt động để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
cho học sinh.
a. Đối với cán bộ giáo viên
Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng các hoạt động

trong nhà trường vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết.
Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận
thức được tầm quan trọng của công tác HN ở trường THCS nhận thức được sự chỉ
đạo, tổ chức hoạt động HN là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục. Thấy
được tầm quan trọng của công tác HN trong trường phổ thông, giúp học sinh định
hướng được nghề nghiệp hoặc làm quen được một số nghề sau này có cơ sở để chọn
nghề mà mình yêu thích. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và
biết đầu tư thích đáng để công tác HN hoạt động có chất lượng và đạt được hiệu quả
cao nhất.
Đối với khối 9 là khối cuối cấp, chương trình hướng nghiệp được đưa vào dạy
học chính khoá, hiệu trưởng cùng giáo viên phải có sự quan tâm đến việc nâng cao
nhận thức cho các em, các em phải có sự nhìn nhận, hiểu được tầm quan trọng của
công tác HN, đây là mục tiêu của việc giáo dục toàn diện học sinh.
b. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm
Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công của
công tác hướng nghiệp vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm.
Thông qua hoạt động ngoại khoá như tổ ngoại khoá, giúp giáo viên nhận thức
tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành
giáo dục nói chung và trường nói riêng nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
Đặc biệt đối với GVCN khối 9 phải nhận thức được hoạt động HN là một môn học
chính khoá, hiểu được tầm quan trọng của bộ môn này từ đó có hướng giáo dục học
sinh, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp để công tác giáo dục HN đạt hiệu quả cao
nhất.
c. Đối với học sinh khối 9
Đây là lứa tuổi sắp làm người lớn nhưng chưa có sự hiểu biết sâu sắc về tầm
quan trong của hoạt động này. Vì vậy nhiệm vụ của CBGV phụ trách là giúp các em
hiểu được tầm quan trọng của công tác HN để các em tham gia đầy đủ, tích cực và có
ý thức hoạt động tốt.
Thông qua các buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, hoặc các bộ
môn văn hoá như: Công nghệ, Vật lý, Sinh học, giáo dục công dân...CBGV giúp học

sinh nhận thức được trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngoài việc
đào tạo những người thầy phải cần đến những người thợ. Những kiến thức mà các em
được học trên lớp cần phải được vận dụng vào thực tiễn.Thông qua hoạt động này sẽ
-9-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

giúp các em tìm hiểu một số nghề để các em định hướng được nghề nghiệp trong
tương lai của mình.
d.Đối với lực lượng ngoài xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu về nhân lực
đòi hỏi ngày càng cao, để đáp ứng được nhu cầu đó thì yêu cầu học tập, hoạt động
giáo dục nhà trường cũng được nâng cao. Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì nhà
trường cần có sự tiếp sức của lực lượng xã hội một cách có trách nhiệm. Nhà trường
có trách nhiệm giúp phụ huynh học sinh, các lực lượng khác ngoài xã hội nhận thức
đúng đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động HN. Hoạt động này không thể ảnh hưởng
đến chất lượng các môn văn hoá mà đây là công tác giúp các em phát triển toàn diện.
Từ nhận thức đầy đủ về hoạt động này nhà trường dễ dàng tranh thủ sự hỗ trợ, hợp
tác của họ trong qúa trình giáo dục.
2. Giải pháp 2:
Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động:
Theo mục tiêu giáo dục của thời kỳ CNH-HĐH để phát triển toàn diện học
sinh ngoài việc học các bộ môn văn hoá cần phải cung cấp thêm cho học sinh một số
kiến thức cơ bản về một số nghề quen thuộc, giúp các em làm quen được với một số
nghề mà em yêu thích, hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề
nghiệp tương lai. Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển KT-XH
của đất nước, khu vực và địa phương, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động,
hệ thống giáo dục phổ thông, THCN và dạy nghề cao đẳng, đại học ở địa phương và
cả nước. Để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này cần phải chỉ

