Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG THIẾT bị dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.92 KB, 10 trang )

Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………………1
I. TÊN ĐỀ TÀI.....................................................................................................2
II. PHẦN MỞ ĐẦU:………………………………..........................……… .....2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
1.1. Cơ sở lý luận………..................………………………………….………....2
1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm……………………………………………..3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu……………………………………………...3
III. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………....4
1 .Cơ sở lý luận…………………..………………………………………………4
2.Thực trạng tình hình...........................................................................................4
3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học…………......5
4. Một số tồn tại trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH: :………..…5
5. Một số vấn đề cần thiết về công tác nâng cao hiệu quả……………….. ..……5
6. Một số kết quả đạt được: ……………………………………………...………6
IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..7
1. Kết luận………………………………………………………………..………7
2. Những ý kiến kiến nghị……………………………………………………......8
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...9

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

1




Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

I. TÊN ĐỀ TÀI
Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận:
Nói đến thiết bị trường học , từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi để giáo
viên mượn đồ dùng dạy học, và là nơi để cất giữ các cơ sở vật chất của nhà
trường. Với mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ
sở. Một yêu cầu đặt ra: Những nhà quản lý phải làm gì? Làm thế nào trong các
hoạt động của nhà trường có chất lượng để “Sản phẩm” của mình làm nền móng
thật vững chắc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
nói chung và cấp tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng
dạy, giáo dục không phải là mối quan tâm của cá nhân nào, đó là nhiệm vụ
chung của toàn xã hội.
Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học là làm
sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ
chức định hướng cho học sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm lĩnh tri thức mới.
1. 2 Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công nhưng còn
nhiều bất cập, còn nhiều giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Để
đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, đòi hỏi toàn ngành giáo dục chúng ta

phải nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, phải đổi mới triệt để phương pháp
dạy học, nhất thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Việc cải
tiến phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều hình thức học tập là cần thiết
nhằm cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó phát
huy năng lực, trí tuệ sáng tạo của mỗi học sinh. Việc nâng cao và sử dụng thiết
bị dạy học đặt ra cho các trường phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản
hiệu quả và chất lượng. Bản thân tôi là người làm công tác thiết bị giáo dục tôi
mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả
thiết bị bị dạy học”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Công tác thiết bị của nhà trường là một trong những công tác rất quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học
lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và nhà
nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề
cấp thiết đặt ra cho bộ phận thiết bị của nhà trường là phải tham mưu với BGH
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

2


Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

xây dựng CSVC, thiết bị đảm bảo chất lượng, đề ra một số biện pháp quản lí
TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có
hiệu quả, thiết thực, góp phần đưa giáo dục của địa phương lên tầm cao mới, góp
phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. Đối tượng nghiên cứu.

Các loại hồ sơ, sổ sách, các TBDH , giáo viên và học sinh trong toàn trường
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Hướng Phùng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này sử dụng các phương pháp chính sau:
5.1. Phương pháp thống kê: thống kê số liệu khi kiểm kê.
5.2. Phương pháp tổng hợp phân tích: trên cơ sở số liệu đã kiểm kê sau đó tổng
hợp, phân tích từng chi tiết cụ thể.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp quản lí hoạt động thiết bị. Do điều kiện thời gian và khả
năng nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu chỉ nằm trong phạm vi của nhà
trường.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 9: Đăng ký tên đề tài
Tháng 10: Lập đề cương
Tháng 11, 12: Đọc tài liệu tham khảo
Tháng 1,2: Tiến hành viết
Tháng 3, 4: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

3


Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

III. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận:
Nói đến thiết bị trường học , từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi để giáo
viên mượn đồ dùng dạy học, và là nơi để cất giữ các cơ sở vật chất của nhà
trường. Với mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ
sở. Một yêu cầu đặt ra: Những nhà quản lý phải làm gì? Làm thế nào trong các
hoạt động của nhà trường có chất lượng để “Sản phẩm” của mình làm nền móng
thật vững chắc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
nói chung và cấp tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng
dạy, giáo dục không phải là mối quan tâm của cá nhân nào, đó là nhiệm vụ
chung của toàn xã hội.
Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học là làm
sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ
chức định hướng cho học sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm lĩnh tri thức mới.
2. Thực trạng tình hình.
Suốt một chặng đường đã qua, Trường Tiểu học Hướng Phùng trải qua
không ít bao thăng trầm, đời sống giáo viên, học sinh còn gặp nhiều khó khăn,
vất vả. Môi trường giáo dục, cơ sở vật chất còn khiêm tốn. Đội ngũ cán bộ giáo
viên, nhân viên còn nhiều bất cập về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp, đời
sống chưa ổn định… Song với lòng yêu nghề, mến trẻ, tập thể cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường vẫn luôn hướng theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ duy
trì và phát triển giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương.
Trong những năm qua, thầy và trò trường tiểu học Hướng Phùng đã
không ngừng phấn đấu thực hiện tốt công tác giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội. Với tinh thần làm việc khoa học, trách nhiệm cao, đặc biệt
là sự nhiệt huyết, tận tâm tận lực của mỗi thầy giáo, cô giáo trong nhà trường
cùng với sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động, nhà trường luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đề ra. Không ngừng phát triển về

quy mô, chất lượng, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Với lòng nhiệt tình của sức trẻ và tinh thần đoàn kết của CB,GV,NV nhà
trường đã từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học. Và
sau gần những năm phát triển và trưởng thành hiện nay trường tiểu học Hướng
phùng không chỉ có CSVC phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập nghiên
cứu của giáo viên cũng như học sinh mà nhà trường đã xây dựng thành công hội
trường và sân khấu rất khang trang. Cơ sở vật chất đã từng bước ổn định và đi
vào qui cũ.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

