Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN vận dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích ném lựu đạn trúng đích đối với nữ học sinh khối 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.25 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................................................3
4.1. Phạm vi về thời gian nghiên cứu............................................................................................3
4.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu........................................................................................3
4.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................3
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết...............................................................................3
5.2. Nhóm phương pháp thực tiễn.................................................................................................3
5.3. Nhóm phương pháp toán học thống kê...................................................................................4
NỘI DUNG.......................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ
TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NÉM LỰU ĐẠN TRÚNG ĐÍCH ĐỐI VỚI HỌC
SINH NỮ KHỐI 11 THPT................................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................................4
1.1.1. Lựu đạn................................................................................................................................4
1.1.2. Bài tập bổ trợ.......................................................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................5
1.2.1. Thuận lợi..............................................................................................................................5
1.2.2. Khó khăn............................................................................................................................6
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN..........................................................................6
2.1. Giải pháp thực hiện.....................................................................................................................6
2.1.1. Giai đoạn 1..........................................................................................................................6
2.1.2. Giai đoạn 2..........................................................................................................................8
2.2. Hệ thống các bài tập phát triển tốc độ........................................................................................8
2.3. Kết quả đạt được.......................................................................................................................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. QP: Quốc phòng
2. AN: An ninh
3. QPTD & ANND: Quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
4. GDQP, AN: Giáo dục quốc phòng, an ninh
5. GDTC – GDQP: Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng
6. THPT: Trung học phổ thông
7. BGH: Ban Giám hiệu
8. HKPĐ: Hội khỏe phù đổng
9. GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục quốc phòng toàn dân, là một nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân (QPTD & ANND). Là môn học chính
khóa trong chương trình giáo dục cấp THPT góp phần giáo dục toàn diện cho học
sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội niềm tự hào và sự trân trọng đối với
truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam. Có kiến thức cơ bản về quốc phòng, an ninh (QP, AN),
có kỹ năng quân sự cần thiết tham gia vào sự nghiệp xây dựng nền QPTD &
ANND sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua Bộ giáo
dục đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh đã có các văn bản chỉ đạo về việc thực
hiện giảng dạy môn học GDQP, AN. Ban Giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch tổ
chức dạy dải môn học GDQP, AN kết hợp với tổ nhóm giáo viên chuyên môn giáo
dục Thể Chất - Giáo Dục Quốc Phòng triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục

Quốc Phòng cho học sinh. Đặc biệt được sự quan tâm và chỉ đạo của Sở giáo dục
Hà Tĩnh về việc tổ chức giảng dạy rãi nội dung những bài học ly thuyết và dạy trái
buổi với nhưng bài học thực hành môn học GDQP, AN trong năm học 2013 - 2014
được áp dụng cho tất cả các trường THPT trong toàn Tĩnh.
- Hiện nay môn học GDQP, AN trong các trường THPT được áp dụng giảng
dạy và tính điểm như các môn học khác tham gia tính điểm, phẩy trung bình chung
cho các em học sinh .
- Môn học GDQP, AN trong quá trình giảng dạy là truyền tải đến cho học
sinh nắm bắt được kiến thức GDQP, AN, từ lý thuyết cho đến thực hành ngày một
nâng lên. Tuy nhiên để giúp các em học sinh nắm và hiểu được sâu hơn nữa, thực
hiện các động tác một cách thuần thục hơn nữa trong kiểm tra kiến thức, tập luyện
cũng như hội thi hội thao đạt hiệu quả cao và đặc biệt sẵn sàng chiến đấu khi tổ
quốc cần: Để đạt được điều đó ngoài năng lực của học sinh, phương pháp giảng dạy
môn học của giáo viên đã được học ở các trường Đại học, và các lớp tập huấn hàng
năm do Bộ giáo dục và Sở giáo dục Hà Tĩnh tổ chức thì cần phải có kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, điều kiện cơ sở
vật chất để nâng cao hiệu quả về công tác giảng dạy môn học GDQP, AN.
- Bản thân tôi rất may mắn đã được tham giảng dạy môn học trong trường
THPT từ năm 2010 cho đến nay. Với kinh nghiệm giảng dạy, và được tham gia Hội
thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc môn Giáo dục quốc phòng, an ninh năm 2013 của
bản thân và thành tích đạt được là: giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, qua kết quả
công tác giảng dạy luôn đạt 75% khá giỏi trở lên, kết quả hội thi hội thao quốc
phòng được tổ chức lần I toàn huyện vào năm học 2011 – 2012 đạt giải nhất toàn
đoàn. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của bản thân với đề tài:
“ Vận dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích ném lựu đạn trúng đích
đối với nữ học sinh khối 11 THPT ”.
2


