Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO dục học SINH bị rối LOẠN HÀNH VI ở TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.19 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH BỊ
RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TIỂU HỌC

I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Các nhiệm vụ dạy học được xây dựng trên cơ sở của mục tiêu giáo dục như
sau:
- Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, hiện
đại, phù hợp với thực tiễn nước ta về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn,
khoa học về tư duy, về công nghệ, về nghệ thuật đồng thời hình thành cho họ hệ
thống những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng và chung cho các khoa học đó.
- Góp phần phát triển năng lực và phẩm chất hoạt động nhận thức và hoạt động
thực hành, đặc biệt là năng lực và phẩm chất tư duy sáng tạo cho học sinh.
- Trên cơ sở trang bị tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, lồng ghép với phát
triển năng lực hoạt động nhận thức và thực hành để hình thành cho học sinh cơ sở thế
giới quan và những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
II. Phạm vi triển khai thực hiện.
1. Đánh giá thực trạng.
Học sinh bị rối loạn hành vi thường có các biểu hiện tâm lí rất phức tạp, có các
hành vi khác lạ và rất khó hòa đồng với các bạn trong lớp. Nhưng biểu hiện nhiều
nhất vẫn là: trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp; khi không vừa ý là trẻ có thể đấm đá, xô
đẩy, ăn vạ; không ngồi yên thường gật gù, lắc lư người, vận động tay chân liên tục
như: cướp bút của bạn ngồi sau lưng, cốc đầu bạn bên trái, lấy trỏ tay thục vào bạn
bên phải trong khi chân đang khều bạn ngồi trước; có thể đập phá đồ đạc khi chơi; vệ
sinh không đúng nơi và từ chối sự chăm sóc, vỗ về của người khác bằng cách lẩn
tránh; trẻ ngồi ẻ oải, buồn chán có khi không nói chuyện với mọi người xung quanh
và không thực hiện nhiệm vụ, thậm chí không thèm phản ứng lại khi bị trêu chọc; trẻ
nối năng tự do trong lớp hoặc la hét, lẩm bẩm một mình mà không có duyên cớ, khóc




lóc, hờm dỗi bất chợt. Có thể các biểu lộ bị rối loạn hành vi ở trẻ xuất hiện nhiều
hoặc ít ở một cá nhân nhưng cũng có khi các biểu hiện thay đổi không theo bất cứ
một chu kì nhất định nào( mức độ rối loạn hành vi có thể thay đổi tăng dần từ hiếu
động sang thụ động và ngược lại
2/ Nguyên nhân trẻ bị rối loạn hành vi.
Như trên đã nói, gần như ở trường học nào, lớp học nào cũng vậy, có một số ít
học sinh bị rối loạn hành vi. Đây là một vấn đề nhảy cảm, có rất ít giáo viên vui vẻ
nhận lớp có một hoặc nhiều học sinh bị rối loạn hành vi. Bởi các em đó thường
không rõ nhiệm vụ được giao, nhiều khi trẻ nghe nhưng không hiểu hết ý nghĩa
những lời nói của giáo viên dặn dò hoặc trẻ có đọc xong nhưng không hiểu hết ý
nghĩa của từ, câu; khó thiết lập mối tương quan giữa các sự kiện, sự việc với nhau vì
khả năng tư duy của trẻ bi giảm sút nhất là tư duy trừu tượng, từ đó trẻ cũng khó vận
dụng các kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ nhất là trong hoàn cảnh mới lạ. Vì
những kiến thức mới học thường bị nhiễu trong các hoạt động khác, làm trẻ không
nhớ được lâu.
- Do tổn thương hoạt động thần kinh bậc cao làm cho quá trình hưng phấn và
ức chế mất cân bằng.
- Hiểu biết của trẻ quá hạn hẹp nên không hiểu hết được những quy tắc, những
nội quy của trường, lớp, của cộng đồng…
- Trẻ không xác định được hành vi của mình là đúng hay sai.
- Trẻ có ít bạn chơi trở thành cô đơn ( thường gặp, biểu hiện ra bên ngoài là
gây chú ý của mội người rằng mình đang hiện hữu, mình cần được quan tâm).
III. Mô tả sáng kiến.
Như chúng ta đã biết, cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã
hội dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách tương
đối ổn định. Trong cuộc sống, nhân cách tiếp tục tự biến đổi và hoàn thiện dần thông
qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của
mình ở trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống,

của xã hội. Thậm chí ngay cả khi nhân cách, trong một thời điểm nào đó, có thể bị
phân li hoặc suy thoái, cá nhân vẫn có khả năng tự điều chỉnh, tự rèn luyện nhân cách
phù hợp với chuẩn mực xã hội .