đạo xây dựng kế hoạch từ đầu năm học.
Công tác HN được đưa vào kế hoạch hoạt động của năm học, đảm bảo đúng
chỉ tiêu của Sở giáo dục đề ra.
Người phụ trách công tác hướng nghiệp của các lớp phối hợp với TPT đội
BTCĐ, GVBM để làm tốt công tác.
Công tác hướng nghiệp một tháng tổ chức một tiết, giáo viên lên lớp phải có
giáo án và dạy theo đúng chủ đề của từng tháng.
Tháng 9: Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học .
Tháng 10: Định hướng phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
Tháng 11: Thế giới nghề nghiệp quanh ta.
Tháng 12: Tìm hiểu thông tin về một số nghề phổ biến ở địa phương.
Tháng 1: Thông tin về thị trường lao động.
Tháng 2: Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia
đình.
Tháng 3: Tìm hiểu hệ thống GDTHCN và đào tạo nghề của TW và địa
phương.
Tháng 4: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS .
Tháng 5: Tư vấn hướng nghiệp.
Hiệu trưởng chỉ đạo GV phụ trách công tác hướng nghiệp thực hiện đúng
chương trình do Bộ, Sở giáo dục đào tạo quy định.
Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp có thể tổ chức nhiều hoạt động
giáo dục hướng nghiệp bằng nhiều phương pháp:
- Thuyết trình.
- Tổ chức học sinh điều tra thông tin nghề.
- Tổ chức thảo luận lớp về chủ đề hướng nghiệp.
-10-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS


- Tổ chức học sinh học theo nhóm nhỏ.
- Tổ chức trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp.
- Phương pháp đóng vai ( Diễn kịch ) mô phỏng.
Phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp phải phù hợp với chủ đề từng
tháng.
Khi học lớp 9 học sinh nào cũng có những dự định chọn một hướng cho bản
thân mình như: Một trường THPT, trường THCN, các trường dạy nghề hoặc về gia
đình tham gia lao động sản xuất... kèm theo dự định thường là những ước mơ về sự
thành đạt trong tương lai. Sự hình thành dự định chọn một hướng đi này gần như bao
giờ cũng gắn việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như hứng thú, năng lực
bản thân với những khó khăn thuận lợi sẽ gặp. Đây là lần đầu tiên trong đời các em
phải đối đầu với việc lựa chọn này. Do vậy, học sinh sẽ gặp không ít khó khăn hoặc
mắc phải những sai lầm khi chọn cho mình một hướng đi không phù hợp. Vì vậy
thông qua buổi thảo luận lớp, giáo viên cần cho các em nhận thức những thuận lợi,
khó khăn khi quyết định lựa chọn hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp. Qua nhiều
năm được dạy hướng nghiệp bản thân đã rút ra Sơ đồ phân luồng học sinh sau khi tốt
nghiệp THCS để các em có thể định hướng trong tương lai.
Theo sơ đồ như sau:

Khi dạy chủ đề tháng 04 về Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và tháng
05 về công tác tư vấn hướng nghiệp bản thân thực hiện rất có hiệu quả Đồ dùng dạy
học là sơ đồ phân luồng. Từ đó học sinh có cách nhìn tổng thể hơn, khái quát hơn sau
khi tốt nghiệp, các em cũng có thể tham mưu với gia đình mình để chọn lựa hướng đi
như thể nào cho khoa học và hợp lí.
- Nguyên vật liệu: Nền nhôm Alu dán decal nội dung sơ đồ, đèn led, bộ
công tắc điều khiển, mặt sau lót MDF, giấy in chữ màu.
- Qui trình sử dụng: Cắm mạch điện vào ổ điện.
-11-



Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

+ Công tắc 1: Các hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
+ Công tắc 2: Các hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, trung
cấp nghề.
+ Công tắc 3: Các hương đí của học sinh sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại
học.
Hiệu quả: Học sinh nhận thức được việc chọn nghề, các hướng đi thích hợp sau khi
tốt nghiệp THCS, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, trách nhiệm của thanh
niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ví dụ 1: Khi tư vấn hướng nghiệp: phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với
người lao động các nghề được chia thành các nhóm nghề như sau:
- Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính.
- Những nghề tiếp xúc với con người.
- Những nghề thợ.
- Những nghề kĩ thuật.
- Những nghề thuộc lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
- Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Dựa vào các yêu cầu đối với từng nghóm nghề, học sinh tự đánh giá phẩm chất tâm
lý cũng như năng lực bản thân mà chọn cho mình một hướng đi, cũng chính là lựa
chọn một nghề nghiệp tương lai phù hợp. Trong trường hợp học sinh không tự đánh
giá được mình, không biết định hướng nghề nghiệp tương lai giáo viên hướng dẫn có
thể giúp học sinh. Bằng những nhóm xu hướng nghề và yêu cầu về phẩm chất tâm lý,
năng lực học tập để các em có thể nhận định khái quát hóa các nghề nghiệp phù hợp
với bản thân trong tương lai.
Ví dụ 2: phân tích trắc nghệm Eysenck
1. Bạn có thường xuyên bị lôi cuốn vào những cảm tưởng, những ấn tượng mới
mẻ hoặc đi tìm nguồn cảm xúc mạnh mẽ để giải buồn và làm cho mình phấn chấn lên
không?
2. Bạn có thường xuyên cảm thấy cần có những người ý hợp tâm đồng để động

viên và an ủi mình không?
3. Bạn là người vô tư không bận tâm đến điều gì phải không?
4. Bạn có cảm thấy khó khăn khi phải từ bỏ những ý định của mình hoặc phải trả
lời “không” với người khác không?
5. Bạn có cân nhắc, suy tính trước khi hành động không?
6. Khi đã hứa làm 1 việc gì bạn có luôn giữ lời hứa không? (bất kể lời hứa đó có
thuận lợi cho mình hay không)
7. Bạn có thường hay thay đổi tâm trạng lúc vui, lúc buồn không?
8. bạn có hay nói năng, hành động 1 cách bộc phát, vội vàng không suy nghĩ
không?
9. Có khi nào bạn cảm thấy mình là người bất hạnh mà không có nguyên nhân rõ
ràng không?
10. Bạn có xếp mình vào loại người không bao giờ phải lúng túng, ấp úng mà
luôn sẵn sàng đối đáp với mọi nhận xét hoặc bất chấp tất cả để tranh cãi đến cùng hay
không?
11. Bạn có cảm thấy rụt rè, ngượng ngùng khi muốn bắt chuyện với 1 bạn khác
giới dễ mến chưa quen biết hay không?
12. Đôi lúc bạn không tự kìm hãm được nổi nóng?
-12-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

13. Bạn thường hành động do ảnh hưởng của 1 cảm xúc bồng bột?
14. Bạn thường ân hận với những điều bạn đã nói, việc bạn đã làm mà lẽ ra
không nên nói, không nên làm?
15. Bạn thường thích đọc sách hơn là gặp gỡ mọi người?
16. Bạn có dễ phật ý không?
17. Bạn thích thường có những buổi gặp mặt bạn bè thân thích không?
18. Thỉnh thoảng bạn có những ý nghĩ mà bạn muốn dấu không cho người biết?

