Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

đảng với việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ 1986 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.6 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỢNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------------


ĐẢNG VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI_1986 – 2002

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lòch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 5.03.16

Người hướng dẫn khoa học:
Học viên thực hiện:

---Hà Nội 2004---

T.S Nguyễn Quốc Bảo
Lưu Mai Hoa


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu
4
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5
6. Đóng góp của Luận văn
5
7. Kết cấu của Luận văn
5
Chương 1. Đảng cộng sản Việt Nam với việc xây dựng đội ngũ trí thức
trước thời kỳ đổi mới
7
1.1. Nhận thức của Đảng ta về vò trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự
nghiệp cách mạng
7
1.2.Tình hình đội ngũ trí thức nước ta trước thời kỳ đổi mới
12
Chương 2. Đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và việc
phát huy vai trò của đội ngũ trí thức (1986 – 2002)
33
2.1.Công cuộc đổi mới và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức 33
2.2.Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức theo đường lối đổi mới của
Đảng
41
Chương 3. Một số vấn đề đặt ra nhằm phát huy tiềm năng và sức
sáng tạo của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới hiện
nay
57
3.1.Phương hướng phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức nước ta hiện
nay
57

3.2.Một số khuyến nghò nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí
thức Việt Nam
64
Kết luận
78
Tài liệu tham khảo
80

81


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nhân loại hiện đang chứng kiến những biến đổi lớn lao trong sản
xuất, khoa học–công nghệ, giáo dục… Những biến đổi kỳ diệu ấy bắt nguồn
từ trí tuệ con người. Trí tuệ trở thành tài nguyên quý giá nhất trong mọi tài
nguyên mà sự vươn tới để có được, làm chủ được tài nguyên đó phụ thuộc
vào chiến lược con người, vào hệ thống chính sách đối với trí thức.
Trí thức, với tư cách là một tầng lớp xã hội đặc biệ t, có một vò trí và vai
trò vô cùng quan trọng trong đời sống, tiến bộ xã hội cũng như trong lòch sử
phát triển của xã hội loài người. Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nguồn
lực trí tuệ tối cần thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng quốc gia
cũng như trên phạm vi quốc tế. Họ có vai trò to lớn trong việc sáng tạo ra
những giá trò văn hoá, tinh thần, đem lại những thành tựu đáng ghi nhận
trong khoa học – kỹ thuật, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Đặc biệt,
trong điều kiện hiện nay, lực lượng trí thức đã và đang phát triển ngày một
nhanh chóng, trở thành một tầng lớp xã hội đông đảo và có vai trò rất quan
trọng trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, khi khoa học
ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của đội ngũ trí
thức trong sự phát triển của toàn xã hội ngày càng được khẳng đònh.

Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghóa Mác – Lênin, ngay từ khi mới
ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức được vai trò của tầng
lớp trí thức trong sự nghiệp cách mạng. Đảng coi trí thức là một trong những
động lực của cách mạng và là một thành viên không thể thiếu trong khối
1


liên minh với công nhân và nông dân. Qua mỗi giai đoạn phát triển của
cách mạng, Đảng luôn giải quyết đúng đắn vấn đề trí thức, quan tâm đến
việc xây dựng đội ngũ trí thức trung thành với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, đóng góp công sức cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghóa.
Hiện nay, trên bước đường đi lên của cách mạng, nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghóa đặt ra với những người trí thức nói
riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung sứ mệnh hết sức nặng nề. Đặc biệt,
trong khi toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm tiến hành sự nghiệp đổi
mới, đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ trí thức cả
về số lượng và chất lượng. Đảng cần phải đề ra những chủ trương đúng đắn
và những chính sách phù hợp với trí thức, tạo điều kiện và động viên họ
phát huy cao độ sức sáng tạo và tiềm năng to lớn vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghóa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công cuộc
đổi mới, Đảng đã có nhiều quan điểm mới trong việc nhìn nhận và đánh giá
về vai trò của trí thức, đã đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp, toàn
diện trong việc giáo dục, đào tạo, sử dụng trí thức để hướng họ vào việc
thực hiện những mục tiêu chiến lược do Đảng đề ra. Những chính sách đúng
đắn đó đã có tác dụng tích cực trong việc tạo ra một đội ngũ trí thức mới có
khả năng đáp ứng được những đòi hỏi to lớn của công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù vậy, vẫn còn có những chủ trương chưa
thật sát đáng, có những chính sách chưa được vận dụng một cách triệt để
trong thực tiễn làm hạn chế sức sáng tạo và tiềm năng của trí thức.


