Giáo án Địa lý 4
BÀI 10: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- HS biết Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông & thác nước.
- Đà Lạt là thành phố du lịch & nghỉ mát nổi tiếng.
- Một số hoa trái & rau xanh ở Đà Lạt.
2.Kĩ năng:
-
Xác định được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của Đà Lạt.
Biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên
với hoạt động sản xuất của con người.
3.Thái độ:
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
- Phiếu luyện tập
Giáo án Địa lý 4
Họ và tên: .............................................
Lớp: Bốn
Môn: Địa lí
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy hoàn thiện sơ đồ sau:
Đà Lạt
Khí hậu
quanh năm
Thiên nhiên
Tươi đẹp
Các công trình
phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch
biệt thự,
khách sạn
Mát mẻ
Thành phố: nghỉ mát, du lịch, nhiều loại
hoa vải
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐDDH
HS
Giáo án Địa lý 4
1 phút
5 phút
8 phút
Khởi động:
Bài cũ: Hoạt động sản xuất
của người dân ở Tây Nguyên
- Sông ở Tây Nguyên có tiềm - HS trả lời
năng gì? Vì sao?
- HS nhận xét
- Mô tả hai loại rừng: rừng
rậm nhiệt đới & rừng khộp ở
Tây Nguyên?
- Tại sao cần phải bảo vệ
rừng & trồng lại rừng?
- GV nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động cá
nhân
- Đà Lạt nằm ở cao nguyên
nào?
- Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
- Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có
khí hậu như thế nào?
- Quan sát hình 1, 2 rồi đánh
dấu bằng bút chì địa điểm ghi
ở hình vào lược đồ hình 3.
- Mô tả một cảnh đẹp của Đà
Lạt?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn
thiện câu trả lời.
- GV giải thích thêm: Nhìn
chung càng lên cao thì nhiệt
độ không khí càng giảm.
Trung bình cứ lên cao 1000 m
thì nhiệt độ không khí lại giảm
đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì
vậy, vào mùa hạ nóng bức,
những địa điểm nghỉ mát ở
vùng núi thường rất đông
khách. Đà Lạt ở độ cao 1500
m so với mặt biển nên quanh
năm mát mẻ. Vào mùa đông,
- Dựa vào hình 1 ở
bài 5, tranh ảnh, mục
1 SGK & kiến thức
bài trước, trả lời các Lược
câu hỏi.
đồ
Giáo án Địa lý 4
8 phút
Đà Lạt cũng lạnh nhưng
không chịu ảnh hưởng gió
mùa đông bắc nên không rét
buốt như ở miền Bắc.
Hoạt động 2: Thảo luận
nhóm
- Tại sao Đà Lạt lại được
chọn làm nơi du lịch, nghỉ
mát?
- Đà Lạt có những công trình
kiến trúc nào phục vụ cho việc
nghỉ mát, du lịch?
- Kể tên một số khách sạn ở
Đà Lạt?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn
thiện phần trình bày.
8 phút
3 phút
1 phút
Hoạt động 3: Hoạt động
nhóm
- Tại sao Đà Lạt được gọi là
thành phố của hoa, trái & rau
xanh?
- Kể tên các loại hoa, trái &
rau xanh ở Đà Lạt?
- Tại sao ở Đà Lạt lại trồng
được nhiều loại hoa, trái & rau
xanh xứ lạnh?
- Hoa & rau của Đà Lạt có
giá trị như thế nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn
thiện phần trình bày.
Củng cố
- GV yêu cầu HS hoàn thiện
bảng sơ đồ trong phiếu luyện
tập
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
- Dựa vào vốn hiểu
biết, hình 3 & mục 2,
các nhóm thảo luận
theo gợi ý của GV
- Đại diện nhóm
trình bày kết quả làm
việc của nhóm trước
lớp
- HS trình bày tranh
ảnh về Đà Lạt mà Tranh
nhóm mình sưu tầm ảnh về
được
Đà Lạt
- Dựa vào vốn hiểu
biết của HS và Quan
sát hình 4, các nhóm
Giáo án Địa lý 4
thảo luận theo gợi ý
của GV
- Đại diện nhóm
trình bày kết quả thảo
luận trước lớp
- HS làm
luyện tập
phiếu
Tranh
ảnh về
hoa,
trái &
rau
xanh.
Các ghi nhận, lưu ý:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................