Có thể nối có ít nhất ba góc độ để xem xét chuẩn mực hành vi.
- Chuẩn mực xét về mặt thống kê: Đại đa số các thành viên trong cộng đồng có
hành vi tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì hành vi đó lệch
chuẩn.
- Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt ra. Loại
chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng đối với
từng thành viên ( pháp luật, đạo đức, truyền thống…) những hành vi nào khác với
hướng dẫn quy định thì được coi là hành vi lệch chuẩn.
- Chuẩn mực chức năng: Loại chuẩn mực này được xác định ở mỗi cá nhân.
Mỗi cá nhân khi hành động đều đặt ra mục đích cho hành động của mình. Còn hành
vi không phù hợp với mục đích đặt ra là hành vi lệch chuẩn.
1/ Điều tra thu thập dữ liệu, lập hồ sơ theo dõi – phân loại các sai lệch
hành vi.
Đây là việc làm rất quan trọng, là cơ sở để giáo viên có các thông tin cần thiết,
tránh bỏ sót và xây dựng các biện pháp mang tính khả thi, phù hợp cho từng đối
tượng. Ngay từ đầu năm học, thông qua số liệu của năm học trước, qua trao đổi với
giáo viên chủ nhiệm năn học vừa qua, qua sự quan sát trực tiếp ở các giờ dạy hàng
ngày và bằng các biện pháp nghiệp vụ của giáo viên chủ nhiệm, nghiệp vụ quản lý tôi
tiến hành lập hồ sơ cá nhân, sau đó phân loại đối tượng, xác định ra các mức độ sai
lệch hành vi… từ đó tìm hiểu nguyên nhân, xậy dựng các biện pháp giáo dục tương
ứng.
Hồ sơ theo dõi cần cập nhật đầy đủ và khách quan, tránh cái nhìn phiến diện,
thiếu thiện cảm của một vài cá nhân có sự đánh giá chưa khách quan về học sinh bị
rối loạn hành vi, Coi trọng các yếu tố chủ quan, khách quan dẫn đến bị rối loạn hành
vi của học sinh, quá trình và diễn biến của các hành vi sai lệch, những biện pháp sư

phạm đã áp dụng và hiệu quả của các biện pháp đó đã được giáo viên năm học trước
áp dụng. Nhằm điều chỉnh mức độ, cường độ, phạm vi ảnh hưởng cho phù hợp với
từng đối tượng.
2/ Biện pháp tuyên truyền, vận động hỗ trợ của ba môi trường giáo dục:
gia đình – nhà trường – xã hội.


Thực ra trẻ bị rối loạn hành vi trong học tập là một trong các nguyên nhân gây
ảnh hưởng đến kết quả học tập. Được các nhà nghiên cứu về giáo dục hòa nhập xếp
và nhóm trẻ khó khăn về học. Xong trong thực tế, rất ít người hiểu rõ về nó để từ đó
có cách nhìn đúng, việc làm phù hợp với đối tượng hoạc sinh bị rối loạn hành vi. Nên
việc tuyên truyền và tích cực tuyên truyền để mọi người trong địa bàn nhà trường
quản lí có cách nhìn nhận đúng về giáo dục hòa nhập, có những việc làm thiết thực.
Đồng thời cần tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân có sự đóng góp thiết thực,
hỗ trợ kinh phí, vật chất hỗ trợ trẻ học tập và sinh hoạt, vui chơi giải trí hiệu quả, chất
lượng là việc làm thường xuyên và cần thiết. nhà trường rất khó đạt được kết quả cao
trong giáo dục học sinh bị rối loạn hành vi nếu không có sự phối hợp tốt của cả ba
môi trường giáo dục.
3/ Biện pháp “ sai đâu sửa đấy”.
Như trên đã nêu, ta có thể căn cứ vào mức độ nhận thức và chấp nhận chuẩn
mực đạo đức mà chia thành hai loại sai lệch hành vi để từ đó có các biện pháp giáo
dục phù hợp:
3.1. Sai lệch thụ động : Những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức
đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức xã hội. Hiểu không rõ nhiệm vụ
được giao, nhiều khi trẻ nghe nhưng không hiểu hết ý nghĩa những lời nói của giáo
viên dặn dò hoặc trẻ có đọc nhưng cũng không hiểu hết ý nghĩa của từ của câu hay
trong lúc thực hiện nhiệm vụ, trẻ thường thừa và thiếu những thao tác cần thiết vì trẻ
thụ động vụng về.
Cách khắc phục: Với những người có hành vi sai lệch do không hiểu biết đầy
đủ về chuẩn mực, cần cung cấp kiến thức về chuẩn mực đạo đức cho họ. Đối với