2


Việc làm rõ những quan điểm, chủ trương và chính sách đổi mới của
Đảng đối với trí thức, đặc biệt là kết quả triển khai thực hiện những quan
điểm, chủ trương, chính sách đó trong thực tiễn, là một việc làm rất có ý
nghóa và cần thiết, giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện hơn một bước các
chính sách xã hội đối với trí thức. Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Đảng
cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời
kỳ đổi mới _ 1986 – 2002” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành
Lòch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu những chính sách của Đảng nhằm phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức là một trong những mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Đặc biệt, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã có nhiều công
trình, nhiều ấn phẩm nghiên cứu về trí thức đã được xã hội hoá như:
- Phạm Tất Dong, “Trí thức Việt Nam - thực trạng và triển vọng”, NXB
CTQG, H, 1995.
- Đỗ Mười, “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất
nước”, NXB CTQG,H, 1995.
- Vũ Khiêu, “Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lòch sử”,
NXB TPHCM, 1987.
- Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Văn Khánh, “Một số vấn đề về trí thức
Việt Nam”, NXB Lao động, H, 2001.

3


- Nguyễn Thanh Tuấn, “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”, NXB

CTQG, H, 1998.
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả nêu lên nhiều đònh
nghóa khác nhau về trí thức , đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá người trí thức.
Ngoài ra, các tác giả còn trình bày quá trình phát triển của trí thức, thực
trạng, nhiệm vụ của đội ngũ trí thức nước ta. Từ đó đề xuất các chính sách,
giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ
này vào quá trình đổi mới đất nước.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học đã công bố nêu
trên, Luận văn tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề trí thức và những chính
sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức từ năm 1986 đến nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn:
- Mục đích:
Trình bày một cách khái quát, có hệ thống các quan điểm, chính sách
của Đảng đối với trí thức và kết quả triển khai thực hiện những quan điểm,
chính sách đó trong việc hình thành và phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ
nghóa ở nước ta.

- Nhiệm vụ:

4


Nêu rõ những nhận thức của Đảng về vai trò của đội ngũ trí thức trong
thời kỳ đổi mới. Những tác động của các chính sách mới của Đảng đối với
sự phát triển chung của xã hội và đối với đội ngũ trí thức.
Bước đầu đề xuất một số khuyến nghò và giải pháp nhằm phát huy hơn
nữa tiềm năng của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới, thực hiện tốt
các mục tiêu chiến lược do Đảng đề ra.
4. Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Luận văn đi sâu nghiên cứu các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng

sản Việt Nam trong việc phá t huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ
đổi mới (1986-2002).
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu phương pháp nghiên cứu của luận
văn:
- Cơ sở lý luận:
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghóa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nguồn tài liệu:
Luận văn có tham khảo một số nguồn tài liệu khác nhau, được liệt kê cụ
thể trong phần Danh mục tài liệu tham khảo.

- Phương pháp nghiên cứu:
5


Luận văn nghiên cứu theo phương pháp lòch sử và lôgíc, đồng thời kết
hợp với các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phân tích, đối
chiếu, so sánh…
6. Những đóng góp mới của Luận văn:
- Trình bày và phân tích một cách hệ thống những quan điểm và chính
sách của Đảng đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công
cuộc đổi mới.
- Góp phần làm rõ những cơ sở khoa học cho việc đònh ra các chủ trương,
chính sách mới của Đảng nhằm phát huy tiềm năng lao động sáng tạo của
đội ngũ trí thức nước ta.
7. Kết cấu của luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết.

6



CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VÀ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ TRÍ
THỨC NƯỚC TA TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚ I
1.1. Nhận thức của Đảng ta về vò trí, vai trò của đội ngũ trí thức
trong sự nghiệp cách mạng.
Loài người đã trải qua một thời gian khá dài để xuất hiện và đònh
hình nên một tầng lớp xã hội là: trí thức.
Thuật ngữ “trí thức” được Từ điển Chính trò giải thích như sau: Trí
thức là tầng lớp xã hội gồm những người chuyên lao động trí óc… Trí thức
không phải là một giai cấp riêng biệt vì không giữ một đòa vò độc lập trong
hệ thống sản xuất xã hội .
Từ điển Chủ nghóa cộng sản khoa học xác đònh: Trí thức là một nhóm
xã hội bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và
có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó.
Từ điển Triết học cũng giải thích tương tự rằng: Trí thức là một tập
đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao
gồm: kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ só, thầy giáo và người
làm công tác khoa học và một bộ phận lớn viên chức…
Như vậy, có thể thấy: tầng lớp trí thức khác với tầng lớp lao động
chân tay ở tính chất, nội dung lao động, trình độ học vấn của họ. Ngày nay,
nhìn chung thuật ngữ “trí thức” được dùng để chỉ những người đã qua đào

