Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.98 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO HÌNH
Ngày …… tháng….. năm 2013

I/ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT
HOẠT ĐỘNG “TẠO HÌNH”
II/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá”. Sản phẩm
của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát
triển đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Trẻ em hôm nay là thế giới
ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của mỗi dân tộc;
việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của
mỗi gia đình. Việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm
non,song trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động “Tạo hình” cũng chiếm
một vị trí quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện, thông qua hoạt
động “tạo hình” giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành
khả năng tư duy, phát triển cảm xúc,tình cảm, nhân cách, trí tưởng tượng, sự khéo
léo, tính kiên trì...Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật, tính sáng tạo phản ảnh
thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quí và trân trọng cái đẹp, tình yêu
con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây hoa lá.....
Thế nhưng trong thực tế việc tổ chức cho trẻ hoạt động “Tạo hình”ở những
năm gần đây chưa cao , song còn áp đặt trẻ, theo khuôn mẫu, chưa phát huy tính
sáng tạo của trẻ và sự linh hoạt của giáo viên. Là một giáo viên tôi phải làm gì để
giúp trẻ không những hứng thú tham gia hoạt động “Tạo hình” mà còn tạo ra những
sản phẩm vẽ, nặn, cắt, tô màu ...đẹp và sáng tạo.
Nhận thức được vai trò trách nhiệm của một giáo viên, của một người mẹ thứ
hai, qua nhiều năm chăm sóc giáo dục trẻ tôi đúc kết một số kinh nghiệm, tìm tòi,
nghiệm cứu, tích cực, học hỏi và vận dụng một số biện pháp để giúp trẻ học tốt hoạt
động “Tạo hình”.
III/ CỞ SỞ LÝ LUẬN:
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình luôn hấp dẫn đối với


trẻ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người
một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua
tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư
duy của mình.

1


Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo,
khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, cắt,
xé dán )
Hoạt động “Tạo hình” đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục
trẻ ở trường mầm non. Chính vị thế, là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng
cao nhận thức của bản thân, đồng thờì góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những chức năng tâm
lý cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và chuẩn bị vào trường phổ
thông.
Giáo dục mầm non ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng
kịp thời sự thay đổi của đất nước. Tuy nhiên nếu trẻ không được bồi dưỡng , phát
huy một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như hoạt động “Tạo hình” thì sẽ hạn chế đến sự
phát triển của trẻ, hơn nữa đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi việc cho trẻ hoạt động “Tạo
hình” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể
hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động “Tạo hình” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái
đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỂN:
Hoạt động “Tạo hình” rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ 3-4 tuổi
nói riêng, nhưng hoạt động “Tạo hình” đến với trẻ có hiệu quả thì lại là một vấn đề
không đơn giản, ở quê tôi đa số phụ huynh làm nghề nông, công việc lúc nào cũng
bận rộn ngoài đồng ruộng với vụ mùa, không có nhiều thời gian để chăm sóc con
cái. Nên gởi đến trường chỉ mong nhờ cô giáo dạy làm sao để cho con họ nhanh biết

mặt chữ, biết viết , biết học toán là mừng lắm rồi, còn các hoạt động khác thì từ từ
rồi trẻ học sau cũng được. Do vậy đa số trẻ đến trường theo ý của ba mẹ lúc nào
cũng nhờ cô viết chữ và tập viết cho con chứ không thích vẽ, nặn, xé, dán gì cả.
Từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện sau:
+ Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chất lượng trên từng trẻ để nắm bắt
được khả năng tạo hình của lớp, từ đó có biện pháp phù hợp cho hoạt động này.
+ Kết quả khảo sát đầu năm học của lớp:
TT

