Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Quy hoạch hệ thống cấp nước khu dân cư đô thị AB – thành phố HP đến năm 2040

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.11 KB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thiếu đối với sự sống
của nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hội, nước sạch ngày càng trở thành một
nhu cầu cấp thiết.
Đi đôi với việc xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng khác, đô thị AB luôn
chú trọng việc xây dựng hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước của
khu vực.
Để tổng kết kết quả học tập sau 5 năm được đào tạo về chuyên ngành Công
nghệ môi trường, em đã đề nghị và được xét duyệt đề tài tốt nghiệp: “Quy hoạch hệ
thống cấp nước khu dân cư đô thị AB – thành phố HP đến năm 2040”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nắm rõ hơn về mạng lưới cấp nước và
hệ thống xử lý nước cấp cho thành phố, làm cơ sở quan trọng cho công tác chuyên
môn sau khi ra trường. Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, nhưng do kiến thức và
kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và cán bộ hướng dẫn để đồ án của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô, GV.ThS. Nguyễn Lan Phương đã trực tiếp
hướng dẫn và đưa ra những ý kiến góp ý nhận xét giúp em hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày tháng

năm 2015

Sinh viên thực hiện

Keovichid Somphod

ii



TÓM TẮT ĐỒ ÁN
+ Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng quy hoạch khu đô thị AB – thành phố HP năm
2040 do Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn, Trung tâm quy hoạch vùng – đô thị lập
ra. Từ đó vạch ra phương án mạng lưới và tính toán thủy lực cho phương án đó. Sau
đó chọn phương án tối ưu để thiết kế nhà máy xử lý nước cấp.
+ Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp đảm bảo cung cấp nước trên địa bàn đô thị
AB đến năm 2040, đưa ra hai dây chuyền công nghệ xử lý, tính toán và thiết kế các
công trình đơn vị một cách hợp lý nhất, tuân theo những quy định và tiêu chuẩn hiện
hành.
+ Tính toán thiết kế công trình thu và trạm bơm
+ Khái toán kinh tế hai phương án trên từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn
phương án đầu tư.
+Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong công trình trường học Hoa Mai có ba
tầng đảm bảo cấp nước cho công trình sử dụng và chữa cháy theo tiêu chuẩn hiện
hành.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang bìa............................................................................................................................i
Nhiệm vụ đồ án...................................................................................................................
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Tóm tắt ............................................................................................................................iii
Mục lục.............................................................................................................................iv
Danh sách bảng biểu......................................................................................................viii

Danh sách hình vẽ............................................................................................................ix
CHƯƠNG 3............................................................................................................... xx
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO KHU ĐÔ THỊ AB ĐÉN NĂM 2040
..................................................................................................................................... xx
Nguyên tắc vạch tuyến:..............................................................................xxi
Tiến hành nhập các số liệu vào chương trình gồm: Lưu lượng nút, lưu lượng bơm,
chiều dài đường ống, cao độ nút, đường kính ống. Chạy chương trình ta được kết
quả tính toán thủy lực của giờ dùng nước lớn nhất và giờ dùng nước lớn nhất có
cháy. Kết quả chạy chương trình ta phải kiểm tra:.............................................xxiii
3.2.2.4. Tính toán hệ thống vân chuyển nước từ trạm xử lý đến đầu mạng lưới
3.2.2.4.1. Tính toán cho giờ dùng nước nhiều nhất............................................xxvi
3.2.2.4.2. Tính toán cho trường hợp có cháy xảy ra trong giờ dùng nước nhiều nhất
..............................................................................................................................xxvi
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP .....................................xxviii
CHO KHU ĐÔ THỊ AB – THÀNH PHỐ HP...................................................xxviii
4.1. Lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ............................................................xxviii
4.1.1. Tính toán mức độ xử lý...................................................................................xxviii
4.1.8. Lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ............................................................xxxii
4.2. Tính toán thiết kế hệ thống pha chế định lượng và dự trữ hoá chất................xxxiv
4.2.1. Bể hoà trộn phèn, bể tiêu thụ và thiết bị định lượng phèn..............................xxxiv
4.4. Tính toán công trình trạm xử lý cho phương án II.............................................lxiii
4.4.1. Bể hoà trộn phèn, bể tiêu thụ và thiết bị định lượng phèn................................lxiii
4.4.7. Bể chứa nước sạch ...........................................................................................lxxiii
Đường ống trong trạm bơm.....................................................................................lxxxiii
5.1. Giới thiệu công trình..........................................................................................xciv
5.2. Thiết kế mạng lưới cấp nước bên trong nhà......................................................xciv
5.2.1 Lựa chọn hệ thống cấp nước trong nhà:............................................................xciv
5.2.2 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước và bố trí dường ống.......................................xciv
5.2.5. Xác định dung tích két nước..........................................................................xcv
5.2.7. Tính chọn bơm..............................................................................................xcviii

iv


5.2.8. Chọn đồng hồ đo nước....................................................................................xcix
KẾT LUẬN..................................................................................................................c
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................ci

