Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đến đất trồng chè tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.32 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TUẤN THÀNH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN
BÓN HÓA HỌC ĐẾN ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ VÔ TRANH,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TUẤN THÀNH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN
BÓN HÓA HỌC ĐẾN ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ VÔ TRANH,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: 43A - ĐCMT

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học


: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TUẤN THÀNH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN
BÓN HÓA HỌC ĐẾN ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ VÔ TRANH,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: 43A - ĐCMT


Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận

THÁI NGUYÊN – 2015


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Việt

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2


BVTV

Bảo vệ Thực vật

3

CEC

Dung lượng cation trao đổi

4

CTC

Quá trình sản xuất chè

5

FAO

Tổ chức nông lượng Thế
giới

6

HTX

Hợp tác xã


7

MTST

Môi trường sinh thái

8

NN & PTNN

9

NPK

Phân tổng hợp

10

Nts

Đạm tổng số

11

Pts

Lân tổng số

12


QCMT

Quy chuẩn môi trường

13

T.P

Thành phố

14

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

15

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

16

XD

Xây dựng

Nông nghiệp và phát triển
nông thôn


Tên tiếng Anh

World

Food

Agriculture
Organization

and


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Các hình thức chế biến chè theo từng giai đoạn tại xã Vô Tranh .. 39
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Vô Tranh giai đoạn
2011-2013 ............................................................................................... 40
Bảng 4.3. các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè ......................... 40
Bảng 4.4. Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ......................................... 42
Bảng 4.5. số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học ..... 43
Bảng 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của phân hóa học và thuốc BVTV tới môi
trường đất xã Vô Tranh- huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên. ............ 44
Bảng 4.7. Thang đánh giá mùn trong đất đồi núi Việt Nam ........................... 45
Bảng 4.8. Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Vô Tranh ............................. 46
Bảng 4.9. Đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại xã Vô Tranh, huyện
Phú Lương. .............................................................................................. 47
Bảng 4.10. Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân

hóa học .................................................................................................... 48
Bảng 4.11. Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng
của người dân .......................................................................................... 49
Bảng 4.12. Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và
nhận thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV ................. 50
Bảng 4.13.Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân khi sử dụng
thuốc BVTV và phân hóa học ................................................................. 51
Bảng 4.14. Tỷ lệ một số bệnh thường gặp tại xã Vô Tranh Huyện Phú Lương
- Tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 52


iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 12
2.2. Tổng quan về đất trồng chè ...................................................................... 14
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính .................................................................. 14
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.3.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học trên thế giới............ 15
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học ở Việt Nam. ........... 18
2.3.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người ......................... 23

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 25
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 25
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin ............................................... 26
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích ............................................................ 26


v

3.4.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ........................... 27
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh ......................................... 27
3.4.6. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ................................................. 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 28
4.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vô Tranh –Huyện Phú
Lương - Tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường ... 28
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ...................................................... 32
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội ....................................... 37
4.2. Thực trạng sản xuất chè tại xã Vô Tranh –Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái
Nguyên .................................................................................................... 38
4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại
khu vực điều tra....................................................................................... 40
4.3.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra ....... 40
4.3.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra ........ 42
4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học

trên địa bàn xã Vô Tranh- huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên........... 43
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của phân hóa học và thuốc BVTV tới môi trường
đất. ........................................................................................................... 44
4.5. Đề xuất phương án cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bằng phân hữu cơ. .... 47
4.6. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV và
phân hóa học ........................................................................................... 48
4.7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới sức khỏe con người . 51
4.8. Khuyến cáo người dân về mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng phân hóa
học và thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. ................................... 53
4.9. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng
thuốc BVTV ............................................................................................ 55


vi

4.9.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 56
4.9.2. Giải pháp xử lý ...................................................................................... 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 61
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
I.Tài liệu tiếng việt .......................................................................................... 63
II.Tài liệu nước ngoài ...................................................................................... 63


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của

các cá nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý tài nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập ở
trường.
Để đạt được kết quả này tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy TS. Nguyễn Đức
Nhuận – giảng viên khoa Quản lý tài nguyên – Giáo viên hướng dẫn tôi trong
quá trình thực tập. Thầy đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, tháo gỡ những vướng
mắc, hướng dẫn tận tình cho tôi để tôi có thể hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp với kết quả tốt nhất. Cô luôn theo dõi sát sao quá trình thực tập và
cũng là người truyền động lực giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ và bà con ở xã
xã Vô Tranh – huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, các cán bộ và bà con trong xã
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.


