Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục nghề nấu ăn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.86 KB, 23 trang )

TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGHỀ NẤU ĂN 11.

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU.
I.

SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:

1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến:
Từ nhiều năm nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn cầu
và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Đứng trước những nguy cơ môi
trường bị phá huỷ và ngày càng ô nhiễm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng cuộc sống… Hàng loạt biện pháp được các nước trên thế giới thực hiện
góp phần ngăn chặn hiện tượng ngày càng trở nên xấu đi của môi trường Trái
Đất. Trong đó, biện pháp quan trọng hàng đầu được các nước đặc biệt quan tâm
là phải giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả mọi người,
nhất là lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của thế giới. Để bảo vệ cái nôi sinh
thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề, trong đó có vấn
đề giáo dục môi trường. Cũng vì thế, ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành
“Ngày môi trường thế giới”.
Ở nước ta, giáo dục bảo vệ môi trường cũng được Đảng và Nhà nước hết sức
quan tâm. Năm 2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị
quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của
nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khoẻ và cuộc sống của nhân dân, góp phần quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và
thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải pháp hàng



TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

1


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống
và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường.
Hiện nay, trên thế giới và ngay ở nước ta tình hình môi trường đang đặt ra
nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số
nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Mặt khác thời tiết , khí
hậu ngày càng diễn biến phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi
trường. Vì thế, càng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường. Giáo dục cho học sinh về ý thức trách nhiệm và

ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ hôm nay mà
cả ngày mai.
Từ những thực tế trên, với vai trò của một giáo viên trực tiếp giảng dạy nghề
của trung tâm KTTH – HN, tôi rất băn khoăn là làm thế nào để tích hợp giáo dục
môi trường vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với nội
dung bài giảng, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm
mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ suy nghĩ trên tôi đã quyết định chọn và
viết đề tài: “ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục
nghề nấu ăn 11”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm trang bị cho các em học sinh

những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây
dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo
vệ môi trường sống xung quanh các em. Vì bảo vệ môi trường là một trong
những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khoẻ và chất lượng
cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội,

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

2


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước
ta.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Áp dụng các bài giảng nghề nấu ăn 11 trong chương trình giảng dạy nghề
phổ thông nấu ăn 11. Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ
môi trường.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 11 học nghề phổ thông tại trung tâm Kỹ Thuật Tổng Hợp –
Hướng Nghiệp
5. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong
các giờ học như thế nào cho có hiệu quả nhất.
Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được và tích hợp
vào nội dung nào cho phù hợp.
Sưu tầm tranh ảnh về các vấn đề môi trường.


Đề ra những giải pháp để nhằm nâng cao việc dạy tích hợp các nội dung
bảo vệ môi trường vào các bài giảng.
Từ đó rút ra các kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể giúp việc chỉ đạo
dạy tích hợp các nội dung mới hiện nay như vấn đề bảo vệ môi trường, tài
nguyên thiên nhiên, môi trường biển đảo… có hiệu quả.
6. Kế hoạch nghiên cứu:
Bắt đầu: 25/9/2012

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

3


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

Kết thúc: 30/3/2013

PHẦN THỨ HAI: MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
1. Cơ sở lí luận:
Những hiểm hoạ suy thoái môi trường đang đe doạ cuộc sống của loài người.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc
gia. Giáo dục môi trường là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết
và quan tâm trước những vấn đề môi trường bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi,
trách nhiệm và kĩ năng. Từ đó học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và
biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường ứng xử thông minh với môi
trường.
Tích hợp là sự kết hợp, lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung

vốn có của môn học. Ví dụ như lồng giáo nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
vào nội dung vốn có của nghề nấu ăn. Trong thời đại hiện nay, với đặc điểm nổi
bật là khối lượng tri thức khoa học tăng lên nhanh chóng nhưng thời gian học tập
ở trường lại có hạn, việc dạy học theo quan điểm lồng ghép, tích hợp là xu thế
dạy học tích cực, giúp cho người học phát triển những năng lực giải quyết các
vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn.
Khi tích hợp không biến đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học
thành bài giáo dục môi trường.
Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, có tính tập trung
vào những chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

4


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

Sự lựa chọn hình thức giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động giáo dục
nghề phổ thông được triển khai theo phương thức tích hợp thông qua các bài
học. Bằng hình thức này giáo viên giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các kiến
thức môi trường, mặt khác làm phong phú, mở rộng kiến thức nghề nhằm tăng
thêm tính thực tiễn và tính hiệu quả của giáo dục. Tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông thể hiện ở 3 mức độ:
mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
1. Mức độ toàn phần: mục tiêu, nội dung của chương, bài trong hoạt động
giáo dục nghề phù hợp phần lớn hay hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo
dục bảo vệ môi trường.

