Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

quá trình xây dựng tổ chức sơ sở đảng của đảng bộ tỉnh hải dương tu 1997 den 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.27 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------***--------------

NguyÔn THỊ Nhung

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG TỪ 1997 ĐẾN 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI- 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẠO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------***--------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG TỪ 1997 ĐẾN 2005
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. TRẦN THỊ THU HƢƠNG



Hµ Néi - 2009


MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................................................. 1
Chương 1. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn thuộc tỉnh
Hải Dương trước ngày tái lập tỉnh ............................................................... 7
1.1. Vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam .............. 7
1.2. Thực trạng của các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trước
năm 1997 .............................................................................................................. 14
1.2.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Hải Dương tác động đến công tác xây dựng tổ
chức cơ sở đảng ................................................................................................... 14
1.2.2. Tình hình các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trước
năm 1997 và những vấn đề đặt ra .................................................................. 15
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức
cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2005 ..................................................... .22
2.1. Yêu cầu mới đặt ra đối với công tác tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ............................................... 22
2.2. Đảng bộ tỉnh Hải Dương quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 6
(lần 2) khoá VIII về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (1997-2000) .................... 25
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong thời kỳ mới.................................................................................. 25
2.2.2. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng tổ chức cơ sở
đảng của Đảng bộ Tỉnh (1997-2000)............................................................. 29
2.3. Đảng bộ Hải Dương triển khai xây dựng tổ chức cơ sở đảng đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước (2001-2005) ................ 44
2.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX ...................................................... 44
2.3.2. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương

trong những năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005) ............................................. 46
Chương 3. Kết quả xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương và một số kinh nghiệm chủ yếu ...................................................... 66
3.1. Kết quả xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ
1997 - 2005 ................................................................................................... 66
3.1.1. Một số thành tựu chủ yếu ........................................................................... 66


3.1.2. Một số hạn chế, khiếm khuyết .................................................................... 69
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong quá trình
xây dựng tổ chức cơ sở đảng ......................................................................... 71
Kết luận............................................................................................................... 83
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................. 86
Phụ lục ................................................................................................................ 91


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo
thực hiện các nhiệm vụ và mọi hoạt động của cơ sở, là cầu nối giữa Đảng và
nhân dân, là tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước vào cuộc sống và là nơi thường xuyên chăm lo, nâng cao sức
chiến đấu của đội ngũ đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập, rèn
luyện, giáo dục Đảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng đã đánh giá cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng. Người thường xuyên nhắc
nhở: "Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Cho nên các
cô các chú phải quan tâm đến việc xây dựng chi bộ" [14, tr.210]. Vì vậy, xây
dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đủ sức lãnh đạo hoàn thành
nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay
của các uỷ Đảng.

Trong nhiều Nghị quyết, chỉ thị, Đảng đã chỉ ra những yêu cầu, mục đích
và giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng yêu cầu chính trị của từng
giai đoạn cách mạng, từng thời kỳ lịch sử và ở những lĩnh vực, những địa bàn
khác nhau. Và những năm gần đây, vấn đề củng cố và nâng cao chất lượng tổ
chức cơ sở đảng đã được coi là một vấn đề quan trọng cấp bách trong công tác
xây dựng Đảng như Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá
VIII) về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương 6 (lần 2) (khoá VIII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng, Nghị
quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Thực tiễn qua những năm (1997-2005) thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã chứng tỏ được rằng: các tổ chức cơ sở

1


Đảng bộ Tỉnh giữ vai trò quyết định trong quá trình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng đưa Tỉnh bắt nhịp với xu thế đổi mới của
đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do đó, xây
dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng được Đảng bộ Tỉnh rất quan tâm. Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XII đã nhấn mạnh phải: nâng cao vai
trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước... cho nên
phải xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính
trị, củng cố và nâng cao sức chiến đấu của Đảng bằng việc tiếp tục thực hiện
cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của Tỉnh, góp phần quyết định thành công trong công cuộc đổi mới của
toàn Đảng.
Do vậy, đi sâu tìm hiểu quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng
bộ tỉnh Hải Dương nhằm tổng kết thực hiện, đúc rút những kinh nghiệm góp
phần tham mưu cho Đảng bộ tỉnh về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới

là việc làm cần thiết. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: Quá trình xây dựng
tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hải Dƣơng từ 1997 đến 2005 làm luận
văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Chăm lo xây dựng, củng cố và kiện toàn để không ngừng nâng cao năng
lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ chính trị của Đảng đề ra từ Đại hội VIII đến Đại hội X. Do vậy, những quan
điểm chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Ban chấp hành Trung ương đã
được Đảng bộ Tỉnh quán triệt, vận dụng và triển khai chỉ đạo ở địa phương
mình. Đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở
nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành
những nhóm chủ yếu sau:

2


- Nhóm thứ nhất: Đó là lý luận chung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng
như: "365 câu hỏi và trả lời tổ chức cơ sở đảng và đảng viên" nhiều tác giả, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội năm 2003; "Tổ chức và hoạt động
của chi bộ Đảng" của TS Nguyễn Duy Hùng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2008; "Về Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng",
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005;
"Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng", Giáo trình Xây dựng Đảng, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Lý luận
Chính trị, Hà Nội, 2004.
- Nhóm thứ hai: Là một số công trình khoa học đã bảo vệ, nghiên cứu về
quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các địa phương, ban ngành:
Luận án tiến sĩ: Nguyễn Minh Tuấn: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH"; Luận văn thạc sĩ: Nguyễn

Đình Kỳ: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
trong xí nghiệp Quốc doanh qua thực tiễn cũng như địa phương Hà Nội"; Mô
hình tổ chức Đảng trong Tổng công ty 91, 92, của Ban tổ chức Trung ương, Hà
Nội, 2000; Lệ Hồng: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở đảng ở doanh nghiệp nhà nước khu công nghiệp Biên Hoà I", Hà Nội
2001...
- Nhóm thứ ba: là những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quá trình xây
dựng tổ chức cơ sở đảng ở Hải Dương như: Đề tài nghiên cứu khoa học: "Vai trò
của tổ chức cơ sở đảng với sự lãnh đạo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn ở các xã, phường, thị trấn" (thuộc Đảng bộ tỉnh Hải
Dương) của Ban tổ chức Tỉnh uỷ Hải Dương; Đề tài: "Giải pháp đổi mới, nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính sự nghiệp, chi bộ khu

3


phố và chi bộ nông thôn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (giai
đoạn 2001-2010)" của Trường Chính trị tỉnh Hải Dương; "Giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hải Dương" của Ngô Minh Tuấn đăng trên
Tạp chí Xây Dựng Đảng…
Ngoài ra còn có nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành đã đề cập
đến vấn đề tổ chức cơ sở Đảng trong thời kỳ đổi.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức cơ sở đảng nhiều, tuy
nhiên cho đến nay chưa có công trình khoa học nào về nội dung công tác xây
dựng tổ chức cơ sở Đảng của tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến 2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Nghiên cứu quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong thời kỳ lịch sử 1997 - 2005, nhằm làm rõ quá trình lịch sử phát

triển của tổ chức cơ sở đảng là một nhân tố đảm bảo xây dựng Đảng bộ Tỉnh
vững mạnh, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Hải Dương, góp phần
tổng kết thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn Tỉnh. Từ đó có cơ sở
lịch sử, lý luận nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở Đảng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và yêu cầu đặt ra đối
với Đảng bộ tỉnh Hải Dương.
- Hệ thống hoá các chủ trương và quá trình tổ chức chỉ đạo xây dựng tổ
chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ 1997 đến 2005.
- Khảo sát thực tiễn, đánh giá kết quả và đúc rút những kinh nghiệm của
Đảng bộ trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu quá trình xây dựng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về
công tác tổ chức cơ sở đảng thể hiện ở chủ trương, giải pháp và việc tổ chức thực
hiện của Đảng bộ từ 1997-2005.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: đề tài nghiên cứu quá trình xây dựng tổ chức cơ sở
đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2005.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Để nghiên cứu lịch sử xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hải
Dương trong thời kỳ 1997 -2005 trên cơ sở phương pháp biện chứng mácxít kết
hợp chặt chẽ giữa lôgic và lịch sử.
Để có thể rút ra những đặc điểm của quá trình xây dựng tổ chức cơ sở

đảng của Đảng bộ Tỉnh Hải Dương từ năm 1997-2005 theo quan điểm phát triển
thì phải xem xét và nghiên cứu sự phát triển của tổ chức này theo trình tự thời
gian, so sánh các giai đoạn khác nhau, so sánh với giai đoạn trước, để tìm ra sự
phát triển. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khảo sát thực tiễn
thống kê, phân tích tổng hợp, điều tra, xã hội học...
Luận văn sử dụng các tài liệu trong các nghị quyết Đại hội, hội nghị Ban
chấp hành Trung ương và Bộ chính trị từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
đến lần thứ X, các nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị, đề án.. của Tỉnh uỷ từ Đại hội
Đảng bộ từ thứ XII đến lần thứ XIV và nguồn tư liệu lưu trữ của Văn phòng, của
Ban tổ chức tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng từ năm 1975 đến 2005.

5


6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày hệ thống những quan điểm, chủ trương, giải pháp,
tình hình tổ chức và kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương. Từ đó góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, góp phần nâng cao
nhận thức và ý thức xây dựng Đảng của các tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Hải
Dương nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Dựa vào những thành công, hạn chế, khiếm khuyết của quá trình lãnh
đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ngày càng có hiệu quả cao hơn, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của Tỉnh nhà.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết
Chƣơng 1. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn thuộc tỉnh
Hải Dương trước ngày tái lập tỉnh.
Chƣơng 2. Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức
cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2005.

Chƣơng 3. Kết quả xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương và một số kinh nghiệm chủ yếu.