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Hiện trạng dân số của thành phố AB năm 2015...................ix
Bảng 2.1. Lưu lượng nước cho sinh hoạt của khu dân cư.....................................xiv
Bảng 2.2a: Bảng số học sinh của các trường học đến năm 2040 ...........................xv
Bảng 2.2b: Bảng lưu lượng nước dùng cho trường học đến năm 2040 ( phụ lục A )
..................................................................................................................................... xv
Bảng 2.3. Bảng lưu lượng nước dùng cho bệnh viện.......................................xvi
Bảng 2.4. Bảng lưu lượng nước dùng cho khách sạn.............................................xvi
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp lưu lượng nước cấp cho hệ thống................................xviii
Bảng 2.6 Bảng thống kê lưu lượng nước theo giờ (Xem phụ lục A)...................xviii
Bảng 3.1. Chiều dài tính toán cho các đoạn ống ( Phụ lục B ).............................xxiii
Bảng 3.2. Lưu lượng các điểm tập trung và vị trí điểm lấy nước( Phụ lục B)....xxiv
Bảng 3.3. Lưu lượng dọc đường của các đoạn ống ( Phụ lục B ).........................xxiv
Bảng 3.4. Lưu lượng nút ( Phụ lục B )..................................................................xxiv
Bảng 3.5. Bảng thủy lực trong giờ dùng nước lớn nhất (Xem phụ lục B)...........xxv
Bảng 3.6. Bảng áp lực cần thiết trong giờ dùng nước lớn nhất (Xem phụ lục B)
................................................................................................................................... xxv
Bảng 3.7. Bảng thủy lực trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy ( Phụ lục B )
.................................................................................................................................. xxvi
Bảng 3.8. Bảng áp lực cần thiết trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy (Phụ lục

B).............................................................................................................................. xxvi
Bảng 4. 1. Bảng phân tích chất lượng nước sông PL ( phụ lục C)....................xxviii
Bảng 4. 2. Xác định dung tích điều hòa của bể chứa ( Bảng 4.2 – phụ lục C).......lix
Bảng 4. 3. Thống kê nhân sự....................................................................................xci
Bảng 4. 4. Tổng chi phí khấu hao cơ bản và chi phí sửa chữa lớn........................xci
Bảng 5.1. Lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống ( xem Phục lục D).................xcv
Bảng 5.2. Thủy lực của đường ống đứng (Xem phụ lục D)..................................xcv
Bảng 5.3. Thủy lực của các tuyến ống nhánh (Xem phụ lục D)............................xcv

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4. 1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp phương án I...............xxxiii
Hình 4. 2. Sơ đô dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp phương án II..............xxxiii
Hình 4. 3. Bể hòa trộn phèn...........xxxiv
Hình 4. 4.Thiết bị pha chế vôi sữa
.............................................................................................................................. xxxviii
6. Ống dẫn sang bể phản ứng
Hình 4. 5. Bể trộn đứng ............xl
Hình 4. 6. Bể phản ứng vách ngăn ngang...........xliii
Hình 4. 7. Bể lắng ngang thu nước
cuối bể....................................................................................................................... xliv
Hình 4. 8. Bể lọc nhanh trọng lực ...xlviii
.....................................................lviii
...........................................................................................lviii
Hình 4. 9. Bể chứa nước sạch................................lix
Hình 4. 10. Bể trộn cơ khí................................lxiv
Hình 4. 11. Bể phản ứng cơ khí.....................................................lxv
8. Hố thu cặn.

Hình 4. 12. Bể lắng Lamen .................lxviii
Hình 5.1: Cấu tạo két nước......................................................................xcv

vii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ AB THÀNH PHỐ HP
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực
1.1.1. Vị trí địa lý
Đô thị AB nằm ở vị trí phía Đông Bắc Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm của khu
vực Bắc Bộ. Địa giới hành chính AB.
- Phía Đông giáp huyện A.

- Phía Tây giáp Phường B
- Phía Nam giáp huyện C và D.
- Phía Bắc giáp huyện TL.
Đô thị AB cách thành phố HN hơn 100 km về hướng Đông theo quốc lộ 2, cách VY
50 km về phía Nam, cách Thành Phố HL 25 km về phía Đông Nam.
Đô thị AB nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, là cửa ngõ HP trên đường quốc lộ
số 2A (HN – HP), 2B (HP – QN),có đường sắt xuyên tuyến HN – HP chạy qua.
1.1.2. Địa hình
Đô thị AB thuộc vùng đồng bằng thành phố HP độ cao từ 12-20m so với mặt
nước biển.Đất đai được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau,địa hình đa dạng.
Đô thị AB có độ dốc vừa phải, quỹ đất có thể phát triển xây dựng đô thị, phát
triển cây công nghiệp, cây ăn quả, trang trại, chăn nuôi đại gia súc. Địa hình có hướng
dốc từ Bắc xuống Nam và được chia thành 2 vùng:
- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc Đông đô thị F gồm các xã, phường Định
Trung, Khai Quang, độ cao trung bình từ 7 - 8 m so với mặt nước biển, với nhiều quả
đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

1.1.3. Khí hậu
Đô thị AB nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa:
xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 24 0C, mùa hè 29-340C, mùa đông dưới
180C, có ngày dưới 100C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,7,8, chiếm trên
50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại một số nơi.
viii


- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các tháng
trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.
Nhìn chung, thời tiết đô thị AB với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lượng bức
xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên,
lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều kiện địa hình thấp trũng
gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.
1.1.4. Chế độ thuỷ văn - hải văn
ĐV nằm ở phía Nam đô thị AB, chạy vòng cung từ Đông sang Tây gồm 3 mặt
khu nội ô, kéo xuống giáp xã DDC. Diện tích mặt nước là 146 ha, đáy sâu nhất là 4,5m
là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng, khả năng tiêu úng chậm đã gây ngập úng
cục bộ cho các vùng thấp trũng, mùa khô mực nước ở các hồ ao xuống rất thấp, ảnh
hưởng đến khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.
1.2. Đặc điểm xã hội
1.2.1. Dân số - lao động
1.2.1.1. Dân số
- Dân số toàn đô thị AB năm 2015 : 145200 người, mật độ dân số 132 người/ha,
tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm khoảng 2%
Bảng 1.1. Hiện trạng dân số của thành phố AB năm 2015

