Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THÀNH HƯNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ DO
TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ: TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: VŨ VĂN HẬU
TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ DO TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO


9

1.1 Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo

9

1.1.1 Kế thừa quan niệm về tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của dân tộc Việt Nam.

9

1.1.2 Kế thừa quan niệm về tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo
phương Đông và phương Tây

15

1.1.3 Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo
và tự do tín ngưỡng, tôn giáo

19

1. 2 Nguyên tắc cơ bản về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo trong tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh

26

1.2.1 Nguyên tắc tự do tín ngưỡng, tôn giáo gắn với độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội

26


1.2.2 Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh
được cụ thể hoá bằng hệ thống pháp luật

31

1.2.3 Nguyên tắc tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh gắn với việc chống
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào mục đích chính trị và mê tín dị đoan

35

CHƢƠNG 2
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ DO TÍN NGƢỠNG,
TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY

41

2.1. Những đặc điểm tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo trong và ngoài nƣớc tác
động tới việc thực hiện tự do tín ngƣỡng, tôn giáo ở nƣớc ta
2.1.1 Đặc điểm tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới tác động tới thực hiện
tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta

41


2.1.2 Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trong nước tác động tới thực hiện
tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta

49


2.2 Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào thực hiện chính sách
tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng ta hiện nay

51

2.2.1 Thực hiện nhất quán nguyên tắc tự do tín ngưỡng, tôn giáo
gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

51

2.2.2 Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo

60

2.2.3 Thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đặt trong việc
chống lợi dụng của các thế lực thù địch và hoạt động mê tín dị đoan

63

2.3 Tiếp tục vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tự do
tín ngƣỡng, tôn giáo trong bối cảnh hiện nay

68

2.3.1 Đổi mới nhận thức về tự do tín ngưỡng, tôn giáo gắn với
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

68


2.3.2 Đổi mới nhận thức khi giải quyết quan hệ giữa nhà nước với các
tổ chức tôn giáo

71

2.3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo và luật hóa quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

75
79
82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa, Việt Nam là một quốc gia
có nhiều tôn giáo, các tôn giáo trong lịch sử cũng như hiện nay đều cơ bản hoạt động
trên tinh thần đồng hành cùng với dân tộc. Theo con số công bố của Ban tôn giáo Chính
phủ, hiện nay cả nước có khoảng hơn 20 triệu tín đồ các tôn giáo khác nhau, chiếm 20%
dân số. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các thế lực thù địch trong và ngoài nước
dùng mọi thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng nhằm chống phá thành quả cách mạng
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các thế lực rêu rao, vu khống chính
quyền Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, trên các diễn đàn quốc tế sự vi
phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo ra sự chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc
gây mất ổn định chính trị trong nước và hạ thấp vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế.
Trước sự phức tạp của tình hình trên, vấn đề đặt ra làm sao chúng ta có chính
sách tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với thực tiễn đất nước để thực hiện quyền quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và làm
thất bại mọi âm mưu lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh. Để trả lời vấn đề đó trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
hiện nay chúng ta cần tiếp tục trở lại nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tinh thần này một lần nữa được khẳng định
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( Bổ
sung, phát triển năm 2011) Khẳng định: “Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [11, tr.88]. Vậy, nội
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Có thể nói, nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
là sự vận dụng sáng tạo những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn
1


giáo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt nền
móng cho việc pháp luật hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ngay sau khi giành được
độc lập năm 1945 và trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chính sách “Tín
ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Người đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp
đại đoàn kết toàn dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước,
đưa cả nước bước vào thời kỳ mới thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Với chính sách phù hợp của Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã góp
phần thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa những người theo tôn giáo với Đảng. Tình
cảm này được các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình khẳng
định trong thư gửi Người: “Dù phải hy sinh xương máu để kiến thiết một nhà nước tự
do hạnh phúc hoàn toàn thì chúng tôi cũng sẵn sàng không ngần ngại” [53, tr.51].
Như vậy, tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh giữ vai trò rất
quan trọng trong kho tàng lý luận của Người, vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu một
cách hệ thống, trực diện và sâu sắc; tư tưởng này cần tiếp tục được kế thừa và vận dụng
sáng tạo vào nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo cho nhân dân; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo; đồng
thời là cơ sở để đấu tranh chống lại các thế lực thù địch đang lợi dụng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Với những lý do trên tác giả chọn vấn đề: “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ triết
học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nội dung quan trọng
trong kho tàng lý luận của Người. Vấn đề này đã được nhiều học giả trong và ngoài
nước nghiên cứu với những chiều cạnh khác nhau. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu,
có thể đưa ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vấn đề này.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo
ở Việt Nam, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Cuốn sách dày hơn 300 trang là tập
2


hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu về tôn giáo. Nhìn chung các
nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam theo
nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có một số tác giả đã đề cập một cách trực tiếp và gián
tiếp vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh theo tình hình thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Có thể khái
quát một số bài viết tiêu biểu sau:
Tác giả Phạm Như Cương: Bàn về thái độ và phương pháp khi nghiên cứu
các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về tôn giáo. Trong bài viết này
tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề trong đó đã phân tích và chỉ ra các tác phẩm của các
nhà kinh điển bàn về tôn giáo. Từ những quan điểm này chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa
ra một phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo khoa học và hiệu quả. Đồng thời tác giả
chỉ ra sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh khi nhận thức và
giải quyết các về vấn đề tôn giáo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Tác giả Đỗ Quang Hưng: Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ

Chí Minh. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến ba vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo tín ngưỡng: Vấn đề tôn giáo sinh thời Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh; Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo tín ngưỡng; Có một
“lý thuyết cơ bản của Hồ Chí Minh” về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Tác giả Đỗ Quang
Hưng đã khái quát những giai đoạn, những nội dung cơ bản hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó, đi sâu nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh đối
với việc giải quyết vấn đề tôn giáo và việc pháp luật hóa tôn giáo, tạo hành lang pháp lý
về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đầu tiên ở nước ta.
Cuốn: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
1998. Cuốn sách này tập hợp khá đầy đủ những tài liệu liên quan đến quan điểm, tư
tưởng, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh từ khi giành
được độc lập và trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách cách Việt Nam. Có thể khái quát một
số bài viết tiêu biểu sau:

3


Tác giả Ngô Phương Bá: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng.
Trong bài viết này, tác giả đã nêu bật được đường lối đoàn kết tôn giáo, tôn trọng quyền
tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Hồ Chí Minh; việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc và thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc. Những chính sách, hành động mềm dẻo của
Hồ Chí Minh cũng như của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện chính sách đoàn
kết lương giáo; trong việc đấu tranh và hòa hợp giữa người tín hữu chân chính và kẻ giả
danh tôn giáo chống phá cách mạng; tấm lòng của Hồ Chí Minh đối với đồng bào các
tôn giáo và tình cảm của người tín hữu đối với Hồ Chí Minh. Từ đó thấy phương pháp
hiệu quả khi giải quyết vấn đề tôn giáo của Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn của cách
mạng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất là đoàn kết lương và giáo cùng phấn đấu vì mục
tiêu chung của cách mạng.
Tác giả Ngô Phương Bá, Võ Minh Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc: Hồ Chí
Minh nói về tôn giáo, tín ngưỡng. Trong bài này, các tác giả rất công phu khi sưu tầm

và tuyển chọn khá đầy đủ những bài viết, những câu nói, những đoạn trích, những văn
bản có liên quan đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng của Hồ Chí Minh trong quá trình đi
tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo rất có
giá trị khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tác giả Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: lý luận và
thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. Đây là công trình nghiên cứu toàn
diện, hệ thống, khái quát toàn bộ chặng đường 55 năm thực hiện đường lối chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Công trình này là bức tranh toàn cảnh về vấn đề tôn
giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được trong 55 năm qua (1945
- 2000).
Tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000. Cuốn
sách này là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả đã khái quát, nghiên cứu toàn diện tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo cũng như những vấn đề lý luận và

4


thực tiễn ở nước ta khi thực hiện chính sách tôn giáo. Có thể khái quát một số bài viết
liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh như sau.
Bài viết của tác giả Ngô Hữu Thảo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn rút
ra từ tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trong bài viết này, tác
giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh khi kết hợp mối quan hệ tự do tôn giáo, tín ngưỡng
với tự do độc lập của Tổ quốc. Đây là mối quan hệ chặt chẽ không tách rời, vì chỉ khi
nước nhà được tự do độc lập thì tín ngưỡng, tôn giáo mới có tự do. Hồ Chí Minh đã
thiết lập được mối quan hệ bền chặt giữa giáo và lương, giữa nhà nước với giáo dân
cùng thực hiện mục tiêu chung là độc lập và tự do cho dân tộc và tôn giáo.
Bài viết của tác giả Nguyễn Công Nguyên: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín
ngưỡng tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả đã khái quát tư tưởng Hồ Chí
Minh về tín ngưỡng tôn giáo và cách giải quyết vấn đề tôn giáo rất độc đáo của Người.

Tác giả Vũ Văn Hậu: Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009.
Cuốn sách này đã khái quát mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh; đồng thời thấy được tính cấp thiết phải củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả Đỗ Quang Hưng (Chủ biên): Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà
nước và giáo hội, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2003. Đây là cuốn sách tập hợp gần 20 bài
viết của các nhà khoa học Việt Nam về vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và nhà
nước ta từ năm 1945 tới nay. Tuy cuốn sách không trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, song những bài viết đã phân tích những tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này làm cơ sở cho chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên), Tôn giáo: quan điểm, chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2009. Cuốn sách
này đã khái quát toàn diện quan điểm, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta trong các giai đoạn cách mạng từ 1930 đến nay. Tác giả đã trình bày một cách
5


có hệ thống, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam; quan điểm chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong
tiến trình cách mạng Việt Nam trước thời kỳ đổi mới; nhận thức, quan điểm và chính
sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới; quản lý nhà nước
đối với tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Cuốn Những nghiên cứu tôn giáo Pháp và Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2007. Đây là cuốn sách ra đời trên cơ sở Hội thảo khoa học giữa Viện nghiên cứu
Tôn giáo Việt Nam với Khoa Tôn giáo trường Đại học Sorbonne Paris7. Đây là cuốn
sách tập trung các nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam và Pháp nghiên cứu về tôn
giáo trong tương quan so sánh để rút ra kết luận nhằm đề xuất với Đảng và Nhà nước về
chính sách tôn giáo cho phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trong nội dung

cuốn sách này, khi đề cập đến nội dung về tự do tôn giáo, các nhà nghiên cứu Việt Nam
đều nhất trí rằng, trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam khi xây dựng chính sách tôn
giáo nên vận dụng tinh thần Hiến pháp 1946. Và một lần nữa lại khẳng định cần nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra còn phải kể đến nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề
tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở các góc độ khác
nhau được đăng tải trên các tạp trí như: Vũ Khiêu, Phạm Như Cương, Nguyễn Hữu Vui,
Hoàng Minh Đô, Nguyễn Văn Oánh, Phạm Hữu Xuyên, Nguyễn Ngô Hai, Lê Quang
Vịnh, Trần Xuân Dung...
Như vậy, điểm qua lịch sử của quá trình nghiên cứu vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn
giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể khẳng định rằng, tuy vấn đề được đặt ra và
nghiên cứu, song tác giả luận văn nhận thấy rằng, chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu một cách hệ thống, trực diện tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Song những nghiên cứu của các tác giả và những tác phẩm đã được khái lược trên là cơ
sở quan trọng, cũng như là nguồn tư liệu quý cho tác giả thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
6


Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta, từ đó đề xuất trong việc vận dụng sáng
tạo những nội dung cơ bản này trong thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là: Trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo;
Hai là: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng
ta và sự cần thiết vận dụng sáng tạo tư tưởng này vào xây dựng, thực hiện chính sách tự

do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng cơ bản Hồ Chí Minh về tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quan điểm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
trong tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các bài phát biểu, bài nói chuyện của Hồ Chí
Minh được in trong Hồ Chí Minh toàn tập 12 tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, 1996;
Luận văn được giới hạn từ Nghị quyết số 24 - NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng“Về vấn đề tôn giáo trong tình hình mới” cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như phương pháp hệ thống,
phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, quy nạp, diễn dịch… nhằm làm sáng tỏ tư tưởng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận văn
7


Luận văn chỉ ra được cơ sở hình thành tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Hồ Chí Minh;
Khái quát những nội dung cơ bản tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí
Minh;
Phân tích sự vận dụng của Đảng ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo tư tưởng
Hồ Chí Minh;
Đề xuất những giải pháp thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong bối cảnh hiện nay;
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu những vấn đề

liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 5 tiết.
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng ta hiện nay

8


CHƢƠNG 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ DO TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
1.1.1. Kế thừa quan niệm về tôn giáo và tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của dân
tộc Việt Nam
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội luôn biến động cùng với sự
biến thiên của lịch sử nhân loại và có khả năng tồn tại lâu dài trong xã hội. Mỗi quốc gia
với những điều kiện địa lý nhất định, với nguồn gốc dân cư nhất định, với điều kiện
kinh tế, chính trị - xã hội nhất định với những nét văn hoá, phong tục, tập quán riêng thì
cũng có những nét tín ngưỡng, tôn giáo riêng biệt. Điều này được C. Mác, Ph. Ăngghen
chỉ rõ: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật…đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Nhưng tất cả có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh
hưởng đến cơ sở kinh tế” [42, tr.271]. Như vậy, có thể thấy một quốc gia với những
sinh hoạt sống, với truyền thống văn hoá, với những điều kiện lịch sử nhất định là
nguồn gốc cơ bản hình thành nên đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của quốc gia đó.
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam châu Á, trông ra biển Đông, trong
lịch sử và hiện tại rất thuận lợi cho việc giao lưu của văn hóa Đông - Tây, Nam - Bắc.
Vùng đất của người Việt Nam sinh sống thuộc trung tâm khu vực nhiệt đới gió mùa, có
núi cao, biển rộng, sông dài. Người Việt Nam lại cởi mở, bao dung, hòa hợp, chứ không

hẹp hòi, khép kín chính vì vậy trong lịch sử và hiện tại người Việt Nam đã tiếp thu được
nhiều giá trị văn hóa của thế giới. Việt Nam là một quốc gia đất không rộng, người
không đông, nhưng dung nạp và hiện đang tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau. Có thể nói, Việt Nam là một bảo tàng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của
thế giới. Từ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo sơ khai đến hiện đại; từ tín ngưỡng,
tôn giáo phương Đông cổ đại đến tín ngưỡng, tôn giáo phương Tây cận, hiện đại cùng
tồn tại bên cạnh những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo dân gian, bản địa của nhiều cộng
đồng dân tộc Việt Nam.
9


Là quốc gia đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo ngoài các hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo sơ khai mang đậm bản sắc người Việt Nam như: tín ngưỡng Tô tem; tín ngưỡng
Bái vật; tín ngưỡng Vật linh; tín ngưỡng Sa ma; tín ngưỡng phồn thực…thì còn có
nhiều hình thức tín ngưỡng có tính triết lý thờ phụng sâu sắc. Có thể chỉ ra các hình
thức tín ngưỡng rất điển hình như tín ngưỡng thờ thành Hoàng, tín ngưỡng thờ anh hùng
dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu...đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Hiện nay, thờ
cúng tổ tiên đã trở thành một tín ngưỡng phổ biến đối với người Việt Nam. Có thể thấy,
người Việt Nam thờ rất nhiều các vị thần: Có vị thần đại diện cho tự nhiên như thần Tản
Viên, thần sông, thần núi, thần cây; có vị thần là những người trong lịch sử có công
dựng làng, giữ nước; có thần là nam, có thần là nữ…tất cả tạo ra sự đa dạng trong đời
sống tín ngưỡng người Việt Nam. Đây là các hình thức tín ngưỡng sơ khai, nội sinh
phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Việt Nam. Theo các tài liệu khảo cổ
học, loại hình tín ngưỡng này xuất hiện rất sớm từ thời văn hóa Hòa Bình, tiếp tục phát
triển mạnh trong giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn.
Các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo này đã tồn tại cùng với dân tộc hàng nghìn
năm lịch sử trở thành truyền thống văn hoá của dân tộc, chúng thấm sâu vào tư tưởng,
tình cảm, nếp nghĩ, cách sống của cả cộng đồng. Đây là cơ sở hình thành nên nét đặc
trưng riêng biệt trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam.
Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế cùng với tâm thức

cởi mở của nhân dân khi tiếp nhận các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, trong lịch
sử và hiện tại, ngoài những tín ngưỡng bản địa thì còn có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo từ
bên ngoài du nhập vào với nhiều hình thức khác nhau. Dù là tín ngưỡng, tôn giáo nào từ
đâu đến, người Việt Nam cũng tiếp nhận một cách có chọn lọc, miễn là nó không đi
ngược với lợi ích quốc gia, không xem thường, miệt thị văn hóa bản địa. Có tôn giáo từ
Trung Quốc xuống, có tôn giáo từ Ấn Độ sang, có tôn giáo từ châu Âu đến đều được
tiếp nhận đã tạo ra sự đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Việt Nam.
Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên cùng với sự xâm lược của nhà Hán, Nho
giáo và Đạo giáo đã vào Việt Nam. Nho giáo sau khi vào Việt Nam đã được chính
10