6


Chƣơng 1
CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
TRÊN ĐỊA BÀN THUỘC TỈNH HẢI DƢƠNG TRƢỚC NGÀY TÁI LẬP TỈNH

1.1. Vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam

Học thuyết về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã khẳng
định: Các tổ chức cơ sở đảng trong các giai đoạn phát triển là một trong những
khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong thực tiễn sự lãnh đạo của đảng.
Ngay từ những ngày đầu tổ chức và hoạt động của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, C. Mác và F. Ăngghen đã nhấn mạnh: "...Biến mỗi chi bộ của
mình thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân" [3, tr.348].
Sau này, để đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức và tiến
hành xây dựng một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Lênin đã phát triển tư
tưởng đó của C. Mác và F. Ăngghen. Lênin khẳng định: "Những chi bộ ấy liên
hệ chặt chẽ với nhau với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm với nhau,
phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức phải thích nghi với
mọi lĩnh vực của xã hội, với tất cả mọi loại hình và mọi tầng lớp quần chúng lao
động. Những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình, muôn vẻ đó mà rèn
luyện bản thân mình, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ
thống" [15, tr.232-233]. Lênin còn chỉ rõ, thông qua tổ chức cơ sở đảng, thông
qua hoạt động của đội ngũ đảng viên, Đảng mới thực hiện được sự lãnh đạo của
mình một cách trực tiếp với phong trào cách mạng quần chúng. Người viết: "Mỗi
chi bộ, mỗi uỷ ban công nhân của Đảng phải là một điểm tựa để tiến hành công

tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức thực hiện trong quần chúng" [13, tr.232233].

7


Vai trò của tổ chức cơ sở đảng càng quan trọng trong thời kỳ Đảng cầm
quyền. Lênin cho rằng: để giành được thắng lợi trong bước ngoặt của cách mạng,
các tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức Xô - viết "Phải đem hết sức lực, đem hết chú
ý để tạo ra, phát huy một tính chủ động lớn hơn cơ sở" [16, tr.279].
Như vậy, ngay từ khi các tổ chức cộng sản mới thành lập và suốt quá trình
đấu tranh cách mạng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều khẳng
định: tổ chức cơ sở đảng có vai trò to lớn trong quá trình hình thành và phát triển
của Đảng.
Kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
tổ chức cơ sở đảng.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh: "chi bộ là gốc rễ của Đảng"; "là
động lực của mỗi cơ quan", "là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở"; "các chi
bộ mạnh tức là Đảng mạnh". "Chi bộ vững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và
chính phủ nhất định thi hành được tốt". Tại Hội Nghị phổ biến Nghị quyết Trung
ương lần thứ ba về kế hoạch Nhà nước năm 1961 (30-1-1961) Bác Hồ nói: muốn
làm nhà cho tốt phải xây dựng nền móng cho vững. Muốn thực hiện kế hoạch tốt
phải chăm lo củng cố chi bộ" [20, tr.266]. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị
tổng kết ba năm xây dựng chi bô và Đảng bộ cơ sở "bốn tốt" (19-4-1966) mở
đầu Bác hồ nêu rõ: "Đối với Đảng ta, xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là
một việc vô cùng quan trọng. Điều đó chúng ta đều hiểu rõ" [14, tr.77].
Nói tới vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng ở cơ sở, theo
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, đó chính là hạt nhân chính trị ở
cơ sở, là nền tảng của Đảng, của cách mạng và là sợi dây chuyền nối liền Đảng
với dân. Như vậy cũng có nghĩa là không có tổ chức cơ sở đảng, không thể có sự

tồn tại, phát triển của Đảng. Tổ chức cơ sở đảng được quan tâm củng cố phát

8


triển mạnh mẽ, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện ở địa bàn cơ sở,
liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, thông qua từng đảng viên của Đảng,
thì Đảng sẽ phát triển và không ngừng lớn mạnh. Ngược lại, tổ chức cơ sở đảng
yếu kém, đảng viên của Đảng không ngừng ở cơ sở không gương mẫu trước
quần chúng sẽ có tác hại rất lớn đối với uy tín và sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế,
để tổ chức đảng ở cơ sở thể hiện được vai trò, vị trí của mình đòi hỏi phải quan
tâm xây dựng chi bộ, chi uỷ vững mạnh, quan tâm giáo dục đảng viên của Đảng
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm của mình trước Đảng,
trước nhân dân. Tại buổi nói chuyện lớp huấn luyện đảng viên mới (14-5-1966)
do Thành uỷ thành phố Hà Nội tổ chức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "mỗi
đảng viên phải hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đảng. Cho nên các cô, các
chú phải hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của chi bộ... Phải hiểu rõ quyền hạn, nhiệm
vụ của người đảng viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với Đảng...
Công tác giáo dục đảng viên phải là một điều quan trọng trong chương trình
công tác cấp uỷ [14, tr.94-95]. Đồng thời đối với tổ chức đảng, hoặc đảng viên
yếu kém, vi phạm kỷ luật, khuyết điểm phải nghiêm khắc, đấu tranh, phê bình,
giáo dục. Người đã khẳng đinh: "Chúng ta phải phê bình nghiêm khắc những chi
bộ yếu kém. Ở những chi bộ ấy, có những đảng viên không gương mẫu, nội bộ
thiếu đoàn kết, xa rời quần chúng. Chẳng những không làm đúng mà có nơi còn
làm trái ngược đường lối, chính sách của Đảng. Tệ hơn nữa là trong những cho
bộ ấy có một số đảng viên và cán bộ, có cả cán bộ cao cấp, cán bộ lãnh đạo quan
liêu, mệnh lệnh nặng. Đảng cần phải thi hành kỷ luật thật nghiêm khắc những
cán bộ mắc sai lầm đó". Người còn chỉ rõ: "Để tránh tình trạng có đảng viên yếu
kém, có chi bộ yếu kém, từ nay các huyện uỷ, thành uỷ, tỉnh uỷ cần phải đi sâu
đi sát đến các chi bộ, cần phải giúp đỡ các chi bộ một cách thiết thực và thường

