Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN bạo lực học ĐƯỜNG –vấn nạn, GIẢI PHÁP NGAY TRONG TRƯỜNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.21 KB, 10 trang )

Sở GD & ĐT CÀ MAU
Trường THPT Cà Mau
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chủ đề: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG –VẤN NẠN, GIẢI PHÁP NGAY
TRONG TRƯỜNG HỌC.
I- Mở đề:
Trong những năm qua sự phát triển của đất nước ta đã góp phần rất to lớn vào
công tác giáo dục .Sự quan tâm của Đảng, nhà nước cùng với việc giúp sức từ phía
xã hội đã hổ trợ tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Sự phát triển của công
nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, nắm bắt tình
hình học tập và cung cấp những thông tin cần thiết trong việc phối hợp giáo dục
đồng thời khoa học công nghệ còn hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong hoạt động
giảng dạy, điểm số và các hoạt động tập thể.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên công tác chủ nhiệm còn gặp nhiều thách thức
khó khăn như:
- Nhiều gia đình học sinh do quá bận rộn với công việc và cuộc sống nên dành rất ít
thời gian để giáo dục con cái ,thậm chí dường như phó mặc cho nhà trường (hoặc
đôi lúc gia đình cung cấp tiền bạc cho con quá dư thừa và thiếu kiểm soát hoặc
không dạy cho con cách sử dụng tiền cho đúng đến lúc trẻ hư hỏng thì đã muộn..).
Hoặc có nhiều phụ huynh ngại tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm trong các buổi họp
phụ huynh trong năm học.
- Học sinh thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của người thân nên các em dễ bị
kẻ xấu lôi cuốn, sa ngã. Hoặc lôi kéo các em rời xa tình thương yêu của gia đình.
Một số học sinh do được sự chìu chuộng quá mức nên các em sinh ra tính ích kỉ,
khó bảo thậm chí theo xu hướng đua đòi, chưng diện theo trang phục, mái tóc của
các diễn viên, ca sĩ trong phim ảnh không lành mạnh đặc biệt là “game bạo lực.”
- Đặc biệt việc đánh nhau trong học sinh luôn là một nạn hết sức nhức nhói cho
toàn xã hội nói chung và cho ngành giáo dục nói riêng. Chúng ta không thể không
đau lòng khi thấy phổ biến hiện tượng đánh nhau và quay “video clip” tung lên
mạng có rất nhiều học sinh nữ tham gia. Chuyện thầy trò cãi nhau, trò đánh thầy,



phụ huynh mâu thuẫn giáo viên v.v… tất cả điều đó gọi chung là “ Bạo lực học
đường”
Chính nạn“ Bạo lực học đường”đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến công tác học
tập, việc hình thành đạo đức nhân cách, lối sống, suy nghĩ của các em học sinh và
gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh và trong công tác chủ nhiệm. Để hạn chế và khắc phục những khó
khăn trên không phải là điều dễ dàng và đơn giản. Trong công tác giảng dạy để làm
được điều đó tôi xin được phép trao đổi “Bạo lực học đường – vấn nạn, giải
pháp ngay trong trường học.”
Với một số nội dung sắp nêu, qua sự áp dụng trãi nghiệm của bản thân ở
trường THPT Cà Mau trong những năm học 2007-2011 cùng nhiều năm làm công tác
Đoàn thanh niên khi trường còn là trường THPT Bán Công Cà Mau, nay là trường THPT
Cà Mau và tham gia vào Hội đồng kỉ luật tôi tin chắc rằng sẽ một phần nào đó giúp đở

