Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH đối CHIẾU TRONG dạy học NGỮ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.17 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN HOÀI ĐỨC
TRƯỜNG THCS AN THƯỢNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 7
Người thực hiện :
Tổ : Khoa học xã hội.
Trình độ chuyên môn :
Năm học: 2007 – 2008
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Năm vào ngành:
Chức vụ và đơn vị công tác:
Trình độ chuyên môn:
Hệ đào tạo: Chính quy
Bộ môn giảng dạy:
Khen thưởng :

A - NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
Tên đề tài:
“Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong
dạy - học Ngữ văn 7”



A.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã trở
thành yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động giáo dục. Trên cơ sở tiếp thu
những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại của thế giới, các nhà
nghiên cứu lí luận dạy học Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra các định
hướng đổi mới về phương pháp dạy học “thống nhất theo tư tưởng tích cực
hoá hoạt động học tập của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên”. Học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức, tìm hiểu vấn
đề và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã thu
nhận được.
Xuất phát từ nhận thức cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
ấy, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, tôi luôn có những băn khoăn,
trăn trở nên sử dụng các hình thức dạy học như thế nào đặc biệt là những
hình thức dạy học mới cho phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại và để
có được những giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.
2.CƠ SỞ KHOA HỌC
Thấy được những nhược điểm của phương pháp dạy học Ngữ văn theo
cách truyền thống, tôi nhận thấy phải nhanh chóng đổi mới phương pháp
dạy học theo xu thế chung và việc đổi mới đó đã được thực hiện tích cực
trong những năm gần đây.
Với đặc trưng của môn Ngữ văn việc áp dụng phương pháp dạy học
mới với các hình thức dạy học sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải tâm
huyết để có được những tìm tòi, sáng tạo phù hợp với đặc trưng bộ môn và
với từng phân môn.
Dạy - học Ngữ văn được coi là môn học khó trong xã hội hiện đại.
Trong thực tế tâm lí học sinh rất ngại học Ngữ văn do các em có điều kiện
tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại đem lại nguồn thông tin
nhanh chóng. Từ đó các em nảy sinh tâm lí ngại đọc văn và học Ngữ văn.

Tuy nhiên, các phương tiện thông tin nhanh thường mang lại cho các em
những kiến thức rất hời hợt và không mang lại hiệu quả giáo dục cao. Vì thế
việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường vẫn giữ một vai trò rất quan trọng
trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách cho các em.
Từ thực tế đó tôi càng nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của yêu cầu
đổi mới phương pháp và hình thức dạy học Ngữ văn nhằm khắc phục những
nhược điểm của bộ môn và khơi dậy ở các em lòng yêu thích bộ môn giàu
tính nhân văn này.
Trong quá trình dạy học ngữ văn tôi nhận thấy việc áp dụng phương
pháp dạy học mới với các hình thức dạy học của nó đã đem lại những hiệu
quả rõ rệt khiến các em tránh được tâm lí ngại học và yêu thích bộ môn này
hơn.
Tuy nhiên việc áp dụng các hình thức dạy học mới vào quá trình giảng dạy
vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi tôi phải tiếp tục tìm tòi vận dụng các
phương pháp và hình thức mới để việc dạy học có được những kết quả khả
quan hơn.
B.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I.KHẢO SÁT THỰC TẾ
Từ đầu năm học 2008 – 2009, trong các buổi họp bộ môn Ngữ văn
chúng tôi đã họp và bàn luận về việc tiếp tục áp dụng các hình thức dạy học
mới đối với bộ môn Ngữ văn. Riêng tôi nhận thấy để áp dụng được các hình
thức dạy - học mới đối với môn Ngữ văn đòi hỏi người giáo viên phải tích
cực đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm hiểu bài dạy để vận dụng các hình thức
dạy - học mới một cách thích hợp. Như vậy thì mới có thể giúp học sinh có
hứng thú với bộ môn đồng thời giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức và
tránh được tâm lí ngại học Ngữ văn.
Từ thực tế đó, trong năm học này tôi đã tích cực hơn trong việc sử
dụng các hình thức dạy - học mới đối với bộ môn của mình, đặc biệt chú ý
đến việc “Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy học Ngữ văn
7”.

