Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn ngữ văn từ hướng ra đề mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.78 KB, 11 trang )

Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
I/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Là một giáo viên dạy Ngữ văn nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học
sinh giỏi qua một số năm học, tôi nhận thấy, để có được học sinh giỏi thì ngòai năng
lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người giáo viên. Đối với
giáo viên, bên cạnh năng lực chuyện môn, lòng nhiệt huyết thì cần có phương pháp
dạy học phù hợp, phải không ngừng tìm tòi, đổi mới. Đặc biệt, cần mạnh rạn đổi mới
trong công tác ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh. Bởi, công tác kiểm tra, đánh giá có
vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc ra đề theo
hướng “mở” không chỉ để đánh giá năng lực của học sinh, mà qua đó còn nâng cao
tính chủ động, sáng tạo và rèn kỹ năng cho học sinh… Xuất phát từ những yêu cầu
đó, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi mạnh rạn xin trình bày một số suy nghĩ về
vấn đề ra đề theo hướng “mở” để nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn văn ở
trường THPT. Mặc dù rất cố gắng nhưng kinh nghiệm, khả năng còn hạn chế, những
ý kiến tôi trình bày ở đây chắc chắn còn nhiều điều cần bàn và có thể chưa thật sâu
sắc, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp gần xa!
II/ Phạm vi triển khai thực hiện.
Chuyên đề “Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn văn từ hướng ra đề “mở”,
đã được trình bày trong hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy – học” cấp trường tổ
chức vào tháng 11/2012 và được triển khai thực hiện trong tổ chuyên môn trong thời
gian qua.
III/ Mô tả sáng kiến
1/ Những thuận lợi và khó khăn
- Được Sở GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo và có những chính sách cụ thể đối với
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi;
- BGH nhà trường luôn định hướng việc bồi dưỡng học sinh giỏi là phát huy
năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài; đã có những kế hoạch cụ thể cho công việc bồi
dưỡng học sinh giỏi; đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, tuyên dương khen thưởng kịp thời cho giáo viên và học sinh….
- Một số chủ trương thay đổi về quyền lợi của học sinh đạt giải quốc gia được
tuyển thẳng vào các trường đại học nên tinh thần học tập của học sinh nhiệt tình hơn.


- Học sinh trong đội tuyển môn ngữ văn đa phần ở xa đi lại khó khăn, còn
phải dành thời gian nhiều cho việc học các môn văn hóa khác và ôn thi tốt nghiệp,
đại học nên chưa có sự đầu tư thỏa đáng.
Nguyễn Mạnh Thắng

1


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
2/ Biện pháp xây dựng đề “mở” trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trước khi xây dựng một đề văn theo hướng “mở” tôi chú trọng nghiên cứu,
tìm hiểu và xác đinh rõ thế nào là đề văn “mở”. Đề bài "mở" không phải là đề bài tự
do, tuỳ hứng hay làm thế nào cũng được mà quan trọng cần xác định ra đề “mở” như
thế nào, “mở” đến đâu; các vấn đề đặt ra trong đề văn “mở” phải gắn với kiến thức
văn học hay cuộc sống mà để “mở” phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo và
rèn luyện được kỹ năng cho học sinh, tạo điều kiện cho các em dễ dàng bộc lộ được
những suy nghĩ, tình cảm, quan điểm của mình trước một vấn đề đặt ra.
Ví dụ những đề “mở” xưa kia đã đươc các vị Minh quân ra cho các sĩ tử trong
các kì thi thi Hương, thi Hội, thi Đình để chọn ra những Trạng nguyên, Thám hoa,
Bảng nhãn: Đây là đề thi Đình năm 1442:
Trẫm nghĩ trị nước phải lấy nhân tài làm gốc. Thời Đường Ngu nhân tài có
nhiều, nhưng các quan được dùng ngoài Tứ Nhạc, Cửu quan, Thập nhị mục ra
không thấy còn ai nữa: Sao nhân tài khó tìm vậy. Đến Đế Nghiêu sáng suốt hiểu
người như thế mà trong triều vẫn còn tứ hung, sao tiền nhân khó biết vậy! Cái nạn
Giáng Thủy, cái họa Hoài Sơn dân chúng thời ấy tai vạ thực không ít. Cổn trị thủy
đến chín năm, gây biết bao tai họa cho dân, sao trừ bỏ tiểu nhân muộn vậy? Đời
Chu được Kinh thi ca ngợi là kẻ sĩ đông đúc. Văn Vương dựa vào họ mà dẹp yên
đất nước nhưng tới thời Vũ Vương chỉ còn thấy nhắc tới thập loạn. Như vậy, bảo là
nhân tài khó kiếm, há chẳng phải đúng sao? Quản Thúc, Sài Thúc phao tin đồn
nhảm, khiến Chu Công phải lận đận, Vương Thất suýt sụp đổ, sao bọn tiểu nhân

