Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

chủ trương của đảng cộng sản việt na về hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NguyÔn thÞ nguyÖt

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 602256

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Thịnh

Hµ Néi – 2013

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

04

NỘI DUNG


13

Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1.

13

Hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam

13

1.1.1. Tình hình quốc tế

13

1.1.2. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

20

1.2.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và quá trinh
tổ chức thực hiện

30

1.2.1. Chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế


30

1.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện

43

1.2.2.1. Chỉ đạo hội nhập kinh tế đa phương

44

1.2.2.2. Chỉ đạo hội nhập kinh tế song phương

55

Tiểu kết chương 1

62

Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

64

2.1. Tình hình quốc tế và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng

64

2.1.1. Tình hình quốc tế

64


2.1.2. Chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng 69
2.2. Quá trình tổ chức thực hiện

75

2.2.1. Chỉ đạo hội nhập kinh tế đa phương

79

2.2.2. Chỉ đạo hội nhập kinh tế song phương

93

Tiểu kết chương 2

100

5


Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

102

3.1. Một số nhận xét

102

3.1.1. Ưu điểm


102

3.1.2. Hạn chế

109

3.2.

112

Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu

KẾT LUẬN

124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

126

PHỤ LỤC

138

6


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Số Viết tắt

Tên đầy đủ tiếng anh
ADB The Asian Development
1
Bank
2
AEC ASEAN Economic
Community
3 AFTA ASEAN Free Trade Area
4
5
6
7
8

APEC

Asia - Pacific Economic
Coorperation
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
ASEM The Asia - Europe Meeting
BTA Bilateral Trade Agreement

9

CNH,
HĐH
CNXH

10

11
12

EC
EU
FDI

13 GDP
14
IMF
15 MFN
16 NAFTA
17

ODA

18

SEV

19
20

TBCN

21

WTO

WB


Tên đầy đủ tiếng việt
Ngân hàng Phát triển châu Á
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
Hiệp định Thương mại Việt
Nam-Hoa Kỳ
Công nghiệp hóa, Hiện đại
hóa
Chủ nghĩa Xã hội

European Communities
European Union
Foreign Direct Investment

Cộng đồng Châu Âu
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Gross Domestic Production
International Monetary Fund
Most Favoured Nations
North America Free Trade
Agreement

Official Development
Assistance
Council of Mutual Economic
Assistance

Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ tiền tệ quốc tế
Đãi ngộ Tối huệ quốc
Hiệp định Thương mại Tự do
Bắc Mỹ
Hỗ trợ phát triển chính thức
Hội đồng Tương trợ Kinh tế
Tư bản Chủ nghĩa

World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

7


mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Th gii ang chng kin xu th ton cu hoỏ din ra mt cỏch mnh
m, bt ngun t s phỏt trin nh v bóo ca cuc cỏch mng khoa hc v
cụng ngh, c bit l cụng ngh thụng tin v sinh hc, lm tng nhanh lc

lng sn xut v to ra s thay i sõu sc c cu sn xut, phõn phi, tiờu
dựng, thỳc y quỏ trỡnh quc t hoỏ, xó hi hoỏ nn kinh t v i sng xó
hi, cng nh quỏ trỡnh tham gia ca mi quc gia vo phõn cụng lao ng
quc t. Hin nay, xu th m ca v hi nhp kinh t quc t i lin vi xu
th ton cu húa kinh t din ra vi nhp ngy cng tng. trỏnh nguy c
tt hu v khi b gt ra ngoi qu o chung ú, cỏc nc u phi n lc
hi nhp vo xu th chung, ra sc cnh tranh kinh t tn ti v phỏt trin.
Theo xu th chung ca th gii, Vit Nam ó v ang tng bc c
gng ch ng hi nhp kinh t quc t. õy khụng phi l mt mc tiờu
nhim v nht thi m l vn mang tớnh cht sng cũn i vi nn kinh t
Vit Nam hin nay cng nh sau ny. Trong quỏ trỡnh hi nhp, vi ni lc
di do sn cú cựng vi ngoi lc s to ra thi c phỏt trin kinh t. Vit
Nam s m rng c th trng xut nhp khu, thu hỳt c vn u t
nc ngoi, tip thu c khoa hc cụng ngh tiờn tin, nhng kinh nghim
quý bỏu ca cỏc nc kinh t phỏt trin v to c mụi trng thun li
phỏt trin kinh t. Tuy nhiờn, mt vn bao gi cng cú hai mt i lp. Hi
nhp kinh t quc t mang n cho Vit Nam rt nhiu thi c thun li
nhng cng em li khụng ớt khú khn, th thỏch. Nhng vi ch trng:
Vit Nam mun lm bn vi tt c cỏc nc, Vit Nam s khc phc nhng
khú khn hon thnh s mnh v hi nhp kinh t quc t l tt yu khỏch
quan i vi Vit Nam. Vi nhn thc v c hi v thỏch thc ca quỏ trỡnh