2. Mục tiêu nghiên cứu

- Khắc phục những hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả chưa cao trong công
tác dạy và học môn học GDQP, AN bài học kĩ thuật sử dụng Lựu đạn. Đưa ra
những bài tập bổ trợ hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như
truyển tải về kiến thức, kỹ năng, giúp học sinh nắm chắc và thực hiện, vận dụng tốt
trong quá trình tập luyện và sẵn sàng chiến đấu đạt kết quả cao.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc vận dụng các bài tập bổ trợ nâng cao
thành tích ném đạn trúng đích đối với học sinh nữ khối 11 THPT.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vận dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành
tích ném đạn trúng đích đối với học sinh nữ khối 11 THPT.
- Xây dựng và vận dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích ném đạn trúng
đích đối với học sinh nữ khối 11 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng
5/2014.
4.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu tại một trường THPT, hai lớp khối 11.
4.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các bài tập bổ trợ nâng cao nhằm nâng cao
thành tích ném lựu đạn xa trúng đích cho học sinh nữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này theo
hướng thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề vận dụng
các bài tập trong ném lựu đạn.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa: Sau khi thu thập, tổng hợp các tài
liệu, chúng tôi tiếp tục tiến hành phân loại, hệ thống các tài liệu theo các vấn đề cần
nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Với những tài liệu chúng tôi
thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích, rút ra những kinh nghiệm cho đề tài.
5.2. Nhóm phương pháp thực tiễn
- Phương pháp quan sát khoa học: Chúng tôi tiến hành đến dự giờ, tham gia
các hoạt động hội thao tại các trường phổ thông để thu thập thông tin cần thiết cho
đề tài.
- Phương pháp điều tra: Chúng tôi sử dụng phương pháp này theo hướng tiến
hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các giáo viên và học sinh về việc vận dụng các bài
tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích ném lựu đạn xa trúng đích.
3


- Phương pháp thực nghiệm: Sau khi nghiên cứu xong đề tài, chúng tôi tiến
hành tổ chức thực nghiệm tại trường THPT nhằm xác định tính khả thi của đề tài.
5.3. Nhóm phương pháp toán học thống kê
Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp này bằng cách sử dụng các công thức
toán học thống kê tiến hành xử lí kết quả điều tra thực trạng của việc vận dụng các
bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích ném lựu đạn xa trúng đích. Sau đó, chúng
tôi cũng sử dụng nhóm phương pháp này khi xử lí kết quả thực nghiệm đề tài.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NÉM LỰU
ĐẠN TRÚNG ĐÍCH ĐỐI VỚI HỌC SINH NỮ KHỐI 11 THPT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lựu đạn
1.1.1.1. Khái niệm
Lựu đạn là loại vũ khí đánh gần, trang bị cho từng người trong chiến đấu.
Lựu đạn cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện, có khả năng sát thương sinh
lực, phá hủy phương tiện chiến đấu của địch.

1.1.1.2. Một số loại lựu đạn Việt Nam
- Lựu đạn ф 1.
- Lựu đạn cần 97.
1.1.1.3. Kĩ thuật ném lựu đạn
Kĩ thuật ném lựu đạn là dùng sức vụt của cách tay, kết hợp sức rướn của thân
người, sực bật của chân để ném lựu đạn đi, thời cơ buông lựu đạn phù hợp và đúng
hướng ném.
1.1.2. Bài tập bổ trợ
Bài tập bổ trợ nhằm tăng sức mạnh, sức nhanh tốc độ và sự khéo léo của hoc
sinh.
4


