Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tổng quan về các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe và hiệu quả của hoạt động này trên bệnh mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ LAN

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN
THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ HIỆU QUẢ
CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY TRÊN BỆNH MẠN TÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ LAN

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN
THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ HIỆU QUẢ
CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY TRÊN BỆNH MẠN TÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC


MÃ SỐ: 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Văn Thúy

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến TS. Hà Văn Thúy và PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng
Sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn
và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và tạo
điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thiện được đề tài này.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo, cán bộ bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho Em trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học và các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho Em trong
thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ và bạn bè, những người luôn ở bên, động viên
và giúp đỡ trong suốt thời gian em học tập nghiên cứu cũng như trong cuộc
sống.
Dù em đã cố gắng hết mình để hoàn thành được luận văn này nhưng chắc
chắn sẽ không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015
Học viên

Đỗ Thị Lan



MỤC LỤC
MỤC LỤC -------------------------------------------------------------------------------DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT -----------------------------------DANH MỤC CÁC BẢNG ------------------------------------------------------------DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ --------------------------------------------------------ĐẶT VẤN ĐỀ -------------------------------------------------------------------------- 1
Chương 1. TỔNG QUAN ------------------------------------------------------------ 3
1.1. Một số khái niệm------------------------------------------------------------------- 3
1.1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe ----------------------------------------------- 3
1.1.2. Thông tin -------------------------------------------------------------------------- 3
1.1.3. Truyền thông ---------------------------------------------------------------------- 3
1.1.4. Hành vi sức khỏe ----------------------------------------------------------------- 4
1.2. Vai trò của truyền thông và giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe
--------------------------------------------------------------------------------------------- 4
1.3. Các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe ---------------------------- 5
1.4. Tổng quan về thực trạng tuân thủ điều trị trong bệnh đái tháo đường,
tăng huyết áp và nhiễm HIV ---------------------------------------------------------- 8
1.4.1. Bệnh đái tháo đường------------------------------------------------------------- 8
1.4.2. Bệnh tăng huyết áp --------------------------------------------------------------- 9
1.4.3. Bệnh nhiễm HIV ------------------------------------------------------------------ 9
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------- 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 11
2.2. Qui trình tiến hành nghiên cứu ------------------------------------------------- 11
2.3. Tài liệu nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 12


Chương 3. KẾT QUẢ --------------------------------------------------------------- 28
3.1. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE --------------------------------------------------------------------------- 28
3.1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe gián tiếp -------------------------------- 28
3.1.1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe sử dụng đài phát thanh --------------- 29
3.1.1.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe sử dụng sử dụng vô tuyến truyền hình

------------------------------------------------------------------------------------------- 31
3.1.1.3. Truyền thông giáo dục sức khỏe sử dụng video -------------------------- 32
3.1.1.4. Truyền thông giáo dục sức khỏe sử dụng tài liệu in ấn ----------------- 33
3.1.1.5. Truyền thông giáo dục sức khỏe sử dụng điện thoại -------------------- 41
3.1.1.6. Truyền thông giáo dục sức khỏe sử dụng internet ----------------------- 42
3.1.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp --------------------------------- 46
3.1.2.1. Nói chuyện giáo dục sức khỏe ---------------------------------------------- 46
3.1.2.2. Thảo luận nhóm -------------------------------------------------------------- 50
3.1.2.3. Tư vấn ------------------------------------------------------------------------- 57
3.1.2.4. Thăm hộ gia đình ------------------------------------------------------------ 63
3.1.2.5. Trình diễn --------------------------------------------------------------------- 65
3.1.2.6. Nghiên cứu trường hợp điển hình ----------------------------------------- 67
3.1.3. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong ngành dược --------------------- 68
3.2. HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BỆNH
NHÂN NHIỄM HIV ----------------------------------------------------------------- 76
3.2.1. Hiệu quả của một số phương pháp TT-GDSK trong sử dụng thuốc trên
bệnh nhân đái tháo đường ------------------------------------------------------------ 76


