Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN phương pháp tạo hứng thú cho hoc sinh trong giảng dạy bộ môn hóa học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.7 KB, 29 trang )

Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

PHÒNG GD - ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN
HÓA HỌC CẤP THCS

Họ và tên: Võ Thị Hồng
Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
Trình độ đào tạo: Đại học
Môn đào tạo: Hóa học

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN HÓA HỌC CẤP THCS
I. Phần mở đầu:
I.1. Lý do chọn đề tài.
" Hãy làm những gì bản thân yêu thích, và yêu thích những gì bản thân
đang làm" là phương châm đang được giới trẻ trên thế giới hiện nay áp dụng
phổ biến và biến thành quan điểm học tập, làm việc của mình.


Xét thấy nhiều học sinh hiện nay, bước vào bàn học với tâm trạng ngao
ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích "nuốt vào bụng" mớ công thức hóa
học, phương trình hóa học đầy số và chữ cái Latinh – ký hiệu. Đó là một cách
học tập rất tiêu cực, bị động khi các em không có hứng thú với nó và nhanh
chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu mau quên, dễ chán.
Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học
môn học này, chủ động tham gia vào các hoạt động, tự lực giải quyết các nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. Để đạt được điều đó mỗi người giáo viên
trong ngành đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp
giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra. Có thể tiến hành theo nhiều
hướng khác nhau, nhưng các hướng đều đi đến mục đích chung, đó là làm thế
nào để có thể có những giờ dạy thật tốt, nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn,
nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ
môn ngay từ những tiết học đầu tiên.
Cũng như hầu hết các thầy cô giáo khác, trong năm học 2013 – 2014 vừa
qua - năm thứ 12 thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo tỉnh nhà:
Đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy và học. Nhóm giáo viên dạy Hóa Học

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

trường THCS Lương Thế Vinh chúng tôi cũng đã tìm tòi, từng bước thực hiện
việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra.
Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến
thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Đây cũng chính là một
trong những lý do quyết định giúp tôi viết sáng kiến trên.

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Không ngoài mục đích phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất,
thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng
tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân (Luật giáo dục 2005) và Quyết định số
16/2006/QĐ. BGD & ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Đó chính là mục tiêu đề tài hướng
tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Một là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của GV
cùng bộ môn trong trường, cụm chuyên môn để đánh giá và rút ra phương pháp
giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của HS trong suốt
quá trình thực hiện giải pháp.
Hai là: Trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc
áp dụng : “Cách tạo hứng thú trong bộ môn hoá học ở trường THCS”
Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

I.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng áp dụng đế tài là HS lớp 8, 9 trường THCS Lương Thế Vinh học
bộ môn Hóa Học, cụ thể như sau:
42 HS lớp 9A1 năm học 2012- 2013

38 HS lớp 9A1, 36 HS lớp 9A3 năm học: 2013- 2014
36 HS lớp 9A5, 33 HS lớp 9A4 năm học: 2013- 2014
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi môn Hoá học lớp 8,9 ở trường
THCS Lương Thế Vinh nói riêng và ở huyện Krông Ana nói chung. Về mặt kiến
thức kỹ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng thuộc lĩnh vực hoá học trong sản
xuất và đời sống, hoá học bảo vệ môi trường.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
I.5.1. Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát trực tiếp theo dõi và phân loại HS (Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu,
Kém) để đưa ra cách hợp lý cho từng đối tượng.
I.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Điều tra, khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật
phân bố và các đặc điểm của đối tượng.
I.5.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ý
kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

I.5.4. Phương pháp lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá
trình phát triển, nguồn gốc của nguyên tố hóa học, nguồn gốc tên gọi, lịch sử các
nhà khoa học...
I.5.5. Phương pháp thống kê toán học

Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi
cho HS kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút
ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả
của của việc dạy học hoá học ở trường THCS.
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận
- Quy luật của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng. Song quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao hay không, có bền vững hay
không còn phụ thuộc vào tính tích cực, chủ động sáng tạo của chủ thể.
- Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên là đang có xu hướng vươn lên làm người
lớn, muốn tự mình tìm hiểu, khám phá trong quá trình nhận thức. Ở lứa tuổi học
sinh THCS có điều kiện thuận lợi cho khả năng tự điều chỉnh hoạt động học tập
và tự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác nhau. Các em có nguyện vọng
muốn có các hình thức học tập mang tính chất “Người lớn”. Tuy nhiên nhược
điểm của các em là chưa biết cách thực hiện nguyện vọng của mình, chưa nắm
được cách thức học tập mới cho bộ môn mà mình được tiếp cận năm học lớp 8.
Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật sư
phạm của thầy cô. Trong lí luận về phương pháp dạy học cho thấy, sự thống nhất