NỘI DUNG GIÁO DỤC

TỔNG SỐ SỐ TRẺ TỶ LỆ

1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

36

15

41,7%

2 Kĩ năng vẽ, tô màu

36

12

33,3%

3 Kĩ năng cắt, xé, dán


36

8

22,2%

2


4 Kĩ năng nặn

36

15

41,7%

5 Kĩ năng xếp hình

36

13

36,1%

6 Trẻ thể hiện sự sáng tạo

36


6

16,7%

Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ đạt chưa cao, là điều tôi suy
nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ một cách thoải mái, tự
tin, không gò bó trẻ, luôn hứng thú tham gia hoạt động và phát huy tính sáng tạo của
trẻ.
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
1. Xây dựng nề nếp trong giờ hoạt động học:
Vào đầu năm học trẻ chưa có thói quen tập trung trong giờ học vì thời gian nghỉ hè
của trẻ đã được tự do rong chơi với gia đình, nên khi đến lớp trẻ cũng chư thật sự
ham học, trẻ còn nói chuyện, nghịch bướn. Do vây nếu tôi không đưa trẻ vào nề nếp
thì giờ hoạt động học không đạt hiệu quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt thì tạo sự hứng
thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động.
Xây dựng nề nếp bằng cách: Tôi chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ tôi bầu ra tổ trưởng và
tổ phó để quán xuyến, nhắc nhở các bạn trong tổ.Tôi xếp xen kẽ các cháu mạnh dạn
với cháu nhút nhát, cháu lớn với cháu nhỏ, cháu nam xen cháu nữ, những cháu hay
nghịch tôi xếp ngồi gần cô giáo để cô quan sát, chú ý nhiều đến trẻ hơn. Tôi luôn
động viên uốn nắn tác phong ngồi học, tư thế đứng của trẻ. Nhắc nhở trẻ không được
nói chuyện riêng, không nói leo trong giờ hoạt động, nói phải xin phép cô, nói rõ
ràng, mạch lạc, đủ câu...
2. Tạo môi trường cho trẻ thể hiện cảm xúc và sáng tạo:
Để giúp trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ tình cảm, tình cảm khi nghe âm thanh và
ngắm nhìn vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống và các tác
phẩm nghệ thuật, cô giáo tạo cho trẻ.
a. Quan sát và lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, cuộc sống:
- Cho trẻ quan sát vẽ đẹp đa dạng muôn màu, muôn vẻ của các sự vật
hiện
tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống: Những tia nắng chói chang, cánh hoa rung

rinh trong gió ...và khuyến khích trẻ nói lên sự cảm nhận của trẻ.
- Cho trẻ lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, trong cuộc sống: Tiếng nước
chảy róc rách, tiếng gió thổi aò ào, tiếng mưa rơi tí tách, âm thanh của tiếng người,
3


tiếng các đồ vật va chạm vào nhau, âm thanh của các loại phương tiện giao thông,
đàn, đài, ti vi......
+Ví dụ: Cho trẻ nghe âm thanh mưa rơi ( trước khi cho trẻ vẽ mưa),cô gợi hỏi trẻ:
con có cảm nhận gì về tiếng mưa rơi? Con nghe tiếng mưa rơi như thế nào? tiếng
mưa rơi như thế nào là mưa to?...
b.Tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình:
- Cho trẻ xem các sản phẩm tạo hình, như đồ dùng, đồ chơi bằng các chất liệu
khác nhau như: Gốm, sứ, gỗ, thuỷ tinh, đất nặn. Tôi thường khuyến khích trẻ sờ,
ngắm, xem xét, và nói tổng thể hình dáng hoặc niêu tả một số đặc điểm nổi bật của
các sản phẩm. Cô giáo cho trẻ nêu lên những suy nghĩ của mình về những điều trẻ
phát hiện ra. Sau đó, cô miêu tả lại một cách đầy đủ để cho trẻ ấn tượng sâu sắc về
đối tưọng.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về những phong cảnh quê hương đất nước, rừng, biển,
cảnh sinh hoạt của con người...
+Ví dụ: Con xem bức tranh này con có nhận xét gì về nội dung, màu sắc, bố
cục của nó... Cô có thể tách nhỏ từng ý để gợi hỏi trẻ, để trẻ nêu được sự cảm nhận
của mình qua búc tranh đó.
3.Luyện tập những kỹ năng tạo hình:
Muốn giúp trẻ tham gia hoạt động “Tạo hình” một cách hứng thú ,có hiệu quả,
ngoài những yếu tố về môi trường, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động thì cô giáo cần
phải thường xuyên luyện tập kỹ năng tạo hình, kỹ năng phát hoạ sao cho phù hợp
nội dung đề tài. Biết phối hợp màu sắc , pha màu đẹp hài hoà để gây hấp dẫn với
trẻ . Biết sử dụng tỉ lệ hợp lý giữa các đối tượng tạo hình. Biết vận dụng luật xa gần
trong tạo hình để tạo ra nhiều tranh, đồ dùng mẫu đẹp nhằm kích thích sự tìm tòi ,