3.2.2. Hiệu quả của một số phương pháp TT-GDSK trong sử dụng thuốc trên
bệnh nhân tăng huyết áp -------------------------------------------------------------- 86
3.2.3. Hiệu quả của một số phương pháp TT-GDSK trong sử dụng thuốc trên
bệnh nhân nhiễm HIV ----------------------------------------------------------------- 98
Chương 4. BÀN LUẬN ------------------------------------------------------------ 104
KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------- 108
KIẾN NGHỊ -------------------------------------------------------------------------- 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------- 111
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS: Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải)
CDC: Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mĩ
DBP: Huyết áp tâm trương
ĐTĐ: Đái tháo đường
FIP: Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế
HIV: Human Immunodeficiency Virus
SBP: Huyết áp tâm thu
THA: Tăng huyết áp
TT-GDSK: Truyền thông giáo dục sức khỏe
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phương pháp tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu PUBMED ----------------- 18
Bảng 2.2. Phương pháp tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu SCIENCEDIRECT ------ 20
Bảng 2.3. Bảng các biến số nghiên cứu của đề tài -------------------------------- 25
Bảng 3.1. Đặc điểm của các nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường------- 78
Bảng 3.2. Các phương pháp TT-GDSK được sử dụng trên bệnh nhân đái tháo
đường ------------------------------------------------------------------------------------ 79
Bảng 3.3. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu ---------- 81
Bảng 3.4. Sự thay đổi trên kết quả lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ sau nghiên cứu
------------------------------------------------------------------------------------------- 84
Bảng 3.5. Thống kê sự thay đổi nồng độ HbA1C trên bệnh nhân đái tháo đường
------------------------------------------------------------------------------------------- 85
Bảng 3.6. Đặc điểm nghiên cứu nhóm bệnh nhân tăng huyết áp ---------------- 87
Bảng 3.7. Tổng hợp các phương pháp TT-GDSK được sử dụng trên bệnh nhân

tăng huyết áp --------------------------------------------------------------------------- 89
Bảng 3.8. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp --------------------- 91
Bảng 3.9. Thống kê về sự thay đổi tuân thủ điều trị giữa nhóm bệnh nhân tăng
huyết áp --------------------------------------------------------------------------------- 93
Bảng 3.10. Hiệu quả kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân ------------------------- 95
Bảng 3.11. Thống kê sự thay đổi huyết áp sau nghiên cứu ---------------------- 97
Bảng 3.12. Đặc điểm các nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm HIV -------------- 99
Bảng 3.13. Tổng hợp các phương pháp TT-GDSK trên bệnh nhân nhiễm HIV
----------------------------------------------------------------------------------------- 100
Bảng 3.14. Sự tuân thủ điều trị và kết quả lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm HIV
----------------------------------------------------------------------------------------- 102



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ thông tin một chiều ------------------------------------------------ 3
Hình 1.2. Mô hình truyền thông ----------------------------------------------------- 4
Hình 2.1. Qui trình tiến hành nghiên cứu------------------------------------------ 11
Hình 2.2. Kết quả tìm kiếm sách cho nghiên cứu -------------------------------- 14
Hình 2.3. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu tổng quan hệ thống ---------- 17
Hình 2.4. Sơ đồ kết quả tìm kiếm bài báo trên thư viện Pubmed và
ScienceDirect đối với bệnh tăng huyết áp ----------------------------------------- 21
Hình 2.5. Sơ đồ kết quả tìm kiếm bài báo trên thư viện Pubmed và
ScienceDirect đối với bệnh tăng huyết áp ----------------------------------------- 22
Hình 2.6. Sơ đồ kết quả tìm kiếm bài báo trên thư viện Pubmed và
ScienceDirect đối với bệnh HIV ---------------------------------------------------- 23
Hình 3.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe qua tạp chí -------------------------- 34
Hình 3.2. Áp phích sử dụng trong chiến dịch chống hút thuốc lá của trung tâm
TT-GDSK thành phố Hồ Chí Minh ------------------------------------------------ 36
Hình 3.3. Tờ rơi trong chiến dịch chống bệnh sốt xuất huyết của trung tâm TTGDSK thành phố Hồ Chí Minh ----------------------------------------------------- 38

Hình 3.4. Truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua tờ rơi của CDC trong
chiến dịch tuần lễ vaccin cúm quốc gia -------------------------------------------- 39
Hình 3.5. Tờ rơi trong chiến dịch TT-GDSK Know Your Dose --------------- 70
Hình 3.6. Tờ rơi trong chiến dịch Script Your Future --------------------------- 72
Hình 3.7. Poster trong chiến dịch Knowyourdose -------------------------------- 74


ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thông giáo dục sức khỏe là hoạt động không thể thiếu được trong
ngành y tế. Thực tế cho thấy có rất nhiều căn bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn
được nếu biết cách phòng ngừa. Một khi người dân đã hiểu sâu về các loại
bệnh thì họ sẽ biết cách tự bảo vệ bản thân, hạn chế mắc bệnh, giảm chi phí
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, giảm quá tải bệnh viện.
Truyền thông giáo dục sức khỏe là lĩnh vực hoạt động nhằm cung cấp cho
người dân trong cộng đồng kiến thức giúp họ biết cách phòng ngừa bệnh tật
hoặc tuân thủ điều trị. Vì vậy Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng
công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Nghị quyết số 46 - NQ/TW của Bộ
Chính trị ngày 23/2/2005 đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới,
trong đó chỉ r , phải nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông
nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng
có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể,
hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích
cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.
Truyền thông giáo dục sức khỏe là quá trình tương tác giữa nhân viên y tế và
bệnh nhân hoặc người dân trong cộng đồng. Ngoài việc thực hiện truyền
thông về các loại bệnh thì truyền thông về cách sử dụng thuốc đúng, hiệu quả
cũng không kém phần quan trọng. Trong giảng dạy, hiện nay môn truyền

thông giáo dục sức khỏe đang được giảng dạy tại các trường y tế công cộng
và khối trường đại học y trên cả nước. Tính riêng trong khối các trường dược
trong cả nước (đại học, cao đẳng, trung cấp) thì trường đại học dược Hà Nội
1


là một trong những đơn vị đầu tiên đưa môn truyền thông giáo dục sức khỏe
vào trong chương trình giảng dạy chung cho sinh viên dược. Các tài liệu về
truyền thông giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực dược tại Việt Nam vẫn còn hạn
chế. Các nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe trong sử dụng thuốc
vẫn chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam. Có duy nhất luận văn thạc sỹ
dược học của tác giả Đặng Thu Hằng thực hiện năm 2012 với đề tài: “Tổng
quan về các kỹ năng truyền thông trong truyền thông và giáo dục sức khỏe”.
Truyền thông giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực dược góp phần làm thay đổi
nhận thức và hành vi của bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc. Từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc
trên bệnh nhân. Vì vậy với mong muốn cung cấp một số thông tin về hiệu quả
của truyền thông và giáo dục sức khỏe trong sử dụng thuốc, chúng tôi thực
hiện đề tài “Tổng quan về các phƣơng pháp truyền thông giáo dục sức
khỏe và hiệu quả của hoạt động này trên bệnh mạn tính ” với mục tiêu:
1 – Phân loại các phương pháp thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe.
2 – Phân tích hiệu quả của một số phương pháp truyền thông giáo dục sức
khỏe trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân tăng
huyết áp và bệnh nhân nhiễm HIV.
Từ kết quả của đề tài chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng thể về
các phương pháp thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe và hiệu quả các
phương pháp đó trong sử dụng thuốc. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của
hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong sử dụng thuốc ở Việt Nam.

2



Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao
kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng
cao sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng [1], [2], [5].
1.1.2. Thông tin
Thông tin là những tin tức, thông điệp hoặc số liệu được cá nhân, tổ chức
phổ biến qua sách, báo, ti vi, đài phát thanh…gửi tới người nhận mà không
cần quan tâm đến phản ứng của họ. Đặc trưng của thông tin là tính một chiều,
thông tin được chuyển tải một chiều (hình 1.1) [2], [3], [5].
Thông tin/Thông điệp
Người nhận

Nguồn tin

Hình 1.1. Sơ đồ thông tin một chiều
1.1.3. Truyền thông
Truyền thông là một quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin từ người
truyền đến người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, thay
đổi thái độ, hành vi [3], [62].

3


Đặc trưng của truyền thông là tính hai chiều (hình 1.2) [1], [3], [62].
Người truyền


Thông điệp

Kênh

Người nhận

Phản hồi

Hình 1.2. Mô hình truyền thông

1.1.4. Hành vi sức khỏe
Hành vi sức khỏe là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng tốt
hoặc xấu tới sức khỏe [3].
Hành vi sức khỏe chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội,
văn hóa, kinh tế, chính trị.
HÀNH VI = KIẾN THỨC + THÁI ĐỘ + NIỀM TIN + THỰC HÀNH
1.2.

Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức
khỏe

Truyền thông giáo dục sức khỏe có các vai trò như sau:
- Giúp cho mọi người hiểu biết và nhận ra được vấn đề về nhu cầu chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe của chính họ.
- Chỉ ra lợi ích của việc thay đổi hành vi.
- Thay đổi nhận thức, niềm tin, thái độ và hành vi của cộng đồng.
- Giúp mọi người nhận rõ trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cho cá nhân cũng như cộng đồng.
- Giúp mọi người có thể hiểu được những việc có thể làm để giải quyết các

vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng bằng chính những nỗ lực của cá
nhân, nhóm và cộng đồng, kết hợp với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

4


- Giúp mọi người có thể quyết định thực hiện hành động thích hợp nhất để
bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng [1], [54].
1.3. Các phƣơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe
 Phương tiện bằng lời nói
Trong thực tế, lời nói được sử dụng rộng rãi nhất và rất có hiệu quả trong
giáo dục sức khỏe. Lời nói có thể là lời nói trực tiếp khi người làm công tác
giáo dục sức khỏe nói trực tiếp với đối tượng hoặc có thể là lời nói gián tiếp
khi thông tin truyền đến đối tượng qua đài, ti vi… Sử dụng lời nói trực tiếp
thường có hiệu quả cao [1].
Sử dụng lời nói có thể truyền tải các nội dung giáo dục sức khỏe một cách
linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng. Lời nói thường được sử dụng với sự hỗ
trợ, phối hợp với các phương tiện khác như tranh, ảnh, pano, áp phích, mô
hình, hiện vật. Tuy nhiên việc sử dụng lời nói còn phụ thuộc vào kỹ năng của
người làm truyền thông giáo dục sức khỏe [1]. Trong truyền thông bằng lời
nói thì giọng nói, ngữ điệu nói cũng là những yếu tố quan trọng làm nên hiệu
quả của chiến dịch. Khi người truyền thông có thể sử dụng giọng điệu cùng
với đối tượng nghe thì thông tin truyền đạt sẽ dễ dàng được tin tưởng và chấp
nhận hơn [49].
Ƣu điểm: Đơn giản, không tốn kém, dễ làm, linh hoạt, có thể thích ứng tùy
theo sự cảm nhận của đối tượng TT-GDSK [6].
Nhƣợc điểm: Người nghe thường dễ quên, khó tiếp thu, không có cơ sở để
tra cứu lại. Phụ thuộc nhiều vào ngữ điệu nói, khả năng truyền đạt của người
truyền thông [6].


5


 Phương tiện bằng chữ viết
Đây là phương tiện được sử dụng rộng rãi để chuyển tải các nội dung khác
nhau. Có rất nhiều hình thức sử dụng chữ viết như qua các bài báo, sách
chuyên đề, sách giáo khoa, tờ bướm, tờ rơi, tạp chí, khẩu hiệu, biểu ngữ…[1],
[4], [6].
Ƣu điểm: Đối tượng có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu rõ và có thời
gian để nghiên cứu. Ngoài ra, phương tiện bằng chữ viết có thể lưu truyền từ
người này sang người khác. Đối tượng tự đọc các tài liệu chữ viết thì tin
tưởng và dễ nhớ lâu hơn so với việc đối tượng nghe nói một chiều [2].
Nhƣợc điểm: Chỉ áp dụng cho người biết đọc chữ. Ấn phẩm bằng chữ viết
đòi hỏi kinh phí nhất định cho việc in ấn và phân phát. Các thông tin phản hồi
từ các phương tiện chữ viết đôi khi cũng ít và chậm [1]. Giá thành của báo,
tạp chí khá cao so với người thu nhập thấp. Nếu thông tin đưa ra không chính
xác, rất khó để sửa lại [4].
Cần kết hợp phương tiện chữ viết với các phương tiện khác.
 Phương tiện tác động qua thị giác
Một số phương tiện tác động qua thị giác hay dùng như tranh ảnh, pano, áp
phích, bảng quảng cáo, mô hình, tiêu bản, triển lãm…
Ƣu điểm: Phương tiện tác động qua thị giác thường gây ấn tượng mạnh với
đối tượng. Giúp đối tượng dễ cảm nhận, nhớ lâu và hình dung các vấn đề một
cách rõ ràng.
Nhƣợc điểm: Mất công sức và trí lực để thiết kế tranh ảnh với nội dung cô
đọng. Tốn kinh phí cho việc in ấn, làm mô hình hoặc dựng pano [1].