8


hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã đề ra đường lối
đổi mới xã hội về mọi mặt. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) đã xác
định đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá”, và
Đại hội Đảng lần thứ VIII (7/1996): “Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập
với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập

khẩu... Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các
tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp”.
Đường lối hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại cũng đã được
cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết 01-NQ/TW
(18/11/1996) của Bộ Chính trị, Nghị quyết 04-NQ/HNTW của Ban Chấp
hành Trung ương (khoá VIII) (29/12/1997). Đặc biệt, Báo cáo Chính trị Đại
hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07-NQ/TW (27/11/2001) của Bộ Chính
trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh: “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng Xã hội chủ nghĩa”.
Đối với Việt Nam, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một nhân
tố quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,
đồng thời phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển đất nước. Do vậy, việc nghiên
cứu chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về Hội nhập kinh tế quốc tế từ
năm 2001 đến năm 2010 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Nghiên cứu
thấu đáo vấn đề này sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn về đường lối, chủ trương
đúng đắn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, về những vấn đề đang đặt ra
đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập, từ đó đề ra các giải pháp kịp thời
và hữu hiệu để hội nhập thành công.
Với ý nghĩa trên, người viết chọn vấn đề “Chủ trương của Đảng Cộng
sản Việt Nam về Hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2001 đến năm 2010” làm
đề tài luận văn cao học của mình.

9


2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây, để phục vụ công tác hoạch định chính sách đối
ngoại, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng đất nước
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), đã có nhiều công

trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau
đã được công bố qua nhiều cuộc hội thảo, sách chuyên khảo, luận án, luận
văn và nhiều bài viết về ngoại giao trên các tạp chí.
Những công trình chuyên khảo về đường lối, chính sách đối ngoại nói
chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng đã được xuất bản như: Năm 1995,
Bộ Ngoại giao xuất bản cuốn “Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp các bài nói và bài
viết của các nhà hoạt động ngoại giao về các vấn đề quốc tế có liên quan đến
Việt Nam trong giai đoạn này; Năm 2002, Học viện Quan hệ quốc tế đã xuất
bản cuốn “Ngoại giao Việt Nam hiện đại - Vì sự nghiệp đổi mới” do Tiến sĩ
Vũ Dương Huân chủ biên. Nội dung cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề ngoại
giao, hội nhập... được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học
tập phần chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1975; Cũng trong
năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách “Ngoại
giao Việt Nam 1945-2000” do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao
Nguyễn Đình Bin là Chủ biên. Cuốn sách giúp cho người đọc tìm hiểu nền
ngoại giao Việt Nam hiện đại, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sáng tạo
của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam,
đồng thời cuốn sách cũng nêu lên những đặc điểm, tính chất của nền ngoại
giao Việt Nam hiện đại, những thành tựu chủ yếu trong hoạt động đối ngoại
của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân; Năm 2003, để thực hiện đường
lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước đã ban hành cuốn “Một số
văn bản pháp luật về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, Nhà

10


xuất bản Chính trị Quốc gia. Cuốn sách này đã đáp ứng nhu cầu cho người
đọc có được thông tin về chính sách của Nhà nước trong quá trình chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế như quy định chung về chính sách chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế và khu vực, quy định về tổ chức bộ máy một số cơ quan có
chức năng quản lý hợp tác kinh tế quốc tế, quy định khuyến khích, thu hút
đầu tư nước ngoài, quy định về chính sách thuế, quy định về hợp tác thương
mại giữa Việt Nam với một số nước; Năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội xuất bản cuốn “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn
Xuân Thắng. Đây là công trình nghiên cứu đã tập trung xem xét sự tác động
của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nền kinh tế
đang phát triển, trên cơ sở đó làm rõ mối quan hệ hội nhập kinh tế với công
nghiệp hóa, xác định rõ con đường và quá trình công nghiệp hóa của các nước
này, mà cụ thể là làm rõ hơn con đường và bước đi của tiến trình CNH, HĐH
ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm khác như: “Toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam” của Bộ ngoại giao, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội (1999); “Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2001); “Toàn cầu hóa và sự chủ động hội
nhập quốc tế của Việt Nam - mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu. Toàn
cầu hóa: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” của GS.TS Hoàng
Chí Bảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2001); “Quá trình triển
khai thực hiện chính sách đối ngoại của đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam” của nhóm tác giả Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thế Lực,
Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội (2005); “Đảng Cộng sản Việt Nam
với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế” của tác giả Vũ Như
Khôi, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội (2006); “Đổi mới về đối

11


ngoại và hội nhập quốc tế” của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2009); “Định hướng chiến lược đối ngoại