4


Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
Phối hợp với giáo viên và một số học sinh các lớp thu dọn và sắp xếp lại toàn
bộ đồ dùng trong phòng thiêt bị cho thật khoa học, ngăn nắp và dễ thấy, dễ lấy,
dễ sử dụng, viết lại và gắn toàn bộ nhãn mác cho đồ dùng thiết bị của từng môn,
từng lớp. Lập danh mục các loại thiết bị theo trật tự nhất định để dẽ tra cứu và
quản lí. Làm tốt công tác trao đổi thông tin thường xuyên với các giáo viên để
nắm tình hình về chất lượng, số lượng và kịp thời xin cấp bổ sung để đảm bảo
được có đủ đồ dùng, thiết bị để sử dụng thường xuyên nhất là đối với những loại
thiết bị có hao hụt.
Cùng với giáo viên các bộ môn có nhiều đồ dùng thiết bị rà soát lại các danh
mục đồ dùng đã được cấp từ những năm bắt đầu thay sách, xác định lại tính
năng, tác dụng, hiệu quả của từng loại đồ dùng. Nhắc nhở giáo viên thường

xuyên cho học sinh lau chùi các thiết bị đã được sử dụng xong để bảo quản
được lâu dài.Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tham mưu với BGH nhắc nhở
giáo viên khi sử dụng đồ dùng thiết bị cần lưu ý phải vận chuyển nhẹ nhàng, sử
dụng thận trọng, tránh đổ vỡ và nhắc nhở học sinh khi được trực tiếp sử dụng
cũng cần phải thận trọng.
Thường xuyên kiểm tra cụ thể và nhắc nhở giáo viên trong việc ghi chép đầy
đủ trong sổ mượn trả đồ dùng thiết bị, phiếu báo sử dụng thiết bị. Kiểm kê định
kì gắn liền với việc mua bổ sung các loại thiết bị thiết yếu.
4. Một số tồn tại trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH
Trường tiểu học Hướng Phùng đã có cơ sở vật chất tương đối khang trang
và tương đối đồng bộ. Những năm trước đây khi nhà trường phát động phong
trào làm đồ dùng dạy học thì hầu hết giáo viên đều hưởng ứng tham gia nhưng
chất lượng các đồ dùng dạy học chưa cao, phần lớn giáo viên làm chiếu lệ, đối
phó. Khi có tiết thao giảng thì giáo viên mới sử dụng thiết bị dạy học, phần lớn
những tiết còn lại là dạy chay, học chay. Có những giáo viên giảng dạy lâu năm
nhưng chưa bao giờ sử dụng TBDH vào quá trình giảng dạy.
Thiết bị dạy học của trường, những năm học trước đây cũng rất nghèo nàn.
Thiết bị có được chủ yếu do giáo viên làm phục vụ cho những tiết thao giảng và
chủ yếu do Dự án tài trợ.
5. Một số vấn đề cấp thiết về công tác nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD
đặt ra cần giải quyết.
Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương
pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của
Đảng và nhà nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực
tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây dựng thiết
bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản lí TBDH hữu
hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả,
thiết thực, góp phần đưa giáo dục của địa phương lên tầm cao mới, góp phần vào
công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

5


Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

6. Một số kết quả đã đạt được
Hoạt động thiết bị của nhà trường càng ngày được củng cố và đi vào ổn định,
hoạt động có hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể là
số thiết bị được giáo viên sử dụng ngày càng tăng, thể hiện qua lượt mượn và số
lần sử dụng ví dụ như trong tháng 3, số lượt sử dụng thiết bị của giáo viên là
2349 lần, đồng thời chất lượng của học sinh ngày càng được nâng cao.
TT Tên thiết bị
Tồn kho thực tế
Đề nghị thanh lý
Ghi
chú
Số lượng
Thành tiền
Số
Thành
lượng
tiền
1
Khối lớp 1
309 bộ
10.339.000

30 bộ
795.000
42 cái đĩa 924.000
3 cái
66.000
đĩa
60.000
12 tờ
2
Khối lớp 2
230 bộ
10.281.000
13 bộ
129.000
1 cái
4 tờ
20.000
3
Khối lớp 3
158 bộ
8.631.000
23 bộ
745.000
10 quả
300.000
53 sợi
440.000
4
Khối lớp 4
235 bộ

10.856.000
17 bộ 1.107.000

5

Khối lớp 5

128 bộ
40 cái

6

Thiết bị dùng 35 cái
chung
1 quả
20 bao
Tổng cộng
1.060 bộ
127 cái
11 quả
53 sợi
20 bao

