Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

SKKN dạy học SO SÁNH, đối CHIẾU TRONG TIẾT đọc văn CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực đọc HIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 47 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

MỤC LỤC

Đề tài:
DẠY HỌC SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU TRONG TIẾT ĐỌC VĂN
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bối cảnh
Khoảng hơn chục năm nay, từ khi thực hiện chương trình và sách giáo
khoa Ngữ văn hiện hành, việc dạy tác phẩm văn học có nhiều đổi mới so với
chương trình Ngữ văn trước đó. Một trong những điểm đổi mới dễ thấy đó là
việc học văn bản văn học được chuyển thành đọc hiểu văn bản. Học văn tức là
học cách đọc văn, đó chính là một tư tưởng rất hay mà những nhà nghiên cứu
văn học đồng thời là những chuyên gia giáo dục đã khởi xướng.
Bên cạnh đó, một điểm mới khác, là việc dạy học Ngữ văn đã ứng dụng
nhiều thành tựu mới của nghiên cứu văn học. Những lí thuyết nghiên cứu văn
học mới và hiện đại, đặc biệt là thi pháp học đã được vận dụng một cách phổ
biến trong việc dạy học Ngữ văn. Đó là điều tốt, vì nó khiến cho việc tìm hiểu
tác phẩm văn học thêm phần chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn.
Với hai cái mới cơ bản ấy, các văn bản văn học trong chương trình và
sách giáo khoa đã được giáo viên và học sinh đi sâu mổ xẻ, phân tích, chỉ ra
những đặc sắc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật thể hiện. Điều đó đã khắc phục
Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
1



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

được nhược điểm của cách dạy học Ngữ văn của chương trình trước là quá quan
tâm đến những khía cạnh xã hội học của văn bản văn học. Thật đáng mừng vì
phương diện hình thức nghệ thuật của văn bản văn học đã được chú trọng hơn rất
nhiều.
Tuy nhiên, nhìn lại chúng tôi nhận thấy rằng, vì quá chú trọng đến việc
tìm hiểu hình thức nghệ thuật của tác phẩm, đi sâu vào mổ xẻ câu chữ, chi tiết
mà việc tiếp nhận văn bản văn học của học sinh dường như đòi hỏi các em phải
có khả năng như những nhà nghiên cứu phê bình văn học chuyên nghiệp. Cũng
vì quá chú trọng đến việc mổ xẻ và chỉ ra những điểm đặc biệt về hình thức nghệ
thuật của tác phẩm, mà dường như việc khai thác những giá trị nhân văn của các
văn bản văn học đã ảnh hưởng theo chiều hướng giảm sút một cách rõ rệt.
Những tình cảm, cảm xúc, những suy ngẫm triết luận về cuộc đời và con người
hầu như chưa được quan tâm thỏa đáng khi học sinh đọc hiểu văn bản văn học.
Mục đích
Không dừng ở dạy nội dung kiến thức, điều cần thiết là rèn luyện bộ óc, trí
thông minh, và những kĩ năng cơ bản cho học sinh. Đáp lại, học sinh sẽ có
những bài viết văn thật sự là rung cảm của chính bản thân, giáo viên không sợ
phải gặp những kiểu na ná sách mẫu.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến nay đã thực sự trở thành cấp
thiết nhằm đưa đến cho giáo dục một diện mạo mới, một sức sống mới. Phải làm
sao hướng dẫn học sinh tự học, đưa vào tình huống có vấn đề để các em có cơ
hội tốt nhất bộc lộ cảm xúc, tình cảm riêng tư của mình. Giáo viên giúp các em
nắm được cách phát hiện vấn đề, cách giải quyết vấn đề, phương pháp đi đến
chân lí hay không. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Dạy học so sánh, đối chiếu trong
tiết đọc văn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) nhằm nâng cao năng

lực đọc hiểu” để nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
2


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi xin trình bày những điều rút
ra được từ thực tế mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần
nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn
diện, năng động, sáng tạo, có ích cho xã hội.
Quá trình
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau về học lực và
hạnh kiểm. Đó là các em học sinh lớp 12A1 (gồm 45 em - nhóm thực nghiệm);
lớp 12A2 (gồm 44 em - nhóm đối chứng) trường THPT Trần Quốc Tuấn. Nhóm
thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở các tiết 70,71 chương trình Ngữ
văn 12 chuẩn. Nhóm đối chứng được dạy bình thường trong cùng thời gian và
phạm vi trên.
Kết quả
Kết quả cho thấy giải pháp đã có tác động rất tích cực đến kết quả học tập
và nhận thức của các em. Điểm số đánh giá của các em nhóm thực nghiệm cao
và đồng đều hơn so với nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng “Dạy học so
sánh, đối chiếu trong tiết đọc văn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu” đã đáp ứng được hiệu quả giờ dạy, học sinh
nắm vững kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học.