2. Mức độ bộ phận: những bài học chỉ có 1 phần mục tiêu và nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
3. Mức độ liên hệ: các kiến thức về bảo vệ môi trường không được nêu rõ
trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học có thể bổ sung liên hệ một
cách logic.
Ở trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp có thể tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường vào tất cả các nghề, tuy nhiên một số nghề có cơ hội tích hợp
nhiều hơn nổi bật nhất là nghề nấu ăn.
Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục nghề
phổ thông khá đa dạng. Tuy nhiên tuỳ theo đặc trưng của mỗi bài mà lựa chọn
các phương pháp phù hợp cũng có thể kết hợp hài hoà giữa các phương pháp để
có hiệu quả giáo dục cao nhất.


Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục



Phương pháp hoạt động thực tiễn



Phương pháp học tập theo dự án

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

5


TT KTTH – HN Cà Mau




Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường



Phương pháp nêu gương

GV: Nguyễn Thị Hạnh

2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế những năm giảng dạy tại trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng
nghiệp cũng như dự giờ các đồng nghiệp, tôi thấy học sinh chưa có ý thức bảo vệ
môi trường. Phần lớn giáo viên chỉ chú trọng đến mục tiêu kiến thức, kĩ năng của
bài học và phương pháp dạy học tích cực. Trong những giờ học đó có những nội
dung có thể tích hợp được vấn đề giáo dục môi trường nhưng rất ít giáo viên chú
ý đúng mức tới vấn đề này.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005, qui định về giáo dục bảo vệ môi trường
và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường như sau:
+ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao
hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.
+ Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của
các cấp học phổ thông.
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với bộ Tài nguyên và Môi trường
chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường
và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.
Việc tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục
nghề phổ thông tại trung tâm KTTH – HN là con đường rất thuận lợi để tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng và hành động bảo vệ môi trường

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

6


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

cho lớp trẻ. Thực hiện tốt việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào nội dung
dạy nghề phổ thông vừa có ý nghĩa giáo dục nghề nghiệp, vừa có ý nghĩa giáo
dục sự hiểu biết, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường cho học sinh. Đồng thời đây
là lực lượng quan trọng góp phần tuyên truyền cho gia đình, bạn bè, cộng đồng
về bảo vệ môi trường tại địa phương các em đang sinh sống.

3. Một số nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
a.Yêu cầu đối với tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào nghề nấu ăn:
+ Kiến thức:
Biết được mối quan hệ giữa con người và môi trường trong nghề nấu ăn: Các
nguyên liệu sử dụng trong nghề nấu ăn là thực phẩm do con người khai thác,
đánh bắt trong tự nhiên hoặc nuôi trồng trong môi trường tự nhiên; thực phẩm là

nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người; Nghề nấu ăn
tiêu thụ nước sạch và nhiên liệu trong tự nhiên, thải ra môi trường các loại rác
thải, nước thải và khí thải gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và môi
trường đất.
Biết được các biện pháp bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, làm giảm
những ảnh hưởng xấu đến môi trường của nghề nấu ăn trong việc lựa chọn và
chế biến thực phẩm; sử dụng nước sạch; sử dụng các nguồn nhiên liệu để chế
biến nhiệt; xử lí nước thải, rác thải trong quá trình chế biến thực phẩm và phục

vụ ăn.
Biết được những biện pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của con
người trong ăn uống thông qua các công việc trang trí món ăn, xây dựng thực
đơn và phục vụ ăn uống.
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