19. Có đúng là đôi khi bạn cảm thấy mình đầy nghị lực nhiệt tình để làm mọi
chuyện, nhưng cũng có lúc lại thấy hoàn toàn uể oải?
20. Bạn có cho rằng chỉ cần ít bạn, song là những người bạn thân là được hay
21. Bạn có hay ước mơ không?
22. Lúc người ta quát tháo với bạn thì bạn cũng quát tháo lại phải không?
23. Bạn thường bị day dứt mỗi khi mắc sai lầm phải không?
24. Tất cả thói quen của bạn đều tốt và hợp với mong muốn của bạn phải không?
25. Bạn có khả năng làm chủ được tình cảm của mình và hoàn toàn vui vẻ trong
các buổi hội họp phải không?
26. Bạn có cho mình là người nhạy cảm và dễ bị kích thích không?
27. Người ta cho bạn là người vui vẻ, hoạt bát phải không?
28. Sau khi làm xong 1 việc quan trọng, bạn có cảm thấy rằng mình còn có thể
làm việc đó tốt hơn nữa không?
29. Ở chỗ đông người bạn thường im lặng phải không?
30. Đôi khi bạn cũng thường thêu dệt câu chuyện phải không?
31. Bạn có hay bị mất ngủ vì những ý nghĩ lộn xộn trong đầu không?
32. Khi muốn biết 1 điều gì, bạn tự tìm lấy trong sách vở, chứ không đi hỏi người
khác phải không?
33. Có bao giờ bạn hồi hộp không?
34. Bạn có thích những công việc đòi hỏi phải chú ý thường xuyên không?
35. Có bao giờ bạn run sợ không?
36. Nếu như không có người kiểm tra thì khi đi tàu xe, bạn có mua vé không?
37. Bạn có thấy khó chịu khi sống trong 1 tập thể mà mọi người hay giễu cợt
nhau không?
38. Bạn có hay bực tức không?
39. Bạn có thích những công việc phải hoàn thành gấp gáp không?
40. Trước những sự việc có hoặc không thể xảy ra, bạn có hay hồi hộp không?
41. Bạn đi đứng ung dung, thong thả phải không?
42. Có bao giờ bạn đến nơi hẹn hoặc đi làm, đi học muộn không?
43. Bạn hay có những cơn ác mộng phải không?

44. Có đúng là bạn thích trò chuyện đến mức là không bao giờ bỏ lỡ cơ hội được
nói chuyện, kể cả với những người không quen biết phải không?
45. Có nỗi đau nào làm cho bạn lo lắng không?
46. Bạn có cảm thấy mình thật bất hạnh nếu như trong thời gian dài không được
tiếp xúc rộng rãi với mọi người không?
47. Bạn có cho mình là người dễ xúc động, dễ phản ứng không?
48. Trong số những người quen, có người mà bạn không ưa thích họ một cách
công khai phải không?
49. Bạn có cho mình là người hoàn toàn tự tin không?
50. Bạn có hay phật ý khi người khác chỉ ra những lỗi lầm trong công tác, những
thiếu sót trong cuộc sống riêng tư của bạn không?
-13-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

51. Bạn có cho rằng khó có thể thực sự hài lòng trong 1 buổi liên hoan gặp mặt
không?
52. Sự cảm nhận rằng mình thấp kém hơn người khác có làm cho bạn khó chịu
không?
53. Bạn có dễ dàng làm cho nhóm bạn bè của mình đang buồn chán trở nên sôi
nổi, vui vẻ được không?
54. Bạn có thường hay nói về những điều mà bạn chưa hiểu kỹ không?
55. Bạn có lo lắng về sức khỏe của mình không?
56. Bạn có thích trêu đùa người khác không?
57. Bạn có bị mất ngủ không?
-Đây là dạng trắc nghiệm về kiểu nhân cách
-Trắc nghiệm này bao gồm một bảng hệ thống câu hỏi đáp có 57 câu hỏi. Đối
tượng tự đọc và trả lời “có” hoặc “không”
a. Chức năng