7


tạo cử nhân. Song để phân biệt trí thức với những người lao động trí óc bình
thường, cần phải xem xét vấn đề nhân cách của họ. Nhân cách của người trí
thức là sự kết hợp giữa sự hiểu biết với lương tri, lương tâm và đức độ.
Thiếu đức độ, thiếu lương tâm thì dù có đỗ đạt cao trong khoa cử, được học

hành nhiều, người đó vẫn không thể xếp vào hàng ngũ trí thức chân chính.
Trong sự nghiệp cách mạng, nhữ ng người mác xít cho rằng tầng lớp
trí thức cũng là một lực lượng cách mạng, cần được thu hút vào phong trào
cách mạng, vào công cuộc xây dựng xã hội mới. Công cuộc cách mạng xã
hội chủ nghóa và xây dựng chủ nghóa xã hội sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trí
thức phát huy khả năng của mình.
Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ trí thức trong cuộc sống xã hội cũng
như trong sự nghiệp cách mạng, Lênin khẳng đònh: tác động có ý nghóa
quyết đònh nhất đối với tầng lớp trí thức là thái độ của giai cấp công nhân
đối với văn hóa và đối với những người đại biểu cho văn hóa. Khi họ - trí
thức – trông thấy giai cấp công nhân trọng dụng những người tiên tiến có tổ
chức, những người không những biết coi trọng văn hóa mà còn giúp đỡ
truyền bá văn hóa trong quần chúng nữa thì họ thay đổi thái độ với chúng
ta… Khi họ trông thấy trong thực tế giai cấp vô sản ngày càng lôi cuốn được
đông đảo quần chúng tham gia vào sự nghiệp ấy thì họ sẽ hoàn toàn quy
phục chúng ta về mặt tinh thần. Lênin căn dặn những người cộng sản cần
phải giữ thái độ khiêm tốn, gần gũi với chuyên gia, học tập họ và hết sức
bớt ra mệnh lệnh…, đối xử với các chuyên gia khoa học kỹ thuật một cách
thận trọng và khéo léo để tạo ra xung quanh các chuyên gia bầu không khí
hợp tác thân ái.
8


Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghóa Mác – Lênin về vai trò, vò trí
của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến
việc chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức, coi trí thức là vốn q của dân tộc, là
lực lượng quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, nếu không có trí thức hợp tác
với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng
một nước Việt Nam xã hội chủ nghóa không thể hoàn thành được. Đảng ta

hiểu rõ, công cuộc kháng chiến và kiến quốc cần phải có những người trí
thức trong mọi ngành: kinh tế, tài chính, quân sự, văn hóa… Chủ tòch Hồ Chí
Minh đã khẳng đònh: cách mạng rất cần trí thức và thực ra chỉ có cách mạng
mới biết trọng trí thức. Do đó, cần thiết phải nhanh chóng đào tạo cho
phong trào cách mạng của dân tộc một đội ngũ trí thức yêu nước “một lòng
một dạ phục vụ nhân dân, phụng sự kháng chiến… đoàn kế t thành một khối
với nhân dân, là những trí thức của nhân dân” [3, tr.281]. Với vốn tri thức lý
luận và thực tiễn vô cùng phong phú, Chủ tòch Hồ Chí Minh (Nguyễn i
Quốc) đã từng bước tiếp cận ánh sáng chân lý cách mạ ng của thời đại, tìm
ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. Trong
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn i Quốc đã sớm ý thức được
vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự thành bại của cách mạng Việt Nam.
Do đó, đầu những năm 20, sau khi đến Quảng Châu, Người đã đến Tâm
Tâm Xã, một tổ chức cách mạng của những thanh niên tiểu tư sản trí thức
yêu nước, truyền bá cho họ về Chủ nghóa Mác – Lênin, về chủ nghóa xã hội
và chủ nghóa cộng sản. Thông qua những trí thức giác ngộ cách mạng, Chủ
nghóa Mác - Lênin đã được đưa vào giai cấp công nhân và nhân dân Việt
Nam, chuẩn bò cho việc thành lập Đảng.
9


Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, lực lượng trí thức tham
gia cách mạng, tham gia các tổ chức, đoàn thể do Đảng tổ chức khá đông,
có nhiều người ưu tú lỗi lạc, có uy tín, có ảnh hưởng trong nhân dân như
Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Trần Huy Liệu… Cuộc đấu tranh trên mặt
trận tư tưởng – văn hóa được mở ra công khai, vai trò của trí thức cách
mạng đã nổi bật trong xã hội. Các cuộc đấu tranh đó đã tựa như những mũi
dùi sắc bén đánh vào những chỗ hiểm độc nhất của các lý thuyết ngu dân
phản động đã từng ngự trò một thời, do đó có tác dụng mở đường cho đấu
tranh chính trò.

Trong thời kỳ Mặt trận Việt Minh, với chính sách tập hợp lực lượng
rộng rãi, Đảng càng thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức, góp phần tăng
cường sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hoạt động của giới văn hóa, khoa học sôi
động hẳn lên trong nhòp độ khẩn trương của toàn dân chuẩn bò cho Cách
mạng Tháng Tám.
Cách mạng Tháng Tám thành công không những giải phóng cho dân
tộc khỏi xiềng xích nô lệ mà còn giải phóng cho giới trí thức, cho tư tưởng
học thuật và nghệ thuật của nước nhà. Tham gia xây dựng chính quyền mới
có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ trí thức. Nhiều nhà trí thức được bổ
nhiệm những chức vụ quan trọng trong Chính phủ, trong bộ máy hành
chính, quân sự, ngoại giao, kinh tế, giáo dục,văn hóa…
Một thành tựu nổi bật của giới trí thức trong giai đoạn này là đã góp
phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Được sự
ủy nhiệm của Đảng và nhà nước, đội ngũ trí thức trong các ngành từ giáo

