Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

"Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.77 KB, 12 trang )

Sở giáo dục và đào tạo hà tĩnh
********@********

"Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức cho học sinh ở trờng THCS"

Năm học: 2007 - 2008
1
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện nay đòi hỏi sự nghiệp giáo
dục đào tạo ở nước ta phải có sự đổi mới mạnh mẽ. Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá X đã định hướng chiến lược giáo dục trong thời kỳ mới. Các trường
THCS đang trong giai đoạn chuyển mình phấn đấu thực hiện nghị quyết của Đảng.
Bước phát triển mới của nhà trường phổ thông đề ra những yêu cầu mới ngày càng
cao. Công việc đổi mới và xây dựng đất nước ngày càng trở nên cấp thiết là tiền đề
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nhằm đưa đất nước ta có nền kinh tế phát triển vững chắc đồng đều và vẫn giữ
được bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện tốt mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh - xã
hội công bằng - dân chủ, văn minh” thì yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan
trọng, là yếu tố quyết định cho sự phát triển đó.
Trong xu thế của sự hội nhập thế giới hiện nay nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng
tác động lẫn nhau rất lớn. Trong thời kỳ mở cửa, thời đại phát triển kinh tế thị trường
nó ảnh hưởng nhiều mặt tới giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.
Giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động hết sức quan trọng, góp
phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách học sinh. Như Bác Hồ đã
từng nói: “Học để làm người, học để phụng sự cách mạng, phụng sự tổ quốc,
phụng sự nhân dân”.
Đúng vậy, trước hết học để làm người quả là một điều khó. Đặc biệt là đối với
vùng nông thôn, trình độ dân trí chưa cao, điều kiện kinh tế gặp không ít khó khăn nên
ý thức tu dưỡng của học sinh càng có sự xuống cấp. Đứng trước tình hình thực tiễn


hết sức cấp bách đó người làm công tác giáo dục không thể thờ ơ trước hiện thực của
cuộc sống, với yêu cầu cấp bách của xã hội vấn đề chỉ đạo giáo dục đạo đức trong nhà
trường phổ thông là nội dung quan trọng hàng đầu trong toàn bộ hệ thống quản lý
giáo dục hiện nay. Điều đó cũng rất dễ hiểu, như Bác Hồ từng căn dặn “Có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Chính vì lẽ đó trước hết trường THCS muốn truyền đạt cho học sinh một lượng tri
thức nhất định thì yếu tố đầu tiên phải bồi dưỡng cho các em trở thành một con người
có phẩm chất đạo đức tốt. Phải chăng đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn”
Để đáp ứng với mục tiêu đào tạo thì giáo dục đạo đức trong nhà trường
THCS cần có những giải pháp cụ thể, những biện pháp tối ưu trong khâu chỉ đạo
giáo dục đạo đức để không ngừng hình thành cho người học sinh có một nhân cách
tốt, có thái độ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đúng như mục têu giáo dục
đã đề ra đó là: đào tạo con người Việt Nam “Vừa hồng vừa chuyên”
Với những lý do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu qủa giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS”
II. Nhiệm vụ của đề tài:
1. Nghiên cứu thực trạng chất lượng giáo dục đạo đức, đánh giá thực tế
dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức ở trường THCS hiện nay.
2. Thực tế công tác chỉ đạo giáo dục học sinh trong trường THCS.
2
3. Những giải pháp cơ bản chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trường THCS
hiện nay.
III. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong
trường THCS A ở huyện B.
- Tập thể sư phạm, đặc biệt hệ thống giáo viên làm công tác chủ nhiệm
ở trường THCS A huyện B.
- Tổng phụ trách Đội với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua các hoạt động NGLL.

- Chất lượng đạo đức của học sinh của trường THCS A huyện B.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này chỉ nghiên cứu chất lượng đạo đức và công tác chỉ đạo giáo
dục đạo đức trong trường THCS A huyện B. Địa bàn xã A thuộc vùng
ven của huyện B.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, điều tra số liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Dựa trên nguyên tắc quan điểm giáo dục đạo đức ở tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên giáo dục công dân chu kỳ III (2004-20007)
- Tư liệu, số liệu cụ thể ở trường THCS A huyện B.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Cơ sở khoa học.
Nghiên cứu thực hiện giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức ở trường THCS
hiện nay Đảng ta đã vạch ra nhiệm vụ giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng
trong giai đoạn đổi mới “Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng
đầu. Bằng nhiều hình thức đa dạng bảo đảm cho mọi người được học, cải tiến chất
lượng dạy và học phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa
học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất
nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII).
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1992), luật giáo dục
(1998) Báo cáo chính tri tại đại hôi X Đảng (2006) và chiến lược phát triển kinh tế
xã hội 2001 – 2010 đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta
đó là: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu … Xây dựng nền giáo dục có tính nhân
dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng … Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ … có ý thức vươn
lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc…”. Đặc biệt