* Sức mạnh tốc độ: Được thực hiện ở những hoạt động nhanh và khắc phục
trọng tải. Trong đó lực và tốc độ có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau.
Dựa vào cơ sở khoa học vừa nêu ra mà chúng ta định hướng cho việc hình
thành nội dung các bài tập sức mạnh tốc độ như sau:
Sử dụng các bài tập có trọng lượng nhỏ yêu cầu tốc độ nhanh liên tục. Đối
với độ tuổi học sinh THPT đặc điểm giới tính càng rõ nét nên cường độ và khối
lượng tập luyện phải được phân biệt rõ ràng giữa nam và nữ.
* Sức nhanh tốc độ:
Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt khá rõ
rệt, việc chuyển hoá của sức nhanh chỉ diễn ra trong động tác tương tự về tính chất
hoạt động, có thể chuyển hoá ở giai đoạn đầu của người mới tập, còn ở những nơi
có trình độ tập luyện cao hầu như việc chuyển hoá sức nhanh không diễn ra. Để
phát triển sức nhanh tốc độ (tần số động tác) người ta sử dụng các bài tập phát huy
được tốc độ tối đa các bài tập có chu kỳ. Phương pháp sử dụng ngắn chủ yếu vẫn là
phương pháp lặp lại.
Ở lứa tuổi THPT việc phát triển tốc độ và sức mạnh tốc độ đã phổ biến, bên
cạnh đó còn sử dụng đến sức bền, mềm dẻo và sự khéo léo, chúng cũng ảnh hưởng

rất nhiều đến kĩ thuật ném lựu đạn. Vì vậy sự kết hợp hài hoà giữa các tố chất kể
trên với kỹ thuật tác động là một vấn đề cơ bản để nâng cao thành tích.
- Môn học GDQP, AN nhằm trang bị kiến thức quốc phòng cho học sinh, khơi dậy
lòng yêu nước, hiểu biết, gìn giữ và phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ kháng chiến. Biết cách thực hiện vận dụng
một cách thuần thục các động tác cũng như kỹ chiến thuật của môn học trong tập
luyện và sẵn sàng chiến đấu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và kế hoạch tổ
chức dạy rải môn học GDQP, AN và xác định đây là môn học chính khóa.
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, sân bãi cho môn học đáp ứng tốt theo
yêu cầu của môn học .
- Môn học luôn đòi hỏi có sức khỏe, thể lực tốt, tính kiên trì. Đối với học
sinh nhà trường cơ bản 75% là học sinh con em nông dân có sức khỏe tốt chính vì
vậy đáp ứng khá tốt yêu cầu của môn học .
- Bản thân tôi là giáo viên đã công tác nhiều năm. Đặc biệt đã được tham gia
giảng dạy môn học GDQP, AN và dạy tại trường THPT Nghèn từ năm 2010 cho
đến nay. Được Sở giáo dục tạo điều kiện cho đi học lớp văn bằng 2 GDQP, AN Bộ
giáo dục tổ chức tại trường đại học Vinh từ năm 2013, và được tập huấn chuyên
môn hàng năm. Chính vì vậy ít nhiều có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn
học GDQP, AN là khá thuận lợi .
- Đồng nghiệp trong tổ GDTC – GDQP luôn hòa đồng có tinh thần tương
trợ, trao đổi lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như công tác tổ chức và
phương pháp giảng dạy .

5


1.2.2. Khó khăn

- Do sự phát triển của xã hội và nền khoa học kỷ thuật thực tế hiện nay đã
giải phóng phần lớn sức lao động của con người nhất là thế hệ trẻ, các em lười vận
động đẫn đến sự kém phát triển về sức khỏe và thể lực đặc biệt là các em học sinh
nữ ở các trường THPT vì thế tạo ra khó khăn trong việc học nội dung thực hành của
môn GDQP, AN nói chung và bài kĩ thuật ném lựu đạn nói riêng.
- Môn học mang tính khô khan và mới lạ, đòi hỏi phải có tính kỷ luật, kiên
trì tốt. Không ngại khó, ngại khổ nên trong công tác giảng dạy cũng gặp khó khăn.
- Do đặc thù môn yêu cầu về trang phục, phương tiện dụng cụ học khác
nhưng lại được xếp tiết học đan xen với các môn học khác trong cùng một buổi học.
Trong khi đó qui định về đồng phục của học sinh nhà trường lại khác chính vì vậy
cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công tác giảng dạy và kết quả môn học.
- Đối với giáo viên tham gia giảng dạy môn không phải là giáo viên chuyên
trách nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phương pháp giảng dạy và kết quả môn.
- Cơ sở vật chất, thao trường bãi tập và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ
đáp ứng được yêu cầu môn học. Tuy nhiên chất lượng chưa thật đảm bảo.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời đạt được sự
trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự
phát trỉển cơ thể của người lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang
phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể
được nâng cao dần.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Giải pháp thực hiện
2.1.1. Giai đoạn 1
Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm với cùng một
giáo án theo chương trình chuẩn.
* Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Sử dụng phương pháp sư phạm chung:
- Phương pháp phân tích và giảng giải.