xuyên" [14, tr.79].

9


Ngoài ra tổ chức cơ sở còn có chức năng rất quan trọng, ở nhiều thời điểm
và môi trường khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đề cập tới chức
năng của tổ chức cơ sở đảng. Trong bài viết nhân dịp Kỷ niệm 33 năm ngày
thành lập Đảng (3-2-1963), Người chỉ rõ: "Mỗi chi bộ của đảng phải là hạt nhân
lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần
chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng. Mỗi cấp bộ của
Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa phương, theo đúng đường
lối, chính sách của Trung ương".
Tại buổi nói chuyện Hội nghi tổng kết ba năm xây dựng chi bộ và Đảng
bộ cơ sở "bốn tốt" (1966) Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đảng viên tốt thì
chi bộ mới tốt. Muốn đảng viên tốt chi bộ phải thường xuyên giáo dục mỗi đồng
chí nhiệm vụ của đảng viên là gì? Tư cách của đảng viên là thế nào? Đồng thời
giúp đỡ đảng viên hằng ngày tự kiểm điểm mình".
Trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng ở cơ
sở, tổ chức đảng cần nhận thức rõ nhiệm vụ và cách thức tiến hành, tuyệt đối
không được áp đặt, làm thay hay thiếu dân chủ. Ngay từ đầu tháng 4-1954, khi
đang tập trung vào nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp để giành thắng
lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiệm vụ của chi bộ là:
"- Làm sao cho toàn thể nhân viên đều cố gắng thực hiện đầy đủ chính
sách của Đảng, của Chính phủ và hết lòng hết sức phục sự nhân dân.
- Làm sao cho mọi người thực hành cần, kiệm, liêm, chính.
- Làm sao để tẩy trừ những bệnh quan liêu, hình thức, tham ô, lãng phí, a
dua, dối trá, trái luật lệ của chính phủ, trái kỷ luật lao động. Vạch rõ các khuyết
điểm và đề ra cách sửa chữa.
...


10


- Giải thích cho mọi người thấu hiếu chính sách của Đảng, của Chính
phủ... làm cho mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ vẻ vang của mình, bất kỳ ở địa
phương nào công việc gì... Chi bộ phải dùng cách chính trị, giáo dục, đề nghị,
giải thích, khai hội, bàn bạc với quần chúng... chứ tuyệt đối không được lạm
quyền... Phải nhớ rằng: Chi bộ là một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ không phải
là một tổ chức hành chính" [19, tr.268-269].
Để lãnh đạo được quần chúng, để chi bộ là "cái gốc" trong công tác xây
dựng Đảng, đưa đường lối chính sách của Đảng đến với quần chúng, biến thành
các phong trào cách mạng to lớn, rộng khắp, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi đảng
viên cũng như các chi bộ, chi uỷ ở cơ sở phải nêu cao trách nhiệm gương mẫu,
phát huy vai trò của mình. Tại diễn văn bế mạc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ III (9-1960) của Đảng, Người kêu gọi: "Mỗi đảng viên ta phải là một chiến sĩ
tích cực, gương mẫu, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân. Mỗi
chi bộ ta phải là hạt nhân vững chắc, lãnh đạo đồng bào thi đua yêu nước, cần
kiệm xây dựng nước nhà. Mỗi cấp uỷ Đảng phải là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy
phong trào cách mạng sôi nổi tiến lên" [20, tr.205].
Nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng,
ngay từ khi ra đời, Đảng đã đặc biệt quan tâm xây dựng các tổ chức cơ sở của
mình. Trong điều kiện hoạt động bí mật, Đảng đã chú trọng xây dựng các tổ
chức cơ sở ở địa phương, "Đảng cộng sản phải lấy sản nghiệp làm nền tảng,
nghĩa là người cộng sản phải tổ chức thành tiểu tổ tại chỗ làm việc của mình ở
trong các nhà máy, các đường xe lửa, các hầm mỏ, các đồn điền, các làng, các
trường học" [22, tr.13].
Trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, Đảng luôn coi các tổ chức cơ sở
Đảng là nền tảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là những tế bào của Đảng. Chất