Để có được kết luận nêu trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử
dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, chứng minh các dữ liệu thu
thập được như sau (các công thức có sẵn trong bảng Excel, internet):
- Giá trị trung bình: Average(number1, number2…);
- Độ lệch chuẩn: Stdev(number1, number2…);
- T-test độc lập để so sánh kết quả ở một thời điểm của 2 nhóm đối tượng:
p1 = T-test(array1, array2, array3, tail, type).

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
3


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

- T-test phụ thuộc để so sánh kết quả ở hai thời điểm khác nhau của cùng
một nhóm đối tượng: p2 = T-test(array1, array2, array3, tail, type).
- Mức độ ảnh hưởng sau tác động (giá trị trung bình chuẩn):
SMD = (averageN1- averageN2)/StdevN2
II. GIỚI THIỆU
1. Thời gian gần đây vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện chương trình và sách
giáo khoa sau 2015, được bàn thảo nhiều trên các diễn đàn giáo dục, báo chí.
Mục tiêu mà chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn sau 2015 phải đạt được,
đó là hướng đến việc phát triển năng lực giao tiếp (bao gồm bốn kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết) của học sinh. Bên cạnh đó là hình thành và phát triển năng lực
cảm thụ văn học cho học sinh. Thời gian để tiến hành đổi mới đã đến gần nhưng
tâm thế của người giáo viên dạy văn vẫn chưa yên. Vẫn còn đó tình trạng đọc chép hay nhìn - chép, bởi kiểm tra, đánh giá chưa hoàn toàn thoát khỏi sự rập

khuôn. Nguyên nhân không phải người dạy cũ kĩ, sáo mòn, ngại đổi mới; không
phải người học thiếu năng lực học tập. Người viết xin xác định một trong những
nguyên nhân là thời lượng chương trình theo qui định dành cho tiết đọc văn là
rất ít. Do đó, tiết học tìm hiểu, cảm thụ một tác phẩm văn học chưa đủ cho
thầy trò thẩm thấu.
2. Các tác phẩm văn học được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành
là những văn bản khá dài. Theo phân phối chương trình hầu hết chỉ dành 1- 2 tiết
cho một bài Đọc văn. Quả thật đây là sự làm khó cho giáo viên khi thiết kế bài
dạy và lên lớp thực hiện. Giáo viên được trang bị công cụ tư duy, giải mã tác
phẩm, những rung cảm cần thiết để tiếp nhận văn chương; còn học sinh không có
bảo bối, cẩm nang để chủ động, tự tin trong mọi tình huống đọc văn. Thời lượng
dạy học không dành hết cho bước tiến hành dạy bài mới. Nói tóm lại, giáo viên
thấy có áp lực dạy sao cho tròn trịa bài mà học sinh tiếp thu được vấn đề.

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
4


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

3. Khi đọc Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn
lớp 12 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, ở bài Đọc văn Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu rất chú ý đến tính triết luận của tác
phẩm. Mức độ cần đạt được đặt ra là “Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối
quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc
sống”. Để hỗ trợ học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm tôi đã có tham