Tình hình thực tế khi thực hiện
Năm học 2008 – 2009 tôi được phân công đảm nhiệm giảng dạy môn
Ngữ văn ở hai lớp 7A và 7C
* Qua bài khảo sát đầu năm, tỉ lệ học sinh đạt kết quả như sau:
Loại
Tổng số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
7
A
41 2 5 20 49 17 34 2 5 0 0
7
C
34 0 0 5 15 18 59 9 26 2 6
II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.Phạm vi áp dụng.

Phương pháp so sánh đối chiếu có thể được sử dụng rộng rãi ở nhiều môn
học. Đối với riêng bộ môn Ngữ văn nó cũng có thể được áp dụng ở cả ba
phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn nhưng việc áp dụng phải được
nghiên cứu để vận dụng vào những bài học thích hợp. Vậy loại bài học nào
là phù hợp để áp dụng phương pháp này? Qua kinh nghiệm giảng dạy chúng
tôi nhận thấy phương pháp này có thể áp dụng với những loại bài học sau:
- Phương pháp so sánh đối chiếu rất phù hợp áp dụng với những bài học
có các đơn vị kiến thức có nét tương đồng mà học sinh dễ nhầm lẫn. Hiện
tượng thường gặp ở những bài này khi giáo viên chưa giúp học sinh phân
biệt rạch ròi được các đơn vị kiến thức là học sinh không biết đâu là đúng,
đâu là sai, không biết đặc điểm nào thuộc nội dung nào. Vì thế dẫn đến sự
lúng túng trong việc vận dụng vào thực tế hoặc vận dụng sai.
- Tương tự như vậy, ta cũng có thể áp dụng phương pháp này trong các
bài học có những đơn vị kiến thức hoàn toàn đối lập. Ở những bài học này
nếu không áp dụng cũng không đến nỗi đem lại hiệu quả không tích cực như
ở trên nhưng có thể thấy rõ là hiệu quả bài dạy không được cao.
2.Yêu cầu.
- Giáo viên phải nghiên cứu bài dạy kĩ càng trước khi áp dụng để việc
thực hiện đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên cứ chạy theo hình thức của việc áp
dụng các hình thức dạy học mới mà không quan tâm đến hiệu quả đích thực
thì việc vận dụng sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn
gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giờ học.
- Giáo viên phải nghiên cứu để tìm ra hệ thống câu hỏi phù hợp nhằm
dẫn dắt học sinh phát hiện kiến thức và đi đến kiến thức cần rút ra sau khi so
sánh đối chiếu.
- Đối với những tiết học mà phạm vi so sánh không ở cùng phạm vi
bài học, giáo viên cần yêu cầu các em xem lại hoặc chuẩn bị (những kiến
thức mà mình định sử dụng để so sánh) trước ở nhà thì việc vận dụng mới
đạt hiệu quả cao. Tránh tình trạng mất thời gian nhớ lại kiến thức cũ làm ảnh
hưởng đến tiến trình giờ dạy.