11


lượng tổ chức Đảng là cơ sở, là yếu tố tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối
với quá trình cách mạng, uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân.
Từ bài học thành công và chưa thành công trong việc xây dựng trong việc
xây dựng tổ chức cơ sở đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986)
của Đảng đã khẳng định: "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được
khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của
quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng. Mặt khác, sự yếu kém của tổ
chức cơ sở đảng đã hạn chế những thành tựu cách mạng" [4, tr.141]. Sự khẳng
định đó càng làm sâu sắc thêm nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Chi bộ là
nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt" [14, tr.210].
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
đang đặt ra những cầu ngày càng cao về chất lượng của tổ chức cơ sở Đảng.
Những quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện dân chủ, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo
của đơn vị cơ sở. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá VI) đã nêu: "trong điều kiện chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý
mới, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế c sở, mở rộng
dân chủ xã hội chủ nghĩa, các tổ chức cơ sở đảng phải thực sự là hạt nhân lãnh
đạo chính trị trong các tập thể lao động...". Với vai trò đó, các tổ chức cơ sở đảng
bằng một chất lượng mới trong hoạt động thực tiễn của mình, bảo đảm cho công
cuộc đổi mới được thực hiện ở đơn vị cơ sở, đồng thời từ thực tiễn cuộc sống,
việc làm đó giúp cho Đảng, Nhà nước hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật.
Như vậy, từ thực tiễn đã chứng minh, dù giai đoạn nào trên con đường
phát triển của cách mạng do Đảng lãnh đạo, các Đảng bộ, chi bộ cơ sở luôn là
hạt nhân lãnh đạo chính trị, "là tổ chức cơ bản của Đảng", là "nền tảng", "nền


12


móng" của Đảng, là "dây chuyền" để Đảng liên hệ với nhân dân, là người đảm
bảo cho đường lối chính sách của Đảng được thực hiện có kết quả ở cơ sở và là
cấp tổ chức trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Chất lượng
chi bộ, Đảng bộ cơ sở là một trong những yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của Đảng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị cơ sở.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng đã ghi rõ yêu cầu
của xây dựng, củng cố các cơ sở đảng là: "Tất cả các Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở
đều nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với
chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các
tâng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ
động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo. Cấp uỷ cấp trên tập trung chỉ đạo củng
cố các Đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cường cán bộ
ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng sinh
hoạt cấp uỷ, chi bộ" [7, tr.142-143].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh phải kiện toàn và đổi
mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng: "Mỗi tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm
tổ chức và quy tụ sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được
giao; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và giám sát đảng viên,
đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng. Nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ Đảng. Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ sở đảng. Xác định vị
thế pháp lý, thể chế hoá về mặt Nhà nước vai trò, chức năng, nhiệm vụ của loại
hình cơ sở. Chú ý xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở vùng sâu, vùng
xa. Tập trung củng cố các cơ sở yếu kém" [5, tr.132].
Nhận đúng đắn vị trí, vai trò của các tổ chức cơ sở đảng trong tổ chức hệ
thống chính trị xã hội là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công


13


tác xây dựng Đảng, là cơ sở cho mọi chủ trương, chính sách, kế hoạch củng cố
nâng cao chất lượng các tổ chức nền tảng của Đảng.
1.2. Thực trạng của các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng trƣớc năm 1997
1.2.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Hải Dƣơng tác động đến công tác xây
dựng tổ chức cơ sở đảng
Hải Dương là tỉnh nằm giữa đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, với diện tích tự nhiên 1.660,9 km2, dân số gần 1,7 triệu người, có
các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như: đường 5,
18, 183, gần cảng biển Hải Phòng và cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Thành phố
Hải Dương, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tỉnh, cách Hải Phòng về
phía Đông 45km, cách Hà Nội 57km về phía Tây. Địa hình bao gồm một phần là
đồi núi (một xã thuộc huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn). Hiện nay, Hải
Dương có 12 đơn vị hành chính, gồm thành phố Hải Dương và 11 huyện [17,
tr.5].
Là tỉnh có cả đồng bằng và rừng núi, có nhiều di tích danh lam thắng cảnh
nổi tiếng, có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt công, nông nghiệp, dịch vụ ,
người dân cần cù lao động và yêu nước, trong gần 80 năm qua dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nhất là từ khi Đảng bộ tỉnh Hải Dương được thành lập (năm 1940)
nhân dân Hải Dương đã giành và giữ được nhiều thành tích trong hai cuộc kháng
chiến. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh,
Hải Dương đã vươn lên thành một tỉnh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội của đất nước, đời sống được nâng cao.
Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy có điều kiện phát triển về mặt kinh tế,
chính trị, văn hoá - xã hội, đặc biệt trong công tác xây dựng và phát triển tổ chức

