Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

skkn thành phần nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.17 KB, 23 trang )

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Kiên Giang
Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Trung Trực

GIẢNG DẠY BÀI

“THÀNH PHẦN
NGUN TỬ”

Người viết

: Bùi Thị Chi

Chức vụ

: Giáo viên

Năm học 2011 – 2012


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Mục lục
Trang
PHẦN I : Mở đầu .............................................................

3

PHẦN II : Nội dung ........................................................

5


A/ Cơ sở lý luận ...........................................................

5

B/ Thực trạng vấn đề .....................................................

6

C/ Giải pháp .................................................................

7

1. Các Slide trình chiếu .............................................

7

2. Giáo án .................................................................. 16
D/ Hiệu quả .................................................................. 21
PHẦN III : Kết luận ......................................................... 22
1. Bài học kinh nghiệm .............................................. 22
2. Ý nghĩa đối với việc giảng dạy .............................. 22
3. Khả năng ứng dụng ................................................ 22
4. Các kiến nghị, đề xuất ........................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 23

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 2


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản


Phần I : MỞ ĐẦU
Mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục hiện nay là “nâng cao chất lượng
giáo dục”. Tuy nhiên, hiện nay giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng có rất
nhiều vấn đề chi phối. Vì vậy, muốn đạt được kết quả giáo dục tốt, người thầy
phải tạo cho học sinh niềm say mê, yêu thích môn học. Có như thế học sinh
mới chủ động, tích cực trong học tập.
Bài “Thành phần nguyên tử” là bài học Hóa Học đầu tiên, mở đầu cho
chương trình Hóa học cấp THPT. Việc tạo sức hấp dẫn, say mê môn Hóa Học
cho các em thông qua bài học đầu tiên này rất quan trọng. Ở bài này, các kiến
thức như : cấu tạo nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản là electron, proton,
nơtron, các em đã biết ở chương trình Hóa học cấp THCS. Tuy nhiên các em
không được giới thiệu vì sao người ta lại biết các nguyên tử được cấu tạo như
vậy. Vì nguyên tử vô cùng nhỏ bé, việc các nhà khoa học có quan sát được
nguyên tử hay không cũng chưa được giới thiệu với các em.
Đây là một bài học khó, kiến thức rất trừu tượng, nếu chỉ đưa ra các kiến
thức, các con số rất khó nhớ sẽ làm cho học sinh trong giờ học Hóa đầu tiên
của cấp học, cảm thấy môn học khô khan, khó nhớ, thiếu sự hấp dẫn. Vì vậy
bài giảng này, theo tôi, không nặng về việc truyền tải các kiến thức, số liệu,
mà nên dạy dưới dạng kể chuyện. Kể cho các em nghe các nhà Hóa học đã
làm như thế nào để có thể chứng minh, kết luận về thành phần cấu tạo nguyên
tử. Kể cho các em nghe trong cuộc sống, dù ở vị trí nào cũng có thể có những
công trình khoa học nổi tiếng góp phần vào kho tàng kiến thức của nhân loại.
Ví dụ như Chadwick chỉ là một cộng sự của Rutherford, nhưng trong công
việc, ông đã tìm ra, nói đúng hơn là đã chứng minh sự tồn tại của nơtron. Và
đến nay mọi người vẫn nhớ mãi đến ông. Qua bài học này giúp các em thấy
được chân lý của cuộc sống, thấy được kiến thức là vô cùng. Sau này dù các
em làm công việc nào đi nữa, thì cũng cố gắng làm thật tốt công việc của
mình, luôn tìm tòi, sáng tạo để có được những thành tích ngày một tốt hơn.
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi

Trang 3


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Bài học này còn cho các em thấy được bản chất của môn Hóa Học. Môn Hóa
Học là một môn khoa học thực nghiệm, dùng lý thuyết để giải thích các hiện
tượng thực tế, các suy luận lý thuyết cần phải được chứng minh bằng thực
nghiệm. Ví dụ như : Kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối
FeCl2. Theo lý thuyết có thể suy luận : tạo ra FeCl2 vì H + có tính oxi hóa yếu,
nhưng để chứng minh FeCl2 được tạo ra, người ta cho dung dịch NaOH vào
để nhận biết bằng kết tủa màu xanh nhạt của Fe(OH)2. Biết được bản chất của
môn học, học sinh sẽ có phương pháp học tập đúng đắn, sẽ có kết quả học tập
tốt hơn.
Giảng dạy một bài học theo lối kể một câu chuyện là cách cung cấp kiến
thức cho học sinh một cách tự nhiên nhất. Giống như ngày còn nhỏ, được
nghe truyện cổ tích vậy, không ai phải học thuộc lòng truyện cổ tích cả,
nhưng vẫn nhớ được nội dung của từng câu chuyện được nghe. Do đó giảng
dạy bài “Thành phần nguyên tử” theo cách kể một câu chuyện về quá trình
nghiên cứu nguyên tử của các nhà bác học, điều này tạo nên không khí nhẹ
nhàng, vui vẻ cho tiết học. Dẫn dắt học sinh đi từ quá trình này đến quá trình
khác một cách tự nhiên. Do đó, kiến thức cũng được giới thiệu đến các em tự
nhiên, không gò bó. Trong bài học được dạy theo lối kể chuyện này, các em
còn được chứng minh cho thấy một chân lý của cuộc sống, mọi con người đều
có khả năng trở thành vĩ đại.
Công việc của người giáo viên là vừa truyền thụ kiến thức, vừa dạy dỗ các
em các chuẩn mực đạo đức, lối sống, mục đích cuộc sống, nuôi dưỡng ước
mơ. Công việc này rất khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, tôi đưa ra
vấn đề này mong chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau hoàn
thành tốt mục tiêu giáo dục.


Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 4


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Phần II : NỘI DUNG
A/ Cơ sở lý luận :
Trước đây, việc dạy học là thầy truyền đạt kiến thức, trò nghe thầy giải
thích, hiểu, ghi nhớ. Tuy nhiên hiện nay việc trò tiếp thu kiến thức một cách
thụ động từ thầy đã không còn phù hợp. Học sinh có rất nhiều câu hỏi tại sao
mà việc trả lời không hề dễ dàng. Ví dụ như : Thầy nói rằng nguyên tử gồm
các hạt electron, proton, nơtron, nguyên tử vô cùng nhỏ bé, trò có thể hỏi :
Thầy đã từng thấy nguyên tử chưa ? Làm sao thầy biết trong nguyên tử có các
hạt electron, proton, nơtron ? Hóa học là khoa học lí thuyết và thực nghiệm,
trong hóa học có nhiều khái niệm khó và trừu tượng, nhiều phản ứng diễn ra
quá nhanh hoặc quá chậm, diễn tiến của các quá trình và hiện tượng rất khó
hoặc không thể quan sát, gây nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học Hóa
học. Hiện nay với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin thầy giáo có thể cho học
sinh xem các mô phỏng, chiếu chậm các quá trình giúp học sinh dễ dàng quan
sát.
Điều quan trọng đặt ra là làm sao để học sinh quan tâm, chú ý tìm hiểu
môn học. Hiểu được bản chất của môn Hóa Học để có phương pháp học tập
đúng đắn. Do đó ở bài học này, tôi đề nghị dạy học theo lối kể chuyện, có áp
dụng công nghệ thông tin để mô phỏng, cụ thể hóa các thí nghiệm về cấu tạo
nguyên tử. Vì đây là những thí nghiệm không có thiết bị để biểu diễn ở trường
phổ thông. Thông qua các mô phỏng được xem, các em có thể hình dung ra
công việc nghiên cứu của các nhà bác học về thành phần nguyên tử.


Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 5


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

B/ Thực trạng vấn đề :
Trong quá trình giảng dạy, tôi có nghe học sinh than thở : “Cô ơi sao
môn Hóa khó quá, làm sao mà nhớ được hết các phản ứng Hóa Học của các
chất ?”. Tôi thấy mình phải tìm cách làm sao cho một bài dạy Hóa Học phải
dễ hiểu, có sức hấp dẫn, tạo ấn tượng để học sinh nhớ kiến thức. Chương trình
Hóa Học THPT bắt đầu từ lớp 10 với phần Hóa đại cương. Đây là phần kiến
thức rất trừu tượng, khó hiểu, các con số dài và khó nhớ. Nếu ngay từ bài học
đầu tiên của cấp học, mà đã phải nghe một bài học lý thuyết nặng nề, khó
tưởng tượng, khó nhớ, sẽ làm học sinh không có hứng thú với bài học tiếp
theo, với môn Hóa Học.
Vì vậy tôi đưa ra cách giải quyết vấn đề bằng cách dạy bài học dưới dạng
kể chuyện, dẫn dắt các em vào câu chuyện các nhà bác học đã chứng minh
như thế nào về sự tồn tại của các thành phần cấu tạo nên nguyên tử.
Dưới đây là các slide trình chiếu và giáo án của bài giảng.

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 6


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

C/ Giải pháp :
I/ Các slide trình chiếu
Slide 1


THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I/ Thành phần cấu tạo của nguyên tử :
Phiếu học tập số 1 : Nguyên tử là gì ? Nguyên tử được
cấu tạo từ những hạt nào ?
Cấu tạo nguyên tử : lớp vỏ electron
hạt nhân có chứa proton, nơtron.
Phiếu học tập số 2 : Đặt vấn đề : Vào thế kỷ XVIII, chưa
có kính hiển vi điện tử, chưa ai quan sát được nguyên tử vì
nó rất nhỏ bé, không quan sát được thì làm sao biết được
nguyên tử được cấu tạo ra sao, gồm những thành phần gì ?
Vậy tại sao các nhà Hóa học lại biết các hạt cấu tạo nên
nguyên tử?
Chúng ta sẽ tìm hiểu xem các nhà Hóa học đã làm như thế
nào ?

Slide 2
1/ Electron :
a) Sự tìm ra electron
Thí nghiệm :
Năm 1897 nhà bác
học người Anh,
Thomson nghiên cứu
sự phóng điện giữa
hai điện cực có hiệu
điện thế 15kV trong
ống gần như chân
không (0,001mmHg)
* Các em hãy quan sát thí nghiệm của Thomson và trả
lời các câu hỏi :

1) Tại sao chong chóng quay ?
2) Tại sao tia sáng lại lệch về phía cực dương ?
 hai điều trên chứng minh được gì ?

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 7


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Slide 3
1) Chong chóng quay chứng tỏ tia sáng là chùm hạt vật chất có
khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn.
2) Tia sáng lệch về phía cực dương chứng tỏ các hạt vật chất này
mang điện âm
 Tia sáng này được gọi là tia âm cực
Phiếu học tập số 3 : Đặc tính của tia âm cực là gì ?
Đặc tính của tia âm cực : tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối
lượng, mang điện âm, và chuyển động với vận tốc lớn.
 Những hạt tạo thành tia âm cực gọi là electron, kí hiệu e
b) Khối lượng và điện tích của electron :
me = 9,1094.10-31 kg  0,00055u
qe = - 1,602.10-19 C
+ Electron là hạt mang điện tích nhỏ nhất được được dùng làm điện
tích đơn vị, kí hiệu eo.
+ Điện tích của electron được kí hiệu là -eo và qui ước là 1–

Slide 4

* Thomson đã chứng minh được sự tồn tại của các electron, phá

vỡ thuyết nguyên tử vốn xem nguyên tử là hạt nhỏ nhất cấu tạo
nên vật chất. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là trong nguyên tử
ngoài electron thì còn những thành phần nào khác ?
2/ Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử :
Thí nghiệm
Năm 1911 nhà vật lí
người Anh, Rutherford
và các cộng sự cho các
hạt  bắn phá qua lá
vàng mỏng, dùng màn
huỳnh quang theo dõi
đường đi của các hạt .
+ Hạt anpha có điện
tích 2+, khối lượng gấp
4 lần khối lượng H.