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

giữa sự hướng dẫn của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện được
bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động. Dạy học theo phương pháp mới phải
làm cho học sinh chủ động suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn trong quá
trình chiếm lĩnh tri thức hóa. Quan điểm dạy hóa học là phải dạy suy nghĩ, dạy

khả năng quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên... để từ đó phân
tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... . Trong đó phân tích tổng hợp có
vai trò trung tâm, tự mình phát hiện và phát biểu vấn đề dự đóan được các kết
quả và chứng minh được dự đoán đó.
II.2.Thực trạng
a) Thuận lợi- khó khăn
Thuận lợi:
- Được lãnh đạo phòng giáo dục và lãnh đạo nhà trường quan tâm sát sao
trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học trong những năm gần đây hầu
hết các trường đã có những chuyển đổi tích cực trong việc đổi mới phương pháp
giảng dạy.
- Nhiều Học sinh cũng đã chủ động nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức,
có sự đầu tư cao cho học tập bộ môn.
- Được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp đặc biệt là trong tổ bộ môn,
cụm chuyên môn.
Khó khăn:
- Hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung còn nhiều học sinh lười học,
lười tư duy trong quá trình học tập.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

- Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận muộn và
kiến thức khá trừu tượng. Do đó, chưa định hướng phương pháp học tập hợp lí
để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động.
- Vấn đề thực hiện các thao tác làm thí nghiệm hóa học và vận dụng vào thực

tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết là hết
sức khó
- Thời gian dành cho HS hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay
chân và hoạt động tư duy
b) Thành công- hạn chế
Thành công:
- Đề tài đưa ra một số cách gây hứng thú để nâng cao hiệu quả và phát huy tích
cực học tập của HS khi học THCS. Từ đó đã góp phần vào việc giáo dục học
sinh hiện nay trong việc học tập rèn luyện.
- Đề tài đã giúp cho HS hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học
với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.
-

Về mặt sư phạm đề tài còn góp phần hổ trợ, phát triển cái hay và mới cho

HS, thu hút các đối tượng học sinh cả yếu kém tới khá giỏi. Học sinh yêu thích
bộ môn nhiều hơn đáng kể. Số học sinh tự học bài về nhà tăng cao. Đặc biệt là
đội ngũ học sinh giỏi của trường trong các năm vừa qua đã có tinh thần tự tìm
tòi say mê với bộ môn, dành được nhiều kết quả cao trong kỳ thi các cấp
Hạn chế:
- Trong thời gian 45 phút việc vừa truyền tải hết nội dung trọng tâm, vừa thực
hiện giải pháp trong đề tài đòi hỏi sự linh hoạt của cả thầy và trò để đảm bảo

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS


thời gian. Nếu giáo viên và học sinh quá sa đà vào phần tạo hứng thú này sẽ ảnh
hưởng việc tìm tòi kiến thức trọng tâm mỗi tiết học, cháy giáo án...
- Bên cạnh đó muốn thực hiện phương pháp này yêu cấu mỗi giáo viên và học
sinh thật công phu về mặt kiến thức sâu rộng ở nhiều bộ môn có liên quan, các
vấn đề xã hội cũng như dụng cụ dạy học phải đa dạng linh hoạt trong các tiết
khác nhau đòi hỏi nhiều thời gian công sức trước và sau mỗi tiết học. Điều này
khiến cho việc thực hiện đề tài khó diễn ra một cách thường xuyên.
c) Mặt mạnh- mặt yếu
Mặt mạnh:
-

Đề tài đưa ra nhiều cách tạo hứng thú đa dạng, giáo viên có thể áp dụng với
nhiều đối tượng học sinh. Tạo hứng thú và lòng yêu thích cho học sinh khi
học bộ môn.