- Phương pháp trực quan trực tiếp.
* Đối với học sinh: thực hiện và tập luyện theo các yêu cầu của bài học,
nhiệm vụ của giáo viên đề ra.
*Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành
như sau.
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam, quy tắc và sử dụng
Lựu đạn, xây dựng kỹ thuật của người học thông qua các biện pháp chủ yếu sau :
- Giáo viên phân tích làm mẫu kỹ thuật .
- Cho xem phim ảnh kỹ thuật.
- Cho người học lặp lại luyện tập và thực hiện. Giáo viên nhận xét ưu nhược
điểm của từng người.
6


Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật tư thế, động tác đứng ném Lựu đạn giáo viên giới
thiệu động tác qua ba bước :
• Bước một làm nhanh
• Bước hai làm chậm có phân tích
• Bước ba làm tổng hợp
Nhiệm vụ 3 : Tổ chức tập luyện.
- Trước khi tổ chức tập luyện giáo viên cần thực hiện các bước sau:
+ Chia nhóm tập luyện.
+ Phân nhóm trưởng phụ trách .
+ Phổ biến rõ nội dung thực hiện .
+ Phương pháp luyện tập.
+ Ký tín hiệu luyện tập.
+ Phương, hướng và địa điểm tập luyện của từng nhóm.
- Triển khai tập luyện giáo viên cho học sinh tự chủ động (tự xâm nhập kiến
thức). Giáo viên đi quan sát và chấn chỉnh động tác cho các em .
Nhiệm vụ 4. Tổ chức hội thi, hội thao.

- Khi thời gian còn khoảng 10- 15 phút cuối giáo viên tập trung lớp tổ chức
hội thi hội thao cho nhóm.
* PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM CỦA HỘI THAO.
Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáo viên tiến hành kiểm
tra theo tiêu chuẩn thành tích ném Lựu đạn xa đối với học sinh lớp 11 của Bộ giáo
dục và đào tạo đối với 2 nhóm thực nghiệm (11b10) và đối chứng (11b11).
Cự ly ném đối với Nữ 20m.
Điểm

GIỎI

KHÁ

ĐẠT

KHÔNG
ĐẠT

NỮ

Vòng
1

Vòng
2

Vòng
3

Ngoài

vòng

Kết quả thu được như sau :
Đối chứng
Nhóm
Xếp loại
Số học sinh
Tỉ lệ (%)
Giỏi
6
40
Khá

7

46,7

Thực nghiệm
Số học sinh
Tỉ lệ (%)
6
40
8

53,3

Trung bình
2
13,3
1

6,7
Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu của giai đoạn 1
trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá kết quả ban đầu của 2 nhóm. Như vậy
ta thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.
7


Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương pháp giảng dạy để nâng
cao thành tích ném lựu đạn xa trung đich.
2.1.2. Giai đoạn 2
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập nhằm
phát triển sức mạnh và nâng cao thành tích tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên
2 nhóm đối tượng được quy ước như sau:
Nhóm đối chứng :
Gồm 15 học sinh lớp 11b10 các em học theo chương trình nhà trường và tổ
chuyên môn biên soạn, thời gian 7 tuần.
Nhóm thực nghiệm :
Gồm 15 học sinh lớp 11b11 các em học theo phương pháp nâng cao thành
tích do tôi biên soạn với thời gian 7 tuần với nội dung ra các bài tập về nhà và trình
tự như sau:
- Khởi động xoay các khớp (nhằm bôi trơn các khớp xương).
- Cầm Lựu đạn bên tay thuận và đưa xuống dưới – lên cao ( làm quen với
Lựu đạn)
- Cầm Lựu đạn bên tay thuận và đưa về trước – xuống dưới - về sau – lên
cao = 3600. (kích thích sự hoạt động của các nhóm cơ)
- Chống đẩy.
- Đứng lên ngồi xuống
- Bật đổi chân tại chổ.
Nhằm tăng sức mạnh của nhóm cơ tay và sức rướn của thân người.