STT


Danh mục dân số

Dân số

1

Nam

65335

2

Nữ

79865

3

Tổng

145200

- Dân số thành phố đến năm 2040 theo tính toán là:
N2040 = N2015*(1+0.02)(2040-2015) = 245000 người
Mật độ dân số là 223 người/ ha .
1.2.2. Đất đai
- Tổng diện tích tự nhiên phía đô thị AB: 1100 ha.
1.2.3. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật
Trong những năm qua, đô thị AB đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh
tế, văn hoá và đô thị. Hiện nay, thành phố đã hoàn thành quy hoạch tổng thể kinh tế ix



xã hội (KT- XH), quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu chức năng. Tốc độ
xây dựng kết cấu hạ tầng tăng nhanh, giá trị xây lắp năm sau cao hơn năm trước. KTXH của thành phố trong những năm qua phát triển nhanh và tương đối toàn diện.
1.2.4. Hạ tầng xã hội
1.2.4.1. Dịch vụ công cộng
Hiện đô thị AB có trên nhiều dự án, công trình đã và đang được đầu tư xây
dựng, trong đó có một số công trình quan trọng, tạo điểm nhấn cho bộ mặt đô thị như
dự án sân golf, dự án phát triển các khu đô thị, dự án nâng cấp chỉnh trang các tuyến
đường nội thị, dự án đường vành đai, dự án phát triển các điểm vui chơi công cộng...
Quốc lộ 2 đoạn qua thành phố đã được mở rộng.
1.2.4.2. Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá
Cơ sở vật chất các trường học, ngành y tế được tăng cường theo hướng chuẩn
quốc gia.
- Trong những năm qua, ngành Giáo dục đô thị AB luôn tích cực triển khai thực
hiện hoàn thành tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia theo nghị quyết của Hội đồng
nhân dân thành phố giai đoạn 2010 – 2015
- Đô thị AB có bệnh viện đa khoa 1 nằm ở phía bắc (nút trên bản vẽ 1) hiện có
500 giường bệnh, các phòng khám tư nhân, nhà thuốc. Dự kiến trong giai đoạn năm
2020 – 2040 tiếp tục đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa mới có 500 giường bệnh nằm
ở phía nam DV .
1.2.5.1. Giao thông
- Đường sắt:
+ Đường sắt tuyến HN – HP vắt ngang qua thành phố AB
-Đường bộ:
+ Quốc lộ 2A tuyến HN – HP với chiều dài 35 km.
+ Quốc lộ 2B tuyến HP – QN với chiều dài 13 km.
Cụm Cảng hàng không - Sân bay quốc tế Nội bài cách thành phố AB 85km.
1.2.5.2. Thoát nước
- Hệ thống thoát nước mưa: Đã được đầu tư xây dựng ở đô thị AB, song nhìn

chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tế việc thoát nước mưa đều dựa trên hệ thống
x


sông hồ trong phạm vi từng khu vực. Nhiều nơi thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Hệ thống thoát nước thải: Về hệ thống hạ tầng thu gom nước thải, hầu hết đều
chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, một số khu vực đô thị mới chỉ được đầu tư
xây dựng cống rảnh thu gom nước thải nhưng các công trình còn nhỏ lẻ, chắp vá mang
tính cục bộ. Do đó chưa phát huy được tốt việc xử lý nước thải tại khu vực đô thị. Đô
thị AB là đô thị lớn nhưng vẫn chưa tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn.
Nước thải sinh hoạt mới chỉ được xử lý cục bộ bằng hệ thống bể tự hoại của các hộ gia
đình, sau đó thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
1.2.5.3. Cấp nước
Hiện nay thực trạng hạ tầng kỹ thuật cấp nước các đô thị AB còn nhiều hạn chế,
nhiều khu đô thị, khu công nghiệp mới đang được triển khai xây dựng vì vậy nhu cầu
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn. Bộ Xây dựng thống nhất với đề nghị của
Ủy ban Nhân dân thành phố HP tìm kiếm các nguồn đầu tư để xây dựng và phát triển
hệ thống cấp nước cho AB.
1.2.5.4. Cấp điện
- Nguồn điện: Hiện nay thành phố HP nói chung và đô thị AB nói riêng đang
được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua đường dây 110KV – 35 KV
- Thành phố E có trạm điện thế 110KV.
- 100% các xã trên địa bàn thành phố được phủ điện lưới quốc gia và 100% dân
số được dùng điện lưới.
1.2.5.5. Thu gom và quản lý chất thải rắn
- Đô thị AB có Công ty môi trường và dịch vụ đô thị AB
- Đô thị AB có 1 bãi rác thải tạm tại khu vực chân núi Mạ công. Khối lượng
(chất thải thông thường) khoảng 100 tấn rác/ngày và được xử lý ngay.
- Phần lớn chất thải rắn được chuyển cho Công ty cổ phần Xanh của HP xử lý

tại bãi rác LS – SS.
- Rác thải bệnh viện: Hiện nay các bệnh viện đều có lò đốt hoặc liên hệ với các
lò đốt khác để xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường.
1.3. Nhận xét, đánh giá hiện trạng
xi