- Đề tài phát huy được năng lực cá nhân
- Rèn luyện nhiều kỹ năng của học sinh như:
+ Kỹ năng hoạt động nhóm: học sinh biết hợp tác và chia sẻ.
+ Kỹ năng sống: Rèn luyện phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận
thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến.
+ Kỹ năng thực hành thí nghiệm
+ Kỹ năng liên hệ tới vấn đề thực tế: Học sinh biết cách thức đi tới sự hiểu biết,
coi trọng sự khám phá và khai phá trong học tập bộ môn, luôn liên hệ với thực
tiễn đang thay đổi.
- Phát huy được tính năng động sáng tạo, ham học hỏi của học sinh, học sinh
biết tự học, tự vận dụng.
-

Phát huy kiến thức xã hội, kiến thức thực tế, khả năng giảng dạy hữu hiệu,


sự sáng tạo, cá tính,lòng nhiệt thành và đức tính thân mật của giáo viên.
Mặt yếu: Chưa đưa ra hết các bài dạy trong chương trình THCS.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân:
Qua quá trình giảng dạy thực tế và trao đổi với đồng nghiệp, nhận thấy ý thức
học tập bộ môn của học sinh chưa cao, đa số HS chưa hứng thú tham gia xây
dựng bài, thậm chí không xem lại bài khi về nhà. Nhiều HS tỏ ra lúng túng,
không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong
cuộc sống hàng ngày.
Mặt khác, nhận thấy sự tiếp thu của học sinh còn phụ thuộc vào nhiều khả
năng khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân cách chưa ổn định, chưa có
mục đích sống đúng đắn, cho nên môi trường khách quan cần có những điều
kiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho hứng thú phát triển: thư
viện phong phú các đầu sách, phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ, những kỳ
vọng, sự động viên của thầy cô và gia đình...Hứng thú học tập của học sinh được
tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo viên. Do vậy muốn nâng cao
hứng thú trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập
đúng đắn. Động cơ học tập tốt không tự dưng có mà cần phải được xây dựng,
hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn
của thầy cô giáo. Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động
cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy
ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu

chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập
Yếu tố tác động:
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, của nhà trường tới việc đổi mới
phương pháp dạy học, dạy học tích cực. Ngoài ra thường xuyên tổ chức các hoạt
động học tập, sinh hoạt mang tính tập thể, tổ chức các buổi ngoại khóa, trò
chuyện, giao lưu giữa thầy cô – học sinh, học sinh – học sinh
e)

Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Học sinh hiện nay hầu như quen với phương pháp nghe, chép, học thuộc, ít
được hoạt động, ít được suy luận, động não. Phương pháp học của HS là thụ động,
ít tư duy, sáng tạo và HS thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên
quan đến thực tế đời sống xã hội. Các hình thức hoạt động của thầy và các
phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò
hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện
cho HS năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức
khoa học bộ môn.
Một số giáo viên còn bó buộc bởi lối dạy truyền thống, bởi các tiêu chuẩn
đánh giá một tiết dạy, số kiến thức bắt buộc trong thời lượng ít ỏi 45 phút nên
chưa truyền tải hết những ý tưởng dự định thực hiện trong bài dạy.
Để thực hiện đề tài yêu cấu mỗi giáo viên và học sinh thật công phu về
mặt kiến thức sâu rộng ở nhiều bộ môn có liên quan, các vấn đề xã hội cũng như

dụng cụ dạy học phải đa dạng linh hoạt trong các tiết khác nhau đòi hỏi nhiều
thời gian công sức trước và sau mỗi tiết học. Điều này khiến cho việc thực hiện
đề tài chưa diễn ra một cách thường xuyên.
Một số học sinh chưa có khả năng hoạt động nhóm, đối tượng học sinh
phong phú, tâm lý phức tạp nên diễ n ra nhiều tình huống mà giáo viên khi mới
thực hiện chưa lường trước được.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
II.3. 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiến
thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên.
II.3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

II.3. 2. a. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư
phạm
Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học
sinh dành cho giáo viên. Qua cách ăn mặc, đi đứng , nói năng đúng chuẩn mực
đạo đức.
Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái có
thể chỉ bằng những câu nói vui, tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo
viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, kị nhất là giáo viên vào
lớp, gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt không vui
Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép
học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp

xếp ngay theo thứ tự của mình . Tránh phê bình học sinh khi có câu trả lời chưa
chính xác
Khuyến khích cho điểm động viên học sinh một cách tế nhị, hợp lí khi
học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi. Từ đó sẽ
tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân.
Ví dụ: Tình huống: Trong tiết thực hành " tính chất hóa học của axit"
dù đã được giáo viên nhắc nhở trước, học sinh vẫn di chuyển xuống phòng thực
hành chậm trễ, lộn xộn gây ồn ào, thiếu nghiêm túc.
Giáo viên lúc này nên giữ thái độ bình tĩnh, chưa vội phát dụng cụ thí
nghiệm cho học sinh, cũng không nên nhắc nhở học sinh với thái độ cáu gắt.
Giáo viên có thể sử dụng ngay kiến thức của bài axit: " Axit cô đang cầm trên
tay là axit H2SO4 , loại axit này như các em đã biết là rất háo nước, khi văng lên
da gây bỏng nặng. Để bảo đảm tính an toàn cho bản thân cũng như bạn bè mong
các em nghiêm túc hơn trong tiết học. Và mong lớp lần sau không để tình trạng
vào tiết muộn và ồn như hôm nay". Sau đó giáo viên dạy bình thường như đã dự
kiến.
Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Ví dụ: Tình huống: Trong tiết thực hành học sinh làm bể ống nghiệm.
Đây là tình huống thường gặp ở bộ môn hóa học bởi phương pháp làm thí
nghiệm là phương pháp không thể thiếu trong dạy học bộ môn. Khi ống nghiệm
vỡ giáo viên nên nhanh chóng quán sát, tìm ra nguyên nhân. Có thể là nguyên
nhân khách quan như ống nghiệm mới được sử dụng trong các phản ứng nhiệt,
ống nghiệm đã bị nứt từ trước.. Có thể là nguyên nhân chủ quan do các em làm
thí nghiệm chưa đúng cách, đung nóng đột ngột, kẹp ống nghiệm vào giá quá

chặt, đùa giỡn làm rơi vờ.
Dù nguyên nhân là chủ quan hay khách quan giáo viên cũng nên bình tĩnh xử lý
tình huống. Thường các em sẽ rối, hoảng vì nghĩ hóa chất độc hại, một phần sợ
thầy cô la rầy, dẫn tới tình trạng lớp lộn xộn, nhóm học sinh có ống nghiệm bị
vỡ không đủ tự tin để làm lại thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải trấn an
tinh thần các nhóm về hóa chất các em đang sử dụng không độc hại, sau đó nhắc
nhở các nhóm khác tiếp tục làm thí nghiệm để hoàn thành thí nghiệm. Đối với
nhóm vừa làm vỡ ống nghiệm giáo viên vui vẻ cùng hướng dẫn các em một số
thao tác ban đầu để các em lấy lại sự tự tin. Nếu hóa chất độc hại giáo viên
nhanh chóng có biện pháp xử lý. Tuy nhiên kết thúc giờ học nên làm rõ nguyên
nhân ống nghiệm vỡ, nhắc nhỏ nhẹ nhàng, nhằm giúp các em rút kinh nghiệm
lần sau.
Tình huống này kỵ nhất việc giáo viên trách phạt học sinh ngay khi chưa rõ
nguyên nhân, hoặc nhắc nhở các em một cách khá gay gắt và nhắc lại nhiều lần
với thái độ không hài lòng.
II.3. 2. b. Gây hứng thú ngay từ giới thiệu bài mới.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi
rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp có
Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

liên quan tới kiến thức, tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học
tập.
Ví dụ 1: Bài 27- CACBON- CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 9
"Đã bạn nào từng nấu cơm giúp bố mẹ trong những ngày cúp điện mà bị
cháy, khê? Làm sao để chữa cơm khê? Các em đưa ra rất nhiều cách, còn cách

chữa cháy của cô là thêm ít than củi vào nồi cơm đó. Liệu phương án này của cô
có đúng không ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay."
Giải thích: Vận dụng tính hấp phụ của than củi, nên hấp phụ được mùi khét
và khê của nồi cơm, làm cơm đỡ có mùi khê. Đây là một tính chất vật lý khá
quan trọng của Cacbon được nhắc tới trong chương trình
Ví dụ 2: Bài 5 – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8
Các em có biết một họp sữa bột có giá từ 15 đôla trở lên, bao gồm rất
nhiều thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì. Vậy các em có biết cơ thể chúng ta
đáng giá khoảng bao nhiêu tiền không? Cơ thể chúng ta gồm một lượng P đủ để
sản xuất 2200 đầu que diêm. Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét...Cộng cả lại
kể các các nguyên tố khác như Mg, Cu, K… Theo các nhà bác học tính ra thì với
một người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá chưa tới 3 đôla. Bài học
ngày hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về các nguyên tố hóa học.
II.3. 2. b. Gây hướng thú cho học sinh bằng cách liên hệ các hiện tượng, sự
việc xuất hiện trong cuộc sống
- Các hiện tượng xuất hiện trong chương trình truyền hình được yêu thích
ở độ tuổi các em:

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

GV tìm, tiếp cận kênh thông tin và các chương trình truyền hình luôn được
các em nhỏ và các bậc phụ huynh ưa thích, sau đó dựa vào các hiện tượng xuất
hiện để đặt câu hỏi nghi vấn cho các em.
Cách này kích thích học sinh dù học hay chơi, xem phim nghe nhạc cũng sẽ
tự mình phát hiện ra những vấn đề hóa học lý thú.