Đánh giá, phân loại khí chất và loại hình thần kinh của con người.
b. Xử lý kết quả
Tất cả các câu hỏi được chia làm 3 thang để xử lý, câu nào đúng mẫu dưới đây
thì cho 1 điểm, sai với mẫu thì cho 0 điểm.
Thang 1: Kiểm tra độ tin cậy
Bao gồm 9 câu hỏi sau:
- 3 câu “có” : 6, 24, 36.
- 6 câu “không” : 12, 18, 30, 42, 48, 54.
Thang 2: Xác định nội tâm hay ngoại tâm
Bao gồm 24 câu: 15 câu “có” và 9 câu “không”.
- 15 câu “có”: 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56.
- 9 câu “không”: 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51
Thang 3: Xác định tính ổn định hay không ốn định
Bao gồm 24 câu: Tất cả trả lời “có” . Các câu 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19,
21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57.
c. Tính điểm theo thang điểm:
-Thang 1: 9 câu để kiểm tra độ tin cậy. Thang điểm này phải ít hơn 5 điểm
mới đủ độ tin cậy.
-Thang 2: 24 câu hỏi để đánh giá cường độ của các quá trình hưng phấn và ức
chế (hoạt động của các quá trình tâm lý thiên về nội tâm hay ngoại tâm).
-Thang 3: 24 câu hỏi để đánh giá tính ổn định hay không ổn định của hoạt
động thần kinh.
Điểm của thang 2 và thang 3 được biểu hiện diễn trên vòng tròn tọa độ của
Eysenck ( thang 2: trục hoành, thang 3: trục tung). Điểm gặp nhau của thang 2 và
thang 3 sẽ tương ứng với phần khí chất được qui định trên vòng tròn đó.

-14-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS


Điểm của thang 2 và thang 3 được biểu hiện diễn trên vòng tròn tọa độ của
Eysenck ( thang 2: trục hoành, thang 3: trục tung). Điểm gặp nhau của thang 2 và
thang 3 sẽ tương ứng với phần khí chất được qui định trên vòng tròn đó.
d. Đánh giá kết quả:
Thang hướng nội – hướng ngoại ( Thang 2)
0 -> 6 điểm: Nội tâm rõ
6 -> 12 điểm: Thiên về nội tâm
12 -> 18 điểm: Thiên về ngoại tâm
18 -> 24 điểm: Ngoại tâm rõ
Thang ổn định – không ổn định (Thang 3)
0 -> 6 điểm: Rất ổn định
6 -> 12 điểm: Ổn định
12 -> 18 điểm: Không ổn định
18 -> 24 điểm: Rất không ổn định
Đặc điểm khái quát từng loại khí chất:

-15-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

3. Giải pháp 3: Tổ chức và chỉ đạo hoạt động, bồi dưỡng giáo viên và ban quản
lý hoạt động HN.
Hiệu trưởng chỉ đạo GV phụ trách công tác hướng nghiệp, GVCN, TPT đặc
biệt là GVCN khối 9 phải nắm vững nội dung chương trình hoạt động HN theo
chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, chương trình được xây dựng theo
chủ đề hàng tháng.
GVCN, GV phụ trách công tác hướng nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ giáo án, có
kế hoạch, hình thức tổ chức cụ thể tránh tình trạng soạn đối phó.

Ngoài việc thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình phần bắt buộc cần phải
thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức để tạo hứng thú cho học sinh.
Thành lập Ban chỉ đạo hướng nghiệp .
- Hiệu trưởng:
Trưởng ban
- P.Hiệu trưởng:
Phó trưởng ban
- TT.TCM :
Thành viên
- GVCN lớp 9:
Ủy viên
- Tổng phụ trách:
Ủy viên
- BT chi đoàn:
Ủy viên
Ban chỉ đạo hướng nghiệp học kỳ họp hai lần và có sự phân công trách nhiệm
cụ thể.
Để hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả, có chất lượng thì không chỉ là nhiệm
vụ của cán bộ quản lý, của giáo viên được phân công làm công tác hướng nghiệp, mà
là nhiệm vụ của tất cả hội đồng sư phạm và học sinh. Vì vậy bồi dưỡng chuyên môn
cho đội ngũ cán bộ giáo viên là một việc làm cần thiết.
Hiện nay nội dung chương trình hướng nghiệp có yêu cầu cao, song GV phụ
trách công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn nhiều vì vậy để làm tốt công tác
hướng nghiệp cần tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tổ
chức công tác hướng nghiệp, cho giáo viên tham quan học tập một số cơ sở sản xuất
trong địa bàn tỉnh và một số địa phương khác.
-16-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS


Đối với TPT thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hoạt động GDNGLL giáo
dục cho học sinh ý thức tham gia hoạt động HN và các buổi học nghề.
4. Giải pháp 4:Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.
Công tác hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau đòi hỏi
phải đầu tư nhiều kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động
này. Hàng năm huyện đều dành một phần kinh phí trong ngân sách để xây dựng cơ
sở vật chất mua sắm trang thiết bị dạy học.
Tham mưu với Đảng bộ, UBND xã Gáo Giồng, Hội phụ huynh trường để
tranh thủ hỗ trợ một số kinh phí để mua sắm trang thiết bị giảng dạy cho giáo viên
phụ trách, như sách tham khảo, tài liệu hướng nghiệp, những mô hình sản phẩm mô
tả nghề .
5. Giải pháp 5: Thường xuyên quan tâm theo dõi hoạt động HN trong nhà
trường.
CBQL phối hợp với Ban chỉ đạo hướng nghiệp, các đoàn thể trong nhà trường
phải thường xuyên theo dõi giúp đỡ các chuyên đề hoạt động hướng nghiệp để hoạt
động có hiệu quả.
Thường xuyên tham dự các buổi hoạt động HN để đánh giá chất lượng và hiệu
quả của tiết dạy, hình thức tổ chức không phù hợp để kịp thời điều chỉnh và có biện
pháp bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
Kiểm tra việc thực hiện chương trình theo đúng quy định của Bộ và Sở GDĐT.
Sau khi kiểm tra cần đánh giá cụ thể những mặt mạnh, mặt yếu từ đó rút ra
kinh nghiệm về hình thức, phương pháp hoạt động để bổ sung vào kế hoạch.
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Giúp cho học sinh THCS hiểu rõ về khả năng của bản thân và truyền thống,
điều kiện gia đình để lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp.
Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp một cách có khoa học
Giúp học sinh phát triển toàn diện, định hướng được nghề nghiệp trong tương
lai, có sự cân nhắc khi lựa chọn nghề sau khi tốt nghiệp bậc THCS. Học sinh ý thức
được nhiệm vụ của mình là phải tham gia đầy đủ các buổi tổ chức HN.

Cha, mẹ học sinh cùng các em thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đánh
giá đúng năng lực bản thân, hoàn cảnh kinh tế, để lựa chọn con đường học tập cho
phù hợp. Việc đi vào các hướng khác nhau sau khi tốt nghiệp THCS là bình thường
và hợp lí.

-17-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
Việc thực hiện hướng nghiệp tong trường THCS, đây là điều không mới
nhưng rất khó, mà cũng là điều học sinh và phụ huynh hết sức quan tâm để định
hướng nghề nghiệp giúp chọn ngành nghề thích hợp để theo đuổi cả đời, để bảo đảm
phát triển sự nghiệp với điều kiện cụ thể của mỏi học sinh trong bối cảnh đất nước
phát triển đi lên theo hướng hội nhập quốc tế.
Thực tế có em biết theo học nghề, nhưng khi chọn nghề nghiệp còn nặng cảm
tính, chưa xuất phát đúng từ năng khiếu và sở thích cá nhân, điều kiện kinh tế gia
đình và nhu cầu của thị trường lao động dẫn đến kết quả học sinh không đủ điều kiện
theo học hết chương trình, có học sinh tốt nghiệp không được hỗ trợ việc làm gây
lãng phí kinh tế và làm nản chí các em đã qua đào tạo.
Hướng học, hướng nghề có thể nói là điều rất quan trọng đối với học sinh cho
nên với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
trong trường THCS” là một điều kiện hết sức cần thiết. Bởi vì chọn nghề là chọn
tương lai của mỗi người, chọn một nghề là chọn cho mình một tương lai, là điều cực
kỳ quan trọng vì công việc là một phần của cuộc sống.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trọng tâm của đề tài là công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường
THCS theo phương pháp giáo dục tích cực, nhưng việc thực hiện đạt kết quả như thế