3
trong giai đoạn hiện nay toàn Đảng toàn dân đang ra sức thi đua học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những tư tưởng cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo
dục đào tạo trong đó nhấn mạnh về công tác giáo dục công dân, giáo dục thế giới
quan khoa học cho học sinh. Nhiệm vụ giáo dục của nhà trường nói chung và giáo
dục đạo đức cho học sinh nói riêng là rất quan trọng.
Trước hết phải cải tiến chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân trong
nhà trường. Văn kiện Đại hội Đảng đã vạch rõ “Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết
kế, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, lựa chọn các nội
dung có tính cơ bản hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu
nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức nhân văn,
lịch sử dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân mình và tiền đồ của đất
nước…”
Đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thì môn giáo dục công
dân giữ một vai trò quan trọng trong việc trực tiếp hình thành thế giới quan khoa
học… giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục đạo đức phẩm chất
và nhân cách “Xây dựng con người Việt Nam với cốt lõi hệ thống giá trị truyền
thống và hiện đại của xã hội công nghiệp đang đi vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Trong chương trình THCS môn giáo dục công dân được thay thế cho môn
học đạo đức. Vì vậy trong công tác giáo dục người giáo viên không chỉ dừng lại ở
bài giảng mà còn trên cơ sở hành động của các em để thực sự hình thành những
phẩm chất đáng quý cho học sinh đồng thời giúp các em hiểu được pháp luật và làm
theo đúng theo pháp luật. Do đó người giáo viên phải luôn xác định rõ:
Dạy cái gì? Dạy như thế nào?... Những tri thức nào cần truyền đạt cho học
sinh? Cần truyền thụ như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của khoa học, kỷ thuật
và tính hiện đại, cập nhật của nó? Xác định như thế nào về khối lượng tri thức, tính
hệ thống của tri thức, tính thiết thực của nó vừa đảm bảo tính thừa kế và sự phát
triển tri thức theo truyền thống đồng tâm với các cấp học?

Trong khi nghiên cứu về lý luận dạy học nói chung và nghiên cứu giáo dục đạo
đức nói riêng. Môn đạo đức không thể tách khỏi ngoài mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng. Để tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, trước hết phải đề
cập tới những cơ sở khoa học là chỗ dựa cho việc giảng dạy môn học này.
II. Cơ sở thực tiễn:
Căn cứ vào tâm sinh lý và đặc điểm lứa tuổi này đang có nhiều thay đổi lớn,
các em không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn nên rất nhạy cảm và
hiếu động. các em học điều tốt rất nhanh nhưng cũng làm theo các điều xấu rất
nhanh, các em muốn tự phấn đấu vươn lên để khẳng định mình. Thích độc lập, các
em luôn muốn tự làm chủ, muốn tập làm người lớn và nhiều khi còn tự cho mình là
người lớn, là đàn anh, đàn chị vì trong các em hình thành sự mất thăng bằng, mất
cân đối ở lứa tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi này, nếu được sự chăm sóc giáo dục chu đáo,
ân cần của nhà trường, gia đình và xã hội và được sinh hoạt trong một tập thể tốt
thì giúp các em hình thành những tư tưởng, tình cảm đạo đức tốt đẹp. Môn giáo
dục công dân giúp góp phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đạo đức, về pháp
4
luật góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người công dân trong chế
độ mới.
Thực tế phương pháp giảng dạy môn GDCD chưa được quan tâm nghiên
cứu đầy đủ và nghiêm túc. Ngay cả các cơ sở đào tạo ở các trường đại học, cao
đẳng sư phạm giáo viên dạy bộ môn này cũng chưa được quan tâm một cách đầy
đủ về phương pháp bộ môn. Từ lâu việc dạy môn GDCD hầu như thực hiên bằng
con đường tự phát, kinh nghiệm chủ nghĩa mà chưa có lý luận về phương pháp và
nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên dạy giáo dục công dân thường truyền đạt lý luận
như một người làm công tác tuyên truyền chính trị, đường lối chính sách. Mặt khác
đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD được đào tạo chính quy rất hạn chế,
hầu như phải đầu tư từ các môn học khác sang như giáo viên văn, sử, thể dục thậm
chí là cả giáo viên môn toán, lý… Đội ngũ giáo viên chuyên trách dạy GDCD chưa
trở thành lực lượng chủ yếu, đặc biệt bộ môn này ngay cả xã hội và nhà trường
cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Trên thực tế như vậy, trong tình hình hiện nay việc đưa môn GDCD ngang
tầm với các môn khác đó là một điều cấp thiết đặt ra. Thực ra môn GDCD có vai
trò hết sức quan trọng vì nó chú ý đến giá trị nhân văn và đạo đức cho học sinh,
đồng thời nó được xây dựng trên nguyên tắc quyền lợi cá nhân, quốc gia và lợi ích
cộng đồng. Hình thành giá trị truyền thống và thời đại nhằm: “Xây dựng nhân cách
con người Việt Nam với cốt lõi và hệ thống giá trị truyền thống và hiện đại của xã
hội Việt Nam đang đi vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá”.
III. Cơ sở pháp lý:
- Quy định đánh giá xếp loai học sinh THCS hiện nay theo Quy chế số
40 ngày 05/10/2006 của bộ giáo dục và đào tạo.
- Điều lệ nhà trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học.
- Kế hoạch chương trình giảng dạy các bộ môn văn hoá ở nhà trường
của Bộ giáo dục về yêu cầu đã được chương trình hoá và cụ thể.
B. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THCS A
I. Đối với sự rèn luyện tu dưỡng học tập của học sinh:
Nhìn chung phần lớn học sinh ngoan và có ý thức tự mình tu dưỡng và rèn
luyện đạo đức song một bộ phận nhỏ học sinh chưa có nhu cầu cũng như động cơ
học tập đúng đắn, phương pháp học chưa có dẫn đến chất lượng học tập chưa cao,
mà chất lượng học tập thấp dẫn đến lĩnh hội các tri thức khoa học đạo đức kém.
Những ảnh hưởng xấu của tiêu cực xã hội đã ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ
trong học sinh có biểu hiện suy thoái về đạo đức, thô bạo về hành vi, chưa thực sự
hoà nhập vào tập thể học sinh, chưa biết kính trên nhường dưới. Đặc biệt ý thức
học môn GDCD của học sinh còn thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tu dưỡng
và rèn luyện đạo đức cũng như giáo dục dạo đức cho các em.
5

×