Việt Nam đến năm 2020” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2010)... Những cuốn sách chuyên khảo
này là nguồn tư liệu không thể thiếu cho các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu và
học tập để làm sáng tỏ các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Những bài viết xoay quanh vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đăng trên
các tạp chí như: “Chủ động hội nhập quốc tế hướng tới tăng trưởng và tiến
bộ xã hội” của tác giả Phạm Xuân Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số
278/2001; “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế”,
của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 16, ngày
16/8/2001; “Đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Thành tựu,
hạn chế và vấn đề đặt ra” của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Giáp, đăng trên Tuần
báo tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 8/2003; “Nâng cao khả năng cạnh tranh để
hội nhập thành công” của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, đăng trên Báo Nhân
dân, ngày 18/4/2002; “Việt Nam tự tin vững bước trên con đường hội nhập”
của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, đăng trên Tạp chí Cộng sản số
780/2007; “Những yếu tố tác động đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam” của tác giả Trịnh Minh Anh, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 773,
tháng 3/2007; “Mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng trong tình hình mới”
của tác giả Trần Văn Hằng, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 791/2008; “Thực
trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọng
những năm tới” của tác giả Phạm Quốc Trụ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế số 1 năm 2010... Có thể nói, các bài đăng trên tạp chí rất phong phú,
đa dạng về cách tiếp cận, khía cạnh nghiên cứu. Những bài viết đề cập tới vấn
đề hội nhập kinh tế quốc tế được các tác giả tổng kết qua quá trình thực hiện
chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Trung

12


ương Đảng (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế

quốc tế. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, những khó khăn, thách thức và đề ra
những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam trong giai đoạn mới, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngoài các chuyên luận, sách báo, các bài đăng trên các tạp chí khoa
học còn có rất nhiều luận án, luận văn viết về đề tài này như: Luận án“Thị
trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng; Luận án “Sự điều chỉnh chính sách
của Mỹ và Nga đối với Việt Nam (1991 - 2008)” của tác giả Bùi Thị Thảo;
Luận văn “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ
1995 đến nay” của tác giả Nguyễn Sĩ Ánh; Luận văn “Chính sách hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO” của tác giả Nguyễn
Thị Thu Hương; Luận văn “Ngoại giao đa phương Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới” của tác giả Nguyễn Ngọc Minh; Luận văn “Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực của Việt Nam: Thành tựu, hạn chế và giải pháp” của tác
giả Dương Viết Sự; Luận văn “Tác động của toàn cầu hoá tới Việt Nam” của
tác giả Văn Thị Ngọc Ánh... Tất cả các công trình nghiên cứu này đề cập đến
một số khía cạnh đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng từ nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp,
đặc tả chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế
giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, đặc biệt trên phương diện của một luận
văn tốt nghiệp cao học.
Các tài liệu về hội nhập kinh tế quốc tế khá phong phú, đa dạng. Đây
chính là nguồn cung cấp tài liệu phong phú cho người viết khi nghiên cứu đề
tài, nhưng đồng thời cũng là khó khăn khi yêu cầu đặt ra là phải gợi mở được
những vấn đề mới. Một khó khăn nữa là trong quá trình nghiên cứu, người

13



viết chưa có điều kiện để tiếp cận với các tài liệu chưa được công bố, do đó sẽ
dẫn đến thiếu những luận chứng xác thực trong việc tìm hiểu vấn đề.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn trình bày một cách hệ thống chủ trương, chính sách hội
nhập kinh tế quốc tế của Đảng từ năm 2001 đến năm 2010. Từ đó rút ra
những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần đẩy
mạnh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3.2. NhiÖm vô cña luËn v¨n
- Tập hợp, hệ thống hóa những tư liệu về chủ trương của Đảng trong
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản trong chủ trương, đường
lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và các giải pháp, cách thức
thực hiện chủ trương, đường lối đó trong quá trình đưa nền kinh tế Việt Nam
hội nhập với nền kinh tế quốc tế nh÷ng n¨m 2001-2010.
- Thông qua việc phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế về
hội nhập kinh tế quốc tế, rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng chỉ đạo
hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2001-2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ hoàn cảnh lịch sử và nội dung các chủ
trương giải pháp lớn của của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; quá
trình Đảng chỉ đạo đưa kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
những năm từ 2001 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

14


- Về nội dung: Hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề lớn trong chính