nào? Để khẳng định điều đó, qua quá trình thực nghiệm công tác giảng dạy hưởng
nghiệp lớp 9 tại trường THCS Gáo Giồng với những giải pháp nêu trên nhận thấy
rằng có nhiều tích cực và hiệu quả.
Cùng với việc nghiên cứu vấn đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh trong trường THCS”, qua thực tế quá trình thực nghiệm tại
trường THCS Gáo Giồng.
Với giải pháp trên tôi đã tiến hành trao đổi, quan sát, tổng hợp từ kết quả hoạt
động của HS để đánh giá, rút ra kết luận về việc vận dụng nâng cao hiệu quả giáo dục
hướng nghiệp là nhu cầu cấp thiết trong việc giáo dục học sinh theo theo phương
pháp giáo dục tích cực. Vì thế cần được sự quan tâm nhân rộng mô hình để góp phần
thúc đẩy cho công tác hướng nghiệp ở trường THCS ngày càng có hiệu quả.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trường đã tổ chức nghiêm túc các buổi hoạt động hướng nghiệp theo phân
phối chương trình của bộ cho học sinh khối 9, ngoài ra ở các tiết sinh hoạt lớp, chào
cờ đều có lồng ghép để tư vấn hướng nghiệp cho các em theo chủ đề từng tháng.
Trường có phối hợp cùng với Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp, TT GTVL tỉnh
Đồng tháp thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội để tư vấn cho học sinh cũng
như những thông tin tuyển sinh hàng năm. Trường cũng phối hợp cùng với địa
phương Hội đồng giáo dục xã, phụ huynh và các khách mời như: Phòng GD ĐT
huyện Cao Lãnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Cao Lãnh, Trường Trung
cấp nghề . . ., tổ chức chuyên đề Hội thảo hướng nghiệp cho phụ huynh và học sinh
khối 9 hàng năm. Qua các buổi hoạt động có 100% học sinh tham gia đầy đủ các
buổi hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp do nhà trường tổ chức. Vận động gia đình
đưa được 3/4 HS sau khi tốt nghiệp THCS nghỉ học ra lớp học trung cấp nghề tỉ lệ
-18-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

75% và 6/9 HS học lớp 10 và 11 nghỉ học không theo học phổ thông ra lớp học các

lớp TCN như: điện gia dung; kế toán, văn thư hành chính tỉ lệ 66,7%.
Để hoạt động HN có chất lượng, hiệu quả thì đồi hổi cần phải duy trì những
mặt mạnh như sau:
- Đội ngũ CBQL, Hội đồng sư phạm nhà trường phải có sự chuyển biến tích
cực trong nhận thức và năng lực tổ chức quản lý hoạt động HN ở khối 9 .
- Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, phương hướng chỉ đạo hoạt động HN.
- Xây dựng Ban hướng nghiệp và có sự phân công cụ thể, đánh giá trách
nhiệm của từng bộ phận.
- Cần phải xây dựng nội dung hoạt động cụ thể để hướng dẫn học sinh chọn
nghề.
- Trong sự phân công giáo viên làm công tác hướng nghiệp, đối với những
giáo viên thật sự có tâm huyết, có sự đam mê, tìm tòi, tận tụy trong công tác hướng
nghiệp.
Vì vậy muốn thực hiện công tác HN có hiệu quả phải có sự phối hợp 4 thành
phần: Nhà trường, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất địa phương, cha mẹ học
sinh.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện học sinh nhà trường phải
nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đối chiếu thực trạng và tình hình thực tiễn
của trường, của địa phương để có tầm nhìn chính xác hệ thống, khoa học, sau đó
nhân rộng và rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức HN, tạo tiền đề cho các
lớp tiếp theo đáp ứng yêu cầu giáo dục, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, thời
kỳ toàn cầu hoá.
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động HN
ở khối 9 trường THCS Gáo Giồng cho thấy:
- Việc đưa chương trình HN và trường phổ thông là một việc làm có tác dụng
tích cực góp phần thức đẩy các hoạt động khác của nhà trường.
- Việc tổ chức hoạt động HN theo nội dung chương trình quy định của Bộ, Sở
GD-ĐT, hình thức tổ chức phong phú đa dạng hơn, thiết thực hơn trước đây, tạo điều