những người do hiểu sai chuẩn mực hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực, từ đó sẽ điều
chỉnh hành vi cho phù hợp. Đối với người bước đầu có thể hiện bệnh lí cần có thời
gian và sự tiếp xúc nhiều để họ nhận thấy sự khác thường trong hành vi của mình, từ
đó họ có hướng khắc phục. Cụ thể:
* Tạo dựng mối quan hệ tốt với trẻ: học sinh – giáo viên; học sinh – học sinh…
nhất là đối tượng học sinh có biểu hiện rối loạn hành vi do tâm lí, giáo viên cần tạo
mối quan hệ tốt với trẻ, cần thật lòng yêu thương, quan tâm chăn sóc trẻ, thường


xuyên gần gũi tâm sự với trẻ, để trẻ không cảm thấy bị cô đơn, bị bỏ rơi và đem lại sự
an toàn, ấm cúng trong trẻ.
* Dạy cho trẻ các kĩ năng sống, kĩ năng xã hội cần thiết.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều cử chỉ, hành vi tốt được trẻ bình thường
tự học được, nhưng đối với trẻ bị rối loạn hành vi thì có khi những cử chỉ, hành vi
đơn giản cũng phải dạy trẻ thì trẻ mới biết. Vì vậy, cần dạy cho trẻ một số kĩ năng xã
hội, lối sống cần thiết, thiết thực và đơn giản hàng ngày để trẻ hạn chế những hành vi
bắt thường như: ý thức tự chăm sóc bản thân và tự chăm sóc bản thân; trẻ có thái độ
lịch sự chào hỏi khi gặp gỡ; biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ và ý thức giúp
đỡ người khác; có ý thức trong công việc và với mọi người; các kĩ năng giao tiếp –
trò chuyện. Đặc biệt trẻ biết cách nhận xét để lựa chọn điều tốt, điều nên làm…
* Kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lí. Chú ý cho trẻ
tăng cường tham gia các hoạt động, trò chơi hấp dẫn.
Cần có các điều chỉnh hợp lí về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp
lí. Điều chỉnh về nội dung học cho trẻ, thời gian và chuẩn kiến thức kĩ năng cho trẻ.
Chú ý cho trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động, trò chơi hấp dẫn, làm cho trẻ thấy
được trách nhiệm của mình là thành viên của nhóm và có quyền tham gia, tạo cho trẻ
có cơ hội trợ giúp cho nhau, có cơ hội cho trẻ khám phá điều mới.
* Dạy cho trẻ hiểu biết về nội quy trường lớp.
Cần giải thích và minh họa cụ thể, thường xuyên về những điều khoản của nội
quy trường, lớp. Chẳng hạn:

+ Đi học đúng giờ: vào học, ra về lúc mấy giờ.
+ Nghỉ học phải xin phép.
+ Giữ gìn và tham gia vệ sinh trường lớp.
+ Không nói chuyện.
+ Nói phải xin phép.
+ Tích cực tham gia học tập.
+ Kính thầy mến bạn.
+ Giúp đỡ lẫn nhau.


Khi học sinh đạt được các yêu cầu và mức độ trên, giáo viên tăng cường thêm
mức độ như thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy; thực hiện 5 nhiệm vụ của người học sinh
tiểu học…
*Động viên khen thưởng kịp thời, uốn năn sửa sai đúng lúc.
Đây là việc làm cần thiết, thường xuyên nên làm khi trẻ có hành vi tốt, Để
khích lệ cho học sinh nỗ lực vươn lên. Có thể thường xuyên tuyên dương trước lớp,
cho dù chỉ một việc nhỏ học sinh đạt được. Hình thức thì có rất nhiều cách động viên
khen thưởng, có thể là bằng lời, bằng hành động cử chỉ ( hôn học sinh, nựng má, ôm
ấp xoa đầu, gật đầu tán thưởng…) hay bằng hiện vật ( viên phấn chẳng hạn).
3.2. Sai lệch chủ động: những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi so
với người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội . Ở đây cá nhân có thể nhận thức
được yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn cố làm theo ý mình, mặc dù biết là
không phù hợp. Nguyên nhân là do cá nhân không kìm chế nổi nhu cầu của mình, do
ý thức tuân theo còn yếu hoặc do chuẩn mực của thể chế xã hội chưa nghiêm.
Cách khắc phục.
Đối với loại sai lệch hành vi chủ động, cần có sự giáo dục thường xuyên của
tập thể: dư luận lên án, sự trừng phạt của tập thể, tích cực ngăn ngừa sai lệch hành vị
bằng cách tạo ra môi trường tập thể đoàn kết, trong sạch, không có cơ hội cho các
hành vi sai lệch xuất hiện. Bởi tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát
triển nhân cách. Nó giúp con người tìm thấy chỗ đứng của mình và thỏa mãn nhu cầu