2 tờ

60.000

7.500.000
600.000


6 bộ

368.000

12.000.000
100.000
800.000
47.507.000
13.624.000
400.000
440.000
800.000

12 cái

182.000

86

3.301.800

Đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên bao gồm:
- 60 bộ
- 67 cái
- 04 nhóm
- 01 tấm
- 02 cái đĩa
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng


6


Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

Tài sản khác:
TT
Tên tài sản

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Bàn
Ghế ngồi
Máy ép A3
Tủ nhôm
Tủ gổ
Thùng nhôm
Cờ tổ quốc
Bảng lớp

Ti vi
Quạt
Giá treo tranh
Tổng cộng

Tồn kho thực tế
Số
Thành tiền
lượng
3
2.100.000
20
6.000.000
1
1.600.000
6
12.000.000
5
5.250.000
4
200.000
33
330.000
33
1.650.000
1
2.000.000
2
900.000
7

3.500.000
87
35.530.000

Đề nghị thanh lý
Số lượng
/
/
/
/
/
/
/
/
/
/

Ghi
chú

Thành
tiền
/
/
/
/
/
/
/
/

/
/

Công tác bảo quản, vệ sinh sắp xếp thiết bị của đơn vị ngày càng ngăn nắp và
có khoa học.
Công tác thiết bị của nhà trường được Sở giáo dục và phòng giáo dục vào
thăm trường và kiểm tra điểm nhấn" Sử dụng tốt, và bảo quản thiết bị dạy học có
hiệu quả" đã đánh giá tốt về công tác này.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Lời đầu tiên xin cảm ơn thầy Hiệu trưởng - Nguyễn Mai Trọng đã quan
tâm và chỉ đạo sâu sát về hoạt động thiết bị, và đưa hoạt động này hoạt động một
cách có hiệu quả.
Công tác quản lý thiết bị dạy học đã khó nhưng việc quản lý việc sử dụng
thiết bị lại càng khó hơn vì quản lý con người sử dụng thiết bị và nêu ra các yêu
cầu cơ bản trong công tác quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học do vậy cần phải
có sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cấp, các ngành, các đoàn thể. Nhà
trường có hoàn thành nhiệm vụ hay không, có đạt được những kết quả như mục
tiêu đã đề ra hay không đều được xuất phát từ hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
của giáo viên. Chất lượng sử dụng thiết bị dạy học có vai trò quyết định đến
hiệu quả hoạt động dạy học. Là một cán bộ quản lý phải luôn trăn trở nghiên
cứu thực tiễn kết hợp với lý luận khoa học về công tác quản lý thiết bị dạy học
để không ngừng tìm ra những giải pháp, biện pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý thiết
bị dạy học nói riêng.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

7



Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

Đứng trước yêu cầu thực tế của tình hình xã hội hiện nay thì thực trạng
công tác quản lý thiết bị dạy học của trường chúng tôi vẫn chưa đáp ứng được
đầy đủ, kịp thời với yêu cầu. Bản thân tôi đã tự xác định cho mình phải luôn học
hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, tích cực tự học, tự rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cũng như trình độ lý luận
phải có sự vận dụng năng động, sáng tạo cho phù hợp với tình hình cụ thể của
nhà trường và của địa phương nhằm góp phần đem lại hiệu quả cao nhất trong
công tác quản lỷ trong nhà trường, nhất là trong công tác quản lý chuyên môn
nói chung và quản lý thiết bị dạy học nói riêng ở Trường Tiểu học Hướng
phùng- Hướng Hóa- Quảng Trị
Cảm ơn các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã phối hợp chặt chẽ
với bộ phận thiết bị về việc mượn trả và bảo quản thiết bị khi sử dụng, phản ánh
kịp thời những sai sót của bộ phận thiết bị
2. Kiến nghị:.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thiết bị cho cán bộ
thiết bị trong các trường học.
Đối với địa phương:
Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố
hóa hiện đại hóa
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục vận động các tổ chức, đoàn thể xã
hội đầu tư cho giáo dục.
Có chính sách quan tâm tới đối tượng học sinh khó khăn học sinh khuyết
tật tạo điều kiện nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Hướng Phùng, ngày 04 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết , không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hà

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

8


Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu giảng dạy chương trình bồi dưỡng công tác quản lý thiết bị, Thư viện,
Tài chính và kiểm tra nội bộ trường tiểu học
Trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt, môn Toán cấp 1 - Đàm
Hồng Quỳnh, Đỗ Kim Minh – Sở Giáo dục Nam Hà xuất bản 1992.
3. Giáo dục Tiểu học I- Đặng Vũ Hoạt – Tiến sĩ Phó Đức Hoà
4. Thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học - Trần
Quốc Đắc và Đàm Hồng Quỳnh.
5. Luật giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục
6. Đổi mới phương pháp dạy học sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 19972000 - Nhà xuất bản Giáo dục.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà


Trường Tiểu học Hướng Phùng

9


Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy hoc

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Tiểu học Hướng Phùng

10



×