Slide 5
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 8


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Xem mô phỏng
chi tiết

Slide 6

Các em xem mô phỏng thí nghiệm của Rutherford và trả lời các
câu hỏi :

1) Quan sát nào chứng minh được hầu hết các hạt  đều xuyên
thẳng qua lá vàng, một số rất ít đi lệch hướng ban đầu hoặc bị bật
trở ngược về phía sau ?
2) Hầu hết hạt  xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ được điều gì ?
3) Tại sao lại có một số rất ít hạt  đi lệch hướng ban đầu hoặc bị
bật trở ngược về phía sau ?
 các hiện tượng thí nghiệm chứng minh được điều gì về cấu tạo
nguyên tử ?
1) Quan sát các điểm sáng trên màn huỳnh quang : tập trung
nhiều trên đường thẳng, chỉ một vài điểm sáng lệch ra ngoài
và ngược trở lại phía sau lá vàng
2) Hạt  xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu
tạo rỗng.
3) một số rất ít hạt  va chạm vào thì bật trở lại, chuyển động
gần thì bị lệch hướng, chứng tỏ trong nguyên tử có một phần
có khối lượng lớn, mang điện tích dương, kích thước nhỏ.
Slide 7
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 9


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

 Nguyên tử có cấu tạo rỗng
+ Nguyên tử có phần mang điện dương có kích thước rất nhỏ,
khối lượng lớn, gọi là hạt nhân nguyên tử
Từ các nghiên cứu trên ta đã biết nguyên tử được cấu tạo bởi
electron, hạt nhân mang điện dương có khối lượng lớn, kích
thước nhỏ, nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Nguyên tử trung hòa về điện nên số đơn vị điện tích dương của

hạt nhân bằng số electron xung quanh nó.
Vấn đề đặt ra tiếp theo là : hạt nhân nguyên tử
được cấu tạo như thế nào?
3/ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :
a) Sự tìm ra proton
Thí nghiệm của Rutherford
Năm 1918 Rutherford dùng hạt  bắn phá hạt nhân nguyên tử
nitơ, ông đã quan sát thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và
một loại hạt mới, đó là hạt proton
Slide 8

 Hạt proton (kí hiệu p) là một thành phần cấu tạo của hạt
nhân nguyên tử.
mp = 1,6726.10-27 kg  1u
qp = + 1,602.10-19 C
Proton mang một đơn vị điện tích dương, kí hiệu eo và qui ước là 1+
Vấn đề tiếp tục được đặt ra : nếu hạt nhân nguyên tử chỉ gồm các
proton mang điện dương thì không thể xếp trong một thể tích rất
nhỏ vì điện tích cùng dấu chúng sẽ đẩy nhau. Vậy trong hạt nhân
nguyên tử còn thành phần nào nữa ?
b) Sự tìm ra nơtron
Thí nghiệm của Chadwick
Năm 1932, Chadwick (một cộng tác viên của Rutherford) : Dùng
hạt  bắn phá hạt nhân nguyên tử beri, ông đã quan sát thấy xuất
hiện một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ proton, nhưng không
mang điện, đó là hạt nơtron.

Slide 9
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 10



Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

 Hạt nơtron (kí hiệu n) cũng là một thành phần cấu tạo của
hạt nhân nguyên tử.
mn = 1,6748.10-27 kg  1u
qn = 0
c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :
Phiếu học tập số 4 : Nêu kết luận về cấu tạo của hạt nhân
nguyên tử.
+ Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron
+ Vì nơtron không mang điện, số proton trong hạt nhân phải bằng
số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay
xung quanh hạt nhân.
Phiếu học tập số 5 : Nêu kết luận về cấu tạo nguyên tử.
Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm các electron rất nhỏ chuyển động
xung quanh hạt nhân. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

Slide 10

II/ Khối lượng và kích thước nguyên tử :
1. Kích thước :
+ Rất nhỏ, dùng đơn vị Angxtrom (Å)