nham hiểm đến thế, không thời đại nào là không có chúng. Đức Thái Tổ Cao Hoàng
để ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai ứng
tuyển, trong khi ấy thì bọn Xảo, bọn Hãn ngẫm nuôi mưu gian. Trẫm từ khi lên ngôi
tới nay, gắng sức trị nước thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mờ, thăm thẳm. Bọn
Ngân, bọn Sát lại gian ngoan chứa ác. Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó
biết như vậy?
Các người hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét.
Còn đây là đề thi Đình (năm 1871):
Trẫm thường đọc sách Luận ngữ đến chỗ Tử Cống hỏi về chính sự, Khổng Tử
nói rằng: “đủ lương thực, đủ binh lính, dân tin theo vậy” Nhân nghĩ công việc hiện
nay, không gì quan trọng hơn điều đó, mà muốn thực hiện được điều đó thì sự lựa
chọn người tốt lại quan trọng hơn cả.Trẫm từng đêm ngày lo nghĩ mà vẫn chưa đạt
được hiệu quả mong muốn. Đông đảo kẻ sĩ các người lúc mới xuất thân ắt hẳn có cơ
sở học kinh bang tế thế. Vậy thì những loại việc thiết thực như vậy, suy từ cổ chí
kim, nghĩ thế nào, làm thế nào để có công hiệu, hãy nói hết với trẫm. Các người chớ
Nguyễn Mạnh Thắng

2


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
lặp lại ý người khác, chớ bàn phù phiếm, trẫm cũng bất tất phải nói nhiều để các
người có thời giờ rộng rãi, nói được hết ý nghĩa, xứng với ý muốn của trẫm.
(Nguồn: Báo văn nghệ)
Đọc các đề trên nhận thấy đề bài có tính độc lập rất cao, đòi hỏi người viết
phải thực sự độc lập, chủ động, sáng tạo và có một năng lực lập luận chặt chẽ, súc
tích mới có sức thuyết phục và đạt kết quả cao.
Hay đây là văn Trung Quốc năm 2009:
Đọc đề bài dưới đây:
“Tế vũ thấp y khan bất kiến. Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh (tạm dịch: Mưa

mong manh thấm áo nhìn không tỏ. Hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu) là
câu thơ trích trong bài Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên (tạm dịch: Tặng Nghiêm Sĩ Nguyên
khi từ biệt ) của nhà thơ đời Đường Lý Trường Khanh.
Có những lý giải khác nhau như sau về bài thơ:
1/ Đây là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.
2/ “Mưa mong manh”, “cánh hoa rụng” đặc tả nỗi cô đơn không người thấu
hiểu.
3/ “Nhìn không tỏ”, “nghe không thấu” không chỉ thái độ sống buông xuôi,
mà thể hiện cách xử thế không màng danh lợi.
4/ Quan niệm sống trong bài thơ không còn thích hợp với cuộc sống ngày nay.
Bằng cảm nhận của riêng mình về hai câu thơ, anh /chị hãy viết một bài văn theo
những yêu cầu sau:
+ Đề bài tự đặt.
+ Thể thức hành văn không giới hạn.
+ Bài văn không dưới 800 chữ.
Ở đề văn trên, người ra đã chỉ hẳn cho học sinh bốn hướng đi, bốn cách lý
giải. Học sinh được tự do chọn cho mình một ý hợp với mình để phát triển, mở rộng
bài viết. Theo đó, các em cũng có thể lựa chọn hình thức bài viết phù hợp, có thể là
văn chứng minh hay văn biểu cảm…