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, với nhiều cấp độ khác nhau từ thấp
đến cao, bao gồm: hội nhập kinh tế song phương; hội nhập kinh tế đa phương.
Trong hội nhập kinh tế đa phương cũng có nhiều cấp độ: hội nhập kinh tế khu
vực; hội nhập kinh tế toàn cầu...
Với phạm vi của một luận văn cao học, tác giả chọn hội nhập kinh tế đa
phương làm hướng nghiên cứu chủ yếu. Cụ thể, luận văn tập trung vào phân
tích sâu sắc các hoạt động của Việt Nam trong các tổ chức kinh tế quốc tế
như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Kinh tế
chân Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, với hội nhập kinh tế song
phương, luận văn cũng đề cập ở một mức độ vừa phải. Cụ thể, luận văn
nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Trung Quốc
và Nhật Bản, nhằm làm rõ tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào
nền kinh tế quốc tế.
- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận văn bắt đầu từ năm 2001
- năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001), đặc biệt là
năm ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW (27/11/2001) của Bộ Chính trị về
Hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra thời kỳ hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam với
khu vực và thế giới. Vì tính liên tực của tiến trình hội nhập nên luận văn dành
một phần nhất định cho thời kỳ trước năm 2001. Thời điểm kết thúc là năm
2010 - đánh dấu quá trình 10 năm thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc
tế theo tinh thần Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, luận văn quán
triệt các luận điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về

15



mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong thời đại mới. Cũng như các quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nguồn
cung cấp những căn cứ lý luận và định hướng tư tưởng trong nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng hai phương pháp chính là
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các
phương pháp khác như hệ thống, đối chiếu so sánh, thống kê, tổng hợp, phân
tích, chứng minh... phù hợp với các vấn đề cụ thể.
6. Đóng góp của luận văn
Thành công của luận văn sẽ góp phần làm rõ tư duy đổi mới của Đảng
và Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển đất nước; góp phần
cung cấp thêm cứ liệu khoa học xung quanh việc tìm hiểu chủ trương, đường
lối đối ngoại của Đảng nói chung và chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế
quốc tế nói riêng.
Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm tìm hiểu chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn từ
năm 2001 đến năm 2010.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung luận văn được chia là 3 chương:
Chương 1: Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng từ năm 2001
đến năm 2005
Chương 2: Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng từ năm 2006
đến năm 2010
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

16


Chƣơng 1

CHỦ TRƢƠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1.1.1. Tình hình quốc tế
1.1.1.1. Một số nhận thức chung về hội nhập kinh tế quốc tế
Khái niện hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi
quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu mà mối quan hệ
giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định của khối, hay
nói cách khác thì hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện
mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính
quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư cũng như các
hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Đây vừa là quá
trình hợp tác, đấu tranh cùng tồn tại và phát triển, đồng thời là quá trình dỡ bỏ
dần khái niệm “biên giới” giữa các quốc gia bằng cách xoá bỏ dần các rào cản
thuế quan, thương mại như cắt giảm thuế, thực hiện công cuộc đối mới, chủ
động hội nhập vào một “sân chơi chung” của cộng đồng quốc tế cũng như
khai thông các dòng chảy nguồn lực, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Hội
nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan mà nguyên nhân chủ yếu là quá
trình xã hội hoá sản xuất lan tỏa vượt qua khỏi phạm vi biên giới của từng
quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế giải quyết các vấn đề chủ yếu như: đàm
phán cắt giảm thuế quan, giảm và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm bớt
các hạn chế đối với dịch vụ, các trở ngại đối với đầu tư quốc tế, điều chỉnh
các chính sách thương mại và tiến hành các chính sách văn hoá, giáo dục…
có tính chất toàn cầu.

17



Ở Việt Nam, khái niệm “hội nhập” thường được hiểu theo khía cạnh
chủ yếu là “hội nhập kinh tế” và được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh Việt
Nam xúc tiến mạnh mẽ chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế, tích cực triển khai các nỗ lực để gia nhập vào các định chế,
tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới. Không đi sâu vào học thuật,
có thể đề xuất một cách hiểu như sau về hội nhập kinh tế quốc tế: “Hội nhập
kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của
từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và
mở cửa thị trường nội địa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa
phương, đồng thời tiến hành điều chỉnh, cải cách kinh tế trong nước theo
hướng thích ứng và tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài” [58, 32].
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan
đưa ra định nghĩa: “Hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết nền kinh tế nước mình
với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, gia
nhập các tổ chức kinh tế đa phương, chấp nhận, tuân thủ những quy định
chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các nước
thành viên trong tổ chức ấy” [65, 42-43].
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tổng hợp của các nỗ lực trong
chính sách và hành động theo hướng tự do hóa, mở cửa của các quốc gia cả ở
cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Trong những năm gần đây,
xuất hiện và phát triển một cấp độ hội nhập kinh tế mới, đó là hội nhập kinh tế
vùng, (hay còn gọi là liên kết kinh tế xuyên quốc gia) [58, 34-35], thông qua
việc hình thành các tam, tứ giác phát triển.
Tùy theo cấp độ ràng buộc giữa các quốc gia mà hội nhập kinh tế quốc
tế bao gồm các loại hình và mức độ khác nhau, từ thấp đến cao: Khu vực mậu
dịch tự do; Liên minh thuế quan; Thị trường chung; Liên minh tiền tệ; Liên
minh kinh tế [20, 65-66].