Ví dụ: Hóa học 8: THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ – NGUYÊN TỐ NITƠ
Trong đêm chung kết vua đầu bếp nhí toàn thế giới 2014: "Masterchef
Junior US Season 2014" Á Quân nhí đã sử dụng một loại chất lỏng để đông
cứng thức ăn. Đó là chất lỏng nào? Có tác dụng gì?
Giải thích: Các em sẽ biết đó là nitor lỏng khi đã được xem chương trình.
Nitơ lỏng là một chất lỏng trong suốt không màu, là một chất lỏng đông lạnh có
thể gây đóng băng nhanh chóng khi tiếp xúc với mô sống, có thể dẫn đến bị tê
cóng. Khi sử dụng nito lỏng món ăn bốc khói nhìn rất đẹp mắt.
Ví dụ 2 : TIẾT 34 HOÁ HỌC 9- TRONG BÀI GIẢNG “CÁC ÔXIT CỦA
CACBON”
Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu trong các buổi biểu diễn "
The Voice Kids" hay " bước nhày hoàn vũ nhí" ?
Giải thích: Người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng
khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm
nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo
thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh
sáng màu lên màn sương này.
Ngoài ra giáo viên có thể giúp cho HS hiểu biết thêm về việc phòng cháy chữa
cháy và đây cũng là vấn đề thiết thực có khi xảy ra trong phòng thí nghiệm (cháy nổ
natri …).
- Các hiện tượng gắn với một số môn học khác mà các em yêu thích
Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Mỗi học sinh yêu thích một môn học khác nhau tùy theo sở thích và năng lực
của các em. Tùy bài học mà GV đưa các hiện tượng, yếu tố liên quan tới bộ môn

khác như toán học, văn học, sinh học, vật lý... này lồng ghép vào để lôi cuốn
học sinh hơn.
Ví dụ: Học sinh yêu thích môn Văn
Giáo viên tận dụng kiến thức hóa học để giải đáp các câu ca dao tục ngữ.
Điều này rất thích hợp cho một số học sinh thích môn Văn, học sinh giỏi Văn
cũng có thể yêu thích và giỏi Hóa học.
Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Nước chảy đá mòn
Thành phần chủ yếu của đá là CaCO 3. Khi gặp nước mưa và khí CO 2
trong không khí, CaCO3 chuyển hoá thành Ca(HCO3)2. Theo PTHH sau:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân
bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian
nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.
Ví dụ 2: hoc sinh yêu thích môn vật lý:
Bài 30 – SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT.
Vì sao Silic là một chất bán dẫn, được sử dụng chế tạo linh kiện điện tử
khi nó dẫn điện kém?
Giải thích: Ở nhiệt độ thường độ dẫn điện của tinh thể silic kém, nhưng
khi nhiệt độ tăng độ dẫn điện tăng theo nhiệt độ Linh kiện điện tử được chế tạo
bởi tinh thể silic cực kỳ tinh khiết.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Bài 15- TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI

Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng được
sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?
Giải thích: Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của
nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó,
nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện
sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế.
Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn
lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.
- Các hiện tượng tự nhiên
Tự nhiên luôn có nhiều điều bí ẩn mà con người luôn muốn khám phá, Hs
cũng không nằm ngoài quy luật trên. Đặc biết khi nói tới vấn đề tự nhiên các em
rất hào hứng muốn tìm hiểu chúng.
Ví dụ: Bài 25 – TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
Người ta có câu "Lập lòe ngọn lửa ma trơi. Tiếng oan văng vẵng tối trời
còn thương". “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Giải thích: Ma trơi thường xuất hiện ở các nghĩa trang vào ban đêm. Nguyên
nhân, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng photpho khi chết
phân hủy tạo một phần thành khí PH 3 (photphin), khi có lẫn một chút khí P 2H4
(diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối
cầu khí (lửa “ma trơi”) bay trong không khí. Bất kể ngày hay đêm đều có PH 3
bay ra ở các nghĩa trang, chỉ có điều là ban ngày ánh sáng mặt trời quá mạnh nên
ta không thấy được ma trơi.
PTHH: 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS


Điều trùng lặp ngẫu nhiên là : Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa
càng tăng thêm sự mê tính dị đoan của một số người.
Ví dụ 2: Bài 16- TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