Nguyễn Mạnh Thắng

3


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
Từ những nhận thức về một đề văn mở, trong những năm gần đây, tôi đã vận
dụng đề “mở” vào kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh
giỏi tại trường THPT Thới Bình và bước đầu đã thu được kết quả nhất định
a/ Đối với nghị luận xã hội

Để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, trong
quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, bên cạnh việc ra những đề bài để kiểm
tra, rèn luyện kỹ năng giải quyết một vấn đề có hai mặt vừa thống nhất vừa khác biệt
bổ sung cho nhau hay những đề bài yêu cầu viết theo chủ đề hoặc những vấn đề xã
hội đặt ra từ trong tác phẩm văn học. Ví dụ như:
+ Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái
tim của người mẹ”.
Ý kiến của anh/chị về câu nói trên?
+ “Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ”
Ý kiến của anh, chị.
+ Trong một bài tổng hợp có nhan đề “Những nghịch lí trong thời đại chúng
ta” nghịch lí số 10 được phát hiện: “Chúng ta có thể bay lên mặt trăng rồi bay trở về
trái đất nhưng chúng ta lại ngại bước qua con phố để rẽ vào nhà hàng xóm”.
Anh (chị) suy nghĩ gì về nghịch lí trên ?
+ Từ lối sống “vội vàng” trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, anh chị
trình bày những suy nghĩ của mình về lối sống “vội vàng” của một bộ phận tuổi trẻ
ngày nay.
+ Từ cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao (Đoạn trích SGK Ngữ văn 11, nâng cao), anh chị bàn về sức mạnh của
tình thương.
+ Ngạn ngữ Nga có câu “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người
khác bằng tấm lòng”.
Ý kiến của anh/chị về câu nói trên?
+ Anh, chị viết bài văn với chủ đề: sự im lặng.
+ Lấy “đôi tay” làm nhan đề cho bài viết của em.
Nguyễn Mạnh Thắng

4



Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
Đặc biệt, để nâng cao khả năng sáng tạo, lập luận, trình bày cảm nghĩ chân
thực của học sinh, tôi thường ra các loại đề không rập khuân theo những mô hình cũ
dùng những câu mệnh lệnh với yêu cầu cụ thể như: Hãy viết bài văn nghị luận, hãy
trình bày suy nghĩ, cảm nhận…mà thường chú ý vào những đề bài không có yêu cầu
hay mệnh lệnh đề cụ thể mà người viết phải tự xác định nội dung, yêu cầu và thể loại
để làm bài. Cách nêu vấn đề cũng linh hoạt hơn, ít cứng nhắc. Đứng trước những đề
bài ấy, học sinh buộc phải suy nghĩ, tìm tòi và dễ dàng bộc lộ được những suy nghĩ
riêng của mình trước cùng một vấn đề, các em có một không gian và khoảng trời độc
lập sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản. Khi ấy bài viết của học sinh không bị lệ
thuộc, bắt chước hay ám ảnh bởi các bài văn mẫu đang tràn lan trên thị trường sách
hiện nay, giáo viên cũng dễ dàng đánh giá được sự sáng tạo, kỹ năng lập luận, hành
văn của học sinh.
Đây là một số đề bài tôi đã từng ra để kiểm tra, đánh giá trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi tại trường:
* Những đề bài ngắn gọn, không dùng những câu mệnh lệnh và không
yêu có yêu cầu cụ thể về thể loại bài viết như:
+ Người ấy đối với tôi.
+ Điều em muốn nói.
+ Ước mơ của em
+ Phương châm sống của em.
+ Lấy “sợ” làm chủ đề bài viết của em
+ Hãy nói về một lần thất bại của bản thân.
+ Người quan trọng nhất với em.
+ Với em, điều cần thiết nhất trong cuộc sống là gì?
Đứng trước những đề bài này, học sinh buộc phải suy nghĩ, chủ động, sáng tạo
lựa chọn hình thức bài viết và các em có điều kiện bộc lộ những suy nghĩ, giãi bày
những trải nghiệm, tình cảm chân thực của mình…Những đề văn ngắn gọn, nhưng
những trang viết của học trò thì sinh động và dào dạt. Không có thang điểm sẵn,
không có đáp án cứng nhắc. Mỗi bài văn, một sự chia sẻ. Những chìa khóa đã được