18



Những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế:
Một là, ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế;
cùng các thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các
quy định, cam kết đối với thành viên của các định chế, tổ chức đó.
Hai là, tiến hành các công việc cần thiết ở trong nước để đảm bảo mục
tiêu của quá trình hội nhập, cũng như thực hiện các quy định, cam kết quốc tế
về hội nhập. Các nội dung quan trọng cần được triển khai thực hiện bên trong
mỗi nước gồm:
Thứ nhất, điều chỉnh chính sách theo hướng tự do hóa và mở cửa, giảm
và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho trao đổi hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư và sự luân chuyển vốn, lao động, kỹ thuật, công nghệ
giữa các nước ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn. Việc điều chỉnh có ý
nghĩa làm cho hệ thống luật pháp của mỗi nước về thương mại, đầu tư, sản
xuất kinh doanh, xuất nhập cảnh, lưu trú của doanh nhân, thủ tục hành chính,
vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại ngày càng hoàn chỉnh và phù hợp
với các quy định của các định chế, tổ chức quốc tế mà các nước tham gia.
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế phù hợp với quá trình thuận lợi
hóa và mở cửa nhằm làm cho nền kinh tế thích ứng và vận hành có hiệu quả
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Mục tiêu cao nhất của sự điều chỉnh này là
tạo ra được một cơ cấu kinh tế tối ưu, có khả năng cạnh tranh cao, phát huy
tốt nhất những lợi thế của đất nước trong quá trình hội nhập.
Thứ ba, tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội, đặc biệt là
cải cách hệ thống doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhằm đảm
bảo cho quá trình hội nhập được thực hiện và đưa lại hiệu quả cao.
Thứ tư, đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ tri thức,
những người quản lý doanh nghiệp và lực lượng công nhân lành nghề có thể
đáp ứng tốt các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

19



Các hoạt động chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế rất đa dạng và phong phú, trong đó bao gồm
các hoạt động chủ yếu sau:
Hoạt động ngoại thương (thương mại quốc tế): bao gồm xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuê gia công, tái xuất khẩu;
Đầu tư quốc tế: là quá trình đầu tư vốn ra nước ngoài nhằm mục đích
sinh lợi. Có hai loại hình đầu tư ra nước ngoài, đó là: đầu tư trược tiếp (FDI)
và đầu tư gián tiếp (cho vay vốn FII);
Hợp tác sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ: bao gồm các hoạt
động mà các bên hùn vốn xây dựng và sử dụng chung xí nghiệp, phân công
sản xuất, chuyển giao công nghệ...;
Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ: bao gồm các hoạt động du lịch quốc
tế, vận tải quốc tế, xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ, các dịch vụ
thu ngoại tệ khác (bảo hiểm, kiều hối, tư vấn...).
1.1.1.2. Tình hình quốc tế
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đề ra trong bối
cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, có những
diễn biến khó lường trước, với những đặc điểm nổi bật sau:
Một là, Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát
triển không ổn định và không đồng đều, về tốc độ thấp hơn thập kỷ trước
(trên 2%/năm so với 3,2%) [23, 04]; đã sảy ra mấy cuộc khủng hoảng lớn, sâu
rộng hơn cả là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997; vị trí các nước
và các khu vực thay đổi theo hướng: kinh tế Mỹ phát triển nhanh, ổn định liên
tục trong nhiều năm và đến 2002 bắt đầu suy giảm; kinh tế Tây Âu không còn
phát triển nhanh như các thập kỷ trước; kinh tế Nhật suy thoái chưa có lối ra;
các nước thuộc Liên Xô trước đây và Đông Âu rơi vào tình trạng suy thoái
trầm trọng và kéo dài, vài năm gần đây đã tăng trưởng tương đối khá; kinh tế