khảo các nguồn tư liệu quí báu của các nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo sau:
Phan Huy Dũng, Luận đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống
trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
PGS.TS. Lê Quang Hưng, Những vỡ lẽ, giật mình khi đến với “Chiếc thuyền
ngoài xa”
Bùi Minh Đức, Thiết kế thử nghiệm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Phương án 1)
Hoàng Quỳnh Liên, Thiết kế thử nghiệm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Phương
án 2)
Từ đây tôi nhận thấy cần mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học tác phẩm
này theo hướng so sánh đối chiếu, kết hợp với trình chiếu power point sẽ khắc
phục điểm hạn chế là hai tiết dạy vội vã, hụt hơi.
4. Các giải pháp thay thế cụ thể như sau:
- Tìm hiểu tác giả: Xác định mốc phân chia hai giai đoạn sáng tác của
Nguyễn Minh Châu là năm 1975, rồi lập bảng đối chiếu về tác phẩm, phong
cách.
- Đọc hiểu chi tiết “Hai phát hiện của người nghệ sĩ”: Tôi không phân tích
theo trình tự thời gian mà theo sự so sánh vì chắc chắn học sinh thấy rõ hai phát
hiện có tính đối lập gay gắt.
- Đọc hiểu chi tiết “Phùng vỡ lẽ về gia đình người đàn bà hàng chài”: Thông
thường ở đoạn truyện này chỉ tập trung cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng
Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
5


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn


chài mà tạm quên nhân vật Phùng. Do đó tôi thiết kế dạy học đối chiếu: Câu
chuyện của người đàn bà hàng chài khiến Phùng thay đổi thái độ đối với bà và
thay đổi nhận thức.
- Đọc hiểu chi tiết “Ấn tượng của Phùng về sau”: Tôi thiết kế bảng so sánh
về ý nghĩa của hai ấn tượng lạ lùng.
(Xem hai thiết kế bài học ở Mục VII. Phụ lục của đề tài)
5. Ưu thế của phương pháp so sánh, đối chiếu khi vận dụng vào thiết kế bài
học:
- Tránh sự trùng lặp chi tiết truyện khi phân tích. Điều này hay gặp khi đọc
hiểu theo hướng phân tích nhân vật trong tác phẩm, từ đó khắc phục sự hạn hẹp
thời gian dạy học.
- Phát triển tư duy hệ thống cho học sinh chứ không máy móc cách dạy gì
biết nấy, học gì nhớ nấy, thiếu khả năng vận dụng, sáng tạo.
- Đáp ứng kĩ năng làm văn nghị luận:
+ Vận dụng tốt thao tác lập luận so sánh.
+ Kiểu bài nghị luận so sánh hai phong cách tác giả, hai tác phẩm, hai chi
tiết, hai đoạn thơ,... ( ý thức tìm được tiêu chí để so sánh).
+ Kiểu bài bình luận về hai ý kiến nêu ra đối với một tác phẩm văn chương,
một hiện tượng đời sống (biết so sánh tương đồng hay so sánh tương phản để
chọn lựa quan điểm).
6. Giả thiết nghiên cứu: Dạy học so sánh, đối chiếu trong tiết đọc văn
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu
có phải là phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu có hiệu quả trong hai tiết
học không?
III. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
6



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

1. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn hai lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Trần Quốc Tuấn vì có
những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Học sinh hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1a. Về giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 12A1 và 12A2
trường THPT Trần Quốc Tuấn

Số học sinh các nhóm

Dân tộc

Nhóm

Tổng số

Nam

Nữ

Kinh

Lớp 12A1 (N1)

45


22

23

45

Lớp 12A2 (N2)

44

21

23

44

Về ý thức học tập, học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Hai lớp đều
học môn Ngữ văn theo chương trình chuẩn.
Bảng 1b. Về thành tích học tập ở học kì I năm học 2014 – 2015

Nhóm

XẾP LOẠI MÔN

XẾP LOẠI HỌC LỰC
Giỏi

Khá Tbình


NGỮ VĂN

Yếu

Giỏi

Khá

Tbình

Yếu

Lớp 12A1 (N1)

8

31

6

0

2

32

11

0


Lớp 12A2 (N2)

8

32

4

0

4

25

15

0

2. Thiết kế
Để có được kết quả một cách chính xác về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chọn
kiểu thiết kế 2 “Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương”
với mô hình sau:
Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
7


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng


Môn Ngữ văn

Bảng 2
Nhóm

Trước tác động

Tác động

Sau tác động

Dạy theo thiết kế bài học
N1

O1

power point, phương pháp so

O3

sánh, đối chiếu là phương
pháp chính.
Dạy theo thiết kế bài học
N2

O2

truyền thống, phương pháp

O4


phân tích tình huống truyện
và nhân vật văn học.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Đối với lớp đối chứng, quy trình chuẩn bị lên lớp như bình thường với
thiết kế bài học truyền thống (Phụ lục 1).
- Đối với lớp thực nghiệm, thiết kế bài học được chuẩn bị công phu gồm
giáo án điện tử, hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm (Phụ lục 2).
*Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời gian biểu, kế hoạch
của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm

Thứ/ngày
Sáu
06/03/2015

Phân môn

Đọc văn

Tiết theo
PPCT
71

Tên bài dạy

Chiếc thuyền ngoài xa


Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
8


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Hai

Đọc văn

09/03/2015
Sáu

Kiểm tra 25

13/03/2015

phút

Môn Ngữ văn

72

Chiếc thuyền ngoài xa
Kiểm tra đọc hiểu tác phẩm

74


Chiếc thuyền ngoài xa

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi là thông tin
về điểm số của bài kiểm tra 15 phút học kỳ 1 (dùng làm bài kiểm tra trước tác
động) và điểm số bài kiểm tra 15 phút sau khi học tiết 70, 71 (Kiểm tra sau tác
động). ( Xem Phụ lục 4 và Phụ lục 5)
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả các thông số thống kê trước tác động
Bảng 4

Giá trị trung bình

N1

N2

7.244444444

7.090909091

1.414213562

0.707106781

=average(number1, number2…)
Độ lệch chuẩn
=stdev(number1, number2…)
Giá trị p1 (ttest độc lập)
0.58


=ttest(array1,array2,tail,type)

Các thông số thống kê sau tác động
Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
9


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Bảng 5

Giá trị trung bình

N1

N2

6.886363636

6.318181818

2.121320344

0.707106781


=average(number1, number2…)
Độ lệch chuẩn
=stdev(number1, number2…)

Giá trị p2 (ttest phụ thuộc)

0.04

=ttest(array1,array2,tail,type)
Mức độ ảnh hưởng (độ chênh lệch giá
trị trung bình chuẩn)

0.803530433

SMD = (averageN1 –
averageN2)/stdevN2
Biểu đồ tần suất xuất hiện điểm của lớp trước tác động
Bảng 6

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
10


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Biểu đồ tần suất xuất hiện điểm của lớp sau tác động

Bảng 7

Căn cứ vào kết quả của Bảng 4, hàm T-test (độc lập) cho kết quả
p1 = 0. 58> 0.05 là không có ý nghĩa, điều này chứng tỏ 2 nhóm được chọn trước
tác động tương đương nhau.

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
11


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Tại Bảng 5, sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch trung bình bằng hàm T-test
(phụ thuộc) cho ta giá trị p2 = 0.04 < 0.05, điều này cho thấy chênh lệch giá trị
trung bình giữa hai lần kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm là
rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch về giá trị điểm trung bình của kiểm tra sau tác
động cao hơn kiểm tra trước tác động là không ngẫu nhiên mà do kết quả của
việc tác động khi sử dụng hệ thống các giải pháp mới mang lại.
Điều này cũng chứng minh sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động.
Cũng tại Bảng 5, kết quả SMD = 0.803530433
Theo bảng tiêu chí của Cohen
Tiêu chí Cohen