2

thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu bệnh hại phát triển thành dịch và lượng
thuốc BVTV được sử dụng càng tăng. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì
phần lớn nước ta là vùng sản xuất nông nghiệp, mỗi năm sử dụng lượng phân
bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là không nhỏ, những hệ lụy tới môi
trường là không tránh khỏi.
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều
khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, trong đó có trồng chè. Chè Thái Nguyên là
sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có hơn
130 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ phân bố đều trên khắp địa bàn tỉnh. Các vùng chè
nổi tiếng như vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), vùng chè Trại Cài –

Minh Lập (huyện Đồng Hỷ), vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ), vùng chè Tức
Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (huyện Phú Lương),... Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả
thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản
phẩm rất đa dạng gồm chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen và nhiều loại chè hòa
tan, chè thảo dược khác. Toàn tỉnh hiện có trên 18.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả
nước, trong đó có gần 17.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 109 tạ/ha, sản lượng
đạt gần 185 nghìn tấn. Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công
nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và
làm giàu của nông dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng
hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm
nghèo và làm giàu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh. Tuy nhiên, việc lạm
dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất chè trong vài năm gần đây
đã ảnh hưởng không tốt tới môi trường và sức khỏe người sản xuất chè.
Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đến đất
trồng chè tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học tại xã Vô
Tranh, huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón
hóa học đến đặc điểm, tính chất của đất và sức khỏe của người sản xuất chè.
- Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV
và phân bón đến môi trường đất và sức khỏe người dân.
- Nâng cao ý thức người dân cũng như hiệu quả công tác quản lý thuốc
BVTV tại địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Số liệu, tài liệu thu thập phải đầy đủ chính xác, trung thực và khách quan.
- Phân tích mẫu phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
- Kết quả điều tra đánh giá phải khoa học, chính xác.
- Các giải pháp đưa ra phải khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế của
địa phương.
- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Tiến hành điều tra theo phiếu điều tra đã lập sẵn; bộ câu hỏi trong
phiếu phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
+ Khái quát được mức độ nguy hiểm của thuốc BVTV và phân bón hóa
học đối với môi trường đất và sức khỏe người sản xuất tại một số vùng sản
xuất chè của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất được các giải pháp phù hợp góp
phần vào việc quản lý môi trường tỉnh Thái Nguyên.
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn cho công tác bảo vệ môi trường.


4

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá được hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học
tại một số vùng sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên.
+ Đưa ra được các tác động của thuốc BVTV và phân bón hóa học đối
với môi trường đất và sức khỏe người sản xuất chè.

.



5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
*Khái niệm đất:
"Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự
nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật".
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và
các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v... Thành phần
chính của đất được trình bày trong hình sau:
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có
thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
- Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh
dưỡng của đất.
- Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
- Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
- Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi
* Khái niệm chất độc
Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có
thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá
hủy nghiêm trọng chức năng của cơ thể làm cho sinh vật ngộ độc hoặc chết[3]
*Khái niệm liều lượng
Là lượng chất độc cần thiết tính bằng gam hay mg để gây tác động nhất
định lên trên cơ thể sinh vật trong nghiên cứu độc lý.



ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Việt

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

BVTV

Bảo vệ Thực vật

3

CEC

Dung lượng cation trao đổi

4

CTC


Quá trình sản xuất chè

5

FAO

Tổ chức nông lượng Thế
giới

6

HTX

Hợp tác xã

7

MTST

Môi trường sinh thái

8

NN & PTNN

9

NPK


Phân tổng hợp

10

Nts

Đạm tổng số

11

Pts

Lân tổng số

12

QCMT

Quy chuẩn môi trường

13

T.P

Thành phố

14

TCMT


Tiêu chuẩn môi trường

15

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

16

XD

Xây dựng

Nông nghiệp và phát triển
nông thôn

Tên tiếng Anh

World

Food

Agriculture
Organization

and


7


+ Thuốc trừ nhện ( Acricide hay Miticide): là những hợp chất chủ yếu
trừ nhện hại cây trồng, đặc biệt là nhện đỏ.
+ Thuốc trừ cỏ (Herbicide): các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản
trở sự sinh trưởng của cây trồng, các loài thực vật hoang dại mọc trên đồng ruộng,
quanh các công trình kiến trúc, sân bay đường sắt…và gồm các thuốc trừ rong rêu
trên đồng ruộng kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất vì
vậy khi sử dụng thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
+ Thuốc trừ tuyến trùng (Nematode): các chất xông hơi và nội hấp
được dùng để sử lý đất trừ tuyến trùng trong đất, trong cây.
- Dựa vào con đường xâm nhập đến dịch hại: tiếp xúc, xông hơi và nội hấp:
+ Thuốc có tác dụng tiếp xúc: là những loại thuốc gây độc cho cơ thể
sinh vật khi chúng xâm nhập qua biểu bì của dịch hại.
+ Thuốc có tác dụng vị độc: là những loại thuốc gây độc cho cơ thể
sinh vật khi chúng xâm nhập qua đường tiêu hóa của dịch hại.
+ Thuốc có tác dụng xông hơi: Là loại thuốc có khả năng bốc hơi, đâu
độc bầu không khí xung quanh cơ thể dịch hại và được xâm nhập vào cơ thể
dịch hại qua bộ máy hô hấp. Thuốc sẽ phá hủy chức năng hô hấp hút khí O2
và thải ra khí CO2 cho cơ thể dịch hại và tiêu diệt dịch hại.
+ Thuốc có tác dụng nội hấp: là những loại thuốc khi chúng xâm nhập
và cây rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống nhựa cây, tồn tại trong đó
một thời gian và làm chết cơ thể sinh vật khi chúng xâm hại đến cây.
+ Thuốc thấm sâu: Là những loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế
bào thực vật chủ yếu theo chiều ngang, thuốc không có khả năng di chuyển
chuyển trong mạch dẫn của cây, nó chỉ có tác dụng tiêu diệt dịch hại khi
chúng sống ẩn nấp hoặc làm tổ trong tế bào thực vật.
- Dựa vào nguồn gốc hóa học:


8


+ Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các loại thuốc BVTV làm từ
cây cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
+ Thuốc có nguồn gốc sinh học (Chiếm khoảng 2,5%): gồm các loài
sinh vật, các loài thiên địch ký sinh, các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật có
khả năng tiêu diệt dịch hại.
+ Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung
dịch Boocdo, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi…) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
+ Thuốc có nguồn gốc vô cơ: gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả
năng tiêu diệt dịch hại như các hợp chất lân hữu cơ, cacbamat…
*Khái niệm về phân hóa học :
- Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng
dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng xuất của cây trồng cung cấp
những nguyên tố cần thiết cho cây trồng gồm những nguyên tố đa lượng như
N, P, K cà những nguyên tố vi lượng như Ca, Cu, Zn….để đáp ứng như cầu
phát triển, ra hoa kết trái và tăng năng xuất của cây trồng.
.*Phân loại phân hóa học:
Phân đạm: Là những hợp chất cung cấp nitơ cho cây. Phần lớn thực
vật không có khả năng đồng hóa nguyên tố N dưới dạng khí là N2 mà chủ
yếu dưới dạng muối nitrat. Phân đạm cung cấp N hóa cho cây dưới dạng
ion NO3 - và ion amoni NH4 +. Phân đạm có tác dụng kích thích các quá
trình sinh trưởng làm tăng tỉ lệ protein thực vật. Do đó, phân đạm giúp
cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả…Độ dinh dưỡng của
phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.
Phân lân: Là những hợp chất cung cấp P cho cây trồng dưới dạng ion
photphat. Phần lớn thực vật hấp thụ P dưới dạng muối đihidrophotphat. Loại
phân này cần cho cây trồng ở thời kì sinh trưởng, thúc đấy các quá trình sinh
hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây. Độ dinh dinh dưỡng của phân lân
được đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có



9

trong thành phần của nó. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng
photphorit và apatit.
Phân kali: Là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng
ion K+. Phân K giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất
đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống chịu cho cây. Độ dinh
dưỡng của phân K được đánh giá bằng hàm lượng % K2O tương ứng với lượng K
có trong thành phần của nó. Hai muối KCl và K2SO4 được sử dụng nhiều nhất để
làm phân K. Tro thực vật cũng là một loại phân K vì có chứa K2CO3.
*Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người
làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của
các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là
nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực
phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công
nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng
bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu
người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng
lo ngại và nghiêm trọng.
* Ô nhiễm môi trường đất do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật:
- Phân bón hóa học:
Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng.
Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì
người ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân. Đây là loại hoá chất quan
trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối



10

với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi
bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá
học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ
phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối
nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông.
Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng
của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng.
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho
MTST đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt
hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là
đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa
chất hủy diệt vi sinh vật.
- Phân hữu cơ:
Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật
nên gây nguy hại cho môi trường đất. Nguyên nhân là do trong phân chứa
nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác..khi bón
vào đất, chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung
quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất. Bón phân hữu cơ quá nhiều
trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế; sản phẩm của nó
chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua, đồng thời chứa
nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân
hóa học sẽ gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính, đất nén
chặt, độ trương co kém, không tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng
ít đi vì hóa chất hủy diệt sinh vật.
- Thuốc trừ sâu:
Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường.