3.Ưu - nhược điểm
a.Ưu điểm:
- Qua kinh nghiệm thực tế chúng tôi nhận thấy rằng những bài học được
áp dụng phương pháp này một cách phù hợp đã đem lại những hiệu quả hết
sức rõ rệt. Với hệ thống câu hỏi phù hợp chúng tôi giúp học sinh nhận ra
những đặc điểm của từng đơn vị kiến thức khác nhau từ dễ đến khó. Từ đó
phát huy được tính tích cực của học sinh. Các em chủ động tìm tòi các đặc
điểm của từng đơn vị kiến thức sau đó rút ra kết luận nhờ sự gợi ý của giáo
viên. Và nhờ đó mà học sinh nắm bắt kiến thức nhanh và nhớ được lâu hơn,
kiến thức được đào sâu hơn.
- Sau khi áp dụng kiến thức này vào một số bài học và kiểm tra lại, kết
quả cho thấy kiến thức hình thành từ phương pháp này được học sinh ghi
nhớ là rõ ràng, tránh được những nhầm lẫn giữa đơn vị kiến thức này với
đơn vị kiến thức khác tương tự và tránh được nhầm lẫn khi vận dụng vào
thực tế.
b.Nhược điểm:
- Do đặc điểm của từng bài dạy, hình thức này không được áp dụng
thường xuyên dẫn đến kĩ năng thực hành của học sinh đôi khi còn lúng túng.
- Học sinh yếu thấy khó hay nản dẫn đến không hiểu bài
4.Vận dụng vào thực tế dạy học
a. Đối với phần văn bản Văn học.
Ví dụ 1: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” để làm nổi bật tâm
trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con tôi đã cho học
sinh tìm trong văn bản những chi tiết cho thấy tâm trạng của mẹ và con vào
đêm trước ngày khai trường.Từ đó, giúp học sinh cảm nhận đựơc tình cảm
sâu sắc của người mẹ.
Đứa con Người mẹ
- Giấc ngủ đến dễ dàng
- Có niềm háo hức
- Trong lòng không có bận tâm gì

=> Là một em bé ngây thơ, trong
sáng.
- Mẹ không ngủ được
- Mẹ không tập trung được vào
việc gì cả.
- Trằn trọc, băn khoăn
- Thao thức, lo lắng
=> Là một người mẹ sâu sắc, yêu
thương con hết mực.
Ví dụ 2:
Khi dạy chùm bài thơ Trung đại học sinh được làm quen với khá nhiều
thể loại thơ (thất ngôn, ngũ ngôn, song thất lục bát, đặc biệt là các thể thơ
Đường). Các thể thơ này đều có những qui định nghiêm ngặt về vần, luật.
Để học sinh nắm chắc được đặc điểm các thể loại đó thì trước hết giáo viên
phải cho học sinh đối chiếu yêu cầu của mỗi thể loại với các bài thơ cụ thể,
từ đó giúp học sinh nhận ra được mỗi bài thơ đó có đáp ứng được yêu cầu
thể loại hay không. Tương tự như vậy, giáo viên cho học sinh đối chiếu giữa
bản phiên âm với bản dịch thơ để học sinh thấy được tài năng của người
dịch, đồng thời nhận ra những điểm chưa đúng với bản phiên âm.
Ví dụ: Ở bài “Sông núi nước Nam” đối chiếu giữa bản phiên âm với
bản dịch học sinh sẽ nhận ra ở bản dịch phần vần gồm các từ “ở, sở, vỡ” là
thanh trắc chưa đáp ứng được với ba vần bằng ở bản phiên âm “cư, thư, hư”
Hay ở hai bài thơ của Bác “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” cũng được
làm theo những thể loại trên. Giáo viên cũng cần cho học sinh đối chiếu để
xác định thể thơ, từ đó nhận ra rằng đó là hai bài thơ hiện đại được làm theo
thể thơ Đường. Đặc biệt ở bài “Rằm tháng giêng” giáo viên cần cho học sinh
đối chiếu giữa bản dịch thơ và bản phiên âm để học sinh nhận ra cái hay, cái
đẹp của từ ngữ trong bản phiên âm mà bản dịch thơ không chuyển tải hết
được như các từ : kim dạ, chính viên, xuân thuỷ, yên ba thâm xứ.
Việc so sánh đối chiếu đó đã đem lại hiệu quả là học sinh nắm vững