Mức độ ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu
của đề tài

> 1.0

Rất lớn

0.8 – 1.0

Lớn

0.5 – 0.79

Trung bình

0.2 – 0.4

Nhỏ

< 0.2

Rất nhỏ

0.803530433

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
12



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.803530433 cho thấy mức độ
ảnh hưởng của việc thực nghiệm bằng đưa nhóm giải pháp“Dạy học so sánh, đối
chiếu trong tiết đọc văn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) nhằm
nâng cao năng lực đọc hiểu” là rất lớn.
Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu, việc sử dụng nhóm giải pháp“Dạy học so
sánh, đối chiếu trong tiết đọc văn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu” đã được chứng minh.
Hạn chế
Nghiên cứu này sử dụng ưu thế công nghệ thông tin là một giải pháp rất tốt,
nhưng để xử lí thời gian dạy học ngắn gọn thì người giáo viên phải tốn thời gian,
công sức chuẩn bị thiết kế bài học. Vận dụng một phương pháp dạy học mới để
đem lại hứng thú cho các em học sinh là trách nhiệm mà cũng là niềm vui của
chúng tôi khi đứng trên bục giảng, nên thiết nghĩ nhọc nhằn cũng không làm vơi
cạn tấm lòng nghề nghiệp.
Biết thiết kế bài học hợp lý. Biết tổ chức các hoạt động của tiết học nhẹ
nhàng, tạo không khí thoải mái cho học sinh. Tuỳ nội dung của mỗi bài mà
chuẩn bị cho phù hợp. Từ chối sự ôm đồm này để tạo ra sự ôm đồm khác (giáo
án điện tử hay lòe loẹt sắc màu, nhiều hoạt động bổ trợ như hoạt động nhóm,
phiếu học tập,..) lại dẫn đến tính hình thức, thiếu thực chất.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Nghiên cứu của tôi mới chỉ vận dụng trên một đơn vị bài học cụ thể nhưng
có những biến chuyển tích cực ở lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.
- Bước đầu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; giảm hẳn
cách dạy truyền giảng của giáo viên.

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
13


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

- Hệ thống sơ đồ, bảng biểu tạo ấn tượng thị giác, lưu ảnh trong tâm trí học
sinh giúp các em hiểu bài và nhớ kĩ năng.
- Tạo được không khí thoải mái, hứng thú học tập cho học sinh.
- Học sinh có ý thức xác định đúng yêu cầu giải quyết vấn đề được đặt ra
trong đề kiểm tra, đánh giá.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với giáo viên
Xác định việc nâng cao kỹ thuật dạy học là cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi
mới cách dạy và học ở trường phổ thông trong giai đoạn mới (sau 2015). Người
thầy không ngừng sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại, vận dụng đa
dạng những phương pháp tác động vào lí trí và tình cảm của học sinh. Người
thầy là người chủ động khắc phục trở ngại, khó khăn trong thực tế dạy học các
môn khoa học xã hội và nhân văn.
Hướng dẫn các em biết đọc văn thì mới mong các em yêu thích văn học, yêu
thích bộ môn. Không thể chỉ làm nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức một cách
cứng nhắc, người thầy hãy tìm kiếm cơ hội trong mỗi giờ đọc văn cùng học sinh
trải nghiệm, cho các em trải nghiệm.
2.2. Đối với học sinh
Phải thấy tầm quan trọng của năng lực đọc hiểu trong cuộc sống, trong nghề
nghiệp. Trong giờ đọc văn hãy chú ý học cách phát hiên vấn đề, lí giải vấn đề,

đánh giá vấn đề. Học được như thế, các em mới có thể giải quyết các đề văn mở.
Phải chăm chỉ tự học, nghĩa là chăm đọc văn bản, xác định yêu cầu cần đạt
của bài học để tự soạn bài theo hướng dẫn. Hạn chế và dần loại bỏ cách chép
sách Học tốt.
2.3. Đối với các cấp quản lí

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
14


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Hằng năm, Sở GD&ĐT cần công bố các đề tài NCKHSPƯD được xét công
nhận để giáo viên tham khảo và học tập kinh nghiệm trong giảng dạy.
Đồng thời, cần tổ chức thường xuyên (2 lần/năm) công tác tập huấn chuyên
môn theo từng cấp học để giáo viên cập nhật thông tin mới kịp thời, nhằm giảng
dạy đạt hiệu quả cao.
Trên đây là những điều suy nghĩ và đã thực hiện của cá nhân tôi nhằm tự bồi
dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tăng cường chất lượng của học sinh học bộ
môn. Xin được chia sẻ với đồng nghiệp, xin lắng nghe ý kiến đóng góp để cá
nhân tiếp tục và mạnh dạn vận dụng trong dạy học.