kiện cho việc định hướng và phân luồng học sinh sau này.
2. Kiến nghị
- Đối với Sở GD-ĐT cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ
phụ trách công tác HN.
- Đối với Phòng giáo dục
+ Cần phải có một bộ phận chuyên môn của phòng để chỉ đạo công tác HN
trên địa bàn .
+ Cần duy trì phối hợp tổ chức Hội thảo về công tác HN cho các trường THCS
và THPT, các Trường trung cấp nghề và Cao đẳng nghề trên địa bàn huyện và tỉnh.
+ Khi tổ chức Hội thảo về công tác hướng nghiệp trên địa bàn huyện cần, mời
hết giáo viên thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THCS,
THPT về dự để có được sự chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế với những thuận lợi và khó
khăn cũng như những bài học tâm đắc trong công tác hướng nghiệp.

-19-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

-Về phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về môi trường trang bị phòng tư
vấn, kinh phí hoạt động cho công tác Hội thảo, chuyên đề tư vấn của các trường
THCN, THN, các chuyên đề giáo dục HN để đạt hiệu quả.
-Học sinh phải có ý thức nghiêm túc trong quá trình học tập, các em cần có sự
tham vấn ý kiến từ gia đình để sự phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có
hiệu quả hơn.
Trên đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp, sự phân
luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS rất có hiệu quả. Xin được chia sẻ cùng
quý đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp trong giai
đoạn hiện nay.


Người viết SKKN

Nguyễn Hồng Tâm

-20-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị Quyết TW2 BCH TW Đảng khóa VIII
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Bộ
GD&ĐT dự án phát triển Giáo Dục THCS
3. Cẩm nang chọn nghề 2011 của NXB Đại học công nghiệp TP HCM
4. Tài liệu hướng dẫn trắc nghiệm tư vấn hướng học của Sở GD&ĐT Đồng
Tháp
5. Phân luồng đào tạo hướng nghiệp tuyển sinh sau khi tốt nghiệp THCS
của Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Tháp

-21-


Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

A. PHẦN MỞ ĐẦU


2

I. Lý do chọn đề tài

2

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

2

1. Mục đích nghiên cứu

2

2. Phương pháp nghiên cứu

2

III. Giới hạn của đề tài

2

IV. Kế hoạch thực hiên

3

B. PHẦN NỘI DUNG

4


I.Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn

4

III. Thực trạng và những mâu thuẫn

5

1. Về nhận thức

5

2. Thực hiện kế hoạch và chương trình hoạt động

5

3. Nội dung và hình thức tổ chức

6

4. Cơ sở vật chất

7

5. Quản lý chỉ đạo
IV. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp ở
lớp 9 Trường THCS Gáo Giồng


7

V. Hiệu quả áp dụng

17

C. KẾT LUẬN

18

I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác

18
18
18

4

II. Khả năng áp dụng
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
IV. Đề xuất, kiến nghị

9

19

1.Kết luận
2.Kiến nghị

19


-

Tài liệu tham khảo

21

-

Mục lục

22

19

-22-



×