đặc điểm của mỗi thể loại, nhận ra đặc điểm đó trong các bài thơ Đường và
chỉ ra được những bài thơ không đáp ứng được những yêu cầu trên.
Ví dụ 3:
Tương tự như vậy tôi đã áp dụng phương pháp này vào việc dạy văn
bản tự sự.
Trong văn bản “Sống chết mặc bay” tôi đã tận dụng triệt để phương
pháp so sánh đối chiếu để giúp học sinh nhận ra hai hình thức nghệ thuật
được tác giả sử dụng thành công trong văn bản là nghệ thuật tương phản đối
lập và nghệ thuật tăng cấp.
Đối với biện pháp tương phản, tôi yêu cầu học sinh chỉ ra hai mặt
tương phản trong tác phẩm sau đó yêu cầu các em tìm hiểu những nét tương
đồng giữa mặt tương phản thứ nhất với mặt tương phản thứ hai, từ đó nhận
ra biện pháp tương phản được tác giả sử dụng thành công trong tác phẩm.
Cảnh nhân dân Cảnh quan phủ
Không gian,
thời gian
Gần một giờ đêm. Trời mưa
tầm tã, nứơc sông Nhị Hà lên
to
Gần một giờ đêm. Trời
mưa tầm tã, nứơc sông Nhị
Hà lên to.
Địa điểm
Khúc đê làng X xem chừng
núng thế, hai ba đoạn đã
thẩm lậu.
Trong đình vững chãi, đê
vỡ cũng không sao.
Đồ dùng
Kẻ thì thuổng, người thì cuốc

Dao chuôi ngà, ống vôi
chạm, quản bút, tăm
bông
Hình ảnh
Kẻ đội đất, kẻ vác tre, ướt
lướt thướt như chuột lột.
Nào quan ngồi trên, nào
nha ngồi dưới, nghi vệ
tôn nghiêm, như thần như
thánh.
Âm thanh
Trống đánh liên thanh, ốc thổi
vô hồi, tiếng người xao xác
gọi nhau sang hộ.
Trừ quan phụ mẫu ra, mọi
người không ai dám to
tiếng.
Không khí,
quang cảnh
Trăm họ gội gió, tắm mưa
như đàn sâu, lũ kiến.
Nghiêm trang, tĩnh mịch,
nhàn nhã, đường bệ, nguy
nga.
Kết luận
Nhân dân đang vật lộn căng
thẳng với nguy cơ đê vỡ trong
khi thiên tai đang từng lúc
giáng xuống.
Quan phủ cùng nha lại lao

vào cuộc tổ tôm trong khi
đi hộ đê.
Sự so sánh đó cùng với sự dẫn dắt của giáo viên đã giúp học sinh nhận
ra một cách dễ dàng bản chất vô nhân tính, “lòng lang dạ thú” của bọn quan
lại đi hộ đê.
Tương tự như vậy học sinh cũng thấy rõ hơn tính cách phi nhân tính của tên
quan phủ thông qua nghệ thuật tăng cấp của tác giả.
Trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của
Nguyễn Ái Quốc tôi cũng cho học sinh tìm hiểu văn bản bằng phương pháp
này thông qua hai hình ảnh đối lập là Va-ren và Phan Bội Châu. Việc tìm
hiểu song song, có so sánh đối chiếu giữa hai nhân vật này đã giúp học sinh
nhận ra bản chất và đặc điểm tính cách của mỗi nhân vật.
Ví dụ 4:
Tôi cũng áp dụng phương pháp này khi dạy học sinh về sân khấu kịch
qua đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” trích vở chèo “Quan Âm Thị Kính”. Ví
dụ khi tìm hiểu về ngôn ngữ của nhân vật Sùng bà. Tôi yêu cầu học sinh tìm
song song những lời nói của Sùng bà khi nói về nhà mình và khi nói về nhà
Thị Kính. Học sinh sẽ tìm được:
* Khi nói về nhà mình * Khi nói về nhà Thị Kính
- Giống nhà bà đây giống phượng
giống công.
- Trứng rồng lại nở ra rồng.
- Nhà bà đây cao môn lệnh tộc.
- Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng
lơ.
- Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
- Mày là con nhà cua ốc.
- Đồng nát thì về Cầu Nôm.
Con gái nỏ mồm về ở với cha.
Sau đó học sinh sẽ so sánh và nhận xét được về ngôn ngữ của Sùng