- Đô thị AB có tiềm năng du lịch lớn nhờ các khu vực có cảnh quan thiên nhiên
đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch và vui chơi giải trí.
- Chất thải rắn chỉ mới được thu gom khoảng 80%.
- Các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng rất cao.
- Thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào địa bàn
tăng nhanh; thu ngân sách đạt cao; cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; bộ mặt đô
thị được cải thiện rõ nét.
- Các lĩnh vực xã hội có những bước tiến vững chắc.
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
1.4. Đánh giá hiện trạng, phương hướng cấp nước đô thị AB đến năm 2040
1.4.1 Hiện trạng cấp nước và sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống cấp nước
1.4.1.1 Hiện trạng cấp nước
- Hiện nay thực trạng hạ tầng kỹ thuật cấp nước các đô thị đô thị AB còn nhiều
bất cập. Bộ Xây dựng thống nhất với đề nghị của Ủy ban Nhân dân thành phố HP tìm
kiếm các nguồn đầu tư để xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước cho đô thị AB.
- Nhà máy cấp nước DQL (do Công ty cấp thoát nước và Môi trường số 1 Hải
Phòng quản lý) có công suất 22.000m3/ngđ (Trạm Ngô Quyền 8000m3/ngđ, Trạm Hợp
Thịnh 14000m3/ngđ), sử dụng nước ngầm với 17 giếng khoan, hiện nay do năng lực
mạng lưới phân phối còn kém nên mới phát huy 80% công suất thiết kế. Tuy vậy tỷ lệ
dân được cấp nước còn thấp (60%), mặt khác tỷ lệ thất thoát cao ( gần 20%).
- Nguồn nước: Hiện nay nguồn nước ngầm đang khai thác (theo công suất thiết
kế) là 22.000m3/ngđ, các giếng khoan đã có hiện tượng hạ thấp mực nước động, do
vậy hạn chế khai thác nước ngầm khu vực này là điều cần thiết. Bộ Xây dựng thống

nhất chủ trương sử dụng nguồn nước mặt sông Lô để cấp nước cho thành phố VY và
vùng phụ cận trong các giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên cần có đánh giá chất lượng
nguồn nước, tác động môi trường về nguy cơ gây ô nhiễm.
- Giải pháp Kỹ thuật: Lựa chọn công nghệ xử lý nước, bố trí mạng lưới đường
ống truyền dẫn và phân phối cần được tính toán kỹ trong báo cáo nghiên cứu khả thi
dựa trên chất lượng nguồn nước, nhu cầu dùng nước của các khu vực và khả năng tài
chính của địa phương.
xii


1.4.1.2. Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống cấp nước
- Đô thị AB là trung tâm văn hóa, kinh tế, nơi giao dịch của cả tỉnh với sự phát
triển mạnh mẽ thì yêu cầu về nước sạch càng cấp bách thay thế hệ thống cấp nước cũ
đã hư hỏng của thành phố.
- Đi đôi với việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì việc xây dựng hệ thống
cấp nước là một trong những dự án cần được ưu tiên thực hiện trước nhằm đáp ứng
nhu cầu dùng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn
- Nước sạch cung cấp cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và các nhu cầu công cộng khác đang thiếu trầm trọng.
- Vì vậy việc xây dựng hệ thống cấp nước mới là rất cần thiết, vừa đảm bảo
cung cấp đầy đủ lưu lượng và áp lực, đảm bảo nhu cầu dùng nước của dân cư trên địa
bàn, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.
1.4.1.3 Định hướng cấp nước đến năm 2040
- Xây dựng hệ thống cấp nước nghiên cứu phù hợp với đô thị loại 1.
- Mức độ cấp nước tuân theo tiêu chuẩn cấp nước của đô thị loại 1, tỉ lệ cấp
nước là 100% cho toàn khu đô thị.
- Nguồn nước cấp cho đô thị sử dụng là nguồn nước mặt. Xây dựng trạm xử lý
nước cấp mới tại vị trí gần sông PL.
- Thực hiện hạn chế hoặc ngưng sử dụng nguồn nước ngầm để bảo tồn nguồn
nước ngầm.


CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH QUI MÔ CẤP NƯỚC CHO KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ AB ĐẾN
NĂM 2040
2.1. Xác định quy mô cấp nước cho khu dân cư đô thị AB
2.1.1. Phạm vi, giới hạn và quy mô cấp nước
- Dự án cấp nước cho đô thị AB được thực hiện đến năm 2040.
- Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho 100% dân số dùng nước

xiii


- Mức độ cấp nước tuân theo tiêu chuẩn cấp nước của đô thị loại 1, tỉ lệ cấp
nước là 100% .
- Nguồn nước cấp cho đô thị sử dụng là nguồn nước mặt. Xây dựng trạm xử lý
nước cấp mới tại vị trí gần sông PL.
- Ngưng sử dụng nguồn nước ngầm để bảo tồn nguồn nước ngầm.
2.1.2. Xác định công suất của trạm cấp nước
2.1.2.1. Quy mô dân số thiết kế cấp nước của đô thị AB đến năm 2040
Dân số thiết kế cấp nước của đô thị AB là 245000 dân
2.1.2.2. Nhu cầu dùng nước
2.1.2.2.1. Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt của dân cư

Q

SH
ngay max

=


∑ qi × Ni × K

ngay max

1000

Trong đó: + qi:tiêu chuẩn dùng nước cho một đầu người trong một ngày đêm,
qi = 200 ( l/ng.ngđ) do đô thị AB nằm trong thành phố HP đô thị loại I trực
thuộc trung ương.
+ Ni: Dân số cấp nước tính toán của đô thị, Ni = 245000 người.
+ Kngaymax: Hệ số dùng nước không điều hoà ngày lớn nhất K ngaymax = 1,2÷ 1,4
(Theo điều 3.3 của [1]), chọn Kngaymax = 1,35

Bảng 2.1. Lưu lượng nước cho sinh hoạt của khu dân cư

Số dân
(người)
245000

Kngaymax
1,35

SH

q

Tỉ lệ dùng

Q ngay max


(l/ng.ngđ)

nước (%)

(m3/ngđ)

200

100

66150

SH

Q ngay max =

66150

2.1.2.2.2. Nhu cầu dung nước của trường học, bệnh viện, và khách sạn
a. Lưu lượng nước cấp cho trường học
xiv


- Số trường học trên địa bàn đô thị AB và số học sinh, sinh viên được tính toán
dựa theo QXVN 01: 2008.
Bảng 2.2a: Bảng số học sinh của các trường học đến năm 2040