Phú Hòa, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Trần Thị Hồng An


Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
15


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng , Bộ giáo dục và Đào tạo,
Dự án Việt - Bỉ 2010.
2. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc
nhìn, một cách đọc, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.
3. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Số 10 - 11 năm 2012, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội (Bài viết của PGS.TS. Lê Quang Hưng).
4. Phan Trong Luận, Trần Đình Sử (và các tác giả khác), Hướng dẫn thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội, 2008.
5. Nhóm tác giả, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn
lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
16



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 1
THIẾT KẾ BÀI HỌC TRUYỀN THỐNG (LỚP ĐỐI CHỨNG - 12A2)
Tuần 25, tiết 70, 71

Đọc văn: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Ngày soạn: 25 - 02 – 2015

(Nguyễn Minh Châu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Cảm nhận được bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Phải có cái
nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sự sau vẻ ngoài của hiện
tượng.
- Hiểu được những suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và cuộc sống. Nhà văn đòi hỏi văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung phải
là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về số phận con người.
- Thấy được vẻ đẹp của văn xuôi Nguyễn Minh Châu, vẻ đẹp toát lên từ tấm lòng
thiết tha đối với hạnh phúc của mỗi người, nỗi lo âu khắc khoải của tác giả về
tình trạng nghèo nàn, tăm tối của con người; tình huống truyện độc đáo; giọng
văn nhỏ nhẹ, đôn hậu mà thấm thía; ngôn ngữ giản dị mà đằm thắm và đầy dư vị.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
Giáo viên Trần Thị Hồng An


Trường THPT Trần Quốc Tuấn
17


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

3. Thái độ
- Cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống sâu sắc, có cảm xúc chân thành. Chống cái
nhìn định kiến.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Tóm tắt tác phẩm – Phân tích văn học – Thảo luận.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
C1. Ổn định lớp
C2. Kiểm tra bài
- Phân tích vẻ đẹp nhân vật Việt (hoặc Chiến) trong truyện Những đứa con
trong gia đình.
C3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt
1 - Giới thiệu khái quát về tác giả,

- Câu hỏi: Dựa vào Tiểu dẫn SGK, tác phẩm
hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn 1.1. Tác giả
Minh Châu.

a) Tiểu sử

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989),
sinh tại làng Thơi, xã Quỳnh Hải,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Là nhà văn quân đội, ông đã từng
viết và chiến đấu tại nhiều chiến
trường, sau chiến tranh ông về công
tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Con đường văn nghiệp:

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
18


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

+ Năm 1960, ông mới bắt đầu viết
văn và có những đóng góp đáng kể
cho văn học kháng chiến chống Mĩ.
+ Sau 1975, đặc biệt từ năm 1980 của
thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu là cây
bút tiên phong trong phong trào đổi
mới văn học.
- Nguyễn Minh Châu mất năm 1989
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn khi những trăn trở về đổi mới nghệ
Minh Châu có thể chia thành mấy giai thuật còn dang dở.
đoạn? Đặc điểm các tác phẩm của ông b) Sự nghiệp sáng tác

trong từng giai đoạn ?

Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu
có thể chia thành hai giai đoạn:
- Trước 1975: Các sáng tác giai đoạn
này mang những đặc điểm chung của
văn học thời chống Mĩ.
+ Cảm hứng sử thi, cách mạng với
giọng điệu ngợi ca trang trọng.
+ Nhân vật trung tâm là những người
anh hùng, những người lính.
+ Ngôn ngữ trữ tình, lãng mạn.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông (tiểu
thuyết), Những vùng trời khác nhau
(tập truyện), Dấu chân người lính
(tiểu thuyết).
- Sau 1975: Từ cảm hứng sử thi,

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
19


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Nguyễn Minh Châu chuyển dần sang
cảm hứng triết luận về những giá trị

nhân bản đời thường.
+ Nhân vật trung tâm là những con
người trong cuộc mưu sinh, trong
hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh
phúc và hoàn thiện nhân cách.
+ Ngôn ngữ đời thường, giàu tính
chính luận, triết luận.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bức tranh
(truyện ngắn), Người đàn bà trên
chuyến tốc hành (tập truyện ngắn),
Bến quê (tập truyện ngắn).
- Hãy nêu xuất xứ tác phẩm.

1.2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1983, in lần đầu trong
tập Bến quê, NXB Tác phẩm mới,
1985. Sau được in riêng thành tập
Chiếc thuyền ngoài xa, NXB Tác
phẩm mới, 1988.
- Tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp
cận đời sống ở góc độ đời tư - thế sự
của nhà văn ở giai đoạn sáng tác sau
1975.