6



Một số phƣơng tiện tác động qua thị giác:
- Mô hình, hiện vật, mẫu vật: là bản sao, có kích thước thường nhỏ hơn vật
thật, có tính hấp dẫn dễ hiểu hơn dùng tranh ảnh, nhưng cũng có mặt hạn chế
là làm cho đối tượng TT-GDSK hiểu sai về kích thước của vật thật.
- Áp phích: được sử dụng rộng rãi để TT-GDSK, dễ thu hút sự chú ý, thông
tin ngắn gọn. Yêu cầu tối thiểu của một áp phích là phải đủ to, đứng xa 3m
đọc rõ chữ, xa 6m xem rõ hình.
+ Ảnh, hình vẽ, lời chú thích phải ngắn gọn, thoát ý.
+ Mỗi áp phích chỉ khu trú vào một chủ đề.
+ Treo tại nơi có nhiều người có thể xem được như cửa hàng, trường học.
- Tranh vẽ, hình ảnh và lời minh họa nhằm vào cùng một chủ đề [2], [6].
Các yêu cầu kỹ thuật chung:
+ Tranh vẽ phải càng đơn giản càng tốt, nên loại bỏ những chi tiết rườm rà,
không cần thiết.
+ Lời minh họa cho tranh phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và viết
ngay phía dưới hay bên cạnh của tranh.
+ Mầu sắc phải hài hòa, tốt nhất là đen trắng.
+ Tranh vẽ người, vật và cảnh phải phù hợp với đặc điểm của từng địa
phương.
+ Tranh phải mang tính chất khái quát, tính nghệ thuật nhưng không nên quá
trừu tượng.
+ Tranh khôi hài và tranh biếm họa phải dễ hiểu [6].
 Phương tiện nghe nhìn
Đây là loại phương tiện sử dụng các kỹ thuật hiện đại như phim, video,
kịch, trò chơi trên truyền hình…Phương tiện nghe nhìn thường được phối hợp
với cả ba loại phương tiện trên.
7


Ƣu điểm: Gây ấn tượng sâu sắc cho đối tượng được giáo dục, gây hứng thú

và dễ lôi cuốn sự tham gia của nhiều người.
Nhƣợc điểm: Kinh phí cho sử dụng phương tiện nghe nhìn tương đối cao,
khi sử dụng cần có thiết bị cần thiết như điện, hội trường, máy chiếu, internet,
ti vi… Ngoài ra còn cần người phụ trách kỹ thuật vận hành, bảo quản các
phương tiện [1],[2].
Khi chọn phƣơng tiện cho một buổi hay một chƣơng trình truyền thông
giáo dục sức khỏe cụ thể cần đặt ra một số câu hỏi sau:
- Phương tiện nào thì thích hợp với nội dung và phương pháp giáo dục?
- Phương tiện có phù hợp với đối tượng được giáo dục không?
- Phương tiện có được cộng đồng chấp nhận không?
- Phương tiện có sẵn có và có đủ điều kiện để sử dụng ở địa phương không?
- Cán bộ giáo dục sức khỏe có khả năng sử dụng phương tiện đó hay không?
- Giá thành sản xuất và sử dụng phương tiện có chấp nhận được không?
- Kết quả dự kiến đạt được có tương xứng với nguồn lực đầu tư không? [1],
[2].
1.4. Tổng quan về thực trạng tuân thủ điều trị trong bệnh đái tháo
đƣờng, tăng huyết áp và HIV
1.4.1. Bệnh đái tháo đƣờng
Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính nguy hiểm, phức tạp, có thể mắc ở tất
cả các đối tượng khác nhau ở mọi lứa tuổi. Năm 2014, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo
đường là 9% trong số dân người lớn trên mười tám tuổi, WHO dự đoán vào
năm 2030, đái tháo đường sẽ là nguyên nhân thứ bảy dẫn đến tử vong nhiều
nhất trên người [84]. Bệnh nhân đái tháo đường nếu không được quản lý tốt,
sẽ mắc các biến chứng nguy hiểm như tắc động mạch vành, tăng huyết áp,
hoại tử chi… Vì vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường cần có một chương
trình quản lý toàn diện về lối sống cũng như tuân thủ điều trị nhằm kiểm soát
8


đường huyết và giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra trên bệnh nhân đái tháo