và cùng chia sẻ cùng với quí thầy cô giáo trong quá trình giáo dục “ đàn con” thân
yêu của mình.
II- Giải quyết vấn đề:
Trong công việc qua các thầy, cô giáo chủ nhiệm tâm huyết với sự nghiệp giáo
dục luôn trăn trở, suy tư để tìm ra giải pháp là làm thế nào để thực hiện tốt chất
lượng dạy và học đối với đàn em thân yêu của mình. Đặc biệt là giúp các em yêu
quí nhau trong học tập xem bạn cùng lớp là anh em, tránh sự xung đột, mâu thuẩn
nhau là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến “ bạo lực học đường” Muốn vậy theo
tôi giáo viên có thể áp dụng một số hoạt động sau:
------- 1 -----1. Lấy chính mình làm gương sáng cho học sinh noi theo.
Người giáo viên sẽ thành công khi chúng ta thực sự là một tấm gương mẫu
mực trong cuộc sống, từ phong thái, cách ăn, nếp ở, đến các mối quan hệ đối với
học sinh, với gia đình các em, với đồng nghiệp và nơi sinh sống, ta làm gương từ
chuyên môn đến tư cách, tác phong trong công việc. Để làm tốt được điều này thì ta
cần đề ra kế hoạch trao dồi bản than (bản thân tôi không bao giờ chủ quan cho rằng

mình học như thế là đủ, tôi dạy cho các em và cũng học từ các em):


+ Tấm lòng yêu thương, nhiệt tình, trách nhiệm với học trò. (Giáo viên thông qua
tiết dạy, đến lớp và ra lớp đúng giờ. Trong giảng dạy chú ý và quan tâm học sinh
yếu kém, dạy nhiệt tình)
+ Rèn đạo đức, tác phong, lời ăn, tiếng nói. (Giáo viên không quát nạt, nổi nóng,
nhỏ nhẹ nhưng nghiêm khắc và chân thành khuyên răn các em, quan tâm và động
viên các em có tiến bộ) với cả các mối quan hệ trong trường học.
+ Yêu nghề, tận tâm hết lòng vì công việc.
+ Tự học và bồi dưỡng chuyên môn….
Nếu làm được các điều trên thì học sinh của chính mình sẽ luôn có một bài học
thực, sống động mà không cần sách vở, câu chữ.
2. Mối quan hệ hòa đồng, thông cảm cùng phụ huynh:
Với tôi việc họp phụ huynh đầu năm tôi luôn biến thành cuộc trao đổi với phụ
huynh về cuộc sống gia đình, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh học sinh và ghi chú vào
“nhật kí sư phạm” và trò chuyện thân tình thật nhiều với gia đình các em để nắm
thêm thông tin ( tôi nghĩ rằng đầu năm khi họp phụ huynh ta nên hạn chế sinh hoạt
vấn đề tài chính vì thật lòng mà nói thì có nhiều phụ huynh đến họp đầu năm lúc
nào trong đầu cũng nghĩ rằng nhà trường luôn nói về tài chính nên không mấy mặn
mà với công tác này)
VD: Có năm tôi chủ nhiệm lớp 11C3, khi mời phụ huynh đến họp đầu năm lúc
ấy chưa vào nội dung cuộc họp thì có một chị phụ huynh trò chuyện với một phụ
huynh khác vẻ mặt thờ ơ : “ thôi! Nói gì thì chính yếu vào họp cũng …tiền…tiền
thôi”
Tôi điềm tĩnh trao đổi hết nội dung cuộc họp với các phụ huynh khác và tìm hiểu
thêm hoàn cảnh học sinh của lớp. Sau cuộc họp tôi chốt lại ý chính của cuộc gặp
đầu năm và nhấn mạnh ý nghĩa việc họp đầu năm và phê bình cách suy nghĩ tiêu
cực “ tài chính” vị phụ huynh trên và chị ấy rất “ nhột” và có lời xin lỗi.
Với phụ huynh bênh con, ta cứ chú ý lắng nghe, sau đó phân tích, dẫn chứng cụ

thể về hành vi, thái độ của con em họ ( nên có mặt học sinh trong buổi nói chuyện)
Chủ yếu ta nên bài tỏ cho phụ huynh về những quan tâm trăn trở của người thầy,
của nhà trường để phụ huynh cùng kết hợp Gv giáo dục tốt cho con em họ tiến bộ