quyền phong kiến đón nhận. Trong một thời gian dài, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng
của giai cấp phong kiến Việt Nam. Những giá trị tư tưởng tích cực của Nho giáo đặc
biệt là tư tưởng về chính trị, đạo đức và giáo dục được người Việt Nam đón nhận cùng
hòa vào hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
Khác với Nho giáo, Phật giáo là một tôn giáo thuần túy với triết lý nhân bản là từ
bi, hỉ xả, cứu nhân độ thế, đề cao việc thiện, loại trừ điều ác đã nhanh chóng được nhân
dân đón nhận. Tuy nhiên, cả Nho giáo và Phật giáo sau khi vào Việt Nam đã bị khúc xạ,
biến đổi ít nhiều cho phù hợp với truyền thống dân tộc. Khi kết hợp với tín ngưỡng bản
địa tạo nên những ngôi chùa, những đạo quán vừa mang đặc điểm của Phật giáo vừa
mang đặc điểm của Đạo giáo, vừa có đặc điểm của tín ngưỡng địa phương.
Không chỉ có các tôn giáo lớn ở phương Đông du nhập vào Việt Nam, các tôn
giáo lớn ở phương Tây cũng bằng nhiều con đường khác nhau để du nhập vào Việt
Nam. Trong những tôn giáo lớn ở phương Tây đã du nhập vào phải kể đến Kitô giáo.
Công giáo một nhánh lớn nhất của đạo Kitô giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVI bởi các
thương gia và các nhà truyền giáo người châu Âu. Quá trình du nhập và tồn tại ở Việt
Nam, đạo Công giáo có nhiều bước thăng trầm, thậm chí có thời kỳ bị coi là “dị giáo”,
“tà giáo”. Mặc dù vậy, trong quá trình tồn tại ở Việt Nam, đạo Công giáo đã từng bước
được nhân dân chấp nhận.

Cùng với đạo Công giáo, đạo Tin Lành là một nhánh khác của Kitô giáo du nhập
đến Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. So với các tôn giáo khác, Tin Lành
vào Việt Nam muộn hơn chính điều này làm cho việc truyền đạo của Tin Lành gặp
nhiều khó khăn khi phải “cạnh tranh” với các tôn giáo lớn đã tồn tại ở Việt Nam trong
nhiều thế kỷ như Phật giáo và Công giáo.
Trong hệ thống tôn giáo Việt Nam, ngoài những tôn giáo lớn du nhập từ bên
ngoài, nước ta cũng có một số tôn giáo nội sinh, trong đó có Đạo Cao Đài và Đạo Hoà
Hảo. Ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, đây là giai đoạn Việt Nam
rơi vào khủng hoảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống của nhân dân lầm
than, cực khổ, không lối thoát, đặc biệt là khu vực phía Nam. Điều này làm cho một bộ
11


phận nhân dân mong ước có một chỗ dựa hư ảo về mặt tinh thần để chốn tránh hiện
thực. Sự ra đời của Đạo Cao Đài và Đạo Hoà Hảo cũng như một số đạo khác đã đáp
ứng được nhu cầu đó của một bộ phận nhân dân.
Từ những trình bày trên có thể khái quát đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của
người Việt Nam.
Thứ nhất, tính khoan dung, hoà nhi bất đồng đối với tín ngưỡng, tôn giáo
Đây là một trong những đặc điểm thể hiện tính cởi mở khi tiếp nhận các tín
ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam. Các tôn giáo vào Việt Nam nếu phù hợp đều
được người Việt Nam tiếp nhận một cách thận trọng, không xô bồ, điều này đã thể hiện
tính hòa đồng, đan xen, khoan dung tôn giáo của người Việt Nam. Đây là một nguyên
nhân khiến cho nước ta lắm tôn giáo, nhiều tín ngưỡng nhưng lại tránh được những
xung đột, đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo như đã từng diễn ra trong lịch sử và ở
nhiều nước hiện nay.
Ở châu Âu, có tôn giáo thống trị xã hội nhiều thế kỷ, thần quyền trên thế quyền,
giáo hội trên nhà nước. Nhiều nước trên thế giới trong đó có châu Âu lấy một tôn giáo
làm “Quốc giáo” như Kitô giáo hay Hồi giáo. Còn ở nước ta, tác giả Đỗ Quang Hưng
cho rằng: “Trong lịch sử Việt Nam về mặt lý thuyết chưa bao giờ có một tôn giáo nào

thực sự là Quốc giáo, kể cả trường hợp Phật giáo ở thế kỷ XI - XII. Sau này, dù Nho
giáo có là rường cột tư tưởng - chính trị cho chế độ phong kiến, nhưng nó không hoàn
toàn là một tôn giáo” [27, tr.14]. Vì vậy, nước ta cũng không có tôn giáo nào thống trị
suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì vị trí của các
tôn giáo cũng khác nhau, song lại tồn tại cùng nhau, chung sống hòa bình, chan hòa,
nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Thứ hai, quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo mang tính đa thần
Đây là đặc điểm cơ bản trong tâm thức của người Việt Nam, đặc điểm này trước
hết được xuất phát từ điều kiện và môi trường sống của người Việt Nam là nền kinh tế
tiểu nông nghiệp gắn với thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên. Những năm mưa thuận
gió hòa, không có thiên tai dịch bệnh, mùa màng tươi tốt thì đời sống của người dân
12