14



cơ sở đảng với nhiều loại hình, thể hiện vai trò là hạt nhân chính trị cơ sở góp
phần vào sự vững mạnh của Hải Dương.
Để đạt được thành tích to lớn như vậy là nhờ Đảng bộ tỉnh lãnh đạo các
cấp uỷ Đảng, các chi bộ ở từng loại hình tổ chức cơ sở đảng căn cứ vào nhiệm
vụ, chấp hành theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên Hải Dương là một Tỉnh có nhiều loại hình tổ chức cơ sở đảng,
nên việc chỉ đạo tuyên truyền gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là một tỉnh có nhiều
doanh nghiệp đến đầu tư (trong đó có trong và cả ngoài nước) với đặc thù của
loại hình doanh nghiệp này nên việc thành lập các tổ chức cơ sở đảng không ít
nhiều khó khăn, phức tạp.
Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống (Việt,
Hoa, Sán Dìu, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao, Thổ…) có nhiều người
theo đạo thiên chúa giáo nên công tác phát triển Đảng cũng đòi hỏi sự nỗ lực, cố
gắng của Đảng bộ các cấp.
Tóm lại, trước những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù của địa
phương, vấn đề đặt ra đối với các cấp, các ngành và nhân dân của tỉnh Hải
Dương đặc biệt là trong quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng phải đáp ứng sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng tỉnh Hải Dương phát
triển giàu mạnh đúng với vị thế của Tỉnh.
1.2.2. Tình hình các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
trƣớc năm 1997 và những vấn đề đặt ra
Sau ngày đất nước được giải phóng, những hậu quả chiến tranh và các tệ
nạn cũ hết sức nặng nề, bọn phản động, cũng như bọn cơ hội lợi dụng Nhà nước
gặp khó khăn để kích động lôi kéo quần chúng nhẹ dạ, móc nối với bọn phản
động nước ngoài gậy rối loạn trong nước và tìm cơ hội để chui vào chính quyền

15



cơ sở. Tình hình đó đòi hỏi cả nước nói chung và Hải Hưng nói riêng phải nhanh
chóng ổn định về mọi mặt.
Trong khi đó Đảng bộ tỉnh Hải Hưng trải qua kháng chiến ác liệt đã
trưởng thành nhanh chóng về tư tưởng phẩm chất, về công tác lãnh đạo, nhưng
số lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ còn nhiều thiếu sót nhất
là việc mất đoàn kết trong nội bộ Tỉnh uỷ, trình độ giác ngộ chính trị, năng lực
quản lý kinh tế của cán bộ, đảng viên còn thấp, một số cấp uỷ Đảng chưa thực sự
quan tâm đến công tác xây dựng củng cố Đảng cũng như phát triển Đảng [12,
tr.118 ].
Vì vậy, khi sau Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ III năm 1997, Đảng bộ tập
trung vào việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IV và các nghị quyết của Trung ương Đảng sau Đại hội. Công tác giáo dục chính
trị tư tưởng được tăng cường thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, thông qua
báo các nghị quyết của Đảng, góp phần củng cố có sự nhất trí trong toàn Đảng
bộ và nhân dân hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Việc mở lớp học tập trung và tại chức cho cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ
sở được đẩy mạnh, từng bước nâng cao chất lượng. Riêng Trường Đảng Tỉnh đã
mở lớp đào tạo cho 444 cán bộ xã, 150 giảng viên cho Trường Đảng huyện, 137
cán bộ ban, ngành của huyện, 55 cán bộ quân đội đi tăng cường, tổ chức học tập
nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng cho 1.250 cán bộ lãnh đạo các ban,
ngành, đoàn thể cho tỉnh huyện và cán bộ chủ chốt xã.
Công tác phát triển Đảng đã coi trọng chất lượng, trong hai năm 19771978 toàn tỉnh kết nạp được 1.410 đảng viên, trong đó có: 11% là công nhân,
23,1% cán bộ khoa học - kỹ thuật, 77 % là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và 34,3% là nữ. Việc thi hành Thông tri số 22 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng được thực hiện tích cực, chỉ đạo chặt chẽ. Trong số 70.047 đảng viên