10


dục, văn hóa đến khoa học, kỹ thuật đã dày công nghiên cứu, sáng tạo ra
những từ ngữ mới, xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học mới, tìm tòi các
cách diễn đạt mới, làm cho tiếng nói của dân tộc thêm phong phú, đủ sức
diễn đạt không chỉ tình cảm, mà cả những khái niệm, những vấn đề khoa
học kỹ thuật cao, phức tạp. Công việc này có ý nghóa lớn lao đối với sự phát
triển giáo dục và khoa học. Đến năm 1950, các môn học ở các trường, các
ngành đều được giảng dạy bằng tiếng Việt thay cho tiếng Pháp. Từ đây dân
tộc Việt Nam đã được độc lập về ngôn ngữ. Điều đó khẳng đònh vai trò cực
kỳ to lớn của giới trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc.
Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghóa xã hội và trở thành hậu phương chi
viện cho tiền tuyến miền Nam. Đây là lúc cần phải nhận thức và phát huy

tối đa vai trò của đội ngũ trí thức. Đảng đã nhận đònh: “Trí thức công nông
hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc
cũng cần, tiến lên chủ nghóa xã hội lại càng cần” [37, tr.534]. Vì vậy, chính
sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức là đoàn kết, bồi dưỡng
và cải tạo trí thức, đào tạo trí thức mới, lãnh đạo trí thức hoàn thành nhiệm
vụ đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, động viên và phát huy đầy đủ lực
lượng trí thức hiện có, mở rộng hàng ngũ trí thức và không ngừng nâng cao
trình độ chính trò và chuyên môn của trí thức để kòp thời đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, phù hợp với bước tiến của
nước nhà.
Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Chủ tòch Hồ Chí Minh đã đề ra kế
hoạch đào tạo đội ngũ trí thức quê ở miền Nam để phục vụ cho công cuộc
11


kháng chiến chống Mỹ và xây dựng miền Nam sau ngày đất nước thống
nhất. Sau khi tốt nghiệp đại học, hầu hết những người được cử đi học đã
quay trở lại miền Nam tham gia chiến đấu, số còn lại được tiếp tục đào tạo
sau đại học. Sau ngày thống nhất đất nước, số trí thức này trở thành cán bộ
khoa học nòng cốt, cán bộ quản lý ở các lónh vực thuộc các tỉnh, thành miền
Nam, có người được giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và
Nhà nước.
Trên đây là những quan điểm cơ bản xuất phát từ nhận thức đúng đắn
của Đảng ta về vò trí và vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách
mạng và xây dựng chủ nghóa xã hội, về việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
đội ngũ trí thức để đáp ứng kòp thời những yêu cầu của cách mạng. Nhờ đó,
đội ngũ trí thức ở nước ta ngày càng phát triển và có những đóng góp to lớn
vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
1.2. Tình hình đội ngũ trí thức nước ta trước thời kỳ đổi mới.
1.2.1. Vài nét về đội ngũ trí thức:

Nhìn lại lòch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, điều dễ nhận thấy là
dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài, coi giáo
dục, học vấn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự hưng thònh của đất
nước. Chính vì vậy, từ thời Lê sơ trở đi, việc đào tạo, tuyển dụng nhân tài
của nhà nước phong kiến đã phát triển mạnh mẽ, thông qua các kỳ khoa cử.
Ngày nay, mỗi khi có dòp đến Hà Nội, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng
phải một lần ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường quốc lập đầu tiên

12


của đất nước, được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đây
là sự kiện văn hóa lớn của dân tộc, mở rộng đường cho sự phát triển giáo
dục và trọng dụng nhân tài.
Lời chiếu năm Thiệu Bình (1431) nêu rõ: Muốn có nhân tài trước hết
phải chọn người có học, phép chọn người có học thì khoa cử là đầu [9]. Chủ
trương này được khẳng đònh qua nội dung bài ký đề danh Tiến sỹ khoa
Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ III (1442): Hiền tài là nguyên khí quốc
gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế
nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai
không thấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ só, vun trồng nguyên khí
làm việc đầu tiên. Kẻ só quan hệ với quốc gia như thế, cho nên quý chuộng
kẻ só không biết thế nào là cùng [9].
Những người thi đỗ đại khoa nhận được rất nhiều ân điển của nhà
nước phong kiến. Phần lớn những người đậu cử nhân trở lên đều được bổ
dụng làm quan giữ những chức vụ khác nhau trong triều đình, trong các đòa
phương, tham gia vào các hoạt động chính trò, văn hóa, xã hội của đất nước.
Lối học ngày xưa là lối học thiên về hư văn, không chú ý đến thực tế.
Tuy nhiên bên cạnh nhiều nho só sống rập khuôn, giáo điều theo sách vở,
cũng có những người lỗi lạc, sống gắn với nhân dân,với thực tiễn, độc lập

suy nghó và sáng tạo, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển
văn hóa dân tộc. Dưới thời phong kiến, ở nước ta đã có những nhà khoa học
nổi tiếng như nhà toán học Trần Nguyên Đán, Lương Thế Vinh, Vũ Hữu;
những nhà kiến trúc tài ba như An Nguyên, Đào Duy Từ, Vũ Như Tô;