7


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

+ Thái độ - tình cảm:
Quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển các nguồn thực phẩm góp phần bảo
vệ và phát triển môi trường bền vững. Không đồng tình với những hành vi khai
thác, săn bắt, sử dụng thực phẩm làm cạn kiệt và giảm đa dạng sinh học trong
môi trường.
Phê phán và không đồng tình với những hành vi gây lãng phí thực phẩm,
nước sạch, nhiên liệu và những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình
chế biến thực phẩm.
Có ý thức đảm bảo đúng các quy trình kĩ thuật trong quá trình lựa chọn, chế
biến thực phẩm và phục vụ ăn uống.
Có ý thức thực hiện các biện pháp tái sử dụng và phân loại xử lí rác thải,
nước thải của nghề nấu ăn.
Quan tâm đến việc thực hiện văn minh, lịch sự trong môi trường ăn uống.
+ Kĩ năng – hành vi:
Sử dụng hợp lí và tiết kiệm thực phẩm, nước sạch, nhiên liệu khi chế biến
món ăn
Lựa chọn, bảo quản thực phẩm và món ăn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực

phẩm. Rửa dọn dụng cụ và nơi chế biến, ăn uống sạch sẽ.
Phân loại rác thải và đổ rác thải, nước thải ở nơi quy định.
Xây dựng được môi trường ăn uống văn minh, lịch sự.
Hướng dẫn cho mọi người cùng thực hiện những biện pháp làm giảm những
ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xây dựng môi trường ăn uống văn
minh, lịch sự trong nghề nấu ăn.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

8


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

b.Một số ứng dụng tích hợp:
BÀI MỞ ĐẦU


Địa chỉ tích hợp: Mục I. Ẩm thực Việt Nam.



Phương thức tích hợp: Liên hệ.



Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:


Kiến thức: Biết được các loại thực phẩm để chế biến món ăn được tạo nên
trong môi trường tự nhiên. Biết được hàng ngày con người tiêu thụ các loại thực
phẩm có sẵn hoặc do con người nuôi trồng trong môi trường tự nhiên
Thái độ - tình cảm: Có ý thức bảo vệ và phát triển đa dạng nguồn thực phẩm
để chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu của con người.
Kĩ năng – hành vi: Tích cực thực hiện các giải pháp nhằm bảo vệ và phát
triển đa dạng nguồn thực phẩm trong môi trường tự nhiên.
I. Giáo viên chuẩn bị:
* Phiếu học tập:
1, Những thực phẩm để chế biến món ăn Việt Nam?
2, Các loại thực phẩm từ đâu mà có?
3, Em phải làm gì để bảo tồn và phát triển nguồn thực phẩm?
*Tranh ảnh về một số động thực vật quí hiếm, một số loại thực phẩm.
II.

Tổ chức các hoạt động Giáo dục bảo vệ môi trường:

Hoạt động tìm hiểu ẩm thực Việt Nam:
Giáo viên bổ sung nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường bằng một hoạt
động nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu học tập.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

9


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh


Sau khi các nhóm báo cáo, giáo viên hoàn chỉnh ý kiến của các nhóm:
Trả lời câu hỏi 1: Những thực phẩm để chế biến món ăn gồm thực phẩm tươi
sống( thịt gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, rau quả…), thực phẩm khô, thực phẩm
công nghệ ( cá khô, mực khô, thực phẩm đóng hộp…), Gia vị ( chất thơm, chất
tạo màu, tạo mùi….)
Trả lời câu hỏi 2: Các loai thực phẩm dùng chế biến món ăn có trong tự
nhiên ( chim, thú, cây, lá trong rừng; cá ở biển, ao hồ…), do con người sản xuất
ra ( trồng trọt, chăn nuôi, chế biến…)
Trả lời câu hỏi 3: Bảo tồn các nguồn thực phẩm tự nhiên bằng cách không
khai thác cạn kiệt ( săn bắt động vật quí hiếm, đánh cá bằng thuốc nổ…); Tích
cực chăn nuôi, trồng trọt để gia tăng nguồn thực phẩm.
Chú ý trọng tâm câu hỏi 3. Treo tranh ảnh về một số động vật quí hiếm và
một số loại thực phẩm để minh hoạ.
III.