16



được phân loại có 53.313 đồng chí đủ tư cách, chiếm 75,3% và 18.472 đảng viên
phải xem tư cách bằng 24,7%. Trong số phải xem xét tư cách có 0,49% có vấn
đế lịch sử chính trị, 2,7% thoái hoá biến chất, 6% giác ngộ chính trị thấp, 15,73%
đảng viên "trung bình" [12, tr.143-144].
Tuy nhiên công tác xây dựng Đảng, công tác tư tưởng, công tác tổ chức và
cán bộ, công tác vận động quần chúng chưa theo kịp tình hình. Một bộ phận cán
bộ đảng viên chưa gương mẫu trong lao động sản xuất, trong việc thực hiện các
nhiệm vụ công tác. Tinh thần cách mạng tiến công, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp
hành đường lối, chính sách của Đảng và chăm lo đời sống quần chúng ở một số
cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao.
Tính riêng trong 6 năm 1980-1985, ở Đảng bộ tỉnh Hải Hưng bình quân
hành năm đã có 45% cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh. Với 176
lượt cơ sở đảng có thành tích xuất sắc được Tỉnh uỷ biểu dương, tặng cờ [2, tr.1].
Nhưng từ năm 1986, bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh theo nền kinh tế thị trường.
Vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng gặp nhiều khó khăn, chưa chuyển kịp
với yêu cầu nhiệm vụ mới. Phương thức lãnh đạo chậm đổi mới, có mặt còn bảo
thủ, trì trệ, còn chịu ảnh hưởng của cơ chế cũ, phong trào xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch vững mạnh có nhiều hạn chế.
Vì vậy, Tỉnh uỷ đã chú trọng công tác xây dựng các Đảng bộ huyện trong
sạch vững mạnh, gắn với xây dựng các Đảng bộ cơ sở, cơ bản thực hiện việc
phân cấp quản lý cho các huyện thị. Nhiều huyện phát huy tốt chức năng của
mình. Có 4 huyện được đề nghị lên Ban Bí thư công nhận là Đảng bộ vững
mạnh; đối với Đảng bộ cơ sở có 284 Đảng bộ, chiếm 27,4% được biểu dương và
tặng cờ là Đảng bộ vững mạnh. Công tác phát triển Đảng đã tăng cả về số lượng
và chất lượng, trong 5 năm toàn Tỉnh đã kết nạp được 11.466 đảng viên mới,

17



trong đó 73% là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 13% là công
nhân [12, tr.177].
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII "Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng", từ tình hình
thực hiện của đảng bộ địa phương, Tỉnh uỷ Hải Hưng đã ra Nghị quyết
08/NQTU, tập trung lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu về công tác
xây dựng đảng và phát động phong trào xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch
vững mạnh.
Để có cơ sở cho việc đánh giá phân loại, Tỉnh uỷ đã cụ thể hoá nội dung
xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh bằng tiêu chuẩn cụ thể cho
từng loại hình tổ chức cơ sở đảng, phù hợp với điều kiện hiện tại.
Thực hiện chủ trương phát động phong trào xây dựng tổ chức cơ sở đảng
trong sạch vững mạnh từ năm 1992 đến năm1996 Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ
đảng triển khai tích cực, chính quyền và đoàn thể các cấp đồng tình hưởng ứng
100% cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh .
Qua triển khai, học tập đã làm chuyển biến về nhận thức trong các cấp uỷ
và đảng viên. Mọi người thấy rõ tầm quan trọng và nhất trí cao với chủ trương
của Tỉnh uỷ. Đồng thời cũng xác định việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong
sạch vững mạnh là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi đảng viên, và
cũng xác định đây là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII).
Kết quả về đăng ký phấn đấu trở thành Đảng bộ trong sạch vững mạnh:
Sau khi được học tập, các cơ sở đảng căn cứ vào tiêu chuẩn quy định và điều
kiện, khả năng của đơn vị mình đã tự đăng ký và đăng ký ngày một tăng, năm
1992 là 40%, năm 1993 là 52%. Năm 1994 là 61.2%, năm 1995 là 65%, năm
1996 là 80%. Đặc biệt năm 1993 nhiều cơ sở yếu kém đã đăng ký quyết tâm

18



phấn đấu đạt tiêu chuẩn vững mạnh như Đảng bộ xã Phú Thứ (Kinh Môn), Đảng
bộ Nhân Quyền (Cẩm Bình)... Đảng bộ Công an tỉnh, Đảng bộ Quân sự tỉnh
đăng ký 100% cơ sở, thị xã Hải Dương là 93%.
Kết quả phong trào xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh 5
năm qua cho thấy: Số cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh năm sau
cao hơn năm trước, ngày càng mở rộng ra các loại hình. Năm 1992, năm đầu
thực hiện Nghị quyết Trung ương ba - Nghị quyết NQ/TU, toàn tỉnh có 35% cơ
sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, 12% cơ sở được cấp huyện biểu
dương, 2% cơ sở được Tỉnh uỷ tặng cờ. Đến năm 1995 số lượng đó được tăng
lên, toàn Tỉnh có 50,7% (tăng so với năm 1992: 15,7%) cơ sở đạt tiêu chuẩn
trong sạch vững mạnh, 24,3% cơ sở được cấp huyện biểu dương, 5,1% cơ sở
được Tỉnh uỷ tặng cờ. Đến năm 1996, qua phân loại có 60% số cơ sở đảng được
cấp uỷ cơ sở đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh . Trong các
cơ sở được Tỉnh uỷ tặng cờ có 12 cơ sở được tặng cờ lần thứ 3. Có cơ sở được
Tỉnh uỷ tặng cờ 4 năm liền: Đảng bộ xã Vĩnh Hoà (Ninh Giang) và Đảng bộ Bưu
điện tỉnh. Đây là những đơn vị có nhiều thành tích tiêu biểu, xuất sắc toàn diện
trên các mặt. Xứng đáng là những điển hình tiên tiến cho các loại hình tổ chức
cơ sở đảng trong thực hiện sự nghiệp đổi mới.
Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh của Tỉnh đã có
tác dụng thiết thực đối với giải quyết và ngăn chặn phát sinh cơ sở yếu kém.
Cuối năm 1991 đầu năm 1992 toàn Tỉnh có 130 cơ sở yếu kém (chiếm 12% tổng
số cơ sở đảng), trong đó có 38 cơ sở yếu kém toàn diện, đến nay cơ bản đã giải
quyết xong cơ sở yếu kém. Nhiều cơ sở yếu kém sau khi giải quyết xong đã phấn
đấu vươn lên trở thành khá và vững mạnh như Đảng bộ xã Tân Việt, Nhân
Quyền (Cẩm Bình), Phú Thứ (Kinh Môn), Vĩnh Lập (Nam Thanh). Một số