đường [10]. Mặc dù phác đồ điều trị đái tháo đường đã được đưa ra cho bệnh
nhân, một số bệnh nhân vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc uống thuốc đúng
theo kê đơn. Một nghiên cứu tổng quan 21 bài báo đái tháo đường cho thấy tỉ
lệ tuân thủ điều trị với thuốc đái tháo đường dạng uống trải dài từ 36% đến
93% [12]. Mặc dù các nghiên cứu tổng quan trước tập trung vào tỉ lệ tuân thủ
điều trị và sự thay đổi đường huyết. Sự can thiệp của dược sĩ với bệnh nhân
đái tháo đường cần được miêu tả cụ thể hơn. Mục đích của bài tổng quan hệ
thống này nhằm cập nhật hiệu quả trong việc can thiệp của dược sĩ trong sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường.
1.4.2. Bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là vấn đề sức khỏe của toàn cầu vì sự phổ biến và khó khăn
trong kiểm soát, gắn liền với đó là chi phí y tế cao cho căn bệnh mạn tính này.
Bằng chứng cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị vẫn còn thấp ở nhiều đối tượng
[21]. Một số nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp như thiếu kiến
thức về bệnh tăng huyết áp, khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, chi phí
điều trị cao, tác dụng phụ [34]. Cho đến nay đã có nghiên cứu tổng quan về
hiệu quả của chăm sóc dược trên bệnh nhân tăng huyết áp, nghiên cứu cho
thấy hiệu quả của dược sĩ trong việc kiểm soát tuân thủ điều trị trên bệnh
nhân tăng huyết áp [50]. Mục tiêu của tổng quan sau đây là để cập nhật tỉ lệ
tuân thủ điều trị tăng huyết áp cho đến thời điểm hiện tại.
1.4.3. Bệnh nhiễm HIV
Bệnh nhân nhiễm HIV cần sử dụng thuốc chống virus suốt đời. Tuy nhiên
người nhiễm HIV thường có nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày do đó
họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ điều trị. Tỉ lệ chung là
khoảng 62% bệnh nhân nhiễm HIV tuân thủ điều trị [48]. Cho đến nay có
nhiều nghiên cứu tổng quan về can thiệp tăng tỉ lệ tuân thủ điều trị trên bệnh

9



nhân HIV [58]. Tuy nhiên các nghiên cứu đều cho thấy việc truyền thông giáo
dục sức khỏe chưa làm thay đổi rõ rệt tuân thủ điều trị trên bệnh nhân HIV.
Mục tiêu của nghiên cứu tổng quan hệ thống là để cập nhật hiệu quả của hoạt
động TT-GDSK trong tuân thủ điều trị trên bệnh nhân nhiễm HIV.

10


Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong
sử dụng thuốc.
2.2.

Qui trình tiến hành nghiên cứu
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU



Phân loại các phương pháp thực hiện TT-GDSK .
Phân tích hiệu quả của một số phương pháp TT-GDSK trong sử dụng
thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh
nhân nhiễm HIV.

TÌM KIẾM TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Sách chuyên ngành


Bài báo chuyên ngành

Tài liệu xám1

Công cụ tìm kiếm: Pubmed; ScienceDirect.
Phương pháp: Tổng quan hệ thống

TỔNG HỢP TÀI LIỆU

Hình 2.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu

11


1

Tài liệu xám là nguồn dữ liệu bao gồm các chính sách, tài liệu, báo cáo của các ủy

ban, hướng dẫn, bản tin, thông cáo báo chí và các văn bản chính thức của các tổ
chức… tài liệu xám không phải là các bài báo cáo khoa học hay các cuốn sách, tuy
nhiên lại là một nguồn dữ liệu quan trọng trong lĩnh vực y tế.
2

EndNote X6 là phần mềm trích dẫn tài liệu tự động được sử dụng phổ biến trong

quá trình tổng hợp nghiên cứu.

Qui trình tiến hành nghiên cứu được thể hiện trên hình 2.1 [11], [13], [15].
Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm có sách chuyên ngành, bài

báo khoa học và tài liệu xám. Trong đó bài báo khoa học được tìm trên các cơ
sở dữ liệu Pubmed và ScienceDirect.
2.3.