1Å = 10-10m

1m  10 6 m
1nm  10 9 m
+ Nguyên tử có đường kính khoảng 1Å

+ Hạt nhân nguyên tử có đường kính khoảng 10-4 Å. Nhỏ
hơn đường kính nguyên tử 10 000 lần.
+ electron và proton có đường kính khoảng 10-7 Å, nhỏ hơn
đường kính hạt nhân 1000 lần.
Ví dụ : Nguyên tử H có bán kính khoảng 0,053 nm
Slide 11
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 11


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Ví dụ : Nếu phóng đại hạt nhân nguyên tử thành hình cầu có
đường kính 1cm, tính đường kính của nguyên tử.
Đường kính của nguyên tử : 10 000 cm = 100 m
Đường kính của electron : 10-3 cm = 0,01 mm
Từ các số liệu trên em hãy hình dung ra cấu tạo nguyên tử.
+ Đường kính nguyên tử 100 m : quả cầu nguyên tử lớn
gần bằng ngôi trường của chúng ta.
+ Đường kính hạt nhân nguyên tử 1 cm : Hạt nhân chỉ bằng
đầu viên phấn viết bảng.
+ Đường kính electron 0,01 mm: electron nhỏ gần hạt cát.
Vậy : Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Slide 12
2. Khối lượng : Rất nhỏ.
Ví dụ :
Khối lượng 1 nguyên tử C là 19,9265.10-27 kg
Khối lượng 1 nguyên tử H là 1,6738.10-27 kg
Người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u

(còn gọi là đvC)

1u 

1
mCacbon12
12

19,9265.10 27
1u 
 1,6605.10 27 kg
12

Slide 13
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 12


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

CỦNG CỐ
Hạt cơ bản

Kí hiệu

Điện tích (q)

Khối lượng (m)

Electron


e

-1,602.10-19C
= -eo = 1-

9,1094.10-31 kg
 0,00055u

Proton

p

+ 1,602.10-19C 1,6726.10-27 kg
= +eo =1+
 1u

Nơtron

n

0

1,6748.10-27 kg
 1u

Vỏ nguyên tử : electron
Hạt nhân nguyên tử : proton, nơtron

Slide 14


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên
tử là :
A. electron và proton.
B. proton và nơ tron.
C. nơtron, electron.
D. electron, proton và nơtron.
Câu 2 : Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là :
A. electron và proton.
B. nơ tron và electron.
C. nơtron, proton.
D. electron, proton và nơtron.
Câu 3 : Người tìm ra proton là :
A. Thomson.
B. Chadwich.
C. Rutherford.
D. Bohr.
Slide 15
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 13


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4 : Người tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng là:
A. Thomson.
B. Chadwich.
C. Rutherford.

D. Bohr.
Câu 5 : Người tìm ra Electron là :
A. Thomson.
B. Chadwich.
C. Rutherford.
D. Bohr.
Câu 6 : Người tìm ra nơtron là :
A. Thomson.
B. Chadwich.
C. Rutherford.
D. Bohr.
Slide 16

BÀI TẬP
Câu 7 : Nếu phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có
đường kính 6 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là :
A.
B.
C.
D.

200 m.
300 m.
600 m.
1200 m.

Câu 8 : Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm, khối
lượng nguyên tử là 65u.
a) Tìm khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập

trung ở hạt nhân có bán kính r = 22.10-6nm. Tính khối
lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 14


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Slide 17

BÀI GIẢI
Câu 8 : Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm, khối lượng
nguyên tử là 65u.
a) Khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
mZn = 65.1,6605.10-24 gam = 109,9325.10-24 gam
r = 1,35.10-1nm = 1,35.10-8 cm

V

4 3 4
r  3,14(1,35.10 8 ) 3  10,301 .10 24 cm 3
3
3
m 109,9325 .10 24
D 
 10,6723 g / cm 3
 24
V 10,30077 .10


b) Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.
r = 22.10-6nm = 22.10-13 cm