sáng tạo , thu hút trẻ tham gia hoạt động thạo hình một cách tích cực, hứng thú. Nếu
cô giáo không thường xuyên rèn luyện kỹ năng tạo hình thì không có những bức
tranh , sản phẩm mẫu để giới thiệu cho trẻ và sẽ làm mất đi sự hứng thú của trẻ.
Để làm được điều trên thì cô giáo sắp xếp thời gian tập luyện trước giờ lên lớp, mọi
nơi, mọi lúc, tham gia lớp học vẽ nơi gần nhất , như vậy cô giáo mới có những kỹ
năng tạo hình cơ bản hướng dẫn trẻ tạo hình một cách tự tin , gây sự chú ý ở trẻ,
giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực.

4. Một số kĩ năng và sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình:
a. Kĩ năng vẽ, tô màu:

4


-Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấy
được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú gần gũi trẻ.
- Trẻ biết phối hợp các đường nét, các hình để vẽ và tô màu các sự vật hiện
tượng.
Ví dụ: Vẽ “Vườn hoa” có bông cao , bông hoa thấp, bông cánh tròn, bông cánh
dài, bông màu vàng, bông màu đỏ......Trẻ sử dụng phối hợp các kĩ năng vẽ nét cong
tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu. Trẻ sử dụng và cách pha màu để tạo ra
bức tranh có màu sắc hài hoà.
*Đối với những cháu yếu về kỹ năng vẽ, tô màu tôi dành thời gian gợi ý, giúp
đỡ trẻ nhiều hơn những trẻ khác, hướng dẫn tỉ mỉ những kỹ năng cơ bản để trẻ nắm
vững từng thao tác để trẻ dần dần tiến bộ, hứng thú tham gia hoạt động.
b. Kĩ năng nặn:
Trẻ cảm nhận một số đặc điểm hình khối của sự vật bằng cách sờ vào các mặt,
các của hình đó.
Trẻ biết dùng ngón tay, lòng bàn tay để làm lõm, dàn mỏng, lăn tròn, dỗ bẹt,
cuộn thành ống loe

Ví dụ: Nặn hình người trẻ biết dùng ngón tay nặn viên đất to thành các bộ phận
chính nêu rõ đặc điểm và các chi tiết tạo thành người; hay nặn các loại quả, củ( tròn,
dài).
Từ đó trẻ biết tự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng các cách nặn khác nhau và nặn
một cách có sáng tạo như nặn nguyên khối, phối nặn chắp ghép với nặn nguyên khối
để tạo ra các sản phẩm đa dạng.
Song bên cạnh đó cũng có một số trẻ tiếp thu còn chậm nên kỹ năng nặn còn
khiêm tốn, chưa có sự sáng tạo trong sản phẩm, Tôi thường xuyên gần gũi, động
viên, gợi ý, hướng dẫn trẻ tận tình để trẻ hoàn thành ý tưởng mà trẻ mong muốn từ
đó trẻ tự tin hơn trong việc tạo ra sản phẩm.
c. Kĩ năng cắt, xé, dán:
Trẻ biết cắt các hình tròn, tam giác, vuông...Có kích thước to- nhỏ khác nhau
Trẻ bíết dùng các ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của đôi bàn tay xé từng nhát,
xé từng mảng, xé theo đường viên khung, xé theo đường vẽ sẵn....
Ví dụ: Xé hình “con cá” trẻ biết gấp và xé lượn cung tạo thành hình con cá.
Từ những kỹ năng cơ bản cô cung cấp cho trẻ, trẻ có thể cắt , xé, dán nhiều
sản phẩm đa dạng, phong phú.
5