được ấm no. Nếu gặp năm trời hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùa thì đời sống nghèo
khó. Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên vô cùng khó khăn, không lường trước được.
Tự nhiên có thể đem lại no ấm nhưng cũng có thể lấy đi tất cả, từ đó đã hình thành nên
tâm thức tôn thờ sức mạnh của tự nhiên. Những lúc bất lực, khó khăn nó là chỗ dựa tinh
thần, là niềm an ủi để giảm bớt những khó khăn trong đời sống.
Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia lắm tín ngưỡng, nhiều tôn giáo. Các tín ngưỡng,
tôn giáo du nhập vào đều được người dân tiếp nhận và chọn lựa những yếu tố phù hợp
với văn hoá dân tộc. Như vậy, cùng với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào kết hợp
với các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa đã tạo ra tâm thức đa thần rất đặc trưng của mỗi
người dân Việt Nam. Tâm thức này trở nên phổ biến ở đây không có các tôn giáo độc
thần. Từ cách nghĩ khác đó, ở Việt Nam thường quen với thuật ngữ đạo, thờ cúng…hơn
là thuật ngữ tôn giáo.
Tâm thức đa thần của người Việt Nam khác với tâm thức độc thần của
người châu Âu. Tâm thức tôn giáo người châu Âu mang tính độc thần tức
là chỉ tôn thờ một vị thần nhất định. Trong tâm thức của người châu Âu thì
vị thần mà mình tôn thờ là tối cao. Như vậy, sự khác nhau về tâm thức tôn

giáo của người Việt Nam với người châu Âu đã dẫn đến sự khác nhau
trong cách hành lễ. Ở châu Âu những nghi lễ tôn giáo được tiến hành uy
nghi tại các nhà thờ do các linh mục thực hiện và uy tín của các linh mục
được mọi người coi trọng. Trong khi đó ở Việt Nam các nghi lễ tín
ngưỡng, tôn giáo lại khác hẳn người châu Âu. Điều này được linh mục
L.Cadière nhận xét, khi cho rằng, nếu quan niệm tôn giáo như phương Tây
Kitô giáo, “thì phải nói người Việt Nam không có tôn giáo. Khái niệm
Đấng tối cao tuột khỏi họ; họ sống không có Chúa” [10, tr.225].
Người Việt Nam có thể là tín đồ của tôn giáo này, nhưng vẫn có thể thực hiện
những hành vi tín ngưỡng của nhiều tôn giáo khác. Họ có thể đến chùa cầu phật, đến
đền lễ thánh; đồng thời đến phủ, điện để xem bói, hầu đồng. Người ta có thể có mặt đầy
đủ trong những buổi lễ trọng đại của tôn giáo, mà vẫn tham gia nhiệt tình vào lễ hội dân
13


gian; thành kính thắp nhang ở đài liệt sĩ để tưởng niệm và tri ân với những người hy
sinh vì dân vì nước, vẫn không quên kính báo tổ tiên khi vui lúc buồn, ngày giỗ, ngày
tết. Họ lạy “chín phương trời, mười phương đất”, cầu thần, khấn phật mong sao mưa
thuận, gió hòa, dân cường, nước thịnh, nhưng cũng không quên cầu khấn Trời, Phật,
ông bà, tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình khỏe mạnh, làm ăn tấn tới. Tín đồ các tôn giáo
ở nước ta thường có nhu cầu tâm linh đa phương, nhiều chiều, nên ít đi theo hướng
“nhất nguyên” mà là “đa nguyên” tôn giáo, có lẽ nhu cầu tâm linh đa dạng của người
Việt Nam là do cộng đồng người Việt Nam sinh sống là nơi lắm thiên tai, nhiều giặc
giã.
Thứ ba, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo gắn với dân tộc
Nước ta nước ta là một nước lắm tín ngưỡng, nhiều tôn giáo tất cả đều hoạt động
trên tinh thần hoà nhi bất đồng. Các tín ngưỡng, tôn giáo dù là ngoại nhập hay nội sinh
khi đã được nhân dân chấp nhận thì đều có một đặc điểm là luôn gắn bó với vận mệnh
của dân tộc. Trong thời loạn lạc, chiến tranh thì các tôn giáo chân chính luôn đồng hành
cùng dân tộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; khi xã hội yên bình thì cùng dân tộc xây

dựng xã hội mới tiến bộ hơn. Các tín ngưỡng, tôn giáo khi đồng hành cùng với dân tộc
đã ăn sâu vào tiềm thức của cả dân tộc trở thành đặc trưng riêng biệt của dân tộc ta.
Đặc trưng riêng biệt đó là tín ngưỡng, tôn giáo gắn với tổ quốc mà một số nhà
nghiên cứu gọi là quan điểm Tổ quốc luận. Đây là cách chuyển một văn hoá xây dựng
trên tinh thần yêu nước thành tâm thức tôn giáo, lấy tâm thức tôn giáo để củng cố tinh
thần yêu nước. Với thực tiễn như vậy nên mọi tôn giáo ngoại nhập hay nội sinh muốn
tồn tại và phát triển ở Việt Nam đều phải bám dễ theo đặc trưng này.
Từ những đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo đó đã hình thành quan điểm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam. Người Việt Nam có thể tự do theo hay không
theo một tôn giáo bất kỳ hoặc cũng có thể cùng một lúc theo nhiều tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau cho dù đó là tín ngưỡng, tôn giáo bên ngoài du nhập vào hay tín ngưỡng, tôn
giáo nảy sinh trong nước. Trong mỗi tâm thức người Việt Nam đều tồn tại nhiều loại
hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, chúng hoà vào nhau khó tách biệt rõ ràng.
14


Đây là đặc điểm về sự khoan dung về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; và
đây là đặc điểm lý giải vì sao ở Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo như ỏ một số
nước trong khu vực và trên thế giới.
Hồ Chí Minh đã được hun đúc và kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp hàng
nghìn năm của dân tộc, trong đó có giá trị về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là cơ sở
quan trọng hình thành tư tưởng tự do nói chung và tự do về tín ngưỡng, tôn giáo nói
riêng của Hồ Chí Minh.
1.1.2. Kế thừa quan niệm về tôn giáo và tự do tín ngƣỡng, tôn giáo phƣơng
Đông và phƣơng Tây
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có bờ biển trải dài theo đất
nước đặc biệt lại gần Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền văn minh rực rỡ của nhân loại nơi nảy sinh, nuôi dưỡng nhiều trào lưu tư tưởng, nhiều tín ngưỡng, tôn giáo lớn. Trong
lịch sử và hiện tại các trào lưu tư tưởng, các tín ngưỡng, các tôn giáo này du nhập và tồn
tại cùng dân tộc Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá dân tộc Việt Nam nói
chung và Hồ Chí Minh nói riêng, điều này được thể hiện như sau:

Về Nho giáo, Hồ Chí Minh cũng như bao thanh niên thời đó đã ảnh hưởng tư
tưởng Nho giáo. Bởi vì, trong lịch sử Việt Nam Nho giáo đã trở thành chuẩn mực của
xã hội nó ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, chính trị, quân sự, văn hóa và nền
giáo dục phong kiến Việt Nam. Nho giáo ảnh hưởng rất sâu sắc ý thức của Hồ Chí
Minh thông qua học chữ Hán và tiếp thu triết lý, đạo đức Khổng - Mạnh qua các nhà
nho yêu nước, qua sách vở và ảnh hưởng nề nếp gia đình, họ hàng nội, ngoại. Người
Viết: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà Nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước
chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia đình ấy thường học
Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa
học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử” [43, tr.447]. Hồ Chí Minh đã tiếp thu các
giá trị tiến bộ trong học thuyết của Nho giáo, đặc biệt là đạo đức và phép ứng xử của nó
phù hợp với văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

15


Về Phật giáo, ra đời từ Ấn Độ và du nhập vào Việt Nam từ sớm với tinh thần từ
bi, nhân ái, khoan dung rất phù hợp với tâm thức người Việt Nam, từ khi du nhập vào
Việt Nam phật Giáo đã nhanh chóng hòa vào tín ngưỡng bản địa và ảnh hưởng rất sâu
sắc tới văn hóa người Việt Nam. Đạo Phật từ khi du nhập vào đất Việt luôn đồng hành
cùng dân tộc:
Tinh thần từ bi, nhân ái, bao dung của đạo Phật là một tinh thần tốt đẹp, tinh thần
đó được Hồ Chí Minh tiếp thu, bởi vì nó phù hợp với khát vọng cháy bỏng của Người,
đó là khát vọng làm sao cho đất nước hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn được tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Hồ Chí Minh đánh
giá rất cao tinh thần đó của Đức Phật. Người nói: “Đức Phật Thích Ca bỏ hết công danh
phú quý để cứu vớt chúng sinh tức là cứu vớt những người lao động nghèo khổ”[50,
tr.17]. Tinh thần từ bi, hỉ xả của Phật giáo đã bồi đắp nên tình yêu thương con người và
quyền tự do tín ngưỡng cho nhân dân trong con người Hồ Chí Minh.
Về Đạo Lão, vào Việt Nam cùng thời kỳ với đạo Nho, đạo Phật và được người

Việt Nam tiếp nhận một cách tự nhiên với tâm thế hòa nhi bất đồng với tín ngưỡng, tôn
giáo dân tộc. Những tư tưởng của đạo Lão đi vào việc giáo dục con người sống hòa với
thiên nhiên “thuận theo tự nhiên” rất phù hợp với tâm thức người Việt Nam khi sinh
sống phụ thuộc vào thiên nhiên, coi thiên nhiên là một thế lực chi phối cuộc sống của
con người.
Hồ Chí Minh sớm tiếp nhận những tư tưởng tích cực của đạo Lão là xây dựng
một xã hội “đại đồng” con người sống hòa thuận với nhau, hòa thuận với thiên nhiên.
Điều này rất phù hợp với tâm thức và điều kiện sống của người Việt Nam. Nước ta là
nước nông nghiệp nền kinh tế vận hành theo lối tiểu nông, cuộc sống nhân dân phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên từ đó đã hình thành tâm thức tôn trọng tự nhiên, sống hòa
thuận với thiên nhiên.
Như vậy, những giá trị văn hóa tiến bộ phương Đông đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư
tưởng và con đường cách mạng của Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về tự do tín

16


ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí
Minh còn có sự kế thừa quan niệm tự do tôn giáo ở phương Tây.
Có thể nói, giải phóng con người thoát khỏi nô dịch, bất công và áp bức dưới mọi
hình thức là mong muốn của toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới. Trong đó nhân
quyền với ý nghĩa chân chính của nó được coi là giá trị chung của nhân loại và quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của quyền con người. Bất kỳ giai cấp thống trị
nào khi nắm chính quyền đều quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Bởi lẽ, điều này không chỉ
liên quan đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, văn hoá…mà còn là vấn đề chính trị - xã hội
nhảy cảm liên quan đến con người, gia đình, dân tộc, giai cấp.
Ở phương Tây, trong lịch sử và hiện tại tôn giáo thường gắn liền với Nhà nước,
thần quyền gắn liền với thế quyền, Giáo hội gắn với Nhà nước, quyền lực Nhà nước gắn
với quyền lực Giáo hội. Chính điều đã dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền
của Nhà nước với quyền của các tổ chức Giáo hội trong đó có quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo. Thực tế cho thấy, Nhà nước và Giáo hội là hai tổ chức khác nhau về bản chất,
do kết hợp với nhau tạo thành một quyền lực chung. Như vậy, chỉ khi nào Nhà nước
tách khỏi Giáo hội để trở thành Nhà nước thế tục khi đó Giáo hội mới hoạt động theo
đúng bản chất của nó và tự do tín ngưỡng, tôn giáo mới thực sự đúng nghĩa.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đề cập từ rất sớm ở phương Tây, nhưng
phải đến cuộc cách mạng Tư sản Pháp năm 1789, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
được đề cập chính thức trong cương lĩnh chính trị của giai cấp tư sản cách mạng. Tuy
nhiên, phải đến năm 1905 khi Bộ Luật Phân ly của Pháp ra đời được coi là sự công khai
hoá việc tách và công thức hoá khái niệm cộng hoà về chủ nghĩa thế tục đã đánh dấu tư
tưởng quan trọng mang tính pháp lý về việc xây dựng Nhà nước thế tục. Đóng góp quan
trọng mà Bộ luật Phân ly đem lại là qua chế độ thoả ước đã khẳng định 3 nguyên tắc cơ
bản: tách Giáo hội khỏi Nhà nước, tách nhà trường - hệ thống giáo dục ra khỏi giáo dục
nhà thờ và coi tôn giáo là việc cá nhân mỗi người. Khi xác định các nguyên tắc đó, một
mặt sẽ đảm bảo vị thế bao trùm của Nhà nước, luật Dân sự, đồng thời vẫn thoả mãn