4
4
V  r 3  3,14(22.10 13 )3  44579,627.10 39 cm 3
3
3
m 109,9325 .10 24
D 
 2,466.1012 g / cm 3
 39
V 44579,627.10

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 15


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

II/ Giáo án
Tiết theo ppct: 3

Ngày soạn : 1/8/2011

Ngày dạy: 10/8/2012

Chương 1 :

Nguyên tử

Bài 1 :

THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
 
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức : Học sinh biết các thành phần cấu tạo của nguyên tử, điện
tích, khối lượng, proton, nơtron, electron. Hình dung được cấu tạo rỗng của
nguyên tử.
2/ Kĩ năng : Biết cách tính khối lượng nguyên tử theo u. (khối lượng
tương đối) ; gam (khối lượng tuyệt đối). So sánh khối lượng, kích thước và
điện tích của electron, proton, nơtron.
3/ Thái độ : Có nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của vật chất, có sự say
mê tìm hiểu, nghiên cứu, biết về phản ứng hạt nhân, sự biến đổi của vật chất.
II/ Chuẩn bị : phần mềm thí nghiệm về tia âm cực, sự khám phá ra hạt
nhân nguyên tử. Phiếu học tập
III/ Phương pháp dạy học chủ yếu : Đặt vấn đề, đàm thoại, sử dụng thiết
bị dạy học.
IV/ Thiết kế các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1 : Ở lớp 8 đã học khái I/ Thành phần cấu tạo :
niệm nguyên tử, hãy nhắc lại các
kiến thức đã học

+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung
hòa về điện, nguyên tử gồm hạt nhân


Phiếu học tập số 1 : Nguyên tử là mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi
gì ? Nguyên tử được cấu tạo từ 1 hay nhiều electron mang điện tích

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 16


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

những hạt nào ?
Hoạt động 2 :

âm.
+ Nguyên tử được tạo thành từ ba loại

Đặt vấn đề : Nguyên tử rất nhỏ bé, hạt : proton, nơtron, electron.
không thế cắt đôi nguyên tử ra để

1/ Electron :

xem bên trong nó có những gì ?

a) Sự tìm ra electron

Vậy tại sao các nhà Hóa học lại

Thí nghiệm :

biết các hạt cấu tạo nên nguyên tử?


+ Tia âm cực là chùm hạt vật chất có

* Cho học sinh xem thí nghiệm khối lượng, mang điện tích âm chuyển
của Thomson. Yêu cầu học sinh động với vận tốc lớn.
trả lời các câu hỏi :

 Những hạt tạo thành tia âm cực là

1) Tại sao chong chóng quay ?

electron, kí hiệu e.

2) Tại sao tia sáng lại lệch về phía
cực dương ?
 hai điều trên chứng minh được

gì ?
Phiếu học tập số 2 : Đặc tính của
tia âm cực là gì ?
 Kết luận : Những hạt tạo
thành tia âm cực là electron, kí
hiệu e.
+ Thông báo : Bằng thực nghiệm
người ta xác định khối lượng và
điện tích của electron.
Hoạt động 3 :
* Cho học sinh xem thí nghiệm
của Rutherford
Yêu cầu học sinh trả lời các câu
hỏi :

1) Quan sát nào chứng minh

b) Khối lượng và điện tích của
electron :
me =

1
mH = 9,109.10-31 kg 
1840

0,00055 u
qe = - 1,602.10-29 C (coulomb)
+ là hạt mang điện tích nhỏ nhất
được được dùng làm điện tích đơn vị,
kí hiệu eo. Do đó điện tích của electron
được kí hiệu là –eo và qui ước là 1–
2/ Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử :
Thí nghiệm
+ Hầu hết các hạt  đều xuyên thẳng
qua lá vàng, một số rất ít đi lệch hướng

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 17


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

được hầu hết các hạt  đều xuyên ban đầu hoặc bị bật trở ngược về phía
thẳng qua lá vàng, một số rất ít đi sau.
lệch hướng ban đầu hoặc bị bật trở

ngược về phía sau ?