mở để đi vào tâm hồn học sinh một cách tự nhiên, qua đó, góp phần rất lớn vào việc
nâng cao kỹ năng làm văn cho học sinh. Chẳng hạn với đề bài: Điều em muốn nói
với tôi, sau thời gian 90 phút làm bài kiểm tra trên lớp, tôi đã nhận được những bài
Nguyễn Mạnh Thắng

5


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
viết chân thành bộc lộ những tình cảm suy nghĩ dạt dào cảm xúc của học sinh. Có
em thì viết về mẹ đầy cảm xúc, em thì “tâm sự” với tôi, “góp ý” cho tôi về công tác
giảng dạy bằng những lời, câu văn đầy chân thành...Theo đó, qua những lần kiểm
tra, kỹ năng hành văn, lập luận của học sinh từng bước được cải thiện, cũng qua đây
chẳng những tôi thấu hiểu hơn về đời sống tâm hồn, suy nghĩ tình cảm của các em
để thêm gần gũi, sẻ chia mà tôi còn nhận được những lời tâm sự chân thực đến
không ngờ để điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình phù hợp và hiệu quả hơn.
* Kiểu đề cho học sinh đọc một câu chuyện ngắn, hay xem một đoạn
phim, clip rồi yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ của mình về một vấn
đền cụ thể đặt ra.
Để xây dựng được những kiểu đề này, tôi thường sưu tầm những câu chuyện
ngắn, có ý nghĩa, đặc biệt sưu tầm các clip của chương trình “1 phút có trong sự
thật” đang phát sóng hàng ngày vào lúc 18h53’ – 18h55’ từ thứ 2 đến thứ 6 trên kênh
VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Những vấn đề được “1 phút có trong sự thật” đề
cập thuộc các đề tài gần gũi hàng ngày với mỗi người chúng ta như: phát triển kinh
tế, đô thị hóa và mặt trái của nó; tình trạng đói nghèo, các vấn đề về môi trường,
giáo dục, nạn bạo hành trong gia đình, tình trạng thất nghiệp, các hoạt động từ thiện,
nhân đạo, những tấm gương vượt qua khó khăn của hoàn cảnh và số phận…Sau đó
trình chiếu (có kèm theo một vài thuyết minh nếu cần thiết) cho học sinh xem và yêu
cầu học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong clip đó.
Đây là một số đề tôi đã ra để kiểm tra, đánh giá học sinh:

+ Trong “Phép mầu nhiệm của đời” (NXB Trẻ -2005) có câu chuyện rằng:
“Người hàng xóm của của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại
gần và leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em
hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: Không có gì đâu ạ. Con
chỉ để ông ấy khóc.”
Anh (chị) suy nghĩ gì về câu chuyện trên.
+ Trong bức thư của một người cha gửi cho con khi đứa con trai yêu quý của
mình thi rớt đại học, có đoạn:
Hãy khóc, hãy buồn nhưng không được phép gục ngã!
Cha biết con đang rất buồn, chán nản và cả tuyệt vọng nữa. Nhưng cha sẽ
không bảo con không được khóc, không được buồn mà sẽ nói với con rằng: con hãy
khóc để thấm thía sự vất vả của cuộc đời và hãy buồn để thấy giá trị của một lần
vấp ngã. Cha biết con đã trải qua những ngày ôn luyện vất vả, những ngày thi căng
thẳng và những ngày đợi chờ kết quả dài đằng đẵng. Cha cũng biết con đã học hành
Nguyễn Mạnh Thắng