13


những bậc danh y lỗi lạc như Tuệ Tónh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác;
nhà bác học xuất chúng tài ba Lê Quý Đôn … Nhiều trí thức thời phong kiến
đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa của đất nước phát triển, đóng
góp tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập, tự
do của đất nước như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt … Các
trí thức, các kẻ só đó, tuy thuộc nhiều thời đại khác nhau, nhiều đòa phương
khác nhau, mỗi người có mặt mạnh, mặt yếu riêng nhưng đều là những
điểm sáng văn hóa mà tổng hợp lại đã tạo nên nền văn hiến của dân tộc.
Sau gần 1000 năm độc lập, dân tộc Việt Nam lại phải sống dưới ách
đô hộ của thực dân Pháp. Đây là thời kỳ cả dân tộc ta bò đè nén bởi hai tầng
áp bức. Chính sách khai thác thuộc đòa của thực dân Pháp đã biến nước ta từ
một nước phong kiến thuần túy thành nước thuộc đòa nửa phong kiến. Cùng
với chế độ bóc lột về kinh tế, thôn tính về chính trò, thực dân Pháp tiến hành
chính sách ngu dân nhằm kìm hãm sự phát triển tinh thần, trí tuệ của người
Việt Nam. Chúng lập đại lý rượu, thuốc phiện nhiều hơn trường học. Hậu
quả của chính sách này là đại bộ phận nhân dân nước ta bò mù chữ.
Hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam thời ấy đã thể hiện rõ chính
sách ngu dân của nó. Nhân dân Việt Nam phải chòu đựng chính sách “giới
hạn việc học ở mức thấp nhất”. Phát triển giáo dục – theo lời tuyên bố của
Merlin, Toàn quyền Đông Dương năm 1924 – theo chiều nằm chứ không
theo chiều đứng. Trường học lập ra không phải để giáo dục thanh niên Việt
Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ cho họ, mà trái

lại càng làm cho họ đần độn thêm. “Ngoài mục đích đào tạo ra những tùy
phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho sự xâm lược,
14


thực dân Pháp đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm
hơn cả sự dốt nát nữa. Một nền giáo dục như vậy chỉ là m hư hỏng mất tính
nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy
cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một
Tổ quốc đã từng áp bức dân tộc mình” [42, tr.41]. Đó là một nền giáo dục
vong bản mà mục đích nham hiểm là làm mờ nhạt lòng yêu nước, yêu dân
tộc vốn rất sâu sắc trong con người Việt Nam. Nền giáo dục đó vừa lạc hậu,
vừa phản động. Nội dung và tinh thần của nó nhằm đầu độc thế hệ trẻ bằng
những tư tưởng tự ti dân tộc, tôn sùng và biết ơn “mẫu quốc”, xa rời vận
mệnh của Tổ quốc và cuối cùng trở thành kẻ thừa hành trong bộ máy cai
quản bóc lột của thực dân, làm tay sai cho đế quốc, chống lại Tổ quốc và
nhân dân mình. Với chính sách thâm độc như vậy, nên đến năm 1940, tổng
số học sinh tiểu học chỉ là 40 vạn, tổng số học sinh trung học là hơn 5000,
số lượng sinh viên là 582 trên tổng số dân là 23 triệu người. Nền giáo dục
ấy để lại hơn 98 % dân số mù chữ, đặc biệt là phụ nữ và dân tộc ít người.
Thực tiễn giới trí thức Việt Nam thời kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều
đến sự tồn vong của quốc gia. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Đất nước
không thể phát triển nếu không xây dựng cho mình một đội ngũ trí thức
hùng hậu cả về số lượng và chất lượng. Nhà bác học đại tài Lê Quý Đôn đã
khẳng đònh: “phi trí bất hưng”. Đồng nghóa với không phát triển là trì trệ,
thụt lùi, dẫn đến suy vong, trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ có dã
tâm xâm lược. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục đã trở thành một trong những
quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời kỳ, đặc biệt là
khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Để tránh những ảnh hưởng