chớ không phải nhắm vào mục đích chỉ trích phê phán.( ta cần chú ý lời nói và kềm
chế cảm xúc trước tình huống bộc phát bất ngờ của phụ huynh)
VD: Tôi thường nói các câu sau:“ tôi rất thông cảm với phụ huynh …., hoặc ở
đây họp để cho thấy chính các em còn vài điểm sai chứ không phải phụ huynh
sai nên phụ huynh cũng đừng buồn và hãy an tâm….. hoặc thưa phụ huynh ở
đời ai cũng sai nhưng nếu em… biết sửa sai tôi và phụ huynh tin rằng…..” Đó
thường là những câu nói thường hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác tiếp xúc với phụ
huynh, đặc biệt là đối với phụ huynh khó tánh.
3. Giáo dục các em tính tự giác chấp hành nội qui chung.
Điều này với tôi vô cùng cần thiết vì không phải lúc nào người giáo viên chủ
nhiệm cũng có thể luôn luôn bám sát để nhắc các em được. Muốn vậy ta có cách
làm sau:
a. Đối với ban cán sự lớp.
Cần tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong ban cán sự để làm sao các em biết mình vì
tập thể mà cố gắng phát huy tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của ban cán sự.
----- 2----Muốn được vậy, khi các em được giao việc giáo viên cần giao thời gian cụ thể cho
từng công việc và khi các em hoàn thành công việc đúng thời gian yêu cầu thì
người giáo viên cần phải khen ngợi và tặng thưởng cho các em vì làm như vậy
chúng ta đã phát huy được tinh thần dân chủ và tính tự quản của các em trong công
việc điều này sẽ làm cho các em rất phấn khởi và gắn bó với chúng ta trong công
việc (thậm chí khi vắng ta ).
b. Đối với các thành viên khác trong lớp.
- Để rèn luyện cho các em học sinh tính tổ chức kỉ luật thì các giáo viên chủ
nhiệm cần phải giúp đỡ, hướng dẫn cho các em nhận thức đúng được vấn đề là
chính nội qui và tính tự giác chấp hành nội qui là yếu tố rèn luyện, bảo vệ các em

trong nhà trường và sẽ giúp các em trở thành con người chuẩn mực trong tương lai.
- Trong việc triển khai nội qui cho các em học sinh người giáo viên cần bám
sát vào nội qui của trường để xây dựng nội qui cho lớp học mình sau đó trong tiết
sinh hoạt chủ nhiệm đọc kĩ cho các em nghe từng điều và thông qua; nếu có học
sinh nào còn thắc mắc thì giáo viên chủ nhiệm cần giải thích rõ ràng. Sau khi xong


phần việc này giáo viên chủ nhiệm cần chốt lại “Nội dung đã được thông qua lớp và
100% học sinh của lớp đồng ý thông qua”. Tiếp theo chính giáo viên chủ nhiệm cho
dán nội dung của nội qui lớp lên và hướng các em tự giác thực hiện những gì mà
chính mình đã thông qua.
VD: Người giáo viên nêu câu hỏi:
1. học sinh có được sử dụng tài liệu khi kiểm tra không?
2. trong lớp có được điện thoại không?
3. học sinh nên được hút thuốc trong học khu không?
4. trong hoạt động thi, kiểm tra thì cần như thế nào?
Sau khi có câu trả lời từ các em GV chốt lại và thực hiện thành nội qui lớp vì
nội qui trên là do chính các em học sinh xây dựng.( nếu có câu trả lời trái chiều thì
GV phân tích và hướng các em về với mục đích đúng đắn)
4. Giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống.
a. Giáo dục đạo đức:( quan tâm đến gia đình,thay đổi phương thức sinh hoạt lớp)
Đây có thể là nội dung mà trước đây chúng ta còn xem nhẹ, hoặc còn chưa được
chú trọng nhiều.
Giáo dục đạo đức là một việc làm cực kì quan trọng vì chính việc giáo dục tốt
đạo đức cho học sinh thì trong tương lai chúng ta sẽ cho được những công dân tốt
cho xã hội, cho đất nước đặc biệt trong giáo dục đạo đức người giáo viên chủ nhiệm
cần giáo dục cho học sinh thấy và nhận ra rằng gia đình là cái nôi giáo dục đầu
tiên và quan trọng nhất của mỗi cá nhân các em và hướng dẫn cho học sinh thấy
gia đình là tế bào hạnh phúc suốt đời của mỗi con người. Giáo dục giá trị văn hóa
gia đình là rất cần thiết vì các em hiện còn nhỏ nếu không yêu gia đình thì khi lớn