Hutchinsonite.Tali

Tinh thể chalcanthite

Đá có độc. Có một số đá không cần chứng ta phải nếm mà chỉ cần chạm tay
vào sẽ bị nhiễm độc:
Hutchinsonite.Tali là phiên bản đồng đen. Đây là loại kim loại dày, trơn,
tương đương với trọng lượng của nguyên tử, nhưng lại nguy hiểm hơn cả
nguyên tử. Kim loại hiếm này là hợp chất của nhiều chất lạ. Ảnh hưởng của tali
khá lạ, bao gồm cả rụng tóc, bệnh hiểm nghèo khi tiếp xúc qua da, và trong
nhiều trường hợp nó có thể gây chết người. Hutchinsonite là hợp chất của tali,
đồng và thạch tín. 3 loại độc tố kết hợp vào tạo thành hutchinsonite, khiến mức
độ nguy hiểm của hợp chất này tăng lên gấp bội
Tinh thể chalcanthite màu xanh là hợp chất của đồng, sulfua và nhiều chất
khác cùng với nước. Chính vì sự kết hợp này đã biến đồng, cần thiết cho cơ thể
nhưng sẽ trở nên độc nếu hiện diện với số lượng lớn, thành một tinh thể, nghĩa là

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

đồng có thể bị hòa tan trong nước và có thể hòa tan với số lượng lớn vào cơ thể

động vật hoặc cây, khiến động vật trở nên yếu đi và sau đó giết chết chúng bằng
cách gây trở ngại cho các quá trình trao đổi trong cơ thể.
- Các vấn đề thời sự đang nổi cộm quanh cuộc sống
Giáo viên nói về các vấn nạn, tai nạn thương tâm hay gặp dễ dàng tránh
khỏi nếu được trang bị về kiến thức Hóa học
Ví dụ 1: Bài 44- RƯỢU ETYLIC
Hiện nay các tiêu đề như:"4 người chết ở Gia Lai vì ngộ độc rượu" "Một nông
dân tử vong vì uống rượu không rõ nguồn gốc"...không còn xa lạ trên các mặt
báo. Gần đây nhất là vụ án "Rượu nếp 29 Hà Nội" nhiễm độc làm 6 người chết
vào 10/12/2013. Rượu giả sản xuất từ nguyên liệu gì? Tại sao uống phải rượu
giả lại chết?
Giải thích: Rượu giả thường là những loại cồn công nghiệp rẻ tiền, chứa hàm
lượng rượu metylic tỷ lệ cao. Tính chất hóa học và kết cấu của rượu metylic và
rượu etylic khá giống nhau. Rượu Metylic còn gọi là rượu gỗ, chiết xuất từ gỗ,
giá thành rẻ, thường được pha 1 lượng nhất định trong rượu công nghiệp để tăng
hàm lượng cồn. Tuy nhiên lại là chất độc với cơ thể người, người lớn khi uống
5-10ml sẽ gây hiện tượng trúng độc nghiêm trọng.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Ví dụ 2: Bài 40- DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN.
Thiếu nữ cháy ngực do đốt diêm soi... đổ xăng
Chị T.T.K.O. (SN 1992, sinh viên
trường ĐH Tôn Đức Thắng,
TP.HCM) bị tai nạn trong trường

hợp vô cùng hy hữu.
Tối 20/8/2013, chị O mua xăng đựng
trong bịch nilon về nhà đổ vào xe
máy. Trong lúc đổ xăng vào xe, cháu
của O. là bé L.T.Đ. (6 tuổi) dùng
diêm đốt sáng để "soi cho dì đổ
xăng".
Bất ngờ, ngọn lửa bén vào bịch xăng
và lan nhanh sang người, bùng cháy dữ dội khiến chị này bị bỏng cấp độ 3,
nặng nhất phần ngực, bụng và tay.
Nguyên nhân: Xăng, hay còn gọi là ét-xăng (phiên âm từ tiếng
Pháp: essence), là một loại dung dịch nhẹ chứa Hydrocacbon , dễ bay hơi, dễ
bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên
liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, chất đốt
dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong
một số loại bật lửa. Một số loại vũ khí như súng phun lửa, bom, mìn,... Xăng
được chế biến từ dầu mỏ bằng phương pháp chưng cất trực tiếp và Cracking, dễ
bay hơi, dễ cháy, có mùi đặc trưng. Khi có tác dụng của nhiệt độ xăng dễ dàng
bốc cháy mãnh liệt.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