Hoạt động 1:

2 - Đọc hiểu văn bản

Hướng dẫn HS xác định bố cục văn 2.1. Bố cục
bản


a) Phần 1:

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
20


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

Từ đầu ... “vài bữa”: Bức tranh thiên
- Câu hỏi: Văn bản chia làm mấy nhiên "toàn bích" của vùng phá nước
phần? Hãy đặt tiêu đề cho từng phần. làng chài.
b) Phần 2:
Tiếp theo ...... "chiếc thuyền lưới vó
đã biến mất": Phát hiện của người
nghệ sĩ nhiếp ảnh về cuộc sống của
gia đình hàng chài.
Hoạt động 2:

c) Phần 3 (còn lại): Câu chuyện ở toà

Hướng dẫn HS cắt nghĩa văn bản

án huyện.
2.2. Phân tích


Câu hỏi: Qua việc tóm tắt tác phẩm, a) Tình huống truyện
anh (chị) hãy cho biết truyện có mấy Truyện xoay quanh hai tình huống
tình huống? Đó là tình huống nào?
chính:
- Tình huống 1: Người nghệ sĩ choáng
ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của
ngoại cảnh ngoài xa và kinh ngạc khi
chứng kiến cảnh người đàn ông đánh
vợ dã man trên bờ biển.
- Tình huống 2: Ngạc nhiên trước
cảnh người đàn bà nhất quyết không
chịu bỏ chồng, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã
thay đổi quan điểm về đối tượng nghệ
Câu hỏi: Khung cảnh thiên nhiên

thuật.

được miêu tả như thế nào qua cái nhìn b) Khung cảnh thiên nhiên của vùng
phá nước
Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
21


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

của người nghệ sĩ nhiếp ảnh?

Môn Ngữ văn


- Thiên nhiên ở đây có vẻ đẹp mĩ lệ,
tươi mát của một vùng trời nước
mênh mông, khoáng đạt, mang đậm
hơi thở của cuộc sống.
- Tâm trạng của người nghệ sĩ: bối rối

Câu hỏi: Tâm trạng của người nghệ sĩ như bị bóp nghẹt trái tim.
thể hiện như thế nào khi bắt gặp cảnh
- Cái "vẻ đẹp đơn giản và toàn bích"
đẹp ấy?
của thiên nhiên phong cảnh nơi đây
làm cho người nghệ sĩ phát hiện ra
"bản thân cái đẹp chính là đạo đức"
→ bắt gặp được nét đẹp nghệ thuật là
hạnh phúc tột đỉnh của người nghệ sĩ
chân chính.
- Trên nền bức tranh thiên nhiên ấy,
hình ảnh con người xuất hiện làm cho
Câu hỏi: Trong bức ảnh mà người bức ảnh sinh động, có hồn, bố cục
nghệ sĩ cho là "thành công ngoài sự bức tranh tranh chặt chẽ, hài hòa.
mong đợi ấy" con người có xuất hiện - Con người luôn là đối tượng khám
không? Con người đóng vai trò gì ở phá, là trung tâm của nghệ thuật.
đây?
GV bình: Chính con người với "vài
bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im
phăng phắc như tượng trên mui khum
khum" đã tạo cho bức ảnh như một bức
tranh mực tàu của một danh họa thời cổ,
tạo nên nét "mơ hồ lòe nhòe" đem lại vẻ

đẹp huyền ảo và ám ảnh đầy bất ngờ

c) Phát hiện của người nghệ sĩ về

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
22


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

đối với người nghệ sĩ.

Môn Ngữ văn

cuộc sống của gia đình hàng chài

Câu hỏi: Đằng sau bức tranh tuyệt mĩ - Người nghệ sĩ chứng kiến cảnh
của thiên nhiên, người nghệ sĩ đã tượng một người đàn ông đánh vợ dã
chứng kiến cảnh tượng gì ?

man.
+ Lão đàn ông hùng hổ, mặt đỏ gay.
+ Lão rút trong người ra một chiếc
thắt lưng quật tới tấp vào lưng người
đàn bà.
- Người đàn bà cam chịu đầy nhẫn
nhục.
- Thái độ của tác giả: Kinh ngạc đến

sững sờ "cứ đứng há mồm ra mà

Câu hỏi: Chứng kiến cảnh tượng ấy nhìn".
tác giả thể hiện thái độ như thế nào?