Giải thích : Nguyên tử có cấu tạo
rỗng, có chứa phần mang điện dương

2) Hầu hết hạt  xuyên thẳng qua có khối lượng lớn, thể tích nhỏ.
lá vàng chứng tỏ được điều gì ?

 Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần

3) Tại sao lại có một số rất ít hạt mang điện dương là hạt nhân nguyên
 đi lệch hướng ban đầu hoặc bị tử. Hầu hết khối lượng nguyên tử tập

bật trở ngược về phía sau ?
Phiếu học tập số 3 : Từ thí

trung ở hạt nhân.
+ Hạt nhân nguyên tử có kích thước

nghiệm bắn hạt  qua lá vàng, hãy rất nhỏ, khối lượng lớn.
nêu các hiện tượng thí nghiệm.

+ Xung quanh hạt nhân có các

(Về đường đi của các hạt , giải electron tạo nên vỏ nguyên tử, các
thích tại sao ? Đưa ra kết luận về electron có khối lượng rất nhỏ nên hầu
cấu tạo của nguyên tử).

hết khối lượng nguyên tử tập trung ở


Hoạt động 4 :

hạt nhân nguyên tử.

* Nêu thí nghiệm của Rutherford

3/ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :

: Dùng hạt  bắn phá hạt nhân

a) Sự tìm ra proton

nguyên tử nitơ  xuất hiện một

Thí nghiệm :

loại hạt mới là proton

 Hạt proton (kí hiệu p) là một thành
phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
mp = 1,6726.10-27 kg  u
qp = + 1,602.10-29 C (Coulomb)
Proton mang một đơn vị điện tích

* Nêu thí nghiệm của Chadwick dương, kí hiệu eo và qui ước là 1+
(một cộng tác viên của Rutherford)

b) Sự tìm ra nơtron

: Dùng hạt  bắn phá hạt nhân


Thí nghiệm :

nguyên tử beri  tìm ra hạt nơtron

 Nơtron (kí hiệu n) cũng là một
thành phần cấu tạo của hạt nhân

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 18


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

 Kết luận về cấu tạo hạt nhân nguyên tử.
nguyên tử ?
Phiếu học tập số 4 : Giá trị điện

mn = 1,6748.10-27 kg  1 u
qn = 0

tích và khối lượng của electron, p,

c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :

n.

Kết luận : Hạt nhân nguyên tử được
tạo thành bởi các proton và nơtron. Vì
nơtron không mang điện, số proton

trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện
tích dương của hạt nhân và bằng số
electron quay xung quanh hạt nhân.

Hoạt động 5 :

II/ Khối lượng và kích thước

Phiếu học tập số 5: Nếu phóng đại nguyên tử :
hạt nhân một nguyên tử đến đường
kính là 1 cm. Hỏi nguyên tử đó có
đường kính là bao nhiêu ?
 Khẳng định thêm về cấu tạo
rỗng của nguyên tử.

1. Kích thước :
+ Rất nhỏ dùng đơn vị Angxtrom
Å
1 (Å) = 10-10m

; 1m = 10 -6m

;

1nm = 10-9m
+ Các nguyên tử có đường kính
khoảng 1Å
Ví dụ : Nguyên tử H có bán kính
khoảng 0,53Å = 0,053 nm
+ Hạt nhân nguyên tử có đường kính

khoảng 10-4Å. Nhỏ hơn đường kính
nguyên tử 10 000 lần.
+ electron, proton có đường kính
khoảng 10-7Å, nhỏ hơn đường kính hạt
nhân 1000 lần.
=> electron chuyển động xung quanh

Hoạt động 6 :
Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 19


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

* Thông báo : Người ta chọn hạt nhân  nguyên tử có cấu tạo rỗng.
đồng vị C – 12 để đưa ra đơn vị
khối lượng nguyên tử. Qui ước :
1u =