Chỉ tiêu quy hoạch

Số hs, sv dự


QCVN 01:2008
(chỗ/1000 người)

báo đến 2040

A. Trường mầm non

50

12250

B.Trường Tiểu học

65

15900

C. Trường Trung học cơ sở

55

13500

Tên trường

D. Trường phổ thông trung học
40
- Công thức xác định nhu cầu dùng nước như sau :
Qth =


9800

N hs .qtc
(m3/ngđ)
1000

Trong đó : + Nhs : số lượng học sinh trong trường
+ qtc (l/hs.ngđ):tiêu chuẩn dùng nước cho học sinh tùy theo quy mô trường
theo Điều 3.2 của [2])
Đối với trường học, trường phổ thông: q = 15 – 20, chọn q = 20 l/hs.ngđ
Đối với trường mầm non q = 75 l/hs.ng
Bảng 2.2b: Bảng lưu lượng nước dùng cho trường học đến năm 2040 ( phụ lục A )

b.Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện
Nước cấp cho bệnh viện đa khoa nằm trên địa bàn thành phố và phục vụ nhu
cầu khám chữa bệnh cho thành phố. Số dân toàn thành phố 2040 là 245000 người
Dựa vào QCVN 01: 2008 với chỉ tiêu 4 giường/1000 người, ta có tổng số
giường các bệnh viện là 1000 giường .
Công thức xác định nhu cầu dùng nước như sau :
Qbv =

N bv .qbv
(m3/ngđ)
1000

Trong đó : + Nbv : số giường bệnh

xv



+ q bv (l/giường.ng.đ):tiêu chuẩn dùng nước theo số giường bệnh tùy
theo quy mô bệnh viện (theo Điều 3.2 của [2]) qtc = 250 – 300l/giường.ngđ, chọn qtc =
300l/giường.ngđ.
Bảng 2.3. Bảng lưu lượng nước dùng cho bệnh viện

Số
giường

Tiêu chuẩn

Lưu lượng QBv

Tên bệnh viên

(2030)

(l/giường.ngđ)

( m3 / ngđ)

Bệnh viện đa khoa 1

500

300

150

Bệnh viện đa khoa 2


500

300

150

Tổng

300

c. Lưu lượng nước cấp cho khách sạn
Qks =

N ks .q ks
(m3/ngđ)
1000

Trong đó : + Nks: số giường
+ q ks (l/giường.ng.đ):tiêu chuẩn dùng cho khách sạn tùy theo tiêu
chuẩn sao của từng khách sạn.

Bảng 2.4. Bảng lưu lượng nước dùng cho khách sạn

Khách sạn

Phòng

Giường


TC cấp
(l/giường.ngđ)
300
300
400

Khách sạn 1
60
120
Khách sạn 2
40
80
Khách sạn 3
100
200
Tổng
Tổng lượng nước cấp cho trường học, bệnh viện, khách sạn:
QTH,BV, KS = QTH + QBV + QKS = 1700 + 300 +140= 2140 (m3/ngđ)
QTH,BV,KS = 2140 (m3/ngđ)
2.1.2.2.3. Lưu lượng nước cấp cho dịch vụ công cộng khác

xvi

36
24
80
140


Lưu lượng nước cấp cho dịch vụ công cộng được lấy bằng 10% nhu cầu nước

sinh hoạt bao gồm cả lượng nước của trường học, bệnh viện, khách sạn.
QCC=

10. QSH
100

(m3/ngđ)

Trong đó: Qsh : lưu lượng sinh hoạt tính theo từng giai đoạn (m3/ngđ)
QCC = 10. 66150 /100 = 6615 (m3/ngđ)

Vậy :

Mà QCC= QCC khác + QTH,BV, KS
Suy ra lượng nước cấp cho các công tình công công khác là:
QCC khác = QCC - QTH,BV, KS = 6615 – 2140 = 4475 (m3/ngđ)
2.1.2.2.4. Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường
Do chưa có số liệu cụ thể về diện tích của cây xanh, đường sá nên dựa theo tiêu
chuẩn bảng chỉ tiêu sử dụng nước sạch của thành phố F thì nước tưới cây rửa đường
được lấy bằng 10% lượng nước cấp cho sinh hoạt.
QT = 10%. Qshmax = 0,1. 66150
QT = 6615 (m3/ngđ)
Lượng nước tưới cây rửa đường được phân bố như sau:
+ Tưới cây chiếm 60%QT, nước tưới đường chiếm 40% QT
QTC = 0,6. 6615 = 3969 (m3/ngđ)
QTĐ = 0,4. 6615 = 2646 (m3/ngđ)
+ Nước tưới cây chia đều trong 6 tiếng từ 4h – 7h và từ 16h – 19h hằng ngày,
tưới bằng thủ công.
+ Nước tưới đường chia đều trong 10 tiếng từ 8h – 18h bằng xe cơ giới .
2.1.2.2.5. Lượng nước rò rỉ, dự phòng


Theo như bản trên lượng nước thất thoát rò rỉ được lấy bằng 20% tổng (lượng
sinh hoạt + lượng nước công cộng + nước tưới cây rửa đường + lượng nước dùng cho
tiểu thủ công nghiệp).
QRR = 0,2. (QSH + QCC + QT) (m3/ngđ)
QRR = 0,2. (66150 + 6615+ 6615)
QRR = 15876 (m3/ngđ)
xvii


2.1.2.2.6. Tổng lưu lượng hữu ích QHI

QHI= QSH + QCC + QT ( m3/ngđ)
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp lưu lượng nước cấp cho hệ thống

Nước cấp cho sinh hoạt
Nước cấp cho Ct công cộng
Nước tưới cây, rửa đường
QHI =
2.1.2.2.7. Lưu lượng cấp vào mạng lưới