Nhằm tăng tính mạnh dạn, mạnh mẽ và tự tin của học sinh nữ.
2.2. Hệ thống các bài tập phát triển tốc độ
Bảng 1: Hệ thống các bài tập phát triển tốc độ:
TT

Tên bài tập

Phương pháp chỉ dẫn

Định lượng

1

Xoay các
khớp

Xoay với tốc độ nhanh dần,
khi xoay trọng tâm cơ thể
không giao động nhiều sang
hai bên.

Thực hiện mỗi buổi một
lần. mỗi động tác thực
hiện 3 lần 8 nhịp

2

Cầm Lựu đạn
tập bên tay
thuận và đưa

xuống dưới –
lên cao

Đưa với tốc độ nhanh dần,
thực hiện 3lần 8 nhịp

Thực hiện từ 2-3 đợt/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 1- 2 phút.

- Cầm Lựu
đạn tập bên

Đưa với tốc độ nhanh dần,
thực hiện 2lần 8 nhịp

Thực hiện từ 2-3 đợt/
buổi. Thời gian nghỉ từ

3

8


tay thuận và
đưa về trước
– xuống dưới
– về sau – lên
cao = 3600.


các lần là 1 – 2 phút

4

Chống đẩy

Đối tượng chống đẩy mỗi
đợt 5-7 lần với tốc độ tối đa,
sử dụng 100 % sức

Thực hiện từ 2 – 3 đợt/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 2 – 3 phút.

5

Đối tượng thực hiện mỗi đợt
Đứng lên ngồi
7-10 với tốc độ tối đa, sử
xuống
dụng 100 % sức

Thực hiện từ 3 – 4 đợt/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 2 – 3 phút.

6

Bật đổi chân
tại chỗ


Đối tượng thực hiện mỗi đợt
10-12 với tốc độ tối đa, sử
dụng 100 % sức

Thực hiện từ 3 – 4 đợt/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 2 – 3 phút

Bảng 2: Tiến trình tập luyện các bài tập bổ trợ
TT Tên bài tập

Tuần

Số
Buổi

1

2

3

4

5

6

1


Xoay các khớp

7

x

x

x

x

x

2

Cầm Lựu đạn tâp
bên tay thuận và
đưa xuống dưới –
lên cao

7

x

x

x


x

x x

3

- Cầm Lựu đạn bên
tay thuận và đưa về
trước – xuống dưới
– về sau – lên cao =
3600.

6

4

Chống đẩy

5

5

Đứng lên ngồi
xuống

6

x x

6


Bật đổi chân tại chổ

5

x

x

x

x

x

9

x

x

x x

x

x

x

x


x

x

7
x

x

x

x
x x
x

x


Sau khi đã lựa chọn được một số bài tập bổ trợ, chúng tôi tiến hành thực
nghiệm:
Quá trình thực nghiệm test :
Nhóm
Nội dung
Số lượng
Thời gian
Phương pháp tập
luyện

Đối chứng (11b10)


Thực nghiệm (11b11)

15 học sinh
7 tuần
Sử dụng các bài tập
theo chương trình
của tổ chuyên môn

15 học sinh
7 tuần
Thực hiện các bài tập
với phương pháp mới
do tôi biên soạn ở trên

Quá trình thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trên đối tượng học sinh có
cùng độ tuổi, cùng giới tính, cùng địa dư và cùng thời gian tập luyện như nhau.
Mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi từ 10 phút đến 15 phút, đầu buổi sáng hoặc cuối buổi
chiều tuỳ thuộc sự hướng dẫn của giáo viên. Thời gian tập luyện tiến hành trong
vòng 7 tuần, mỗi tuần 2 buổi tổng là 14 buổi.
Qua thời gian 7 tuần giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng kết thúc ta
thu được kết quả của bài test như sau :
Đối chứng