Đối với những cháu kỹ năng cắt, xé, dán còn yếu tôi thường xuyên chú ý kèm
cặp , hướng dẫn trẻ các kỹ năng cắt ,xé, dán .. ở mọi nơi mọi lúc, tôi cùng thực hiện
với trẻ gây sự gần gũi như người bạn cùng chơi, cùng học, trẻ dược tiếp thu một
cách tự nguyện mà đem lại hiệu quả cao , từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động
d. Kĩ năng xếp hình:
Cô giáo tìm kiếm các nguyên liệu đa dạng phong phú đẻ trẻ xếp hình mà trẻ thích,
trẻ sử dụng các cách xếp khác nhau và xếp một cách sáng tạo, trẻ xếp từ những đồ
chơi đơn giản đến những “công trình” phức tạp về cấu trúc có kiểu dáng đẹp có kích
thước và tỉ lệ phù hợp, màu sắc hài hoà để tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú.
Ví dụ: Trẻ xếp ca nô, ô tô chở hàng, máy bay, một số đồ dùng gia đình, xếp nhà

cao tầng... hoặc xếp theo sự mô tả bằng lời, kể chuyện hoặc theo tranh ảnh.
5. Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình:
Khi thực hiện hoạt động “Tạo hình” nguyên vật liệu là phần không thể thiếu đối
với trẻ. Vậy để cho hoạt động “Tạo hình” có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu
tạo hình là vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá
cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng cactong, quần áo cũ, bông, vải vụn... chúng ta có thể
kết hợp sử dụng những đồ dùng giấy, hồ dán, kéo... để tạo ra nhiều sản phẩm đa
dạng phong phú.
Sự đa dạng của nguyên vật liệu là điều kiện tốt để trẻ lựa chọn, để khuyến khích khả
năng sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực ,
đem lại hiệu quả cao thông qua các sản phẩm như: Tô, cắt, dán, vẽ, nặn......
Đế đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những điểm
sau :
+ Dễ kiếm : Vỏ ốc, hạt, cát , báo, tạp chí, hộp vv... lá cây, vỏ cây.
+ Rẽ tiền : Nguyên vật kiệu mua và nguyên vật liệu địa phương.
+ An toàn : Không độc , không có cạnh sắt, không nhọn vv...
+ Dễ cầm : kích cỡ phù hợp với trẻ.
+ Dễ đảm bảo hay cất giữ.
+ Cung cấp những kinh nghiệm trực tiếp bao gồm các giác quan.
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu.

6


- Vào đầu năm học, tôi kiểm tra lại đồ dùng đồ chơi và lập kế hoạch theo từng chủ
đề của các hoạt động huy động phụ huynh mua sắm, hổ trợ những nguyên vật liệu
phế phẩm, khuyến khích trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu, phế liệu có sẵn ở địa phương
em như : hạt na , hạt nhãn, hạt com thảo , hạt đỗ, lá cây...
Ví dụ :- Phụ huynh mua : Giấy, hồ, bút chì, bút lông, đất nặn, bút chì màu, sáp màu,