66150
6615
6615
79380

Lưu lượng nước cấp cho mạng lưới:
QML = QHI + QRR = 79380+ 15876 = 95256( m3/ngđ).
2.1.2.2.8. Công suất trạm xử lý
Công suất trạm xử lý được xác định theo công thức:

QTXL = QML × c (m3/ngđ),
Trong đó:
Với c - hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân nhà máy , c = 1,05 ÷ 1,08;
chọn c = 1,05 Theo bảng 3.1 [1].
Vậy: QTXL = 95256× 1,05 = 10000 (m3/ngđ)
Chọn công suất thiết kế cho nhà máy xử lý nước là 100000 ( m3 / ngđ )
2.1.2.3. Nhu cầu dùng nước theo giờ
- Trên thực tế thì lượng nước tiêu thụ trong từng giờ cũng thay đổi. Để dễ dàng
tính toán, người ta quy ước lưu lượng tiêu thụ trong 1 giờ là không thay đổi, còn lưu
lượng trong các giờ khác nhau thì thay đổi.
- Theo điều 3.3 của [1], hệ số dùng nước không điều hòa giờ lớn nhất được xác
định theo công thức sau:

Kgiờ max = αmax. βmax

Trong đó:
- αmax là hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các
cơ sở sản xuất và điều kiện địa phương khác nhau. α max = 1,2 – 1,5. Lấy αmax = 1,4.
- βmax là hệ số kể đến số dân trong khu vực lấy theo bảng 3.2.của [1]. Với dân số
khu vực là N = 245000 dân thì βmax = 1,06
Như vậy:

Kgiờ max = 1,4 x 1,06 = 1,5

Bảng 2.6 Bảng thống kê lưu lượng nước theo giờ (Xem phụ lục A)
Hình 2.1. Biểu đồ tiêu thụ nước cho các giờ trong ngày dùng nước lớn nhất

xviii



Dựa vào biểu đồ tiêu thụ nước ta chọn :
Căn cứ vào biểu đồ ta chọn chế độ làm việc của trạm bơm cấp I:
Chế độ làm việc của trạm bơm cấp I là: QTBh = 100/24 = 4,17 % Qngđ.
Từ 20 – 6 giờ QTBh = 4,16% Qngđ. Từ 6 – 20 giờ QTBh = 4,17% Qngđ.
Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II: Sử dụng bơm biến tần cho trạm bơm cấp II
làm việc theo chế độ liên tục, đáp ứng yêu cầu về lưu lượng và đảm bảo áp lực cho
mạng lưới cấp nước vào mọi thời điểm.

xix


CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO KHU ĐÔ THỊ AB ĐÉN NĂM 2040
3.1. Lựa chọn nguồn nước thô và vị trí nhà máy nước
3.1.1. Lựa chọn nguồn nước thô
Các nguồn nước trong khu vực có thể dùng làm nguồn cung cấp là:
- Nước ngầm
- Nước mặt
3.1.1.1. Nước ngầm
Dựa trên kết quả thăm dò đô thị AB cho thấy:
- Điều kiện địa chất ở đây tương đối ổn định, thành phần chủ yếu là hạt cát thô,
cuội sỏi sạn. Bề dày tầng chứa nước thay đổi theo bình diện. Tầng chứa nước thuộc
loại có áp. Hệ số thấm trung bình là 85 m/ng.
- Lưu lượng bơm thử ở một số lỗ khoan đạt công suất khá lớn, tổng lưu lượng
trung bình 2,51/s.m.
- Chất lượng nước ngầm khá tốt, hàm lượng sắt <2mg/l
3.1.1.2. Nước mặt
xx



Trong phạm vi đô thị AB có những sông hồ sau:
-Sông PL dài khoảng 120 km, nằm ở phía bắc khu đô thị. Diện tích lưu vực
2.680 km², độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 3,975 km³ ứng với lưu lượng
nước trung bình năm 126 m³/s, sông PaLa trở thành nguồn nước ngọt chính của thành
phố trong các thời kì, giúp điều hòa khí hậu.
- ĐV có diện tích khoảng 500 ha, là nơi chứa nước mưa và nước thải của khu
vực phía Bắc đô thị. ĐV là hồ điều hoà nước giữa mùa mưa và mùa khô. Nước đầm bị
nhiễm bẩn nặng, độ màu cao. Lưu lượng không ổn định.
Từ quá trình khảo sát và đo đạc chất lượng nước của các nguồn thông qua các
biện pháp tính toán kinh phí xử lí, đi đến quyết định sử dụng nước sông Cấm làm
nguồn nước thô. Điểm lấy nước cách nhà máy sản xuất nước sạch 300m về phía
thượng nguồn với chất lượng nước thô (so sánh với TCXD 233/1999) đạt yêu cầu.
3.1.2 Vị trí của nhà máy
Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh và quy hoạch có nhiều thay đổi, vì
vậy việc đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất nước sạch khu đô thị AB là một yêu
cầu hết sức cần thiết.
Theo định hướng phát triển khu đô thị AB đến năm 2040 thì phần khu đất để
xây dựng nhà máy gần sông PL. Hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và cao trình mặt đất
tại trạm xử lý là 21.00 m. Nhà máy sản xuất nước sạch cho khu đô thị theo thiết kế sẽ
đặt cách điểm đầu vào của mạng lưới 400 m, trên địa bàn khu đô thị, tiếp nhận nguồn
nước sông PL cách nhà máy khoảng 100m để xử lý.
3.2. Vạch tuyến và tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước cho đô thị AB
Nguyên tắc vạch tuyến:
- Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tới tất cả các điểm dùng nước.
- Các tuyến ống chính phải kéo dài theo hướng vận chuyển chính của mạng
lưới, bố trí sao cho nước chảy từ cao xuống thấp.
- Các tuyến ống chính được liên hệ với nhau bằng các ống nối tạo thành các
vòng khép kín liên tục.
- Các tuyến ống chính bố trí sao cho ít quanh co gấp khúc có chiều dài ngắn
nhất và nước chảy thuận tiện nhất. Các đường ống ít vượt qua chướng ngại vật.