6


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
chăm chỉ, đã cố gắng hết mình để có thể “vượt vũ môn” thành công. Nhưng cuộc
sống không bao giờ bằng phẳng và con đường đến với ngày vinh quang không phải
chỉ trải toàn hoa hồng phải không con? Con có thấy vết sẹo ở đầu gối bên phải của
con không? Đó là dấu tích của một lần con ngã khi chập chững tập đi. Những vết
sẹo đã giúp con có thể bước đi một cách vững vàng bằng đôi chân của mình. Có ai
tập đi mà lại không vấp ngã phải không con?
Suy nghĩ của em từ đoạn trích trên.
+ Những số phận bất hạnh. Nghề mưu sinh trên biển của người dân xã Bình
Minh, Thăng Bình, Quảng Nam, mỗi chuyến đi biển của ngư dân chính là một lần
đặt cược số phận mình với biển cả. Ở nơi đây, nhiều phụ nữ thành góa bụa, hàng

trăm đứa trẻ trở thành mồ côi chỉ qua một đêm thiên nhiên nổi giận. (Đây là nội
dung trong clip một phút có trong sự thật)
Suy nghĩ của em.
+ Hàng chục năm sau hòa bình lập lại, chiến tranh tưởng đã lùi sâu vào quá
khứ nhưng vẫn còn đó những vết tích của cuộc chiến năm xưa, vẫn còn đó những
nỗi đau không bao giờ phai nhạt. Đó là người con không được biết mặt cha từ khi
chào đời, đó là người mẹ tiễn con ra chiến trường rồi các anh đã nằm lại mãi mãi,
đó còn là người phụ nữ mòn mỏi chờ cả tuổi thanh xuân mà người thương không có
ngày trở về. (Đây là nội dung trong clip một phút có trong sự thật)
Cảm nhận của em về nội dung clip trên.
Đây là những đề “mở”, tùy vào sự cảm nhận của mình về nội dung trong câu
chuyện, đoạn clip, các em có những cách trình bày cảm nghĩ và lựa chọn thể thức
trình bày phù hợp. Chính vì vậy, cùng một vấn đề nhưng mỗi em lại có bài viết khác
nhau. Chẳng hạn, cùng một nội dung nói về những nỗi đau của chiến tranh trong
đoạn clip trên, có em trình bày suy nghĩ về tình thương vô bờ của người mẹ, có em
lại tưởng tượng nhập vai là người vợ mòn mỏi trông chồng trở về sau ngày đất nước
độc lập, em thì kịch liệt phê phán chiến tranh bằng những dẫn chứng, lập luận chặt
chẽ, súc tích...
b/ Đối với nghị luận văn học.
Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp, nhất là đề thi học sinh giỏi
vòng tỉnh trong những năm qua, nhìn chung, tinh thần nhất quan của đề thi là ra bám
sát theo chương trình, đề thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận
văn học và cảm thụ văn chương. Từ nhận thức đó, trong quá trình bồi dưỡng học
sinh giỏi tại trường, tôi thường chú ý rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua
những đề kiểm tra đánh giá để rèn luyện khả năng cảm thụ một tác phẩm văn
Nguyễn Mạnh Thắng