20


Trung Quốc phát triển “ngoạn mục”; Đông Á và Đông Nam Á phát triển
nhanh vào bậc nhất thế giới trong những thập kỷ trước vừa qua đã rơi vào suy
thoái và nay đang hồi phục; Nam Á và nhất là châu Phi vẫn chưa thoát khỏi
trì trệ kéo dài; kinh tế Mỹ La-tinh có khá hơn song cũng không ổn định.
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ ngày
càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Dưới
tác động của những chiều hướng đó, kinh tế thế giới trải qua những biến đổi
về chất, các ngành công nghệ cao, đặc biệt là những lĩnh vực có hàm lượng
chất xám cao, nhất là công nghệ thông tin và sinh học, phát triển nhanh chóng
làm thay đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, tiêu dùng, trao đổi, đưa nhân loại từ kinh
tế công nghiệp lên kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng cách thế giới và đặt ra cho
các nước còn khép kín nền kinh tế phải có chính sách phù hợp với sự phát
triển của thế giới. Có thể nói, cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin
đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển nhanh chóng.
Hai là, Xu thế toàn cầu hoá đã mang lại cho thế giới một sắc thái mới,
đó là sự nhích lại gần nhau của những nền kinh tế. Xu thế này phát triển ngày
càng nhanh: các vòng đàm phán Uruguay kết thúc (từ 9/1986-4/1994), Hiệp
định Marakesh về thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký
kết (15/4/1994), WTO ra đời (từ 01/01/1995) đã thu hút tới 136 và nay là 144
quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 100% kim ngạch buôn bán quốc tế, theo
hướng giảm mạnh hàng rào quan thuế và phi quan thuế, mở cửa thị trường
hàng hóa, đầu tư, dịch vụ [23, 04]. Bên cạnh sự ra đời của WTO đã xuất hiện
rất nhiều tổ chức tiểu vùng, khu vực, liên khu vực như các tam, tứ giác phát
triển, các khu vực mậu dịch tự do như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) năm 1992, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994,
Diễn đàm hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, những tổ chức liên kết toàn


21


châu lục như Liên minh châu Âu (EU) năm 1993, hoặc giữa các châu lục như
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989. Các
nước lớn nhỏ đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách
kinh tế mở. Ngay những nước có tiềm năng và thị trường rộng lớn như Trung
Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ... và cả những nước vốn “khép kín”, theo mô hình tự
cung tự cấp như Mianma và Bắc Triều Tiên cũng dần dần mở cửa, từng bước
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thế giới ngày nay đang đứng
trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu: suy thoái môi trường, bùng nổ dân số,
nghèo đói, những bệnh tật hiểm nghèo, những vấn đề xã hội “xuyên quốc
gia”..., không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được mà cần phải
có sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia, cùng bàn thảo và có quyết sách
hợp lý thì mới có thể giải quyết được.
Tình hình trên làm nảy sinh và thúc đẩy xu thế hội nhập để phát triển.
Trong xu thế chung đó, các nước công nghệp phát triển, trước hết là Mỹ, do
có ưu thế về vốn, thị trường, nắm được tiến bộ khoa học công nghệ và có nền
kinh tế phát triển cao đã ra sức thao túng, chi phối thị trường thế giới, áp đặt
điều kiện đối với các nước chậm phát triển hơn. Do đó, chênh lệch giàu nghèo
giữa các nước này cũng sẽ ngày càng mở rộng, cuộc cạnh tranh kinh tế,
thương mại, khoa học công nghệ diễn ra gay gắt [38, 76]. Trước tình hình đó,
các nước đang phát triển đã từng bước tập hợp nhau lại, đấu tranh chống
chính sách cường quyền áp đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật
tự kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng. Điều đó chứng tỏ xu thế hội nhập
phản ánh cục diện vừa đẩy mạnh hợp tác, vừa đấu tranh khốc liệt.
Ba là, Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vào thập kỷ 90, khu
vực này đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc: trước hết là sự nổi lên của tam giác

chiến lược Mỹ - Trung - Nhật, trở thành nhân tố chủ yếu chi phối an ninh,

22


chính trị của khu vực; hai là, trong khu vực này vẫn tồn tại những bất ổn như:
vấn đề hạt nhân, vấn đề tranh chấp lãnh hải thuộc vùng biển Đông và việc các
nước trong khu vực tăng cường vũ trang, nhưng châu Á - Thái Bình Dương
vẫn được đánh giá là một khu vực yên tĩnh và ổn định của thế giới; ba là, châu
Á - Thái Bình Dương là khu vực có tiềm lực lớn và năng động về phát triển
kinh tế. Xu thế hoà bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh [68, 428].
Khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đã có những thay
đổi tích cực. Các quốc gia thay đổi cái nhìn về nhau, cùng nhau hướng tới sự
hợp tác và hội nhập hoà bình, hữu nghị, quan hệ giữa các nước chuyển từ đối
đầu sang đối thoại, đặc biệt là sau khi Việt Nam có những bước đi thích hợp
trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Các nước đã nỗ lực cải thiện từng
mối quan hệ, tạo lập lòng tin và thúc đẩy hợp tác mọi mặt nhằm hiện thực hoá
ý tưởng biến Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân, thống nhất
trong đa dạng, hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển, có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với tất cả các nước ngoài khu vực. Nền kinh tế Đông Nam Á đang
trong quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ, đa dạng hoá và liên kết chặt chẽ
với nhau, với các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt tiêu cực vẫn luôn tồn tại và
có ảnh hưởng không nhỏ tới các quốc gia trong khu vực. Cũng như các quốc
gia khác trên thế giới, tại khu vực Đông Nam Á, sự phát triển kinh tế được đặt
lên hàng đầu. Chính vì vậy, nhu cầu về vốn, thị trường, lao động, công
nghệ… cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Điều đó đòi hỏi phải có sự
liên kết, hợp tác nhiều mặt giữa các nước với nhau. Từ đó dẫn đến lợi thế của
các nước phát triển. Những nước đang phát triển như Việt Nam đứng trước
một thách thức lớn hơn nữa, đó là những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng

khoa học - công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá vừa mang
đến những thuận lợi, cơ hội nhưng cũng vừa mang đến những thách thức và