1
khối lượng của đồng vị
12

C–12

2. Khối lượng : Rất nhỏ.
Ví dụ :
Khối lượng của 1 nguyên tử C là
19,9265.10-27 kg.
Khối lượng của 1 nguyên tử H là

1,6736.10-27kg
Người ta dùng đơn vị khối lượng
nguyên tử, kí hiệu u (còn gọi là đvC)
1u =

Hoạt động 7: Củng cố
Làm bài tập 1 – 5, SGK tr. 9

1u =

1
khối lượng của C–12
12

19,9265.10 27
=1,6605.10-27 kg
12

Xem bảng 1 tr.8 SGK

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 20


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

D/ Hiệu quả :
KẾT QUẢ CỤ THỂ :
Năm học 2008 – 2009 tôi chưa áp dụng cách giảng dạy bài này. Tỉ lệ bài
kiểm tra của các lớp 10 ban cơ bản mà tôi giảng dạy là :

LỚP

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

Trên TB

10B1

6,7%

26,7%

42,2%

24,4%

75,6%

10C2

5%

27,5%


46,7%

20,8%

79,2%

Tổng cộng

5,9%

27,1%

44,5%

22,6%

77,4%

Năm học 2009 – 2010 tôi không dạy khối 10.
Năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 tôi đã áp dụng cách giảng
dạy bài này, số học sinh yêu thích môn Hóa Học trong lớp nhiều hơn, kết quả
là tỉ lệ bài kiểm tra đạt được cao hơn. Cụ thể là :
Năm học 2010 – 2011
LỚP

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu, kém

Trên TB

10D2

12,2%

24,4%

48,8%

14,6%

85,4%

10CB7

14,3%

28,6%

48,6%

8,5%

91,5%

Tổng cộng


13,3%

26,5%

48,7%

11,5%

88,5

Năm học 2011 – 2012
Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

Trên TB

10 CB4

24,4%

37,8%


28,9%

8,9%

91,1%

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 21


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Phần III : KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã rút ra sau nhiều năm giảng dạy. Tôi thấy
được là số học sinh trong lớp yêu thích môn học nhiều hơn. Học sinh hiểu
được bản chất của môn học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Hóa
học đều do các nhà bác học nghiên cứu, chứng minh được. Các suy luận phải
phù hợp với thực tế thí nghiệm.
2. Ý nghĩa đối với việc giảng dạy
Hiểu được Hóa học là khoa học lí thuyết và thực nghiệm, học sinh có
phương pháp học Hóa học đúng đắn, phù hợp nên có kết quả cao hơn. Học
sinh thấy được trong cuộc sống các vấn đề được đặt ra không ngừng, biết
được kiến thức này sẽ muốn biết các kiến thức khác tiếp theo, kích thích ham
muốn tìm hiểu của các em.
3. Khả năng ứng dụng
Việc soạn giảng trên phần mềm Power Point rất thông dụng, đa số các giáo
viên đều làm được. Chỉ cần đổi mới cách truyền đạt để bài học hấp dẫn hơn.
4. Các kiến nghị, đề xuất
Bài học này có các thí nghiệm mô phỏng, các hình vẽ động cần sử dụng các

phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu. Hiện nay, các máy chiếu của
trường vừa ít, vừa cũ, hình ảnh mờ, tôi đề nghị trường nếu có điều kiện thì
nên trang bị thêm máy chiếu trên các phòng học để tạo điều kiện cho giáo
viên có thể đổi mới phương pháp dạy học, bài học sinh động, hấp dẫn hơn.
Rạch Giá, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Người viết

Bùi Thị Chi

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 22


Giảng dạy bài “ Thành phần nguyên tử”- Lớp 10 Ban cơ bản

Các tài liệu tham khảo :
1. Sách giáo khoa Hóa Học lớp 10.
Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên Hóa Học lớp 10.
Nhà xuất bản giáo dục
3. Mô phỏng Hóa 10
Tác giả: PGS.TS. Đặng Thị Oanh, ThS. Phạm Ngọc Bằng.

Giaùo vieân : Buøi Thò Chi
Trang 23



×