bà: Khi nói về nhà mình thì vênh váo, khoe khoang, hãnh diện; còn khi nói
về nhà Thị Kính thì dè bỉu, coi thường. Từ đó, học sinh thấy được sự phân
biệt đối xử của Sùng bà đối với Thị Kính.
Qua việc áp dụng phương pháp này trong việc dạy văn bản văn học tôi
thấy phương pháp này có thể sử dụng rộng rãi ở các thể loại văn bản (văn
bản nhật dụng, thơ, văn bản tự sự, kịch). Về phía học sinh, khi áp dụng
phương pháp này học sinh dễ dàng tìm ra chất liệu văn học đồng thời phát
hiện kiến thức cơ bản một cách nhanh chóng, sâu sắc và ghi nhớ dễ dàng.
b. Đối với phân môn Tiếng Việt.
Dạy Tiếng Việt là để giúp cho học sinh có năng lực sử dụng ngôn ngữ
của mình như một công cụ để tư duy và giao tiếp hiệu quả. Vì vậy trong năm
học vừa qua tôi cũng chú ý sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong
giờ dạy - học Tiếng Việt để giúp học sinh nâng cao được những năng lực
trên sau mỗi giờ học.
Ví dụ 1:
Dạy bài Từ ghép , khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các loại từ ghép, ở
ví dụ 1(tìm hiểu về từ ghép chính phụ) để học sinh nhận ra được tiếng chính
và tiếng phụ trong các từ “bà ngoại, thơm phức”tôi yêu cầu các em so sánh
từ “bà ngoại” với từ “bà nội”; từ “thơm phức” với các từ “thơm lừng, thơm
ngát”. Qua so sánh đó học sinh dễ dàng nhận ra đâu là tiếng chính, đâu là
tiếng phụ, tôi còn cho các em lấy ví dụ thêm để khắc sâu kiến thức. Học sinh
cũng tìm hiểu về nghĩa của từ ghép tương tự như vậy.
Ví dụ 2:
Dạy bài Rút gọn câu, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là câu
rút gọn, ở ví dụ 1 qua việc so sánh giữa hai mẫu câu:
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b. Chúng ta học ăn, học gói, học nói, học mở.
Học sinh sẽ nhận ra ở câu a) thiếu chủ ngữ và có thể thêm một số từ
làm chủ ngữ vào đó và hiểu được dụng ý của việc lược bỏ chủ ngữ trong câu
tục ngữ trên.

Ở ví dụ 2, tôi yêu cầu học sinh khôi phục lại hoàn chỉnh những câu đã
bị lược bỏ rồi so sánh với những câu đã cho học sinh sẽ dễ dàng nhận ra các
thành phần bị lược bỏ và nhận ra được dụng ý của việc lược bỏ các thành
phần đó.
Ví dụ 3:
Dạy bài Thêm trạng ngữ cho câu trong trường hợp tách trạng ngữ
thành câu riêng tôi cũng cho học sinh so sánh trạng ngữ ở câu thứ nhất với
trạng ngữ ở câu hai:
“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với
tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.”
Việc so sánh này giúp học sinh rút ra nhận xét về sự giống và khác
nhau của hai trạng ngữ từ đó thấy được tác dụng của việc tách trạng ngữ
thành câu riêng.
Qua việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong giảng dạy
phân môn Tiếng Việt tôi thấy học sinh hiểu sâu sắc hơn các tình huống ngôn
ngữ , giúp học sinh nắm bắt nhanh các đơn vị kiến thức cần lĩnh hội, và thực
hành vận dụng tốt hơn.
c. Đối với phân môn Tập làm văn
Tập làm văn bao giờ cũng là một phân môn khó đối với các em. Vì thế
trong quá trình dạy – học càng đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các
phương pháp dạy – học mới nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh
và giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Việc sử dụng phương
pháp so sánh đối chiếu vào dạy – học Tập làm văn cũng đem lại một số hiệu
quả.
Ví dụ 1:
Khi dạy nội dung Tính liên kết của văn bản (Trong bài Liên kết trong
văn bản), sau khi yêu cầu học sinh nhận xét về nội dung của ví dụ (sgk:17),
tôi yêu cầu học sinh đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trong văn bản mà
các em đã học để tìm ra nguyên nhân vì sao với những câu văn trong ví dụ
thì Enricô chưa thể hiểu điều bố muốn nói. Học sinh sẽ nhận ra các câu văn