7



Nõng cao cht lng hc sinh gii mụn Ng vn t hng ra m
chng; kim tra kin thc v lớ lun vn hc v cm th tỏc phm vn hc; v
kin thc vn hc s; rốn luyn thao so sỏnh vn hc cho hc sinh...Chng nh:
+ Ngun mch mi m nh th Thanh Tho ó khi qua bi th: n
ghi ta ca Lor-ca.
+ Nhận xét về truyên ngắn, sách giáo khoa lớp 11(chơng trình Nâng cao) có
viết: Truyện ngắn thờng có dung lợng nhỏ. Nhà văn chỉ cắt lấy một lát, ca lấy một
khúc, chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của mình.
Qua một số truyện ngắn đã học trong chơng trình, anh/chị hãy bình luận ý
kiến trên.
+ T õy thụn V D ca Hn Mc T hoc Tõy Tin ca Quang Dng, suy
ngh v yờu cu v th mnh ca ngụn ng th ca.
+ Cảm hứng bao trùm của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp (1946
-1954) là cảm hứng về đất nớc, về cách mạng. Anh, chị hãy phân tích làm rõ những
cảm xúc chân thực và lãng mạn ấy trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng, Đất n ớc
của Nguyễn Đình Thi và Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Trỡnh by suy ngh ca anh, ch v ý kin sau õy ca Nguyn ỡnh Thi:
Ngh thut cú k lut st ca nú, nhng ú khụng th l nhng trúi buc, l li nh
sn bờn ngoi. Nú phi l s t kim soỏt, t ch t bờn trong s sỏng tỏc m ra.
(Trớch My ý ngh v th SGK Ng vn 12 Nõng cao, tp mt, trang 54,
NXB Giỏo dc, 2008)
+ Pautụpxki ( Nga) ó nhn xột : Thi ca cú mt c tớnh kỡ l. Nú tr li cho ch
cỏi ti mỏt, trinh bch ban u. Nhng ch t ti nht m chỳng ta ó núi cn n cựng,
mt sch tớnh cht hỡnh tng, i vi chỳng cũn li chng khỏc gỡ mt cỏi v ch. Nhng
ch y trong thi ca li sỏng lp lỏnh, li kờu giũn v ta hng.
Anh, ch hóy lm t nhn nh trờn.
+ Th l th, nhng ng thi l ha, l nhc, l chm khc theo mt cỏch
riờng (Súng Hng)
Anh, ch hiu ý kin trờn nh th no? Hóy phõn tớch mt s bi th ó hc
trong SGK 12 ng vn Nõng cao tp 1 lm sỏng t ý kin trờn.

Vi nhng bi trờn, tụi kim tra c hc sinh v kin thc vn hc, kh
nng nhn din , s dng kin thc vn hc gii quyt mt vn vn hc;
kim tra c kin thc v lớ lun vn hc, lch s vn hc...
Nguyn Mnh Thng

8


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
Bên cạnh đó, để nâng cao, mở rộng kiến thức cho học sinh, cũng như rèn
luyện kỹ năng nhận diện đề, lựa chọn, sử dụng kiến thức văn học, lịch sử văn học để
làm sáng tỏ một vấn đề văn học, tôi thường ra những loại đề ngắn gọn, không có câu
mệnh lệnh và không có yêu câu cụ thể. Đề bài thường những vấn đề rộng, ví dụ như:
+ Những giọt nước mắt trong văn học.
+ Vầng trăng trong thi ca.
+ Thiên nhiên trong “thơ mới”.
+ Người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
Quan, Đoàn Thị Điểm.
+ Người lính trong văn học cách mạng.
+ Những dòng sông trong văn học.
+ Vẻ đẹp sử thi trong văn học cách mạng.
+ “Cái nhìn đa chiều” trong văn học sau 1975 qua hai tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa”(Nguyễn Minh Châu) và “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải).
Đây là những dạng đề khó, để làm được, đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến
thức sâu, rộng về văn học, đặc biệt phải biết lựa chọn, sử dụng kiến thức hợp lí nếu
không dẫn đến sự lan man, thiếu trọng tâm khi triển khai bài viết. Đồng thời, các em
phải biết vận dụng các thao tác lập luận: phân tích, bình luận, tổng hợp…để giải
quyết vấn đề. Chẳng hạn đối với đề bài: Vầng trăng trong văn học, đòi hỏi học sinh
phải phân tích, chứng minh, khái quát được: Trăng trong văn học trung đại; Trăng
đối với người phụ nữ; Trăng đối với chí sĩ cách mạng; Trăng với các nhà thơ mới;

Trăng trong văn học cách mạng; Trăng trong cuộc sống thường nhật của xã hội hiện
đại…Trên cơ sở đó, học sinh phải khái quát được hình tượng trăng trong dòng chảy
văn học. Như vây, qua những loại đề này sẽ kiểm tra, đánh giá được kiến thức văn
học, khả năng tư duy, khái quát của học sinh; đồng thời rèn luyện cho các em kỹ
năng nhận diện đề, sử dụng kiến thức văn học phù hợp trong một bài viết.
Song song với các loại đề trên, tôi còn thường sử dụng những kiểu đề yêu cầu
học sinh nhập vai vào một nhân vật hay nhập vai là một nhà văn để kể lại câu
chuyện hay triển khai tiếp nội dung truyện trong chương trình học.
Đây là một số đề:
+ Nhập vai là nhân vật Tràng, em hãy kể lại cuộc đời mình từ sau bữa cơm
ngày đói.
Nguyễn Mạnh Thắng