Khác với các chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện vào


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Các hình thức chế biến chè theo từng giai đoạn tại xã Vô Tranh .. 39
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Vô Tranh giai đoạn
2011-2013 ............................................................................................... 40
Bảng 4.3. các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè ......................... 40
Bảng 4.4. Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ......................................... 42
Bảng 4.5. số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học ..... 43
Bảng 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của phân hóa học và thuốc BVTV tới môi
trường đất xã Vô Tranh- huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên. ............ 44
Bảng 4.7. Thang đánh giá mùn trong đất đồi núi Việt Nam ........................... 45
Bảng 4.8. Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Vô Tranh ............................. 46
Bảng 4.9. Đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại xã Vô Tranh, huyện
Phú Lương. .............................................................................................. 47
Bảng 4.10. Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân
hóa học .................................................................................................... 48
Bảng 4.11. Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng
của người dân .......................................................................................... 49
Bảng 4.12. Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và
nhận thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV ................. 50
Bảng 4.13.Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân khi sử dụng
thuốc BVTV và phân hóa học ................................................................. 51
Bảng 4.14. Tỷ lệ một số bệnh thường gặp tại xã Vô Tranh Huyện Phú Lương
- Tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 52



12

oxi trong đất. Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán
, thấm và ở lại trong đất. Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng
ô nhiễm chất hữu cơ rất cao (thông qua chỉ số BOD và COD) cũng như các
kim loại nặng như Cu, Zn, Pb, Al, Fe, Cd , Hg và cả các chất như P, N, …
cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường đất còn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát
nước của thành phố là mà thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại tạo
nên các hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
* Luật, Nghị định, Quyết định
- Luật bảo vệ môi trường số 29/2005/L – CTN ban hành ngày
29/11/2005 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ban hành ngày 04/02/1993
của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Quyết định số 184/2006/QĐ – TTg ngày 10/08/2006 do thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
- Quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 của Bộ NN &
PTNT về việc ban hành quy định quản lý thuốc BVTV.
- Quyết định số 63/2007/QĐ – BNN ngày 07/02/2007 của bộ NN &
PTNT về việc sử đổi bổ sung một số điều của quy định về quản lý thuốc
BVTV ban hành theo quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 của
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.
- Nghị định số 58/2002/NĐ – CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về
việc ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ
quản lý thuốc bảo vệ thực vật.



13

- Nghị định số 26/2003/NĐ – CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ về
việc ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm
dịch thực vật.
- Thông tư số 38/2010/TT – BNN ngày 28/06/2010 của Bộ NN &
PTNT về việc quy định thuốc BVTV và công văn số 1538/BVTV – QLT
ngày 08/09/2010 hướng dẫn thi hành thông tư số 38/2010/TT – BNN.
- Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên
& Môi Trường về việc ban hành quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 36/2011/TT – BNNPTNT ngày 20/05/2011 của Bộ NN &
PTNT về việc ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế
sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 10/2012/TT – BNNPTNT ngày 20/02/2012 của Bộ NN
& PTNT về việc ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Nghị định số 202/2013/NĐ - CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về
quản lý phân bón.
- Nghị định số 163/2013/NĐ – CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ
công nghiệp.
* Các TCMT, QCMT
- TCVN 7373: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng ni tơ
tổng số trong đất Việt Nam
- TCVN 7374: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng phốt
pho tổng số trong đất Việt Nam
- TCVN 7375: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng kali
tổng số trong đất Việt Nam