II.3. 2. c. Gây hứng thú bằng các trò chơi kiến thức.
Giáo viên lồng các trò chơi nhóm với nội dung câu hỏi khá sát với bài dạy,
không yêu cầu độ khó quá cao nhằm ôn lại kiến thức cho các em. Phần này có

thể thay thế cho kiểm tra bài cũ đầy áp lực, hoặc củng cố bài cho học sinh một
cách hiệu quả. Giáo viên cũng có thể lồng ghép các trò chơi vào khi tiết học quá
nặng nề hoặc vừa có những kiến thức nâng cao, để các e có thể thư giãn trước
khi tiếp thu kiến thức mới. Phương pháp này vừa giúp các e thoải mái tiếp thu
kiến thúc mới vừa giúp các em rèn luyện thêm nhiểu kỹ năng như hoạt động
nhóm, thảo luận, phản xạ nhanh...
VD1: Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
Trò chơi mô tả - Đoán tên nguyên tố
Thể lệ: Mỗi đội chơi cử 2 bạn, 1 bạn miêu tả, 1 bạn đoán tên nguyên tố. Giáo
viên phát cho mỗi đội 10 phiếu ghi tên 10 nguyên tố. HS mỗi đội cử 1 bạn sẽ mô
tả về 1 nguyên tố bằng lời để cho đồng
đội của mình cùng đoán và suy nghĩ tên
nguyên tố trên, thời gian mỗi đội là 5
phút. Đội nào nhanh và nhiều đáp án
chính xác hơn thì đội đó thắng. Chú ý:
không dùng từ đồng nghĩa, từ tiếng anh.
Nếu gợi ý có trùng với tên nguyên tố
thì bị loại không tính điểm.

Đồng

Màu đỏ, dẫn điện, dẫn nhiệt, trống......Đông Sơn

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS


Vàng
Bạc
Nhôm

Kim loại hiếm, đắt, làm đồ trang sức
Kim loại cũng dùng làm đồ trang sức, màu giống Nhôm
Là kim loại thịnh hành làm đồ dùng gia đình, thời kỳ thịnh vượng là

Naphleon
Sắt
Nguyên tố kim loại có nhiều trong máu
Clo
Phi kim ở dạng khí, màu vàng lục
Lưu huỳnh Phi kim ở dạng rắn(bột) màu vàng
Oxi
Khí, cần cho sự sống, sự cháy, chiếm nhiều nhất trong các nguyên tố
trên trái đất
Thủy ngân Nguyên tố có trong nhiệt kế
Cacbon
Nguên tố có trong than, và tạo thành kim cương.
Trên đây là một vài cách gợi ý của học sinh, mỗi học sinh sẽ có 1 cách miêu tả
khác nhau, phát huy tính sáng tạo của học sinh một cách tối ưu.
Ví dụ 2: Bài 26- OXIT
Slide trò chơi đi tìm oxit:

Luật chơi. Chia lớp thành 2 đội: Đội đỏ và xanh. Mỗi đội chọn các ô từ 1-16.
trong môi ô số chứa 1 loại oxit và câu hỏi liên quan tới oxit vừa mở. Đội nào trả
lời đúng 1 câu hỏi, tìm được oxit và được 10 điểm. Đội trả lời sai không được
điểm và nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Kết thúc trò chơi. Đội nào nhiều
điểm hơn thắng.

Hệ thống câu hỏi thể hiện trên các slide:

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Ô số

Oxit

Câu hỏi

Trả lời

1

CaO

CaO có màu gì.

Trắng

2

Fe2O3

Trong công thức Fe2O3 sắt hóa trị mấy?


III

3

Fe3O4

Tên gọi của Fe3O4

Sắt từ oxit

4

CO2

Khí sinh ra trong quá trình hô hấp?

Khí cacbonic CO2

5
6
7

PbO
K2O
SO2

Chì có hóa trị mấy
Đọc tên của K2O
SO2 có mùi gì?


II
Kali oxit
Hắc

8

P2O5

Đọc tên của oxit P2O5

Điphotpho pentaoxit

9

NO2

Oxit thuộc loại oxit nào?

Oxit axit

10

CuO

Đọc tên oxit CuO.

Đồng (II) oxit

11


Na2O

Na2O có bazơ tương ứng là?

NaOH

12

SO3

SO3 có axit tương ứng là

H2SO4

13

Al2O3

O may mắn

14

FeO

FeO đọc là gì?

Sắt (II) Oxit

15


MxOy

CTTQ của một oxit là gì?