Đánh giá:

Cuối bài giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi theo
gợi ý.
Hãy khoanh vào chữ cái ở đầu câu:
Hành động nào sau đây là đúng cho việc bảo tồn và phát triển nguồn thực
phẩm để chế biến món ăn?
a. Đánh bắt cá bằng thuốc nổ.
b. Tham gia với gia đình trồng những giống rau đặc sản của địa phương.
c. Phát hiện việc săn bắt, vận chuyển hoặc buôn bán, chế biến động vật quí
hiếm báo cho người có thẩm quyền xử lí.
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

10



TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

d. Sắp xếp thời gian học hợp lí để tưới rau giúp gia đình.

Bài 4: PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN CÁC LOẠI THỰC PHẨM.
 Địa chỉ tích hợp:
- Mục I-2. Các chỉ tiêu về đo lường chất lượng thực phẩm.
- Mục II,III,IV,V.
 Phương thức tích hợp: Bộ phận, liên hệ.
 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
Kiến thức:
- Biết được con người cần sử dụng những thực phẩm đảm bảo các chỉ tiêu
đo lường chất lượng thực phẩm.
Thái độ - tình cảm:
- Không đồng tình với việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Không đồng tình với những hành vi sử dụng thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao và an toàn nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự
nhiên.
Kĩ năng – hành vi:
- Nhắc nhở mọi người sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng.
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

11


TT KTTH – HN Cà Mau


IV.

GV: Nguyễn Thị Hạnh

Giáo viên chuẩn bị:

Tìm hiểu những thông tin về ảnh hưởng của chất lượng thực phẩm đến con
người và một số hình ảnh minh hoạ.
V.

Tổ chức các hoạt động Giáo dục bảo vệ môi trường:

*Phần lí thuyết:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lựa chọn thực phẩm tươi sống.
Giáo viên hỏi:
1, Nếu con người ăn phải gia súc bệnh sẽ có hại gì cho sức khoẻ?
2, Cá ươn, cua chết giá trị dinh dưỡng và mùi vị có thay đổi không?

Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chỉnh sửa phần trả lời của học sinh cho
hoàn chỉnh và treo một vài tranh ảnh minh hoạ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lựa chọn thực phẩm khô.
Giáo viên hỏi:
Nếu thực phẩm khô bị ẩm mốc con người ăn vào có hại gì?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chỉnh sửa phần trả lời của học sinh cho
hoàn chỉnh và treo một vài tranh ảnh minh hoạ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lựa chọn thực phẩm công nghệ
Giáo viên hỏi:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11


12


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

Các loại thực phẩm công nghệ, chế biến sẵn nếu không rõ nguồn gốc xuất
xứ, thời hạn sử dụng, dấu kiểm dịch… có nên sử dụng không? Nếu dùng chúng
chế biến món ăn thì có hại gì cho người ăn?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chỉnh sửa phần trả lời của học sinh cho
hoàn chỉnh và treo một vài tranh ảnh minh hoạ, nêu một số thông tin về các vụ
ngộ độc thực phẩm gần nhất.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lựa chọn các loại gia vị
Giáo viên hỏi:
1, Các loại gia vị đưa vào từng món ăn nhằm làm cho món ăn đạt yêu cầu
nào về chất lượng?
2, Nếu sử dụng những loại gia vị không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không
được phép sử dụng thì có hại gì cho người ăn?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chỉnh sửa phần trả lời của học sinh cho
hoàn chỉnh và nêu một số thông tin về các loại gia vị không rõ xuất xứ, không
nhãn hiệu…
*Phần thực hành:
Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh thực hành lựa chọn thực phẩm phải
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hành. Để sau khi thực
hành thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, tránh lãng phí thực phẩm.

III. Tổng kết đánh giá:
Cuối bài giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi theo
gợi ý.

Hãy khoanh vào chữ cái ở đầu câu:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

13


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

Hành động nào sau đây là đúng trong việc sử dụng thức phẩm đảm bảo chất
lượng?
a. Ăn rau có mùi thuốc trừ sâu.
b. Ngăn cản mọi người trong gia đình ăn gà bị bệnh.
c. Thực phẩm khô bị mốc đem rửa sạch rồi chế biến.
d. Mua thực phẩm đóng hộp không xem thời hạn sử dụng.
e. Mua cá tươi dể chế biến món ăn.
f. Không đồng tình với việc chuyên chở, săn bắt hay buôn bán động vật quí
hiếm ( cấm săn bắt) làm thực phẩm để chế biến món ăn.
g. Hái rau ở vườn đem bán, khi mới phun thuốc sâu chưa đủ thời gian an
toàn để thu hái.