15


không tốt từ nền giáo dục nô dòch của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã
ban hành Sắc lệnh 147/SL ngày 10 – 3 – 1946 quy đònh việc giảng dạy
bằng tiếng Việt ở tất cả bậc học, tất cả môn học. Các bộ môn văn học, lòch
sử, đòa lý Việt Nam được đặc biệt coi trọng, khơi gợi và giáo dục tinh thần
yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong giới học sinh, sinh viên.
Từ năm 1945 đến 1954, với chủ trng “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc”, Đảng ta đã xác đònh phải đấu tranh cùng lúc ba loại “giặc”, trong đó
có “giặc dốt”. Do đó, mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài được đặt lên hàng đầu. Từ năm 1947, nhiều trường phổ
thông trung học lớn nối tiếp nhau ra đời: trường Lê Khiết (khu V), các
trường Phan Đình Phùng, Huỳnh Thúc Kháng, Lam Sơn (khu IV), các
trường Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền (khu III), trường Chu Văn
An (khu Việt Bắc)… Năm 1950, cuộc cải cách giáo dục được tiến hành
nhằm xóa bỏ những tàn tích của nền giáo dục thực dân, đặt nền móng cho
một nền giáo dục mới tiến bộ, thực sự dân tộc và dân chủ, dựa trên ba
nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng. Nhờ đó, mỗi người dân Việt
Nam ai cũng có điều kiện đi học, ai cũng có thể tiếp xúc với nền văn hóa
dân tộc và nhân loại, mở rộng tầm nhìn và từ đó góp phần mình vào sự
nghiệp chấn hưng đất nước. Trong vòng 5 năm, từ năm 1950 đến năm 1954,
một số trường đại học và trung học được thành lập như trường đại học Y
Dược ở chiến khu Việt Bắc, trường đại học dự bò Văn Khoa ở Thanh Hóa,
một số trường trung học chuyên nghiệp ở Phú Thọ…, thu hút đông đảo học
sinh theo học. Chương trình học gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, phục
vụ cho yêu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến. Đội ngũ trí thức thời kỳ này

16



đã tăng đáng kể về mặt số lượng. Nếu năm 1940, số sinh viên cả nước là
582 người thì đến năm 1954, riêng ở miền Bắc đã có 500 sinh viên đại học
và hơn 3000 sinh viên, học viên các hệ cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp, tăng gấp 6 lần trong vòng 15 năm. Tuy còn nhỏ bé về số lượng so
với cả nước, song đội ngũ trí thức Việt Nam đã đóng góp một phần đáng kể
trong việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng, đặc biệt trong
việc phát triển nền giáo dục mới, văn hóa mới, đồng thời có những sáng chế
mới phục vụ cho lónh vực công nghiệp quốc phòng.
Tháng 7 năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp kết thúc, Đảng và Nhà nước ta đứng trước hai nhiệm
vụ: củng cố, khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghóa xã hội ở miền Bắc,
đồng thời huy động nhân lực, vật lực chi viện cho chiến trườ ng miền Nam.
Nhiệm vụ cách mạng mới đòi hỏi tăng nhanh lực lượng trí thức phục vụ
cách mạng. Công tác đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp bắt đầu
phát triển với nhòp độ cao. Năm 1956, cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai
được tiến hành với sự thiết lập hệ thống giáo dục 10 năm. Kết quả là đến
năm 1965, với số học sinh phổ thông tăng từ 1.000.000 lên gần 3.000.000
học sinh, đến năm 1975, con số học sinh là 5.000.000 người.
Năm 1960, khi miền Bắc tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng,
trong đó lấy cách mạng khoa học – kỹ thuật làm then chốt và bắt đầu thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) thì vò trí và vai trò của đội
ngũ trí thức càng có tầm quan trọng đặc biệt. Thời kỳ này, hệ thống các
trường, các viện nghiên cứu được mở rộng với quy mô lớn và số lượng học
sinh, sinh viên tăng nhanh. Với số lượng hơn 3.500 sinh viên, học sinh đại
17


học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 1954, đến năm 1964, số
lượng đó đã tăng lên 30.704 người, gấp gần 10 lần. Năm 1975, miền Bắc có

tổng cộng 57 trường đại học với 420.077 sinh viên, 186 trường trung học
chuyên nghiệp với 79.061 học sinh. Như vậy, thời kỳ này, tuy phải cùng
một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, vừa phải lo khôi phục
nền kinh tế bò tàn phá do hậu quả chính sách xâm lược của thực dân Pháp,
vừa phải chung sức cùng đồng bào miền Nam đấu tranh chống lại sự áp đặt
chủ nghóa thực dân mới của đế quốc Mỹ, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn
chú trọng quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, vì đây chính là
một trong những nguồn lực quan trọng của nước nhà.
Cũng trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện
tốt kế hoạch đào tạo cán bộ quê ở miền Nam để phục vụ cuộc kháng chiến
và góp phần kiến thiết nước nhà sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Trong vòng 20 năm, từ 1955 đến 1975, từ Bến Hải đến đồng bằng sông Cửu
Long, 23.276 cán bộ trẻ, chiến só, con em đồng bào miền Nam đã lần lược
ra Bắc học tập, trong đó có 1.793 học sinh thuộc thành phần dân tộc thiểu
số. Từ năm 1965 đến năm 1975, số sinh viên miền Nam tốt nghiệp đại học
là 9.061 người, trên 1000 người bảo vệ thành công luận án phó tiến só và
tiến só. Đây chính là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nòng cốt, cán bộ
quản lý trên các lónh vực ở miền Nam sau ngày giải phóng.
Ngoài hình thức dạy học tập trung, việc nâng cao trình độ cho nhân
dân còn được tổ chức phổ biến dưới dạng bổ túc văn hóa, tại chức ở khắp
các cơ quan, xí nghiệp từ trung ương đến đòa phương. Các trường bổ túc văn
hóa là một trong những nguồn cung cấp lực lượng có văn hóa xuất thân từ
18


công – nông cho các trường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản
lý,… Trường bổ túc văn hóa công nông Trung ương từ năm 1956 đến 1964
đã đào tạo được gần 7.000 học sinh có trình độ trung học phổ thông. Đội
ngũ trí thức xuất thân từ công nông nhờ đó ngày càng tăng về số lượng và
có khả năng phát triển toàn diện.