xxi


- Kết hợp chặt chẽ giữa hiện tại và phát triển trong tương lai của khu vực, đảm
bảo dễ dàng mở rộng mạng lưới cấp nước theo quy hoạch phát triển của khu vực
3.2.1. Vạch tuyến cho đô thị AB
Công việc vạch tuyến mạng lưới cấp nước phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng nước yêu cầu, tới những nơi dùng nước dưới
áp lực yêu cầu và chất lượng nước tốt.
- Cung cấp nước liên tục và chắc chắn tới mọi đối tượng dùng nước trong phạm
vi thiết kế.
- Chi phí xây dựng và quản lý mạng lưới cũng như các công trình liên quan đến
nó là rẻ nhất.
Với địa hình dốc theo chiều từ Bắc xuống Nam, và vị trí xây dựng nhà máy cấp
nước sông PaLa rất thuận lợi cho việc vạch tuyến mạng lưới cấp nước.
- Từ điểm đầu vào mạng lưới, chia thành 3 nhánh chính tỏa ra 2 hướng, trải dài
từ Bắc xuống Nam. Từ đó chia thành nhiều tuyến chính, mỗi tuyến cách nhau từ 300
đến 600m, từ mỗi tuyến chính sẽ có nhiều tuyến nhánh, đảm bảo nước có thể cấp đến
mọi điểm trên mạng lưới.
- Toàn bộ mạng lưới bao gồm 53 đoạn ống tạo thành 21 vòng với tổng chiều dài
thực tế gần 26725 m.
- Vạch tuyến mạng lưới được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch mạng lưới cấp
nước cho đô thị AB (bản vẽ số 1).
3.3 Tính toán thủy lực mạng lưới
3.3.1 Cơ sở lí thuyết:
Tính toán thủy lực chương trình Loop, trên máy tính trên cơ sở sử dụng bằng công
thức HazenWiliam:
V 
H = 3.02 x  
C


1,85

L
x 
D

1,17

Trong đó:
- C: Hệ số nhám đường ống
- Đối với ống gang mới C = 110
- Đối với ống gang cũ

C = 90 ÷ 100
xxii


- V: Vận tốc
- D: Đường kính ống trên mạng
Tiến hành nhập các số liệu vào chương trình gồm: Lưu lượng nút, lưu lượng bơm,
chiều dài đường ống, cao độ nút, đường kính ống. Chạy chương trình ta được kết quả
tính toán thủy lực của giờ dùng nước lớn nhất và giờ dùng nước lớn nhất có cháy. Kết
quả chạy chương trình ta phải kiểm tra:
+ Áp lực tự do cần thiết tại điểm bất lợi, nếu áp lực tại nút này nhỏ nhất và bằng áp lực
tại ngôi nhà tại vị trí bất lợi nhất thì đảm bảo, nếu số này chưa phải là nhỏ nhất, phải
chọn lại và chạy lại chương trình.
+ Khi cột Velocity đoạn ống xuất hiện chữ” LO”: điều chinh đường kính đoạn ống cho
phù hợp.
+ Khi cột M/KM có xuất hiện chữ ” HI”: cần điều chỉnh đường kính đoạn ống để đạt

giá trị nhỏ hơn 10.
- Tính cho giờ dùng nước lớn nhất
- Tính cho giờ dùng nước lớn nhất và có cháy
3.3.2 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước
3.3.2.1. Công tác chuẩn bị
3.3.2.1.1. Xác định chiều dài tính toán cho các đoạn ống
Chiều dài tính toán của các đoạn ống được xác định theo công thức:
Ltt = Lth × m
Trong đó:

- Lth : là chiều dài thực tế của đoạn ống.
- m : là hệ số kể đến mức độ phục vụ của các đoạn ống.
+ Khi đoạn ống phục vụ 2 phía thì m = 1.
+ Khi đoạn ống phục vụ 1 phía thì m = 0,5.
+ Khi đoạn ống qua sông, qua đường sắt thì m = 0.

Từ sơ đồ tính toán của mạng lưới ta xác định chiều dài tính toán của các đoạn
ống và tổng chiều dài mạng lưới.
Bảng 3.1. Chiều dài tính toán cho các đoạn ống ( Phụ lục B )

3.3.2.1.2. Xác định lưu lượng và các nút lấy điểm tập trung
xxiii


Dựa vào mạng lưới đã vạch tuyến ta xác định được các điểm tập trung
Bảng 3.2. Lưu lượng các điểm tập trung và vị trí điểm lấy nước( Phụ lục B)

3.3.2.1.3. Xác định lưu lượng đơn vị dọc đường
Lưu lượng đơn vị dọc đường : qdv =
Trong đó:


Qh

max

− ∑ Qttr

∑ Ltt

-qdv : Lưu lượng đơn vị dọc đường (l/m.s).
- Qh

max

: Lưu lượng nước trong giờ dùng nước lớn nhất.