Thực nghiệm

Nhóm
Số học sinh
Tỉ lệ (%)
Số học sinh

Tỉ lệ (%)
Xếp loại
Giỏi
7
46,7
10
66,6
Khá
6
40
4
26,7
Trung bình
2
13,3
1
6,7
Như vậy sau 7 tuần áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao
thành tích cho nội dung kĩ thuật ném lựu đạn trúng đích cho nhóm thực nghiệm
với việc áp dụng các bài tập về nhà kích thích, đánh thức các nhóm cơ, tăng dần
lượng vận động, phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng .
Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và các bài tập
mới để nâng cao thành tích kỷ thuật ném lựu đạn xa trúng đích ở khối lớp 11
trường THPT Nghèn đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực.
2.3. Kết quả đạt được
- Trong quá trình tham gia giảng dạy môn học GDQP, AN nhiều năm về đây
tôi đã áp dụng phương pháp sử dụng các bài tập như trên. Kết quả đạt được là khá
khả quan 98% từ trung bình trở lên trong đó 70% là khá giỏi. Đặc biệt là bài Kĩ
thật sử dụng lựu đạn đạt 75 – 80% là khá giỏi.
- Với phương pháp áp dụng nhưng bài tập có tính thực tiển, tính tư duy, tính

logic khoa học cao như trên tôi luôn tạo không khí trong giờ học cho học sinh học
sôi nổi, thoải mái, hứng thú dẫn đến kết quả giảng dạy là khá cao.

10


KẾT LUẬN
1. Những vấn đề chung
- Tôi viết đề tài này bày tỏ những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân qua
nhiều năm công tác và giảng dạy môn học GDQP, AN tại các trường THPT. Để học
sinh nắm bắt được kiến thức cũng như vận dụng thực hành môn học QP, AN nói
chung và bài kĩ thuật sử dụng lựu đạn khối 11 THPT thì giáo viên cần:
+ Nghiên cứu kỹ vị trí, vai trò, mục tiêu cũng như các văn bản chỉ đạo của
Bộ, Sở GD&ĐT tĩnh Hà Tĩnh đối với môn học GDQP, AN. Kế hoạch và triển khai
thực hiện môn học của BGH nhà trường .
+ Nghiên cứu phân phối chương trình, tài liệu sách giáo khoa có liên quan
để tăng cường kiến thức QP, kỹ năng giảng bài.
+ Nghiên cứu kỹ tâm sinh lý lứa tuổi và sự phát triển thể chất của hoc
sinh.
+ Phải chuẩn bị vật chất, phương tiện dụng cụ môn học trước 1-2 ngày.
Đảm bảo số lượng chủng loại và chất lượng.
+ Cần xây dựng giáo án bài giảng theo mẫu qui định và đúng đủ nội dung
theo phân phối chương trình. Cần thể hiện rõ thời gian, tổ chức và phương pháp
cũng như hoạt động của thầy và trò làm nổi bật nội dung trọng tâm.
+ Thục luyện giáo án bài giảng một cách thuần thục cả về kiến thức, kỹ năng
cũng như tổ chức và phương .
+ Giáo án phải được trình ký trước khi giảng bài một ngày được sự đồng ý
phê duyệt của tổ, nhóm chuyên môn có xác nhận của BGH nhà trường .
+ Giảng bài giáo viên phải nắm bắt thật chắc về kiến thức, phương pháp và
tổ chức giảng dạy phù hợp với đặc trưng của môn học .

+ Tổ chức hội thi hội thao phải đưa ra mức độ đạt được, thời gian, tiêu trí cụ
thể để học sinh có sự ganh đua tích cực tạo sự hứng thú cho giờ học .
2. Kiến nghị
- Đối với tổ:
Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQP, AN để
học sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy
tốt hơn bộ môn GDQP, AN. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những
sáng kiến hoặc sáng tạo phương pháp mơi trong việc giảng dạy và luyện tập mới tự
làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình
- Đối với trường:
Cần Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy
GDQP, AN.
Cần mua các tư liệu GDQP, AN có liên quan trong chương trình học để giáo
viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả của
bộ môn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP, AN.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
11


Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như mô hình học cụ, tranh
ảnh, các băng đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên, học
sinh ở trường trung học phổ thông.
Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải
pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn.
Nên tổ chức hội thi hội thao môn học GDQP, AN toàn tỉnh thường liên vào
trước hoặc sau HKPĐ tạo sân chơi cho học sinh nhằm kích thích sự hướng thú trong
học tập.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP, AN.
Can Lộc, ngày 04 tháng 05 năm 2015

Người thực hiện
Lê Văn Định

12



×