Bên cạnh sự phát triển của các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu cũng phát triển mạnh trong thời kỳ
này. Năm 1965, nước ta có 16 viện, năm 1970 tăng lên 30 viện và năm
1975 là 53 viện (không kể các viện trong quân đội). Việc phát triển các
viện nghiên cứu đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát
huy được tiềm năng sáng tạo của mình, đáp ứng được nhu cầu thực tế trong
chiến đấu và trong sản xuất, góp phần to lớn cho thành công của cuộc cách
mạng trường chinh của dân tộc ta.
Ngoài những đóng góp quan trọng trong lónh vực khoa học tự nhiên,
đội ngũ trí thức thời kỳ này còn góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu
về lòch sử dân tộc, khảo cổ học, ngôn ngữ học … Cùng với sự lớn mạnh của
các ngành, các lónh vực khoa học, văn học nghệ thuật cũng có nhiều tiến bộ
tích cực. Dòng văn học mới ra đời thay cho dòng văn học lãng mạn đã tác
động không ít đến tình cảm của người đọc, trở thành niềm tự hào của dân
tộc, của thời đại. Giới trí thức văn nghệ só đã cống hiến hết sức mình để làm
tăng thêm bầu nhiệt huyết trong nhân dân. Có những bài hát đi cùng năm
tháng, đã động viên, khuyến khích tinh thần chiến đấu của các chiến só, kêu
gọi nhân dân đứng lên làm cuộc khởi nghóa thần kỳ, bứt tan mọi gông xiềng
nô lệ để giành lấy tự do. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất
19


nước thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghóa xã hội, Đảng ta đã
chủ trương: “đẩy nhanh việc đào tạo trí thức có tài năng trên tất cả các lónh
vực hoạt động xã hội, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghóa, có quyết tâm và nghò lực lớn, dám
chinh phục những đỉnh cao của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, … để giải quyết
những vấn đề cụ thể của đất nước” [21, tr.155-156].
Điều thuận lợi cho công tác đào tạo trí thức thời kỳ này là đất nước đã
được hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta là

tập trung khôi phục nền kinh tế để từng bước xây dựng chủ nghóa xã hội.
Trong hơn 10 năm sau ngày giải phóng, đội ngũ trí thức nước ta đã phát
triển nhanh chóng. Tính riêng miền Bắc, trước 1975, tỷ lệ trí thức có trình
độ đại học chỉ chiếm 20% tổng số trí thức, thì đến năm 1986, tỷ lệ đó đã lên
đến 36,4% [2]. Số trí thức có trình độ phó tiến só, tiến só cũng gia tăng đáng
kể. Số giáo sư, phó giáo sư đang công tác ở các viện, học viện, cơ quan
nghiên cứu khoa học, các trường đại học … đang phát huy vai trò chuyên gia
đầu đàn, góp phần nâng cao chất lượng, trình độ của tầng lớp trí thức. Nhiều
trí thức nước ta đã tham gia vào các Viện Hàn lâm, cơ quan nghiên cứu
khoa học ở một số nước và có quan hệ hợp tác khoa học với nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước trong khối xã hội chủ nghóa. Tỷ lệ Đảng viên,
Đoàn viên thanh niên cộng sản trong giới trí thức ngày càng tăng. Năm
1985, tỷ lệ Đảng viên trong số trí thức có trình độ cao đẳng là 44%, đại học
là 28,7%, trên đại học là 36%. Trong tầng lớp trí thức ngày càng được bổ
sung những người đã trải qua chiến đấu, công tác, sản xuất và một số cán

20


bộ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, một số cán bộ công tác Đảng và đoàn
thể quần chúng.
Với chính sách mở rộng đào tạo đội ngũ trí thức xuất thân từ công
nông và con em công nông, cơ cấu xã hội của giới trí thức dần dần biến đổi.
Tỷ lệ học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp là con em công nông
ngày càng tăng. Tính đến năm 1981, số trí thức xuất thân từ công nhân và
nông dân tập thể đã chiếm trên 60% tổng số trí thức Việt Nam. Gần 20% là
xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thò và thợ thủ công. Số ít còn lại là
xuất thân từ các tầng lớp khác [47]. Số cán bộ, nông dân, công nhân đã trải
qua chiến đấu, công tác được đào tạo trong các trường chính quy, dài hạn,
hệ chuyên tu và tại chức ngày càng nhiều. Đến năm 1984, tỷ lệ trí thức có