19


huyện, thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc không còn cơ sở yếu kém như: Đảng bộ Công

an Tỉnh, Đảng bộ Quân sự Tỉnh, Đảng bộ các cơ quan Tỉnh...
Việc thu hẹp cơ sở yếu kém một mặt có tác dụng làm ổn định tình hình
chính trị địa phương, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác
cũng đã thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng tổ chức chính quyền đoàn thể và
tổ chức Đảng vững mạng ngày càng phát triển.
Thông qua phong trào xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, chất
lượng đảng viên ngày được nâng lên - qua phân loại đảng viên hàng năm cho
thấy: đảng viên loại 1 (đủ tư cách phát huy tác dụng) ngày 1 tăng lên. Năm 1992
mới có 25,8% năm 1995 đã có 66%. Số đảng viên không đủ tư cách giảm dần,
năm 1992 có 1,8%, năm 1995 chỉ còn 1,4%. Số đảng viên mới được kết nạp
ngày một nhiều hơn, chất lượng cấp uỷ cơ sở cũng được nâng lên nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới [21, tr.4].
Qua phong trào này có những chuyển biến tiến bộ về công tác xây dựng
Đảng. Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đã tạo ra phong
trào thi đua sôi nổi rộng khắp trong toàn Tỉnh nói chung. Đồng thời, từng cấp,
từng ngành cũng phát động thi đua của cấp ngành nói riêng. Kết quả đó góp phần
thúc đẩy công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội, giữ gìn ổn định nội bộ Đảng, nội
bộ nhân dân và là nhân tố quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị của Tỉnh nhà.
Tuy nhiên việc phát động phong trào có chuyển biến tích cực, nhưng chưa
đồng đều, một số nơi còn coi nhẹ, cho rằng đó chỉ là hình thức. Việc đăng ký
phấn đấu trở thành tổ chức cơ sở đảng có nơi so với yêu cầu còn thấp. Một số
huyện thị, thị uỷ biểu dương tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh chưa
đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh uỷ như: biểu dương tràn lan, khen thưởng bình

20


quân, chưa lựa chọn được những đơn vị cơ sở thật sự có thành tích tiêu biểu để
khen thưởng nhằm khích lệ phong trào.

Một số cơ sở đề nghị Tỉnh uỷ tặng cờ, nhưng phấn đấu thiếu liên tục mà
thành tích đạt được chưa thật vững chắc, vì thế năm trước Tỉnh uỷ tặng cờ, năm
sau đi xuống. Số cơ sở giữ vững cờ của Tỉnh uỷ tặng còn ít. Một số cơ sở chưa
có biện pháp thường xuyên xây dựng, củng cố và phát triển phong trào để không
ngừng vươn lên đạt thành tích cao hơn nữa, nên phong trào ở những nơi này có
hiện tượng dừng lại.
Vận dụng tiêu chuẩn trong khi bình xét chưa đảm bảo sự đồng đều giữa
các Đảng bộ huyện. Do vậy, tỉ lệ tổ chức cơ sở đảng được xếp trong sạch vững
mạnh giữa các Đảng bộ huyện còn quá xa (ví dụ năm 1994 cơ sở đảng đạt loại
trong sạch vững mạnh ở huyện cao nhất là 48,7%. Huyện thấp nhất chỉ có
14,4%) [21, tr.5-6].
Vấn đề đặt ra sau năm 1996 đối với Đảng bộ tỉnh Hải Dương là trong tỉnh
đã xuất hiện tình hình không bình thường để nhân tập hợp đông người lên, xã,
huyện, tỉnh, thậm chí lên Trung ương khiếu kiện tập trung vào một số vấn đề như
kết cấu hạ tầng, giải quyết đất đai, tài chính, các khoản đóng góp, khiếu kiện cán
bộ chủ chốt của xã về tác phong, phẩm chất, kinh tế bất minh... Vì vậy, Đảng bộ
Tỉnh phải tiếp tục chỉ đạo giải quyết những cơ sở có vấn đề phức tạp, xây dựng
tổ chức cơ sở đảng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Đảng bộ phải tiếp tục tăng
cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Một trong những nhiệm vụ quan
trọng của xây dựng và chỉnh đốn Đảng là phải "nâng cao sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng", thực chất là phải làm tốt việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng
trong sạch vững mạnh. Để nâng cao chất lượng phong trào thi đua tổ chức cơ sở
đảng trong sạch vững mạnh.

21


×