hoạt động, giao tiếp vốn là những nhu cầu cơ bản và xuất hiện rất sớm ở con người.
Vì vậy, hoạt động tập thể là điều kiện đồng thời là phương thức thể hiện và hình
thành những phẩm chất trong nhân cách, có tác động đến nhân cách qua hoạt động
cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lí tập thể.
Nhờ vậy, nhân cách của mỗi thành viên liên tục được điều chỉnh.
4/. Dạy học dựa vào điểm mạnh của học sinh.
Không ai biết tất cả, song không ai cái gì cũng không biết, Đây là quan điểm
giáo dục không mới. Lấy điểm mạnh của học sinh để khai thác, để động viên khuyến
khích, để học sinh thấy rằng mình làm được nhiều việc (có thể người khác làm không
được). Đó là dựa vào khả năng vượt trội của trẻ để tác động sâu xa đến một đích khác
mà giáo viên cần hướng tới cho học sinh. Chẳng hạn: học sinh học yếu môn Toán và


Tiếng việt nhưng em đó lại vẽ rất đẹp, có khả năng nhìn lướt qua là vẽ lại giống hệt
khiến người khác phải thán phục về tài năng. Nếu giáo viên biết động viên, khuyến
khích đúng lúc, biết kết hợp đúng lúc, bài bản chín khéo léo lồng ghép nội dung Toán
hay Tiếng việt cần dạy cho học sinh, học sinh sẽ dễ nhớ, lâu quên).
Tóm lại: sự sai lệch hành vi gây nên hậu quả sấu cho xã hội và cho cá nhân. Nó
có thể gây thiệt hại về kinh tế mất trật tự xã hội tổn thương tâm lí tinh thần và thể
xác, suy thoái nhân cách. Đối với học sinh nào làm cho cá nhân có sự phát triển nhân
cách lệch lạc, gây khó khăn trong học tập và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của
học sinh. Vì thế cần tăng cường giáo dục hành vi cho con người ngay từ nhỏ, chú
trọng ngăn ngừa các hành vi sai lệch và có các biện pháp giáo dục phù hợp với từng
đối từng đối tượng học sinh là việc làm cần thiết và liên tục trong từng lớp học,
trường học. Vai trò của giáo viên đặc biệt quan trọng trong gặp gỡ, trao đổi trực tiếp
với học sinh vào từng thời điểm thích hợp, hoàn cảnh thích hợp, lại cần có sự tế nhị
tránh đi sự tò mò, hiếu kì dẫn đến châm chọc của bạn bè học sinh. Cần tao ra sự thân
mật cần thiết.
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại.
Những kết quả đạt được.

Sau khi thực hiện các biện pháp trên, tôi đã đạt được các kết quả sau:
1. Học sinh trường tôi phụ trách trở nên ngoan hơn, hiện tượng bị rối loạn hành
vi ở học sinh được khắc phục triệt để, các học sinh trở nên thân thiện, đoàn kết, hòa
đồng, biết giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến nhau nhiều hơn, kết quả học tập cũng theo
đó tăng lên.
2. Học sinh biết phân tích, nhận xét cái sai để tìm ra hướng đi đúng, làm đúng
và quan trọng nhất học sinh biết nhận xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp những lỗi sai
thường gặp để điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn. Từ đó học sinh có điều kiện
rèn luyện các kĩ năng sống, kĩ năng tự chăm sóc bản thân đặc biệt các kĩ năng giao
tiếp được học sinh hoàn thiện và điều chỉnh rất tốt.
3. Học sinh có khả năng phân biệt đúng, sai áp dụng vào thực tiễn cuộc sống,
biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Từ đó có các quyết định đúng đắn và thích ứng
cao, điều chỉnh hành vi hoạt động phù hợp với quy tắc đạo đức lối sống. Có su hướng
thương lượng không bạo lực và luôn có lòng tự trọng.