17


quyền con người về mặt tôn giáo: tự do ý thức; tự do tôn giáo; và tự do thực hành thờ
cúng.
Như vậy, rõ ràng Luật Phân ly có tính phương pháp luận, có tính triết học cao và
nó đã giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Các điều trong
Bộ luật thể hiện nội dung: xác lập tính khoan dung, chống cực đoan tôn giáo, một mô
hình có tính nguyên tắc về một nhà nước thế tục trong quan hệ Nhà nước và Giáo hội
cũng như về mặt quản lý tôn giáo khi đưa ra khái niệm “thế tục hoá” vào ngôn ngữ luật
pháp. Luật Phân ly dần dần mở rộng và được nhân dân tiến bộ thế giới đón nhận. Đây là
cơ sở để khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản của con
người.
Quyền đó không chỉ được một quốc gia mà cả cộng đồng quốc tế công nhận.
Trên tinh thần khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tại Điều 1 của Hiến chương

Liên hợp quốc, năm 1945 đã ghi nhận: “Liên hợp quốc theo đuổi những mục đích
sau:…Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế,
xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển các quyền con người và tự do cơ
bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ, hoặc tôn giáo”.
Trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, năm 1948. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo
được đề cập ở một số đoạn, với nhiều cách diễn đạt khác nhau. Trong Lời nói đầu
Tuyên ngôn viết: Xét vì, sự coi thường và sự xâm phạm các quyền con người dẫn đến
những hành vi man dợ xúc phạm tới lương tâm nhân loại, và việc tạo lập một thế giới
trong đó con người sẽ được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do thoát khỏi
sự sợ hãi về nạn đói đã được tuyên bố như là sự khát vọng cao cả nhất của loài người.
Điều 18, trong phần nội dung của Tuyên ngôn viết: Mọi người đều có quyền tự do tư
tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc
tôn giáo của mình.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa của nền triết học và văn hóa phương Tây.
Những tư tưởng: Tự do - Bình đẳng - Bác ái của thế kỷ Ánh sáng và Đại cách mạng

18


Pháp, đến tư tưởng nhân ái trong văn học Anh, Pháp, Nga...để rồi tiếp cận, kế thừa và
hình thành nên tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
1.1.3. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo
1.1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã để lại cho nhân loại những giá trị lớn lao
trên nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. C.Mác, Ph. Ăngghen và
V.I.Lênin không coi tôn giáo là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình, nhưng trong
quá trình lãnh đạo cách mạng các ông đã vấp phải lực cản không nhỏ từ phía Giáo hội
Kitô giáo. Một số giáo sĩ phản động ra sức chống phá cách mạng, trên cả phương diện
học thuyết lẫn hiện thực. Mặc dù C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin chưa có điều kiện,

thời gian và công sức cho một công trình cụ thể nào và nghiên cứu thật đầy đủ, hệ thống
về tôn giáo, mà chỉ thấy những quan điểm của các ông được kiến giải trên nhiều tác
phẩm khác nhau. Có thể khái quát một số tác phẩm sau:
Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - lời nói
đầu C.Mác viết vào cuối năm 1843 đầu năm 1844. Trong đó có luận điểm nổi tiếng mà
cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi, đó là: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của
con người khi chưa tìm thấy bản thân mình hoặc đã lại đánh mất bản thân mình một lần
nữa” và “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có
tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, “Tôn giáo là cái mặt trời ảo tưởng
xoay xung quanh con người chừng nào con người còn chưa bắt đầu xoay quanh bản
thân mình” [38, tr. 569-570].
Năm 1843, C.Mác viết trong Vấn đề Do Thái : “Đối với chúng ta, tôn giáo không
còn là nguyên nhân của tính chất hạn chế thế tục nữa, mà chỉ là sự biểu hiện của
nó...Chúng ta không biến vấn đề thế tục thành những vấn đề thần học. Chúng ta biến
vấn đề thần học thành những vấn đề thế tục” [38, tr.570]. C.Mác còn đưa ra luận điểm
khi ông nhận ra rằng: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không tạo ra con
19


người...nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu ở đâu đó ngoài
thế giới. Con người là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội, nhà nước ấy, xã hội ấy
sản sinh ra tôn giáo” [38, tr.569].
Trong tác phẩm Chống Đuy rinh, Ph.Ăngghen chỉ ra: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc con người - của những lực lượng ở bên
ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [39, tr.437], “Các nhà
nghiên cứu mác xít về tôn giáo thường coi câu nói trên đây của Ph.Ăngghen là định
nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo” [56, tr. 44].
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, tôn giáo là bộ phận của kiến trúc thượng