trong ví dụ bị lược đi một số từ ngữ có tác dụng liên kết vì thế khiến đoạn
văn khó hiểu.
Tương tự như vậy với nội dung Phương tiện liên kết trong văn bản ở
ví dụ b) (sgk:18) bằng việc so sánh với đoạn văn gốc trong văn bản “Cổng
trường mở ra” học sinh cũng nhận ra nguyên nhân khiến cho đoạn văn trở
nên rời rạc, thiếu sự liên kết là do bị thiếu cụm từ “Còn bây giờ” và viết
nhầm từ “con” thành từ “đứa trẻ”. Từ đó, học sinh nhận ra vai trò của các từ
ngữ có tác dụng liên kết trong văn bản.
Ví dụ 2:
Khi dạy nội dung Những yêu cầu về bố cục trong văn bản (Tiết 7: Bố
cục trong văn bản) bằng hình thức so sánh đối chiếu với các văn bản các em
đã được học ở Ngữ văn 6 sẽ giúp các em nhận ra những điểm chưa đạt yêu
cầu về bố cục của hai văn bản trong ví dụ (sgk: 29):
- Văn bản 1: Các chi tiết sắp xếp lộn xộn, không rõ ràng, rành mạch
khiến người đọc khó hiểu.
- Văn bản 2: Các ý phân biệt với nhau tương đối rõ ràng, rành mạch
nhưng các chi tiết lại trình bày chưa hợp lí vì thế làm mất đi hiệu quả
gây cười của văn bản.
Việc so sánh như vậy giúp học sinh đi đến việc nắm những yêu cầu về
bố cục trong văn bản nhanh hơn và rõ ràng hơn.
Ví dụ 3:
Khi dạy bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, để giúp học
sinh thấy rõ vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm ở ví
dụ 2 (sgk: 137) tôi cho học sinh so sánh giữa đoạn văn có yếu tố miêu tả, tự
sự và đoạn văn không có yếu tố miêu tả, tự sự. Từ đó học sinh thấy được
nếu không có yếu tố miêu tả, tự sự thì tính biểu cảm của đoạn văn không
cao.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Qua một năm áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy ở 2 lớp 7A và
7C, tối thấy tình hình học Ngữ văn của các em có những chuyển biến rõ rệt.

* Kết quả cụ thể sau khi áp dụng đề tài:
Loại Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu Kém
T
số
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
7
A
41 4 12 24 58 13 32 0 0 0 0
7
C
34 1 3 7 21 20 59 6 17 0 0
IV. NHỮNG Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI

1. Ý kiến
- Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, nên tôi chưa có điều kiện kiểm
chứng. Bởi vậy, kết quả của nó có khả quan hay không, tôi chưa thể nói điều
gì hơn ngoài nội dung đã trình bày.
- Đây là một đề tài mang tính chủ quan, cá nhân nhất định sẽ không
thể tránh khỏi những phiến diện thiếu khách quan. Vì vậy, rất mong được sự
đóng góp ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
2. Đề nghị
Làm cho học sinh không sợ mà yêu thích môn học của mình là một
việc làm quan trọng thuộc về người thầy. Nhưng để thực hiện được sứ mệnh
thiêng liêng và nặng nề đó, chúng tôi cần có sự hỗ trợ đắc lực và kịp thời
hơn nữa của các cấp lãnh đạo:
- Đầu tư trang bị cho thầy trò chúng tôi đồ dùng dạy học, đặc biệt là các
tranh ảnh tư liệu.
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo để hỗ trợ cho việc dạy và học.
- Tổ chức nhiều chuyên đề mang tính chuyên sâu để chúng tôi được học
hỏi.
An Thượng, ngày 12 tháng 5 năm 2009
Người viết
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
Chủ tịch hội đồng
(Kí tên, đóng dấu)

×