14

- TCVN 7376: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng các
bon hữu cơ tổng số trong đất Việt Nam
- TCVN 7377: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam
- TCVN 8568:2010 Chất lượng đất – Xác định dung lượng cation trao
đổi (CEC)
- TCVN 6132:1996 Chất lượng đất – Xác định dư lượng lindan trong đất
- TCVN 6134:2009 Chất lượng đất – Xác định hợp chất không bay hơi
có thể chiết trong dung môi
- TCVN 6135:2009 Chất lượng đất – Xác định dư lượng fenvalerat
- TCVN 8061:2009 Chất lượng đất – Xác định hóa chất bảo vệ thực vật
clo hữu cơ và polyclorin biphenyl- QCVN 15: 2008/BTNMT - Dư lượng hóa
chất BVTV
- QCVN 03: 2008/BTNMT - Giới hạn kim loại nặng trong đất
2.2. Tổng quan về đất trồng chè
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính
2.2.1.1. Những loại đất trồng chè chính trên thế giới
Trên thế giới, chè được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên,
theo Lê Tất Khương và Nguyên Ngọc Quỹ (2000) thì chè được trồng nhiều
nhất trên các loại đất sau:
+ Vùng cận nhiệt đới gồm đất đỏ, đất vàng, đất potzol, đất tím và đất
bồi tụ (Trung Quốc).
+ Vùng nhiệt đới: đất đỏ, vàng phát triển trên đá gownai, đá hoa cương,
phù sa đất feralit, đỏ vàng/ bazan và phù xa cổ (Srilanka, Ấn độ) [4].
2.2.1.2. Những loại đất trông chè chính ở Việt Nam
Theo thống kê của Lê Tất Khương và Nguyên Ngọc Quỹ [4] cho thấy ở
Việt Nam chè được trồng rộng rãi nhưng tập chung trên các loại đất sau:
+ Đất đỏ nâu trên đá vôi.

+ Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và biến chất.


15

+ Đất đỏ vàng trên đá bazan
2.2.1.3. Những loại đất trồng chè chính ở Việt Nam
Theo thống kê của Lê Tất Khương và Nguyên Ngọc Quỹ [4] cho thấy ở
Việt Nam chè được trồng rộng rãi nhưng tập chung trên các loại đất sau:
+ Đất đỏ nâu trên đá vôi.
+ Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và biến chất.
+ Đất đỏ vàng trên đá bazan
2.2.1.4. Những loại đất trồng chè chính ở Thái Nguyên
Trong tài liệu của hội khoa học đất Việt Nam xuất bản năm 2000 [6] cho
thấy ở Thái Nguyên chè được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, bao gồm:
+ Đất đỏ nâu trên đá vôi – Fv
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất – Fi
+ Đất đỏ trên phiến thạch sét – Fs
+ Đất vàng nhạt trên đá cát – Fq
+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit – Fa
+ Đất nâu vàng trên phù xa cổ – Fp
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học trên thế giới
* Thuốc BVTV
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên
không ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng
thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các
quy định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và
kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.

Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng
giảm, nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng. Nguyên nhân là cơ cấu
thuốc thay đổi: Nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi


16

sinh môi trường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn
và dùng với lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao.
Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ của nhóm
thuốc tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước. Ngày
nay, biện pháp hoá học BVTV được phát triển theo cỏc cỏc hướng chính sau:
- Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có tính
chọnlọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lượng dùng nhỏ hơn, tồn lưu ngắn, ít
độc và dễ dùng hơn. Thuốc trừ sâu tác dụng chậm (điều khiển sinh trưởng
côn trùng, pheromon, các chất phản di truyền, chất triệt sản) là những ví dụ
điển hình. Thuốc sinh học được chú ý nhiều hơn.
Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu để gia công thành các dạng thuốc
mới ít ô nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại công cụ hiện
có để tăng khả năng trang trải, tăng độ diệt trừ, giảm đến mức tối thiểu sự rửa
trôi của thuốc. Chú ý dựng các phương pháp sử dụng thuốc khác bên cạnh
phun thuốc còn đang phổ biến. Thay phun thuốc sớm, đại trà và định kỳ bằng
phun thuốc khi dịch hại đạt đến ngưỡng
* Phân hóa học
* Đối với urê
Theo Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA), tổng công suất amoniăc toàn
cầu thông báo tăng 20%, từ 180,9 triệu tấn NH3 năm 2008 lên đến 217,8 triệu
tấn NH3 năm 2013. Một phần ba của mức tăng này là do các hoạt động cải tạo
sửa chữa các nhà máy cũ. Hai phần ba còn lại là do 55 nhà máy amoniăc mới

đi vào vận hành trong trên toàn thế giới.
Các nước Đông á, Tây á, châu Mỹ La tinh và châu Phi đóng góp nhiều nhất
vào mức tăng trưởng công suất amoniăc toàn cầu (7 triệu tấn/ năm). Đối với
amoniăc thương mại, trong thời gian 2009 - 2013 có 6,5 triệu tấn công suất mới
được đưa vào vận hành. Theo IFA, khối lượng giao dịch amoniăc qua đường biển


iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 12
2.2. Tổng quan về đất trồng chè ...................................................................... 14
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính .................................................................. 14
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.3.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học trên thế giới............ 15
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học ở Việt Nam. ........... 18
2.3.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người ......................... 23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 25
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 25
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin ............................................... 26
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích ............................................................ 26


×