23


nguy cơ bị tụt hậu xa hơn nữa trong kinh tế. Ngoài ra, môi trường hoà bình,
ổn định và phát triển của khu vực chưa thật bền vững, tiềm ẩn một số nhân tố
có thể gây mất ổn định: xung đột về sắc tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ…
Có thể nói, tình hình thế giới và khu vực những năm qua có nhiều biến
động sâu sắc, những thuận lợi và khó khăn luôn đan xen nhau. Vấn đề đặt ra
là phải làm sao để tranh thủ những cơ hội và vượt qua những khó khăn đó để
phát triển. Do đó, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh chiến lược
đối nội, đối ngoại theo xu thế “các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ và
tự lực tự cường, chủ động trong việc tìm kiếm con đường phát triển của
mình” [68, 427]. Đối với Việt Nam, toàn bộ tình hình trên đem lại nhiều thuận
lợi to lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức gay gắt trong quá trình phát
triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trƣớc năm 2001
Tháng 12/1986, Đại hội VI của Đảng đã chính thức khởi xướng đường
lối đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời, “đa dạng hoá, đa
phương hoá các mối quan hệ đối ngoại”, thúc đẩy các hoạt động liên lết, hợp
tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội VI nhấn
mạnh: Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên
cũng như sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá XHCN của Việt
Nam tiến hành nhanh hạy chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào
việc mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Trong mười năm đầu đổi mới (1986-1996), tình hình trong nước và
quốc tế có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống

XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, khiến Việt Nam không những mất đi đồng
minh chiến lược tin cậy, mà còn mất đi đối tác kinh tế quan trọng, chủ yếu
trong thời điểm bấy giờ. Bởi vậy, mục tiêu hàng đầu của mười năm đổi mới là

24


cần nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế xã hội trong nước, phá thế bao vây,
cấm vận, phá hoại về chính trị và kinh tế của các thế lực thù địch. Từ đó, Đại
hội VII (6/1991) của Đảng tái khẳng định về đường lối kinh tế đối ngoại: “Đa
dạng hoá và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. Huy động
tiềm năng của nền kinh tế, phát huy lợi thế tương đối, vừa đáp ứng tốt nhu cầu
sản xuất và đời sống trong nước, vừa hướng mạnh về xuất khẩu” [36, 64].
Đại hội VII đã đề ra luận điểm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” và
“đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức
kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi” [78].
Cụ thể hóa đường lối nêu ra tại Đại hội VII, Hội nghị Trung ương lần
thứ 3 (khóa VII) đã ra Nghị quyết về chính sách đối ngoại và kinh tế đối
ngoại nêu rõ nhiệm vụ: “Cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính
- tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB… mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp
tác khu vực, trước hết ở châu Á - Thái Bình Dương” [16, 73]. Đồng thời Nghị
quyết cũng nêu ra bốn phương châm: bảo đảm lợi ích dân tộc; giữ vững độc
lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
đối ngoại; nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; ưu
tiên hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước [3, 112].
Chỉ trong 10 năm đầu đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng phá vỡ thế cô lập
của các thế lực thù địch, thiết lập được quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế
với các quốc gia, góp phần tích cực vào sự phát triển ổn định của đất nước.
Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996) đã đánh giá tình hình phát

triển quan hệ quốc tế và nhận định xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển ngày
càng bức thiết hơn với con đường phát triển của các dân tộc trên thế giới.
Kinh tế trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định đến vai trò vị thế của các
quốc gia. Các hoạt động liên kết, hợp tác kinh tế sẽ ngày càng chặt chẽ hơn,