tầng, là một hình thái ý thức xã hội. Nguyên nhân chính ra đời của tôn giáo là sự đàn áp
giai cấp, những quan hệ xã hội bất công và quần chúng nghèo khổ bị tước hết quyền lợi.
Tình trạng đó tạo trong quần chúng những thất vọng và chán nản, dẫn họ tới chỗ đặt hết
cả hy vọng của mình vào những lực lượng siêu nhiên.
Quan điểm mácxít cho rằng, tôn giáo không phải là hiện tượng xã hội vĩnh hằng,
nhưng cũng không mất đi nhanh chóng, tôn giáo sẽ tự tiêu vong khi đến một giai đoạn
lịch sử nhất định. Tôn giáo có ảnh hưởng nhất định tới đời sống xã hội. Theo C. Mác,
tôn giáo không chỉ có mặt tiêu cực mà có cả mặt tích cực nhất định, vì sự nghèo nàn của
tôn giáo vừa là sự nghèo nàn của hiện thực. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội tồn
tại trong điều kiện lịch sử nhất định, tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài trong xã hội.
1.1.3.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội còn tồn
tại lâu dài trong chủ nghĩa xã hội, việc bảo đảm và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng là một nguyên tắc cơ bản của của các nhà cầm quyền và là một quyền
cơ bản của nhân dân như quyền về chính trị, pháp luật...Quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo không chỉ thể hiện ở mặt pháp lý mà còn được thể hiện trên thực tiễn một cách
nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các đảng mácxít.

20


Ph. Ăngghen phê phán nghiêm khắc chủ trương cấm đoán tôn giáo của Đuyrinh;
kịch liệt phê bình chủ trương vô thần quá khích của phái BLăngki chủ nghĩa, phái cực
tả trong công xã Pari. Trong công xã ấy không có chỗ đứng cho thầy tu, mọi sự tuyên
truyền tôn giáo, mọi tổ chức tôn giáo đều bị cấm...Phái BLăngki còn tuyên bố rằng chủ
nghĩa vô thần là biểu tượng cưỡng chế của niềm tin, nói chung là họ cấm tôn giáo.
Thậm chí họ còn tuyên chiến với tôn giáo và khai chiến với thượng đế.
V. I. Lênin từ rất sớm đã đề cập đến quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, phát triển
luận điểm mác xít về tự do tôn giáo. Lênin đã nhấn mạnh rằng, người cộng sản đòi hỏi
sự tách biệt giáo hội khỏi nhà nước, nhà thờ khỏi trường học, bảo đảm tự do tín ngưỡng,

mọi công dân có quyền lựa chọn tôn giáo đồng thời xoá bỏ tình trạng giáo hội “thống
soái”, mọi tín ngưỡng, giáo hội đều bình đẳng với nhau.
Luận điểm có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng Bônsêvích Nga về tôn giáo được
Lênin đưa ra trong bài báo nổi tiếng “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” như sau:
Nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn thể tôn giáo không được
dính đến chính quyền nhà nước. Bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do theo
tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được
làm người vô thần, như bất cứ người xã hội chủ nghĩa nào cũng thường là
người vô thần. Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những người công dân có
tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ. Trong
các văn kiện chính thức, tuyệt đối phải vứt bỏ, thậm chí mọi sự nhắc đến
tôn giáo nào đó của công dân. Nhà nước không được chi bất cứ một khoản
phụ cấp nào cho tôn giáo, cũng như cho các đoàn thể giáo hội và các đoàn
thể tôn giáo, những đoàn thể này phải là những hội của những người công
dân cùng theo một tôn giáo, những hội hoàn toàn tự do và độc lập với
chính quyền [21, tr.17].
V.I.Lênin có khẩu hiệu: “Chủ nghĩa vô thần chiến đấu” cho công tác tư tưởng,
tuyên truyền, nhưng chính Lênin lại kịch liệt chống tư tưởng cực đoan, biệt phái. Vì
vậy, đảng viên có thể có tôn giáo, thậm chí một linh mục cũng có thể vào Đảng, Lênin
21


viết rõ: “Chúng tôi không những sẵn sàng kết nạp mà còn cố gắng để thu hút vào trong
Đảng Dân chủ - xã hội tất cả những công dân nào còn tin ở thượng đế; chúng ta nhất
định phản đối bất cứ sự xúc phạm nhỏ nào đến những tín ngưỡng tôn giáo của họ”. Nội
dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của V. I. Lênin là: “Mỗi
người đều phải được hoàn toàn tự do không những muốn theo tôn giáo nào thì theo mà
còn phải có quyền truyền bá bất kỳ tôn giáo nào hoặc thay đổi tôn giáo” [32, tr. 212213].
Những phân tích trên đây là những vấn đề chung của chủ nghĩa Mác - Lênin về
vấn đề tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin khi

nghiên cứu tôn giáo đã lý giải nguyên nhân ra đời tôn giáo. Cho rằng, tôn giáo là một
hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Các ông chỉ ra rằng muốn thay đổi ý
thức xã hội trước hết cần thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy
sinh trong tư tưởng con người cần phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng đó. Điều cần
thiết trước hết là phải xóa bỏ cái thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo
nàn và thất học cùng với những tệ nạn khác nảy sinh trong xã hội. Đây là một việc làm
lâu dài, quá trình này chỉ thực hiện được khi cải tạo được xã hội cũ xây dựng xã hội mới
tiến bộ hơn. Cần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho xã hội thì mới
loại bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Có thể thấy, chủ nghĩa Mác – Lênin khi nghiên cứu tôn giáo đã chỉ ra nguyên
nhân ra đời, tồn tại và mất đi của tôn giáo. Đồng thời còn chỉ ra bản chất giai cấp của
tôn giáo, thường gắn tôn giáo với chính trị với nhà nước, đây cũng là lý do các nhà chủ
nghĩa Mác – Lênin chủ trương tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, tách tôn giáo ra khỏi
chính trị khi đó mới đem lại đời sống tự do tôn giáo cho nhân dân.
Các nhà mácxít đã khẳng định, việc thực hiện quyền con người đã bao hàm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thừa nhận tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ
bản của con người và cần thiết phải triệt để tôn trọng các quyền đó. Chủ nghĩa Mác –
Lênin gắn việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với các quyền cơ bản khác
của con người. Đó là quyền được sống bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân
22


×