Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án địa lý 4 bài 8 hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.21 KB, 4 trang )

Giáo án Địa lý 4

BÀI 8: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-

HS biết ở Tây Nguyên có đất đỏ ba-dan thích hợp cho việc trồng cây công
nghiệp.
Đồng cỏ ở Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc có sừng.
Các hoạt động khai thác sức nước; rừng & việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
2.Kĩ năng:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở
Tây Nguyên.
- Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm
kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa
thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
3.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
II.CHUẨN BỊ:

-

SGK
Bản đồ địa lýtự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1




Giáo án Địa lý 4

THỜI
GIAN
1 phút
5 phút

8 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐDDH
HS

Khởi động:
Bài cũ: Một số dân tộc ở
Tây Nguyên
- Hãy kể tên một số dân tộc - HS trả lời
đã sống lâu đời ở Tây - HS nhận xét
Nguyên?
- Nêu một số nét về trang
phục & sinh hoạt của người
dân Tây Nguyên?
- Mô tả nhà rông? Nhà rông
được dùng để làm gì?
- GV nhận xét
Bài mới:
 Giới thiệu:

Hoạt động1: Hoạt động
nhóm

- Kể tên những cây trồng
chính ở Tây Nguyên? Chúng
thuộc lọai cây gì? (Cây công
nghiệp hay cây lương thực
hoặc rau màu lâu năm)
- Cây công nghiệp nào được
trồng nhiều nhất ở đây?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại
thích hợp cho việc trồng cây
công nghiệp?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn
thiện phần trình bày.
- GV giải thích thêm cho HS
biết về sự hình thành đất đỏ
ba-dan: Xưa kia nơi này đã
từng có núi lửa hoạt động. Đó
là hiện tượng đá bị nóng chảy,

- HS trong nhóm
thảo luận theo câu hỏi
gợi ý
- Quan sát lược đồ
hình 1
- Quan sát bảng số
liệu
SGK
- Đọc mục 1, SGK

- Đại diện nhóm
trình bày kết quả thảo
luận trước lớp


Giáo án Địa lý 4

8 phút

từ lòng đất phun trào ra ngoài.
Sau khi những núi lửa này
ngừng hoạt động, các lớp đá
nóng chảy nguội dần, đông
đặc lại. Dưới tác dụng của
nắng mưa kéo dài hàng triệu
năm, các lớp đá trên bề mặt
vụn bở tạo thành đất đỏ badan.
Hoạt động 2: Hoạt động cả
lớp
- GV yêu cầu HS quan sát
tranh ảnh vùng trồng cây cà
phê ở Buôn Ma Thuột hoặc
hình 2 trong SGK
- Nhận xét vùng trồng cây cà
phê ở Buôn Ma Thuột
- GV yêu cầu HS chỉ vị trí
của Buôn Ma Thuột trên bản
đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
treo tường.
- GV nói: không chỉ ở Buôn

Ma Thuột mà hiện nay ở Tây
Nguyên có những vùng
chuyên trồng cây cà phêvà
những cây công nghiệp lâu
năm khác như: cao su, chè, hồ
tiêu,...
- GV hỏi: các em biết gì về cà
phê Buôn Ma Thuột?

- HS quan sát tranh
ảnh vùng trồng cây cà
phê ở Buôn Ma Thuột
hoặc hình 2 trong
SGK.

- HS lên bảng chỉ vị
trí của Buôn Ma
- GV giới thiệu cho HS xem Thuột trên bản đồ tự
một số tranh ảnh về sản phẩm nhiên Việt Nam
cà phê của Buôn Ma Thuột (cà
Tranh
phê hạt, cà phê bột…)
ảnh sưu
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất
tầm
trong việc trồng cây cà phê ở
Tây Nguyên là gì?
- Người dân ở Tây Nguyên đã



Giáo án Địa lý 4

8 phút

3 phút

1 phút

làm gì để khắc phục tình trạng
khó khăn này?
Hoạt động 3: Làm việc cá
nhân
- Hãy kể tên các vật nuôi
chính ở Tây Nguyên?
- Con vật nào được nuôi
nhiều ở Tây Nguyên?
- Tây Nguyên có những thuận
lợi nào để phát triển chăn nuôi
trâu, bò?
- Ở Tây Nguyên voi được
nuôi để làm gì?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn
thiện phần trình bày.
Củng cố
- GV yêu cầu HS trình bày
tóm tắt lại những đặc điểm
tiêu biểu về hoạt động sản
xuất (trồng cây công nghiệp
lâu năm và chăn nuôi gia súc
lớn ở Tây Nguyên )

Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản
xuất của người dân ở Tây
Nguyên (tiết 2)

- HS xem tranh ảnh

- Tình trạng thiếu
nước vào mùa khô.

- HS dựa vào hình
1, bảng số liệu, mục 2
để trả lời các câu hỏi
- Vài HS trả lời

Các ghi nhận, lưu ý:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................



×