lên chắc chắn các em sẽ không yêu đất nước.
- Thêm một thực trạng nữa chứng minh điều trên là: thông thường các em học sinh
hư thường là những em khi xảy ra mâu thuẫn cùng gia đình thì các em rất dễ bỏ nhà
ra đi (lí do là các em chưa coi gia đình là tổ ấm thực sự - chưa yêu quí gia đình
mình) khi các em ra đi thì các em rất dễ xa ngã bị dụ dỗ và dễ trở thành tội phạm.
- Giờ sinh hoạt chủ nhiệm giáo viên chủ nhiệm không nên chỉ kiểm điểm, la
rầy học sinh (vì khi làm thế chính người giáo viên cũng sẽ rất mệt).Người giáo
viên chủ nhiệm có thể tạo sinh khí giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành những cuộc hội


thảo nhỏ với những chủ đề phù hợp với học đường và lứa tuổi các em như: kể về
lớp mình, chọn nghề trong tương lai, ước mơ của mình , nét sống đẹp, các gía trị
sống, lòng yêu nước và truyền thống dân tộc…Khi kiểm điểm học sinh giáo viên
chủ nhiệm cần kể chuyện về những gương tốt và gương xấu để các em học tập hoặc
cho học sinh tự đánh giá lỗi sai của mình. Như vậy việc không kiểm điểm mà thành
ra sự kiểm điểm nhưng khi làm như vậy giờ sinh hoạt chủ nhiệm sẽ đỡ căng thẳng
mà lại rất có hiệu quả.
-----3----b. Rèn luyện kĩ năng sống.
Mục đích của việc dạy kĩ năng sống là giúp học sinh phù hợp với bốn trụ cột
giáo dục: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Ta có
thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng các hình thức sau:
- Tố chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa để các em hoc sinh tham gia từ đó các
em sẽ bộc lộ những hành vi, suy nghĩ, tình cảm một cách tự nhiên. Từ hoạt động
tập thể thì sự ích kỉ, ngại khó, rụt rè sẽ nhường chỗ cho lòng bao dung, cho sự dũng
cảm, hòa đồng, thân thiện ( Cần chú ý xác định rõ cho các em kĩ năng sống cần đạt
được sau mỗi hoạt động).
Ví dụ như các kĩ năng: nhận thức, tổ chức lớp, giải quyết tình huống, giao tiếp,
lựa chọn, và ra quyết định, hợp tác, kĩ năng tổ chức các trò chơi, điều khiển thảo
luận chuyên đề.…
- Trong đó giáo viên chủ nhiệm cần trú trọng cho các em kĩ năng hợp tác vì đây là

kĩ năng mang tính thời đại nó bao hàm được sự đoàn kết, phân công, tôn trọng và
cùng hợp tác phát triển.
5. Phối hợp với ngành chức năng: ( công an hoặc chuyên gia tâm lý, bác sĩ)
Cần mời công an hoặc chuyên gia tâm lí, bác sĩ đến trao đổi, hướng dẫn và răn
các em vì bạo lực học đường là bệnh tâm lí mà bệnh tâm lí thì cần điều trị bằng
thuốc tâm lí.
VD: Chúng tôi có tham mưu với BGH mời đại diện công an khu vực đến trường
trao đổi về tình hình tội phạm trong thanh niên , đặc biệt là trong giới học sinh, sinh
viên. Qua báo cáo của các anh về kết quả và giáo dục các thành phần bất hảo chúng
tôi thấy rằng các em có những chuyển biến tích cực


