Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CÂY JATROPHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.07 KB, 2 trang )

CÂY JATROPHA
22-02-2007
(Cập nhật lúc: 11h:10:50)

Cây cọc giậu là cây gỗ nhỏ lâu năm rụng lá, cao 2 - 5 m, cành xòe,
mầm non mập, nhẵn, trên cành có những vết sẹo.

CÂY CỌC GIẬU
Sản xuất nhiên liệu sinh học
Tên khoa học: Jatropha curcas. L.
Họ thầu dầu ( Euphorbiaceae ).
Chi: Jatropha.
Tên khác: Cây li, Ba đậu nam, dầu mè.

1. Hình thái và phân bổ.
Cây cọc giậu là cây gỗ nhỏ lâu năm rụng lá, cao 2 - 5 m, cành xòe, mầm non mập, nhẵn, trên
cành có những vết sẹo. Thân, vỏ, lá có nhựa nhớt, không màu. Lá hình trái xoan, hơi tròn, chia
3-5 thùy. Cụm hoa tận cùng có màu vàng, có hoa đực, hoa cái. Quả non hình trứng, lúc chín màu
vàng, sau nâu xám, chứa hạt màu đen.
Chi Jatropha có khoảng 70 loài, chủ yếu ở Châu Mỹ. Loài J.Curcas dại phân bố nhiều ở vùng
thung lũng á nhiệt đới khô nóng và vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm, thường ở vùng đồi núi, đất dốc
thung lũng có độ cao 700-1600m so với mực nước biển. J.curcas được trồng ở Ấn Độ, Srilanka,
Cuba, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc.
2. Đặc tính sinh học.
Cây cọc giậu ưa ánh sáng, ưa khí hậu ấm áp, chịu khô hạn, có thể sống trong môi trường có
lượng mưa năm 480-2380 mm, nhiệt độ bình quân năm 18-28,5 oC. Chịu được đất xấu, đất sỏi
sạn, đất đá vôi bạc màu... Cây cọc dậu mọc chồi rất dễ, có thể giâm hom, nếu trồng bằng hạt,
cây có rễ chính và rễ ngang, nếu giâm hom thì không có rễ chính.
Nói chung, sau trồng 3 năm, cây cao 3m, Với cây thực sinh, sau trồng 3-4 năm thì kết trái, nếu
giâm hom thì sau trồng 1 năm đã có quả. Thời gian ra quả bình thường 6-20 năm, ít thấy hiện
tượng ra quả cách năm. Ra hoa từ tháng 3 đến giữa tháng 4, thời gian ra hoa kéo dài từ 4-5


tháng, chín vào tháng 8-9, quả khó rụng.
3. Kỹ thuật trồng.
Có thể trồng bằng hạt hoặc giâm hom. Nếu trồng bằng hạt thì lấy hạt chín trong năm rồi thúc
mầm, khi nứt nanh thì gieo vào hốc. Nếu giâm hom, lấy cành giâm từ cây có 1-2 năm tuổi,


đường kính 1-2 cm, không sâu bệnh, cắt thành hom dài 15-20 cm, ngắt lá, mặt cắt nghiêng dùng
dung dịch nước pha bột kích thích dễ có nồng độ 100mg/kg ngâm gốc hom 15-20 phút, lấy ra
đem giâm. Thời vụ giâm vào thàng 3-4 hoặc tháng 8-9, vườn ươm có giàn che. Vườn ươm giữ
nhiệt độ 15-200C, độ ẩm trên 80%. Sau cắm cành 45 ngày, cành sẽ ra rễ. Chú ý tới độ ẩm
thường xuyên. Sau khi ra rễ 1 tháng thì dùng dung dịch 0,2% KH 2PO4 phun bón thúc.
Trồng ở nơi đủ ánh sáng, trồng trên đất bằng hoặc đất dốc, đất sỏi sạn.... Trồng theo hốc, mật độ
1500 cây/ha, nên trồng vào vụ xuân.
Sau trồng 10-15 ngày, cần kiểm tra, nếu khuyết cây thì trồng dặm kịp thời. Nếu cây đâm chồi quá
mức thì ngắt bớt.
Khi quả vừa nứt thì hái kịp thời, đem phơi khô để tách hạt, sau đó bóc vỏ lấy nhân. Nhân đem ép
dưới nhiệt độ thấp được dầu thô.
4. Giá trị sử dụng và hiệu ích.
Nhân của hạt cọc giậu có hàm lượng dầu 40%, là một cây gỗ lấy dầu cao sản lý tưởng. Dầu
cọc giậu có thể trực tiếp chế biến thành dầu diezel sinh học, sử dụng cho các máy chạy diezel,
có các chỉ tiêu về điểm sôi, điểm đông đặc, hàm lượng lưu huỳnh, CO, kết hạt tốt hơn dầu diezel
O, đạt tiêu chuẩn số 2 ở châu Âu, hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 10 lần so với dầu diezel O,
điểm đông đặc khi không có chất phụ gia là -20oC, tính đốt cháy tốt, độ an toàn cao, là dầu có
tính bôi trơn tốt. Màu vàng nhạt, không mùi, tỷ trọng 0,9214 ở 15 oC, chỉ số xà phòng 185,7 192,2 chỉ số iốt 103,8 - 107, dầu có nhiều axit resinic, 37 - 63% axit olêic, 19 - 40% axit linoleic,
12 - 17% axit panmitic, 5 - 6% axit stearic, có thể dùng bôi trơn, chạy máy, làm xà phòng, thắp
đèn, thuốc nổ. Dùng dầu cọc giậu sản xuất xà phòng có hiệu quả tốt vì không kích ứng da. Dùng
làm dầu thắp sáng rất tốt vì không có khói. Nếu dùng chạy máy cũng không cần lọc. Các chất
được chiết xuất từ cây cọc giậu chủ yếu là terpeme, flavone, coumarin, lipit, sterol và alkaloid. Bộ
phận dùng làm dược liệu gồm lá, vỏ cây, hạt và rễ. Rễ có thể làm tán bột điều trị viêm, cầm máu,
tan vết thương do sâu đốt; dầu của hạt có thể làm thuốc trị tiêu chảy; nhựa trắng từ vết cắt của

vỏ có thể trị viêm lợi, làm lành vết thương, chữa bệnh trĩ, chữa mụn cơm; nước lá cọc giầu đun
sôi có thể điều trị phong thấp, đau tim, đau răng.
Trong cây cọc giậu có nhiều thành phần độc hại. Trong hạt có chứa phytotoxin còn gọi là curcin,
tuy không gây vón hồng cầu nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay đang nghiên
cứu các hợp chất dược học sử dụng nguồn dược liệu từ hợp chất độc tố của loại cây này.
Cọc giậu là cây đa tác dụng, là cây nhiên liệu sinh học quý giá có giá trị kinh tế cao, có thể phát
triển rộng khắp ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, tạo nguồn nhiên liệu tái sinh phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế.
Dự đoán năng suất quả đạt 10 tấn/ha, tức 8 tấn hạt/ha, với tỷ lệ 30 - 40% dầu thì thu được 2,4 3,2 tấn dầu/ha, giá 715 USD/tấn, thì giá trị tạo ra được khoảng 1700 - 2300 USD/ha/năm, tương
đương khoảng 25 - 35 triệu VND/ha/năm.
Cây cọc giậu cũng là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất tốt, nhất là ở vùng đất dốc, khô cằn,
khí hậu khắc nghiệt.
N.C.T
Sưu tầm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×