Tài liệu nghiên cứu

 Sách chuyên ngành
Những cuốn sách có nội dung liên quan đến truyền thông giáo dục sức
khỏe. Ngôn ngữ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Phƣơng pháp tìm kiếm:
- Đối với sách tiếng Việt: giáo trình về Truyền thông và Giáo dục sức
khỏe của Bộ y tế đang được sử dụng để giảng dạy tại một số trường Đại
học Y trên cả nước, sách có nội dung liên quan đến hoạt động TTGDSK do Bộ Y Tế ban hành, tra cứu tài liệu tham khảo của các tài liệu
đã tìm được.
- Đối với sách tiếng Anh: tìm trên thư viện WorldCat3 hoặc trên trang
GoogleBooks4 với các từ khóa “ health communication”, “health
education”, “health education in pharmacy”, “community pharmacy”,
“method of health communication and education”, “health education in
pharmacy”. Từ đó dựa trên tiêu đề, nội dung tóm tắt của cuốn sách và

12


dựa trên mục tiêu của luận văn để quyết định chọn những cuốn có liên
quan vào nghiên cứu.
- Tiếp tục dựa trên tài liệu tham khảo của các sách tìm được để tìm được
những cuốn sách liên quan khác.
Tiêu chuẩn lựa chọn sách:
- Sách có nội dung về các phương pháp TT-GDSK.
- Được xuất bản trong vòng 10 năm trở lại.

- Ngôn ngữ bằng tiếng việt hoặc tiếng anh
Tài liệu sách được sử dụng cho mục tiêu “Phân loại các phương pháp thực
hiện truyền thông giáo dục sức khỏe”.
3

WorldCat là mạng lưới thư viện lớn nhất thế giới hiện nay. WorldCat cho phép

người tìm kiếm có thể liên kết với dịch vụ và danh mục của hơn 10000 thư viện trên
thế giới. Người sử dụng WorldCat có thể tìm kiếm, trích dẫn, ghi nhớ kết quả tìm
kiếm, tạo danh sách các danh mục đã tìm thấy, viết bình luận… Đặc biệt, ngoài việc
biết được tên danh mục, người dùng còn có thể tìm được các thư viện hiện đang lưu
giữ bản in để có thể mượn và đọc được toàn văn [71].
4

GoogleBooks là một công cụ của Google cho phép tìm một đoạn văn đầy đủ

trong một cuốn sách do Google scan lại. Cũng tương tự như việc tra cứu trên
Google, GoogleBooks sẽ cho người tìm kiếm tất cả các kết quả phù hợp với từ khóa
sử dụng [73].

13


Kết quả tìm kiếm tài liệu sách: [Phụ lục 1]

Tìm kiếm trên GoogleBooks, WordCat, tra cứu tài liệu tham khảo
(45 cuốn sách)

Lọc theo tiêu chuẩn lựa chọn
nghiên cứu


Cuốn sách được đưa vào nghiên cứu
(21 cuốn sách)

Hình 2.2. Kết quả tìm kiếm sách cho nghiên cứu

14


 Bài báo khoa học
- Xác định câu hỏi nghiên cứu: để giải quyết được 02 mục tiêu đã đề ra, câu
hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau:
 Để thực hiện TT-GDSK hiệu quả có những phương pháp nào?
 Có những khác biệt nào về việc tuân thủ sử dụng thuốc trong điều trị
bệnh đái tháo đường giữa đối tượng có can thiệp TT-GDSK và đối
tượng không có can thiệp TT-GDSK?
 Có những khác biệt nào về việc tuân thủ sử dụng thuốc trong điều trị
tăng huyết áp giữa đối tượng có can thiệp TT-GDSK và đối tượng
không có can thiệp TT-GDSK?
 Có những khác biệt nào về việc tuân thủ sử dụng thuốc trong điều trị
bệnh nhân nhiễm HIV giữa đối tượng có can thiệp TT-GDSK và đối
tượng không có can thiệp TT-GDSK?
- Đối với tài liệu là các bài báo khoa học: tìm trên hai nguồn cơ sở dữ liệu
điện tử: Pubmed5 và ScienceDirect6. Cả hai cơ sở dữ liệu trên đều là những
nguồn dữ liệu đáng tin cậy, thường được sử dụng trong tìm kiếm nghiên cứu
cho tổng quan hệ thống.
 Phƣơng pháp tìm kiếm:
 Sử dụng các từ khóa tìm kiếm dựa trên sự phân tách các khái niệm cơ
bản, quan trọng nhất từ câu hỏi tổng quan.
 Sử dụng các thuật toán tìm kiếm: AND, OR nhằm giới hạn tìm kiếm

với một số tiêu chuẩn đã được xây dựng.
 Sử dụng các kỹ thuật cơ bản và nâng cao trong tìm kiếm trên các cơ sở
dữ liệu: Pubmed, ScienceDirect [11], [13].

15


×