25


song đồng thời cạnh tranh cũng ngày một quyết liệt hơn. Đại hội chủ trương:
“Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hòa bình và
tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền kinh tế mở và
đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” [38, 120].
Trong chiến lược kinh tế xã hội 5 năm (1996-2000), Đảng xác định cụ
thể “Chương trình phát triển kinh tế đối ngoại” với các mục tiêu tăng cường
thu hút FDI, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, điều chỉnh cán cân xuất nhập
khẩu, cần chuẩn bị cho việc tham gia khối mậu dịch tự do AFTA, xúc tiến
việc tham gia Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), từng bước tham gia các hoạt động của hệ thống
toàn cầu về ưu đãi thương mại với các nước đang phát triển (GSTP)...
Ngày 18/11/1996, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 01/NQ-TW “Về mở
rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996-2000” nhằm chỉ đạo
những hoạt động quan trọng trong Chương trình kinh tế đối ngoại tại Đại hội
VIII. Nghị quyết tổng kết thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm của hoạt động
kinh tế đối ngoại 1986-1996 và xác định nhiệm vụ, phương pháp, giải pháp,
cơ chế cho hoạt động kinh tế đối ngoại 5 năm 1996-2000.
Ngày 29/12/1997, Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa
VIII đã ra Nghị quyết số 04-NQ/HNTW tiếp tục hoàn thiện phương hướng chỉ
đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế: “Trên cơ sở phát huy nội lực, thực
hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài... Chủ động

chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là những sản
phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và
thị trường quốc tế, đồng thời tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán
Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ
động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA” [16, 128]. Đồng thời,

26


“Tiến trình đổi mới trong nước phải đi kịp và gắn với tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế nhằm phục vụ tốt mục tiêu phát triển đất nước, giữ vững độc lập tự
chủ” [16, 128].
Như vậy, qua các kỳ Đại hội kể từ khi chính sách đổi mới được đề ra,
chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã từng bước được hình thành và ngày
càng rõ ràng, cụ thể và toàn diện hơn. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế sớm
được Đảng nhận thức trong đường lối đối ngoại và phát triển kinh tế. Đại hội
Đảng lần thứ VIII (1996) và Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khoá VIII (1997)
đã đánh dấu quá trình chuyển biến trong nhận thức của Đảng về hội nhập kinh
tế quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam giai đoạn (1986-2000), đặc biệt là giai đoạn (1996-2000) đã diễn ra
hết sức mạnh mẽ và đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau:
Một là, đẩy lùi được chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù
địch, tạo dựng môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đã
từng bước khắc phục sự khủng hoảng về quan hệ ngoại giao và kinh tế sau khi
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chặn đứng được khủng hoảng kinh tế
tài chính - tiền tệ năm 1997.
Hai là, quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều quốc gia
và khu vực được cải thiện rõ ràng, đã tích cực tham gia vào nhiều tổ chức hợp
tác liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó đáng kể nhất là: Việt Nam

bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB,
ADB (10/1993); bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (1992), Hoa Kỳ
(1995); gia nhập ASEAN (25/71995), tham gia Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), ký Hiệp định khung về việc thành lập khu vực đầu tư
ASEAN (AIA) (1998); tăng cường quan hệ với EU, Việt Nam đã ký Hiệp
định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật và một số lĩnh vực khác của

27


Cộng đồng Châu Âu (EC) (7/1995); tham gia ASEM (3/1996); là thành viên
chính thức của APEC (11/1998)... Và đặc biệt nhất là Việt Nam đã đẩy mạnh
quá trình đàm phán gia nhập WTO - Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh.
Ba là, thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phục vụ đắc lực cho công cuộc
xây dựng đất nước. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành
(29/12/1987) đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần vào những năm 1990 và 1992, đó
là những bước quan trọng góp phần vào việc tạo lập hành lang pháp lý ngày
càng hoàn chỉnh nhằm tăng tính hấp dẫn và cải thiện môi trường đầu tư tại
Việt Nam, từ đó đưa đến những kết quả tăng trưởng rõ rệt. Đến tháng
12/2000, đã có 66 nước và vùng lãnh thổ với nhiều công ty và tập đoàn lớn đã
đầu tư trực tiếp vào nước ta. Việt Nam đã thu hút được trên 42 tỷ USD vốn
đầu tư, với trên 3.000 dự án, trong số đó đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD [23,
07]. Nguồn FDI giữ một vị trí quan trọng: chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội,
35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu, giải quyết việc làm cho
khoảng 40 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp [23,
07]. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng bước mở rộng đầu tư
ra nước ngoài, đã có hơn 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ. [40,
239].
Bên cạnh đó, Việt Nam còn tranh thủ được nguồn ODA ngày càng lớn,

đồng thời giảm đáng kể nợ nước ngoài. Từ 1993, hàng năm đều có hội nghị
các nhà tài trợ cho Việt Nam. Kể từ khi khai thông với IMF, WB, ADB, tới
nay qua 9 kỳ Hội nghị các nhà tài trợ, Việt Nam đã nhận được tổng mức cam
kết tài trợ gần 20 tỷ USD, chủ yếu là cho vay ưu đãi với lãi suất từ 0,75% đến
2,5% tùy đối tác, một phần là viện trợ không hoàn lại [23, 07]. Nhờ phát triển
tốt các quan hệ song phương, đa phương nên Việt Nam đã cắt giảm đáng kể
gánh nặng nợ nần do thời bao cấp để lại, góp phần ổn định cán cân thu chi

28


×