Bài 5: PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁC LOẠI THỰC PHẨM
 Địa chỉ tích hợp:
-

Mục I. Bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp.

-


Mục II. Bảo quản thực phẩm bằng các phương pháp khác.

 Phương thức tích hợp: Liên hệ.
 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
Kiến thức
- Biết được lợi ích của việc bảo quản thực phẩm trong việc tiết kiệm thực
phẩm.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

14


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

- Biết được những ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp bảo vệ môi
trường khi thực hiện các phương pháp bảo quản thực phẩm.

Thái độ - tình cảm
- Có ý thức tiết kiệm thực phẩm qua việc bảo quản giữ cho thực phẩm
không bị hỏng.
- Có ý thức đảm bảo an toàn thực phẩm khi áp dụng các phương pháp bảo
quản, đặc biệt là phương pháp bảo quản bằng hoá chất.
Kĩ năng – hành vi
- Thực hiện và nhắc nhở mọi người phải đảm bảo an toàn thực phẩm khi
bảo quản thực phẩm.
- Lựa chọn phương pháp bảo quản, sử dụng các nguồn năng lượng hợp lí và
tiết kiệm khi bảo quản thực phẩm.

I.

Chuẩn bị

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thông tin về: ảnh hưởng đến con
người của các hoá chất dùng bảo quản thực phẩm
- Hướng dẫn học sinh thu thập những nhãn hoặc vỏ bao gói những hoá chất
bảo quản thực phẩm đang được sử dụng ở địa phương.
- Xây dựng nội dung phiếu học tập:
1) Bảo quản thực phẩm có những lợi ích gì trong vấn đề tiết kiệm thực
phẩm?
2) Các phương pháp bảo quản thực phẩm có ảnh hưởng xấu gì đến môi
trường ?

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

15


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

3) Để khắc phục những ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình bảo
quản thực phẩm, em làm gì để bảo vệ môi trường?
- Xây dựng nội dung trả lời của các câu hỏi trong phiếu học tập gồm những
tờ rơi có nội dung theo gợi ý dưới đây và các tờ rơi để trắng cho học sinh tự ghi:
 Giữ cho thực phẩm không bị hỏng
 Sử dụng trong thời gian dài
 Tiêu thụ điện

 Tiêu thụ chất đốt

 Tăng nhiệt độ của không khí trong khu vực bảo quản bằng chất đốt
 Khuyết tán mùi thực phẩm vào không khí
 Bảo quản bằng hoá chất không được phép sử dụng cho thực phẩm
 Chọn phương pháp bảo quản hợp lí
 Tận dụng năng lượng mặt trời và gió
 Giảm thiểu sự khuyết tán mùi thực phẩm vào không khí
 Xây dựng khu vực bảo quản thực phẩm ở xa nơi ở của con người
II.

Tổ chức các hoạt động Giáo dục bảo vệ môi trường:
• Lý thuyết:
- Sau khi tổ chức 2 hoạt động chính của bài là: Hoạt động 1: tìm hiểu bảo

quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp và Hoạt động 2: tìm hiểu về bảo quản thực
phẩm bằng các phương pháp khác.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

16


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

- Giáo viên đưa vào nội dung GDBVMT bằng cách tổ chức cho học sinh
hoạt động theo nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập bằng
cách sắp xếp các tờ rơi cho phù hợp với nội dung trả lời của mỗi câu hỏi và bổ

sung các câu trả lời của các nhóm khác.
- Đại diện nhóm lên bảng gắn các câu trả lời lên bảng, các nhóm góp ý bổ
sung, sau đó giáo viên chỉnh sửa.
• Thực hành:
Hoạt động 2: thực hành bảo quản thực phẩm
- Giáo viên theo dõi và nhắc nhở học sinh đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong
quá trình thực hành, tránh lãng phí thực phẩm.
- Đổ rác thải, nước thải ở nơi quy định.
III.

Đánh giá
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm đánh giá chéo các nhóm, sau khi

trình bày trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết.