→ Cuộc đời này vẫn còn tồn tại nhiều

Câu hỏi: Cảnh tượng đó gợi cho anh mâu thuẫn, phức tạp: Một thiên nhiên
(chị) suy nghĩ gì?

phẳng lặng êm đềm mà người nghệ sĩ
chứng kiến ở trên khiến người đọc tưởng
rằng cuộc sống ở đây bình thản nhưng
hóa ra bên trong nó còn tồn tại rất nhiều
nghịch lý. Nghịch lý xuất hiện ở những
nơi khó ngờ nhất.
* Nhân vật người chồng:

Câu hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả - Ngoại hình:
ngoại hình của người chồng.

+ Lưng rộng và cong như một chiếc
thuyền.

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
23



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

+ Mái tóc tổ quạ.
+ Chân đi chữ bát, bước từng bước
chắc chắn.
+ Hàng lông mày cháy nắng.
+ Hai con mắt độc dữ.
Câu hỏi: Qua những chi tiết ấy, anh → Cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã
(chị) thấy ở người đàn ông này toát hằn in lên dáng vẻ khắc khổ của
lên vẻ gì? Dụng ý của nhà văn?

người đàn ông.
- Mỗi khi đánh vợ người đàn ông ấy lại

Câu hỏi: Tại sao mỗi khi đánh vợ
người đàn ông lại "rên rỉ, đau đớn"?
Điều gì đã làm thay đổi người đàn ông?

"rên rỉ đau đớn". Điều đó cho thấy
hành động đánh vợ như một sự giải tỏa
nỗi ẩn ức, bế tắc trong lòng ông ta.
Gánh nặng mưu sinh đè lên đôi vai,
biến người chồng tha hóa dần, trở
thành kẻ vũ phu, thô bạo.
* Nhân vật người vợ:

Câu hỏi: Người đàn bà hàng chài xuất - Ngoại hình:
hiện với chân dung như thế nào?


+ Thân hình cao lớn, đường nét thô
kệch, rỗ mặt.
+ Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt.
+ Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới,
nửa thân dưới ướt sũng.
→ Chị là hiện thân của sự nghèo khổ,
vất vả và cam chịu.

Câu hỏi: Anh (chị) có suy nghĩ gì về

- Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục

Giáo viên Trần Thị Hồng An

Trường THPT Trần Quốc Tuấn
24


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Môn Ngữ văn

thái độ của người đàn bà khi bị chồng chịu đựng "không hề kêu một tiếng,
đánh?

không chống trả, không tìm cách chạy

GV bình: Thái độ cam chịu đầy nhẫn trốn".
nhục của người đàn bà hàng chài làm - Khi thấy thằng nhỏ Phác (con trai

cho chúng ta phải kinh ngạc. Đây là một chị) xuất hiện, chị "chắp tay vái lấy
thái độ lạ lùng nhưng thực chất đó là sự vái để", "những giọt nước mắt chứa
lựa chọn bất đắc dĩ có suy tính kỹ lưỡng đầy trong những nốt rỗ chằng chịt".
từ trước. Trong hoàn cảnh đông con mà
cuộc sống trên mặt nước lại đầy nhọc
nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo chẳng lúc
nào buông tha, người đàn bà chỉ còn
cách lựa chọn duy nhất là cam chịu,
nhẫn nhục để bảo vệ hạnh phúc gia đình. → Đó là một người phụ nữ chịu nhiều
thiệt thòi, bất hạnh. Vì thương con, sợ
Câu hỏi: Anh (chị) có thể rút ra nhận làm tổn thương tâm hồn những đứa
xét gì về người đàn bà hàng chài trẻ, chị đã nhẫn nhục chịu đựng sự
trong đoạn này?
GV bình: Cái nhìn nhân đạo của nhà
văn đã phát hiện ra đằng sau câu
chuyện buồn này là vẻ đẹp của tình
mẫu tử, sự can đảm và bao dung của

ngược đãi thô bạo, vũ phu của người
chồng. Nhưng qua đó chúng ta thấy
được ở người phụ nữ này vẻ đẹp của
lòng vị tha, tình yêu thương và đức hi
sinh.

người phụ nữ, đó là "hạt ngọc ẩn
giấu" trong những cái lấm láp, đời
thường.
d) Mối quan hệ giữa nghệ thuật và
đời sống
Giáo viên Trần Thị Hồng An


Trường THPT Trần Quốc Tuấn
25


×