MxOy

16

CO

Tên gọi đầy đủ của CO

Cacbon monooxit

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Ngoài 2 trò chơi tự tạo trên gv có thể tham khảo thêm nhiều phần mềm
làm trò chơi ô chữ, hoặc các trò chơi theo chủ đề khác nhau tùy sự sáng tạo.
Giáo viên có thể sưu tập nhiều dạng trò chơi ô chữ khác nhau để tránh sự nhàm
chán trong các tiết học: Trò ô chữ có từ khóa hàng dọc. Trò ô chữ có đoạn băng
hình, đoạn phim, hình ảnh có liên quan tới bài học. Các câu hỏi trong phần trò
chơi nên ở mức dễ hoặc căn bản.
II.3. 2. d. Gây hứng thú bằng các mẩu chuyện vui, các truyện ngắn lịch sử
- Giáo viên tìm hiểu sưu tập các mẩu chuyện vui, hài hước có liên quan tới bài

học, hoặc lịch sử phát hiện ra nguyên tố, hợp chất. Hoặc câu chuyện vui có liên
quan tới qua trình tim kiếm nguyên tố, phát hiện của các nhà khoa học.
VD1: Bài 19 – Tiết 26 SẮT
- Mở đầu bài học giáo viên kể chuyện vui: Một câu chuyện cảm động nhưng...
Hồi đầu thế kỉ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu
người. Một sinh viên khoa Hóa đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc
nhẫn bằng sắt, nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ
chính máu của mình! Cứ định kì lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học. Nhưng chiếc nhẫn đã không bao
giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi nó chưa được làm
ra thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng
chưa tới 3 gam! Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn nhớ câu chuyện này. Nhưng
chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật cảm động.
Ví dụ 2: Bài 54: POLIME
Phát minh do... ngủ quên
Một đêm Carothers – nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng
thẳng, đinh chợp mắt ít phút. Nhưng... ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh dậy, ông
hốt hoảng lo cho tất cả công sức thí nghiệm: Có lẽ đã tan thành mây khói? Ai
ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ông thấy chiếc
đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh
rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới – sợi nilon ngày nay.
Ví dụ 3: Bài 18 – Tiết 24: NHÔM

Mở đầu bằng video và câu chuyện lịch sử phát hiện Nhôm: Có một ngày
một người thợ vàng ở Roma được phép dâng cho hoàng đế Tiberius xem một
chiếc đĩa ăn làm từ một kim loại mới. Chiếc đĩa rất nhẹ và có màu sáng như bạc
Người thợ vàng nói với hoàng đế rằng ông đã sản xuất kim loại từ đất sét thô.
Ông cũng cam đoan với hoàng đế rằng chỉ có ông ta và chúa Trời biết cách sản
xuất kim loại này từ đất sét. Hoàng đế rất thích thú, và như một chuyên gia về tài
chính ông đã quan tâm tới nó. Tuy nhiên ông nhận ngay ra là mọi tài sản vàng,
bạc của ông sẽ mất giá trị nếu như người dân bắt đầu sản xuất kim loại màu sáng
này từ đất sét. Vì thế, thay vì cảm ơn người thợ vàng, ông đã ra lệnh chặt đầu
ông ta.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn hóa học cấp THCS

Để thực hiện thành công cách này, giáo viên nên tạo không khí vui vẻ khi
bước vào lớp, giọng kể vui vẻ thoải mái, pha chút hài hước
II.3. 2. d. Gây hứng thú bằng thí nghiệm vui
Thí nghiệm là một phương pháp đặc trưng không thể thiếu của bộ môn.
Để thực hiện một thí nghiêm thành công đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng. Tuy nhiên thay vì làm thí nghiệm để kiểm chứng, giáo viên nên tăng sự
hứng thú cho học sinh bằng cách biến đổi một chút, để thí nghiệm trở nên hấp
dẫn, kích thích tuy duy của các em hơn.
Khi thí nghiệm vui diễn ra, giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh về mảng kiến
thức có trong thí nghiệm vui vừa biểu diễn.
Ví Dụ 1: Bài 36 – NƯỚC
“ Đại thắng thủy quân”.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và giải thích hiện tượng.
Ðổ 30ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào một cốc dung dịch 100ml
và rót 50ml dầu hỏa lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri cạo sạch nhỏ bằng
hạt đậu, bỏ vào chiếc thuyền bằng giấy (chọn loại giấy thấm nước) đã chuẩn bị
sẵn. Một thời gian ngắn tàu tự bốc cháy, mặt nước chuyền màu hồng.

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Võ Thị Hồng


×