9


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
+ Thay nhà văn Sê – khốp viết tiếp truyện ngắn “Người trong bao” (Từ khi bilê-cốp chết).
+ Em viết đoạn kết khác cho truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
c/ Việc xây dựng đáp án và chấm bài của học sinh
Đối với những đề bài “mở” mà tôi vừa trình bày ở trên việc xây dựng một đáp
án chính xác, một thang điểm cụ thể (ngoài những đề kiểm tra về kiến thức văn học,
lí luận văn học, văn học sử…) là rất khó khăn, có thể nói không có một đáp án, một
thang điểm. Vì vậy, khi chấm bài của học sinh, tôi thường chú ý đến một số yêu cầu
sau:
+ Lấy học sinh làm trung tâm, nghĩa là phải đặt mình vào là người viết để
đánh giá bài viết các em.
+ Chấp nhận những suy tưởng, tưởng tượng của các em, điều cốt yếu là cách
lập luận, khả năng tư duy, triển khai, khái quát vấn đề có sức thuyết phục.
+ Ghi chép và nhận xét cụ thể những ưu điểm, hạn chế của học sinh trong bài

viết.
+ Mạnh dạn cho điểm cao ở những bài viết chân thực, có cảm xúc, sáng tạo,
khả năng tư duy, khái quát tốt.
IV/ Kết quả và hiệu quả mang lại
Công tác đổi mới đề kiểm tra đánh giá học sinh trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Ngữ văn đã đươc tôi thực hiện từ năm học 2010-2011. Từ khi áp dụng
biện pháp ra đề theo hướng “mở” như đã trình bày ở trên, chất lượng bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Ngữ văn từng bước được nâng lên, kết quả khả quan hơn. Cụ thể:
+ Năm học 2010-2011 có 3 học sinh đạt giải vòng tỉnh, trong đó có 01 giải ba
và 02 giải khuyến khích.
+ Năm học 2011-2012 có 5 học sinh đạt giải vòng tỉnh, trong đó có 03 giải ba
và 02 giải khuyến khích và có 01 học sinh được chọn vào đội tuyển tham dự kỳ thi
chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn.
+ Năm học 2012-2013 có 4 học sinh đạt giải vòng tỉnh, trong đó có 02 giải ba
và 02 giải khuyến khích và có 01 học sinh được chọn vào đội tuyển tham dự kỳ thi
chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn.
V/ Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Nguyễn Mạnh Thắng

10


Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở”
“Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ hướng ra đề “mở” đã
được áp thực hiện nhiều năm, được báo cáo trong hội thảo đổi mới phương pháp dạy
– học tại trường và trong tổ chuyên môn Văn – GDCD của Trường THPT Thới
Bình. Từ thực tế cho thấy việc đổi mới ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng “mở” có
vai trò vô cùng quan trọng. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nâng cao chất lượng công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng và chất lượng môn văn trong nhà trường nói
chung.

VI/ Kiến nghị, đề xuất
+ Đối với giáo viên: Cần tích cực nghiên cứu, tham khảo tài liệu, mạnh rạn
xây dựng những đề kiểm tra theo hướng “mở”. Khi đã xây dựng những loại đề kiểm
tra này, cần chấm bài viết hoc sinh bằng cả tâm và trí…
+ Đối với nhà trường cần trang bị thêm phương tiện hỗ trợ dạy – học.
+ Đối với Sở GD&ĐT hàng năm nên tổ chức những buổi hội nghị đổi mới
phương pháp dạy học, lựa chọn những sáng kiến, những kinh nghiệm có chất lượng,
mang giá trị thực tiễn cao về đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới
kiểm tra đánh giá để đánh giá và có thể nhân rộng toàn ngành.
Thới Bình, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Người báo
Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Mạnh Thắng

Nguyễn Mạnh Thắng

11



×