màu nước vv...
- Phụ huynh đóng góp: lịch cũ, họp các tông, chai, lọ, các loại vải vụn...
6.Dạy tạo hình thông qua các hoạt động khác:
* Thông qua hoạt động Làm quen văn học: Văn học góp phần không nhỏ trong việc
cho trẻ hoạt động “Tạo hình”. Qua văn học trẻ nhớ lại những câu chuyện, bài thơ đã
được nghe, được xem, liên tưởng đến hình ảnh, nhân vật, sau đó trẻ miêu tả những
hình ảnh mà trẻ cảm nhận được thông qua bài vẽ, nặn... của trẻ
Ví dụ : Sau khi học xong bài thơ “Cây dừa” cho trẻ vẽ cây dừa.
Hoặc: Câu chuyện “Quả bầu tiên” trẻ vẽ các hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện
mà trẻ thích,
Hay: Đọc thơ “Đàn cá bơi” trẻ vẽ tranh hoặc xé dán đàn cá bơi.
*Làm quen chữ viết: Trẻ biết tô màu và chữ rỗng, vào vở tập tô, biết cách cầm bút.
*Khám phá khoa học: Trẻ nắm đựơc đặc điểm so sánh của các con vật, các loại quả
hay phương tiện giao thông, người thân trong gia đình...
Ví dụ : Trẻ làm quen về gia đình cháu
Trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với người thân, trẻ miêu tả hình ảnh người thân
qua bài vẽ : Vẽ người thân trong gia đình
*Làm quen với toán: Trẻ nhận biết hình vuông, hình chữ nhật ; trẻ vẽ chiếc khăn tay
tặng mẹ, tặng chú bộ đội, hay nặn bánh tặng em bé...
7. Học tạo hình mọi lúc mọi nơi:
Đối với trẻ hoạt động ngoài trời, dạo chơi là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ vì
trẻ rất thích tự do khám phá, vận động..., từ những cảm hứng đó tôi tạo cơ hội cho
trẻ quan sát, trẻ được ngắm nhìn vật thật, được sờ nắm, cô có thể cho trẻ dùng cây vẽ
trên đất hay nhặt lá khô làm những con vật: con ong, con chim ,con trâu,con ngựa...
Ví dụ: Lá khô trẻ xếp thành bông hoa hoặc làm con vật.
-Giờ sinh hoạt chiều: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và cho trẻ vẽ
những con vật đó.
7



-hoạt động góc:
Góc tạo hình: là nơi trẻ có thể thể hiện tài năng của mình sau các hoạt động học; trẻ
có thể vẽ, nặn ,xé, dán, xếp hình... tao nhiều sản phẩm phong phú
8.Phối hợp với phụ huynh:
Đối với trẻ mẫu giáo ở trường thì có cô, về nhà thì có mẹ. Vì vậy công tác
phối hợp giữa cô và mẹ là điều rất cần thiết cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó
sự phát triển về mặt thẫm mỹ cũng cần quan tâm đúng mức. Để làm được điều này
giáo viên phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ ở trường,
những hoạt động nào trẻ thực hiện tốt thì phát huy , những hoạt động còn chế giáo
viên cùng phụ huynh nhắc nhở khắc phục.
Những giờ đón, trả trẻ tôi tranh thủ trao đổi cùng phụ huynh về chủ đề của
tuần, đề tài vẽ, nặn , xé, dán... mà trẻ sắp học và những đề tài đã học rồi cho phụ
huynh biết về nhà nhắc trẻ thực hiện , ôn luyện . Có như vậy thì trẻ mới khắc sâu
kiến thức học được ở trường mà lại sáng tạo hơn trong ý tưởng bài sắp học.
Qua những lần mở thao giảng, họp phụ huynh tôi tổ chức tiết dạy cho phụ
huynh dự nhằm tuyên truyền về công tác dạy dỗ các cháu ở trường , thông qua đó
phụ huynh thấy được việc học của con em mình như thế nào để rồi phụ huynh cùng
nhà trường giúp trẻ học tốt hơn.
.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau một năm tiến hành các biện pháp trên tuy đơn giản nhưng thu được kết quả rất
cao: Hầu hết các cháu ham thích và hứng thú tham gia hoạt động “Tạo hình” một
cách tích cực. Số trẻ có kỹ năng tốt về nặn, vẽ, xé dán... nâng lên rõ rệt và có ý
tưởng rất hay, sáng tạo trong sản phẩm; kết quả cuối năm đạt cụ thể như sau:

TT

NỘI DỤNG GIÁO DỤC

TỔNG SỐ

TRẺ

SỐ TRẺ
ĐẠT

TỶ LỆ

1

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

36

36

100%

2

Trẻ có kĩ năng vẽ tô màu

36

30

83,3%

3

Trẻ có kĩ năng cắt, xé, dán


36

31

86,1%

8


4

Trẻ có kĩ năng nặn

36

32

88,9%

5

Trẻ có kĩ năng xếp hình

36

30

83,3%


6

Trẻ thể hiện sự sáng tạo trong sản phẩm

36

29

80,5%

Với kết quả trên cũng chưa thật sự cao nhưng cũng góp một phần nhỏ trong việt
nâng cao chất lượng hoạt động “Tạo hình” cho trẻ nói riêng và nhà trường nói
chung. Hơn nữa hoạt động này phụ huynh rất khen ngợi khi thấy trẻ đem những sản
phẩm tạo được về tặng cho bố mẹ, ông bà......nhân ngày lễ, ngày sinh nhật.vv......Phụ
huynh thấy được tầm quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ.
VII. KẾT LUẬN:
-Qua thực tế ở lớp, cùng với biện pháp trên dã áp dụng tôi đã rút ra cho mình những
bài học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm khi lên lớp.
-Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là chuẩn bị trí thức cho trẻ, kết hợp với việc
soạn gián án đầy đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp, lòng nhiệt tình say mê nghề
nghiệp và phát huy hết khả năng của mình để dẫn dắt gợi mở. Cô giáo phải có khả
năng tạo hình để hướng dẫn trẻ về kỹ năng một cách chính xác hiệu quả và gây
hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động.
-Tích cực tham mưu với nhà trường, nâng cao cở vật chất phục vụ cho các hoạt
động của trẻ.
-Lên kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi, sáng tạo
những đồ chơi , đồ dùng mới gây hấp dẫn trẻ tham gia hoạt động.
-Tích hợp lồng ghép hoạt động “Tạo hình” vào các hoạt động khác một cách nhẹ
nhàng linh hoạt.
-Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, thường xuyên “lấy trẻ làm trung

tâm”, cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ vào thế giới đầy màu sắc của tạo hình,
kích thích trẻ sáng tạo trong sản phẩm.
-Để có được sản phẩm đẹp do trẻ tạo ra, cô giáo phải là người kiên trì không nóng
vội trước kết quả của trẻ tạo ra, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề
với vốn kiến thức đã được học.
-Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực
tham gia vào các hoạt động.
9


-Để trẻ học tốt hoạt động tạo hình thì trước hết cô giáo phải thật sự là người bạn lớn
của trẻ, luôn kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích, động viên giúp đỡ trẻ khi còn lúng
túng.
-Cô luôn tham gia đầy đủ các buổi thao giảng, chuyên đề của ngành, của trường, của
tổ.
-Qúa trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi
dưỡng phù hợp.
-Ngoài chuyên môn cô còn phải thực hiện sự hoà nhập với thế giới của trẻ thơ. Cô
hiểu và cùng trẻ thể hiện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thỏai mái và đạt hiệu quả cao
trong giờ hoạt động.
VIII/ ĐỀ NGHỊ:
Để phát triển giáo dục toàn diện cho trẻ những năm tới và đáp ứng với nhu cầu hiện
nay. Tôi kính đề nghị đến các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho
chị em giáo viên chúng tôi được học hỏi nhiều về chuyên môn, đồng thời hổ trợ đồ
dùng, đồ chơi, một sồ trang thiết bị dạy học để chị em chúng tôi có điều kiện kiến
thức để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.(Xin cảm ơn)
Tác giả bài viết: Bùi Thị Tâm
Trường mầm non Quảng La


10



×