Hoặc nhờ sự hổ trợ của lực lượng công an khu vực tuần tra phối hợp với nhà trường
lúc các em học sinh ra về nhằm tránh sự gây hấn giữa thanh niên bên ngoài và học
sinh của trường ( Việc làm này đạt kết quả rất cao và duy trì nhiều năm nay.)
6. Nâng cao vị trí và giai trò của người giáo viên:
Với trường tôi điều đáng quan trng nhất là nhà giáo viên luôn được bảo vệ danh
dự một cách thỏa đáng trước học sinh thiết nghĩ ngành giáo dục cũng phải quan
tâm đến vấn đề này để từ đó người giáo viên cảm thấy có đủ quyền hành, can đảm,
sự ủng hộ và danh dự để ngăn chặn các em tham gia “ bạo lực học đường”.
VD: Có báo chí nêu lên một trường hợp giáo viên bắt học sinh “thụt dầu” mà thực
ra em hoc sinh này xin được “ thụt dầu” khi phạm lỗi mà không chịu dừng khi giao
viên có yêu cầu. Chính vì có sai phạm nhỏ do sơ suất trong phạt học sinh mà sau đó
người giáo viên này chịu hình thức xử lí buộc thôi việc. Trong khi có nhiều trường
hợp học sinh bạo lực học đường và thầy cô giáo lại chính là nạn nhân của các em
kết quả là các em chỉ bị kiểm điểm và hạ hạnh kiểm chính vì vậy dẫn đến các em
thiếu tôn trọng thầy cô mình và thầy cô cảm thấy mình không có quyền hoăc không
đủ can đảm để can thiệp và giúp đỡ các em.
7. Nghiêm khắc trong xử lý:
Với giáo viên chủ nhiệm bằng tình thương của một người cha, người mẹ nên dịu

dàng gắn bó, nghiêm khắc và kiểm soát các em hoặc thường tâm sự với các em để
lớp học luôn là một gia đình (không để cho các em phát triển một cách tự nhiên và
đừng sợ các em không quý mến mình). Báo cho gia đình về ý thức kỉ luật của các
em, quan hệ bạn bè, thái độ học tập, điểm số và hướng dẫn phụ huynh tiếp tay kiểm
tra các hoạt động của con em mình.
Nếu trường hợp học sinh sai phạm có tính hệ thống, chưa biết ăn năn sửa lỗi thì
cần phải có hình thức xử lý nghiêm khắc đúng quy chế với phương châm ”kỷ
cương – tình thương – trách nhiệm” để làm gương. Và người giáo viên sẳn sàng
quan tâm, giúp đở tha lỗi nếu các em biết phục thiện.
----- 4 ----Riêng với gia đình mong phụ huynh khi được mời đến trao đổi về sự sai phạm của
con em thì đừng phiền não, có thành kiến với giáo viên hoặc phàn nàn rằng mình


không có thời gian mà bị mời hoài từ đó không hợp tác với nhà trường thì dẫn đến
con mình sẽ bị hư hỏng nhanh chóng.
III- Kết luận :
- Trong quá trình chủ nhiệm và làm công tác kỷ luật khi áp dụng các tiêu chí
trên bản thân tôi đạt nhiều kết quả cao theo yêu cầu của trường , và lớp học kết quả
rất tốt đẹp trong các đợt thi đua .
- Học sinh của trường ít vi phạm việc đánh nhau.
- Học sinh biết nghe lời và tin tưởng ở thầy, mối quan hệ giữa tôi với phụ
huynh cởi mở và rất chân thành.(phụ huynh rất hài lòng và cộng tác cùng tôi, khi
họp phụ huynh luôn có mặt 100% và dự họp cho đến khi kết thúc)
- Mối quan hệ thầy trò đúng mực, học sinh tôn trọng thầy và yêu thích học giờ
của thầy.
Tóm lại giáo dục là sự uyển chuyển. Có thể các nội dung trao đổi của tôi đã
được đâu đó trong các thầy cô giáo ứng dụng. Nhưng theo tôi ta có thể tìm cho
mình những phương pháp thích hợp nhưng không thể áp dụng rập khuôn bất kì một
phương pháp tiên tiến nào vì sản phẩm của chúng ta là “ con người”.
Việc áp dụng các nội dung , phương pháp mới đôi lúc phải làm nhiều lần vì

việc giáo dục học sinh là yếu tố lâu dài “vì lợi ích trăm năm trồng người”. Việc làm
trên rất vất vả tuy nhiên với cái tâm của người thầy và lòng yêu thương học sinh tôi
tin tưởng rằng các thầy , cô sẽ thu được nhiều thành công mĩ mãn ./.
XÁC NHẬN VÀ Ý KIẾN CỦA HIỆU TRƯỞNG:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………



Cà mau, ngày…... .Tháng….. Năm…….
HIỆU TRƯỞNG

Cà Mau, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Người viết

BÙI ĐỨC THẮNG



×