Bài 6: YÊU CẦU SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM VÀ PHƯƠNG
PHÁP SƠ CHẾ THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG.
 Địa chỉ tích hợp:
- Mục I-2. Yêu cầu sơ chế nguyên liệu thực phẩm.
- Thực hành sơ chế thực phẩm tươi sống.
 Phương thức tích hợp: Bộ phận, liên hệ.
 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

17


TT KTTH – HN Cà Mau


GV: Nguyễn Thị Hạnh

Kiến thức:
- Học sinh biết được những tác động của con người đến môi trường trong
việc sơ chế các loại thực phẩm tươi sống.
- Biết cách tái sử dụng những nguyên liệu thải bỏ sau khi sơ chế thực phẩm
tươi sống.
Thái độ - tình cảm:
- Học sinh có thói quen bảo vệ chống ô nhiễm môi trường trong khi sơ chế
thực phẩm tươi sống.
- Có ý thức tiết kiệm và tận dụng nguyên liệu khi sơ chế thực phẩm.
- Có ý thức sử dụng hợp lí và tiết kiệm sử dụng nước sạch khi sơ chế thực
phẩm tươi sống.
Kĩ năng – hành vi:
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm thực phẩm khi sơ chế.
- Phát hiện các giải pháp tái sử dụng những thực phẩm thải bỏ và nước thải
sau khi sơ chế.
- Sử dụng tiết kiệm nước sạch, thu dọn rác thải và đổ nước thải đúng nơi
quy định.
I. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập.
- Học sinh thu thập thông tin.

Điền các thông tin vào bảng sau:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

18



TT KTTH – HN Cà Mau

Thực phẩm tươi
sống

GV: Nguyễn Thị Hạnh
Các nguyên liệu và chất

Nguy cơ gây ô nhiễm

Giaỉ pháp tái sử dụng

thải bỏ khi sơ chế

môi trường của việc sơ

hoặc tái chế nguyên liệu

nguyên liệu thực phẩm

chế thực phẩm tươi sống

thải bỏ khi sơ chế thực

tươi sống

( không khí, nước..)

phẩm tươi sống


Lợn
Dê,cừu
Trâu, bò
Vịt, chim

Cua, ốc
Rau, quả tươi
Các thông tin tham khảo:
+ Lông gia súc, gia cầm sản xuất len; Lông chim làm ruột áo rét. Gối, chăn…
thay bông.
+ Da của gia súc thuộc thành da để làm ra các đồ đùng bằng da, làm mặt
trống.
+ Sừng gia súc, vỏ trai, ốc biển… làm đồ mĩ nghệ.
+ Nội trạng gia súc, gia cầm thải bỏ; vỏ cua, tôm, ruột cá…; vỏ củ quả; rau
già, úa…, làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón cho cây trồng.
II.Tổ chức các hoạt động Giáo dục bảo vệ môi trường:
• Lí thuyết:
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp sơ chế các loại thực phẩm tươi sống.
Sau khi tổ chức hoạt động tìm hiểu về phương pháp sơ chế các loại thực
phẩm tươi sống. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm về nội dung
giáo dục môi trường.
- GV hướng dẫn chung cho cả lớp:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

19


TT KTTH – HN Cà Mau


GV: Nguyễn Thị Hạnh

+ Nêu tóm tắt mục tiêu của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm.

+ Gợi ý cách trả lời trong nội dung phiếu học tập.
GV cho các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một ý.
Ví dụ: Nhóm 1 trình bày về các nguyên liệu và chất thải bỏ khi sơ chế
nguyên liệu thực phẩm tươi sống.
Nhóm 2 trình bày về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi sơ chế thực phẩm
tươi sống.
Nhóm 3…
Các nhóm bổ sung, lưu ý các giải pháp tái sử dụng và tái chế các nguyên liệu
thải bỏ sau sơ chế.
• Thực hành:
GV nhắc nhở học sinh thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật để không làm hỏng
nguyên liệu gây lãng phí.
GV theo dõi và nhắc nhở học sinh thu gom rác thải trong quá trình thực hành và
khi thực hành xong.
III.

Đánh giá:
Cuối giờ lí thuyết GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

theo bảng sau:
Xử lí rác thải sau khi sơ chế thực phẩm tươi sống như thế nào?
Nội dung

Đúng


TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

Sai

20


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

Thu gom sau đó vứt ra đường.
Thu gom đổ vào xe gom rác hàng ngày.
Ủ thành phân hữu cơ
Thu gom để vài ba ngày rồi đổ vào xe
gom rác một lần.
Làm thức ăn chăn nuôi.

PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
1.

Một số kết quả đạt được của việc dạy học tích hợp giáo dục Giáo dục bảo
vệ môi trường vào trong giảng dạy nghề nấu ăn 11.
Ngay từ đầu năm học xác định mục tiêu tích hợp “Giáo dục bảo vệ môi

trường” vào trong dạy nghề, tôi thực hiện thí điểm trên hai lớp nghề phổ thông
lớp 11 mà mình phụ trách giảng dạy. Các lớp thí điểm được giảng dạy theo giáo
án có bổ sung đúng mức về “Giáo dục bảo vệ môi trường”; được chuẩn bị chu
đáo về các thông tin, tranh ảnh minh hoạ và phiếu học tập.
Qua một năm thực hiện hai lớp thí điểm: học sinh tham gia học tập và hoạt

động tích cực hơn các lớp còn lại, đặc biệt ý thức vệ sinh môi trường của các em
rất tốt. Hơn nữa trong các giờ thực hành các em sử dụng hợp lí và tiết kiệm nước
sạch, tiết kiệm nhiên liệu và nguyên liệu chế biến món ăn; rửa dọn dụng cụ và
nơi chế biến, ăn uống sạch sẽ.
Để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của chuyên đề, tôi tiến
hành thực nghiệm đối chiếu so sánh giữa các lớp thí điểm và các lớp khác bằng
các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết trong chương trình. Lồng ghép các câu hỏi kiểm

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

21


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

tra có kiến thức “Giáo dục bảo vệ môi trường” trong các bài học có liên quan
và có kết quả như sau:
Bảng thống kê kết quả thực hiện tích hợp GDBVMT vào dạy nghề nấu ăn.
Lớp

Phương pháp

Giỏi

Khá

TB


Ghi chú

NA1

Tích hợp GDBVMT dùng phiếu học 75%

15%

10%

Lớp thí điểm

12%

8%

Lớp thí điểm

20%

20%

22%

23%

tập, tranh ảnh
NA12 Tích hợp GDBVMT dùng phiếu học 80%
tập, tranh ảnh
NA4


Chỉ dùng phương pháp đàm thoại 60%
gợi mở

NA6

Chỉ dùng phương pháp đàm thoại 55%
gợi mở

PHẦN KẾT LUẬN
Từ những cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, qua phân tích thực trạng ý thức về môi
trường của học sinh tham gia học nghề tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng
nghiệp. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông là
một việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh xác lập được
mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế, giữa tự nhiên với con người và
mối quan hệ giữa con người và môi trường trong nghề nấu ăn mà còn giáo dục
cho các em ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên ở xung quanh. Biết được các
biện pháp bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, làm giảm những ảnh hưởng
xấu đến môi trường của nghề nấu ăn trong việc lựa chọn và chế biến thực phẩm;

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

22


TT KTTH – HN Cà Mau

GV: Nguyễn Thị Hạnh

sử dụng nước sạch; sử dụng các nguồn nhiên liệu để chế biến nhiệt; xử lí rác

thải, nước thải trong quá trình chế biến và phục vụ ăn.
Việc tích hợp giáo dục môi trường vào các bài học trên lớp cũng có thể gây
khó khăn cho giáo viên: sợ ảnh hưởng đến trọng tâm bài học, thời lượng và khó
khăn trong việc thu thập các tài liệu tranh ảnh… Do vậy nhiều giáo viên có tâm
lí ngại áp dụng. Muốn đạt được hiệu quả cao, người giáo viên phải ý thức mình
không chỉ là một giáo viên mà còn là một nhà giáo dục bảo vệ môi trường và đặc
biệt có tâm huyết, lòng yêu nghề, yêu thiên nhiên.
Qua chuyên đề này, tôi mong muốn việc giáo dục bảo về môi trường thông
qua môn học đặc biệt là hoạt động giáo dục nghề nấu ăn 11 được tiến hành phổ
biến hơn và được xem là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi giáo viên trước sự
biến đổi khí hậu toàn cầu và sự xuống cấp của môi trường như hiện nay.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HĐGD NGHỀ NẤU ĂN 11

23



×