Dựa vào bảng phân phối lưu lượng dùng nước các giờ trong ngày của
Đông Vĩnh Yên xác định được giờ dùng nước lớn nhất trong ngày là từ 16 ÷ 17 h. Vào
thời gian này thành phố tiêu thụ một lượng nước 6,67%Qngđ .
Qhmax = 6.87 %Qngđ = 6541,2 (m3/h) = 1817 (l/s)
-∑Qttr : Tổng lưu lượng tập trung trong giờ dùng nước lớn nhất bao gồm lưu
lượng nước cấp cho trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, quân sự, khách sạn; ∑Q ttr
= 33,29 (l/s)
-∑Ltt : Tổng chiều dài tính toán của toàn mạng lưới (m); ∑Ltt = 26725 (m)
qdv =

1817,02 − 33,29
= 0,066 (l/s.m)
26725


*Lưu lượng dọc đường của mỗi đoạn ống tính theo công thức : qdđ = qdv. Ltt (l/s).
Bảng 3.3. Lưu lượng dọc đường của các đoạn ống ( Phụ lục B )

3.3.2.1.4. Tính toán lưu lượng nút cho các nút của mạng lưới
Lưu lượng nút tính theo công thức sau:
qn = Σ 0.5 qdđ +qttr

Trong đó:

-qdđ: lưu lượng dọc đường của các đoạn ống đấu vào nút đó; (l/s)
-qttr: lưu lượng tập trung lấy ra tại nút tính toán; (l/s)

Bảng 3.4. Lưu lượng nút ( Phụ lục B )

3.3.2.2. Tính thủy lực giờ lớn nhất
- Nhập:

+ Đoạn ống ( Từ nút … đến nút…)
+ Chiều dài đoạn ống (m)
+ Đường kính (mm)
xxiv


+ Độ nhám
+ Lưu lượng nút (l/s)
+ Cao độ nút (m)
+ Điểm bất lợi dự đoán
+ Cột đo áp điểm bất lợi (m)
- Kết quả:


+ Lưu lượng đoạn ống (l/s)
+ Vận tốc đoạn ống (m/s)
+ Tổn thất của đoạn ống (m)
+ Cốt đo áp lực tại nút (m)
+ Áp lực tự do tại nút (m)
+ Áp lực bơm (m)

- Tiến hành điều chỉnh nếu suất hiện trường hợp không đạt yêu cầu, chạy lại
phần mêm đén khi các giá trị thỏa mãn: D không nhỏ hơn 100mm, vận tốc V nằm
trong khoảng Vkt và áp lực tự do tại mọi điểm trên mạng lưới đều không nhỏ hơn 12m
Bảng 3.5. Bảng thủy lực trong giờ dùng nước lớn nhất (Xem phụ lục B)
Bảng 3.6. Bảng áp lực cần thiết trong giờ dùng nước lớn nhất (Xem phụ lục B)

3.2.2.3. Tính toán thủy lực cho giờ dùng nước lớn nhất và có cháy
-

Lưu lượng nuớc dùng cho chữa cháy:

Việc tính toán và lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời và lưu lượng cho mỗi đám
cháy ở khu vực được tính theo [4].
- Đối với đô thị AB đến năm 2040 số dân 245000 người chọn 3 đám cháy đồng
thời .Lưu lượng để chữa cháy mỗi đám cháy là 40 l/s. Thời gian để dập tắt một đám
cháy là 3 giờ.
QCC = n × t × qCCh (m3/ngày)
Trong đó:
+ n: là số đám cháy xảy ra đồng thời
+ t: là thời gian xảy ra một đám cháy, t = 3 giờ.
+ qCCh : là lưu lượng nước chữa cháy : qCCh = 40
- Các vị trí xảy ra cháy đối với khu dân cư là: 9,28,29.Điểm bất lợi là điểm 28.
.- Lực lượng chữa cháy cho 3 đám cháy phần trên đã tính: 40 × 3 = 120 l/s.

xxv


- Tổng lưu lượng nước cấp cho giờ dùng nước lớn nhất và có cháy là
Q = 1817 + 120 = 1937 (l/s)
Nhập lại lưu lượng nút đối với nút có xảy ra cháy, lưu lượng nút và áp lực nút
tại điểm bất lợi như đối với thủy lực giờ lớn nhất (chú ý giữ nguyên đường kính D)
tiến hành chạy phần mền và điều chỉnh được kết quả.
Bảng 3.7. Bảng thủy lực trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy ( Phụ lục B )
Bảng 3.8. Bảng áp lực cần thiết trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy (Phụ lục B)

3.2.2.4. Tính toán hệ thống vân chuyển nước từ trạm xử lý đến đầu mạng lưới
3.2.2.4.1. Tính toán cho giờ dùng nước nhiều nhất
Lưu lượng nước cấp cho mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất:
Qhmax = 6.87 %Qngđ = 6541,2 (m3/h) = 1817 (l/s)
Để hệ thống vận chuyển nước được an toàn, ta bố trí 2 tuyến ống bằng thép song
song nhau để vận chuyển nước từ trạm bơm 2 đến đầu mạng lưới (m = 2).
⇒ Lưu lượng 1 tuyến ống phải tải: Q1èng =

1817
= 908,5(l / s )
2

Khi tuyến ống làm việc bình thường.
Từ lưu lượng 1 tuyến ống Q1èng = 908,5 l/s, chọn ống bằng gang, tra bảng chọn
đường kính: D = 800 m, v = 1,81 m/s (Đảm bảo).
Qh = 70% Qsh , (l/s)
Qh = 1817× 70% = 1271,9(l/s)
Với giả thiết: m = 2, n = 4; ta có:
α = (n +3)/n = (4 + 3)/4 = 1,75


Qh = (1 / 1,75) × Q , (l/s)
Qh = (1 / 1,75) × 1817 = 1373,5 > 1271,9 => Đạt yêu cầu.
3.2.2.4.2. Tính toán cho trường hợp có cháy xảy ra trong giờ dùng nước nhiều nhất
Q = 1817+ 120 = 1937(l/s)
Qh = 70% Q
= 1937 × 70% = 1355,9 (l/s)
Với giả thiết: m = 2, n = 4; ta có:
α = (n +3)/n = (4 + 3)/4 = 1,75

Qh = (1 / 1,75) × Q = (1 / 1,75) × 1937 = 1464,2 > 1355,9 => Đạt yêu cầu.
xxvi


×