trình độ đại học được đào tạo trong hệ chuyên tu là 5,3%, trong hệ tại chức
là 21,7% [41,tr.209]. Điều đó làm cho giới trí thức có thành phần xuất thân
từ công nông ngày càng thêm đông đảo. Trong chế độ cũ, trí thức thuộc các
dân tộc ít người, trí thức nữ là rất hiếm, nhưng sau ngày giải phóng, với sự
quan tâm của Đảng, tỷ lệ đó đã khá cao. Nếu năm 1965, trí thức nữ chiếm
14,3% trong tổng số trí thức thì năm 1982 chiếm 50,3%, trong đó số người
có trình độ trung học chuyên nghiệp là 58,7%, đại học là 35,7%, trên đại
học là 14,1%, trí thức thuộc dân tộc ít người chiếm 3%.
Thời kỳ này, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác đào tạo trong nước,
chúng ta đã mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong việc đào tạo đội ngũ trí
thức. Do vậy, trong sự phát triển của đội ngũ trí thức nước ta phải kể đến sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghóa anh em, đặc biệt là Liên Xô. Các
nước này đã giúp đỡ chúng ta đào tạo một lực lượng cán bộ khoa học kỹ
21


thuật tương đối lớn. Theo số liệu của Bộ đại học và trung học chuyên
nghiệp, từ năm 1951 đến 1986 có 207.020 lưu học sinh Việt Nam học tại
Liên Xô, trong đó có 3.245 nghiên cứu sinh, 2.986 thực tập sinh, 20.787
sinh viên đại học và học sinh trung học chuyên nghiệp . Tính đến tháng
6.1987, có 25.300 người đã tốt nghiệp, trong đó có 120 tiến só, 2.560 phó
tiến só, 17.950 cử nhân, 2.900 thực tập sinh.
Như vậy, tính đến năm 1985, trải qua hành trình hơn 5 thập kỷ kể từ
khi Đảng ra đời, đội ngũ trí thức nước ta đã trở thành một lực lượng có tiềm
năng to lớn. Với thành phần hết sức đa dạng, họ đã có mặt ở hầu hết các
lónh vực trong đời sống xã hội. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
cộng với sự nỗ lực vượt bậc của bản thân, trí thức nước ta đã và đang phát
triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, giữ vai trò quan trọng trong sự
nghiệp phát triển đất nước, là một bộ phận quan trọng và là niềm tự hào của
dân tộc.

1.2.2. Một số đặc điểm của đội ngũ trí thức nước ta:
Một trong những đặc điểm mang tính truyền thống của đội ngũ trí
thức nước ta là tinh thần yêu nước, gắn bó với sự nghiệp cách mạng và với
dân tộc. Thời phong kiến, giới trí thức bò kìm kẹp bởi tư tưởng “trung
quân”, nhưng không vì thế mà lòng yêu nước của họ bò bóp méo. Đứng
trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân phải sống trong cảnh bần cùng nô lệ,
không ít trí thức đã “nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa
…”. Rất nhiều người trong số họ đã đứng ra lãnh đạo nhân dân đánh tan mọi
ách xâm lăng, để lại tiếng thơm cho muôn đời sau như Lý Thường Kiệt,

22


Trần Hưng Đạo … Bên cạnh tài dụng binh, họ đã dùng những bài thơ, bài
hòch, bài cáo để khích lệ tinh thần tướng só, làm nhụt chí quân thù. Nếu
không thể tự tay vung gươm giết giặc, nhiều trí thức đã cống hiến cho triều
đình những kế sách bảo vệ và xây dựng đất nước, tiêu biểu như Nguyễn
Trãi, Lê Quý Đôn … Lòng tự tôn dân tộc đã giúp họ vït qua muôn vàn thử
thách, có lúc phải “nếm mật nằm gai” để “thà đui mà giữ đạo nhà” … như
cụ Nguyễn Đình Chiểu. Không riêng những nam nhân, tinh thần yêu nước,
yêu dân tộc cũng hừng hực không kém trong lòng những trí thức nữ như Bà
Huyện Thanh Quan, hay Hồ Xuân Hương với câu thơ nổi tiếng:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!”
Khi đất nước bò thực dân Pháp xâm lược, “rất đông trí thức nước ta bò
đế quốc và phong kiến áp bức, khinh miệt và kìm hãm, không được tự do
yêu nước, không được học hành đến nơi đến chốn, không được phát triển tài
năng của mình. Hơn ai hết, người trí thức là người cảm thấy thấm thía nhất
cái nhục mất nước và cái khổ thiếu tự do” [44, tr.53]. Do đó họ rất sớm
được thức tỉnh về ý thức dân tộc, về tình yêu đất nước, đó là động lực tinh

thần để thúc đẩy họ tìm đến cách mạng, tham gia phong trào cách mạng
của nhân dân. Một tấm gương điển hình về người trí thức cách mạng đó là
Chủ tòch Hồ Chí Minh, người đã đi từ chủ nghóa yêu nước chân chính đến
Chủ nghóa Mác – Lênin, tìm ánh sáng cho con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc. Người đã nhận xét: “Trí thức nước ta trước đây do có đầu óc dân
tộc, có đầu óc cách mạng, lại có học thức nên dễ tiếp thu tinh thần cách

23


×