V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
1. Trong giảng dạy và giáo dục học sinh giáo viên phải luôn luôn quan sát, sâu
sát, gần gũi, yêu thương học sinh, có như thế mới có sự chú ý cần thiết, ghi lại những
tình huống có vấn đề trong từng tiết dạy học, để ngay sau từng tiết dạy mà rút kinh
nghiệm. Phải có cái tâm nghề nghiệp và sự yêu thương học sinh hết lòng vì học sinh.
2. Phải tìm ra những nét chung nhất, tiêu biểu nhất của học sinh để có phương
pháp, biện pháp, thủ pháp giảng dạy, giáo dục tốt nhất, giúp học sinh có phong cách
học tập, lao động và vui chơi đúng, hiệu quả nhất.
VI. Kiến nghị, đề xuất.
Trên đây là đề tài sáng kiến của tôi đã đúc kết, ghi chép lại được trong quá
trình giảng dạy, quản lý, giáo dục học sinh bị rối loạn hành vi trong học tập. Sáng
kiến này đã được đồng chí đồng nghiệp đóng góp xây dựng và hoàn thiện. Tôi đã,
đang áp dụng trong thực tế chỉ đạo giảng dạy và đạt kết quả tốt trong việc giáo dục
học sinh bị rối loạn hành vi trong học tập. Mong được sự đóng góp của Phòng Giáo

dục huyện Năm Căn cho đề tài sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Năm Căn, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người viết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Năm Căn, ngày 25 tháng 3 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC HỌC SINH BỊ RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TIỂU HỌC
- Lý Thanh Tuấn
- Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ ngày 20/8/2012 đến 25/3/2013.
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:


Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, hiện
đại, phù hợp với thực tiễn nước ta về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn,
khoa học về tư duy, về công nghệ, về nghệ thuật đồng thời hình thành cho họ hệ
thống những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng và chung cho các khoa học đó.
II. Phạm vi triển khai thực hiện.
1. Đánh giá thực trạng.
Nhưng biểu hiện nhiều nhất vẫn là: trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp; khi không
vừa ý là trẻ có thể đấm đá, xô đẩy, ăn vạ; không ngồi yên thường gật gù, lắc lư người,
vận động tay chân liên tục như: cướp bút của bạn ngồi sau lưng, cốc đầu bạn bên trái,

lấy trỏ tay thục vào bạn bên phải trong khi chân đang khều bạn ngồi trước; có thể đập
phá đồ đạc khi chơi.
2/ Nguyên nhân trẻ bị rối loạn hành vi.
- Do tổn thương hoạt động thần kinh bậc cao làm cho quá trình hưng phấn và
ức chế mất cân bằng.
- Hiểu biết của trẻ quá hạn hẹp nên không hiểu hết được những quy tắc, những
nội quy của trường, lớp, của cộng đồng…
- Trẻ không xác định được hành vi của mình là đúng hay sai.
III. Mô tả sáng kiến.
Có thể nối có ít nhất ba góc độ để xem xét chuẩn mực hành vi.
- Chuẩn mực xét về mặt thống kê:
- Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt ra.
- Chuẩn mực chức năng:
1/ Điều tra thu thập dữ liệu, lập hồ sơ theo dõi – phân loại các sai lệch
hành vi.
Đây là việc làm rất quan trọng, là cơ sở để giáo viên có các thông tin cần thiết,
tránh bỏ sót và xây dựng các biện pháp mang tính khả thi, phù hợp cho từng đối
tượng.


2/ Biện pháp tuyên truyền, vận động hỗ trợ của ba môi trường giáo dục:
gia đình – nhà trường – xã hội.
Thực ra trẻ bị rối loạn hành vi trong học tập là một trong các nguyên nhân gây
ảnh hưởng đến kết quả học tập. Được các nhà nghiên cứu về giáo dục hòa nhập xếp
và nhóm trẻ khó khăn về học.
3/ Biện pháp “ sai đâu sửa đấy”.
Như trên đã nêu, ta có thể căn cứ vào mức độ nhận thức và chấp nhận chuẩn
mực đạo đức mà chia thành hai loại sai lệch hành vi để từ đó có các biện pháp giáo
dục phù hợp:
3.1. Sai lệch thụ động : Những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức

đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Cách khắc phục: Với những người có hành vi sai lệch do không hiểu biết đầy
đủ về chuẩn mực, cần cung cấp kiến thức về chuẩn mực đạo đức cho họ. Đối với
những người do hiểu sai chuẩn mực hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực, từ đó sẽ điều
chỉnh hành vi cho phù hợp.
* Tạo dựng mối quan hệ tốt với trẻ:
* Dạy cho trẻ các kĩ năng sống, kĩ năng xã hội cần thiết.
* Kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lí. Chú ý cho trẻ
* Dạy cho trẻ hiểu biết về nội quy trường lớp.
*Động viên khen thưởng kịp thời, uốn năn sửa sai đúng lúc.
3.2. Sai lệch chủ động: những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi so
với người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội .
Cách khắc phục.
Đối với loại sai lệch hành vi chủ động, cần có sự giáo dục thường xuyên của
tập thể: dư luận lên án, sự trừng phạt của tập thể, tích cực ngăn ngừa sai lệch hành vị
bằng cách tạo ra môi trường tập thể đoàn kết, trong sạch, không có cơ hội cho các
hành vi sai lệch xuất hiện. Bởi tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát
triển nhân cách.
4/. Dạy học dựa vào điểm mạnh của học sinh.
Không ai biết tất cả, song không ai cái gì cũng không biết, Đây là quan điểm
giáo dục không mới. Lấy điểm mạnh của học sinh để khai thác, để động viên khuyến


khích, để học sinh thấy rằng mình làm được nhiều việc (có thể người khác làm không
được).
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại.
Sau khi thực hiện các biện pháp trên, tôi đã đạt được các kết quả sau:
1. Học sinh trường tôi phụ trách trở nên ngoan hơn, hiện tượng bị rối loạn hành
vi ở học sinh được khắc phục triệt để.
2. Học sinh biết phân tích, nhận xét cái sai để tìm ra hướng đi đúng, làm đúng

và quan trọng nhất học sinh biết nhận xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp những lỗi sai
thường gặp để điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn.
3. Học sinh có khả năng phân biệt đúng, sai áp dụng vào thực tiễn cuộc sống,
biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Trong giảng dạy và giáo dục học sinh giáo viên phải luôn luôn quan sát, sâu
sát, gần gũi, yêu thương học sinh, có như thế mới có sự chú ý cần thiết.
VI. Kiến nghị, đề xuất.
Mong được sự đóng góp của Phòng Giáo dục huyện Năm Căn cho đề tài sáng
kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Năm Căn, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người viết

Mẫu 01/ĐN-XDSK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------Năm Căn, ngày 25 tháng 3 năm 2013

ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN


Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến huyện Năm Căn
- Họ và tên: Lý Thanh Tuấn
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 2 thị trấn Năm Căn
- Cá nhân, tổ chức phối hợp (đối với sáng kiến có nhiều thành viên tham gia):
Cá nhân.
Đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến năm 2013 như sau:

1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC HỌC SINH BỊ RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TIỂU HỌC
2. Sự cần thiết ( lý do nghiên cứu): Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học
trung học cơ sở.
Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, hiện
đại, phù hợp với thực tiễn nước ta về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn,
khoa học về tư duy, về công nghệ, về nghệ thuật đồng thời hình thành cho họ hệ
thống những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng và chung cho các khoa học đó.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
Có thể nối có ít nhất ba góc độ để xem xét chuẩn mực hành vi.
- Chuẩn mực xét về mặt thống kê:
- Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt ra.
- Chuẩn mực chức năng:
a. Điều tra thu thập dữ liệu, lập hồ sơ theo dõi – phân loại các sai lệch hành vi.
Đây là việc làm rất quan trọng, là cơ sở để giáo viên có các thông tin cần thiết,
tránh bỏ sót và xây dựng các biện pháp mang tính khả thi, phù hợp cho từng đối
tượng.
b. Biện pháp tuyên truyền, vận động hỗ trợ của ba môi trường giáo dục: gia
đình – nhà trường – xã hội.
Thực ra trẻ bị rối loạn hành vi trong học tập là một trong các nguyên nhân gây
ảnh hưởng đến kết quả học tập. Được các nhà nghiên cứu về giáo dục hòa nhập xếp
và nhóm trẻ khó khăn về học.
c. Biện pháp “ sai đâu sửa đấy”.


Như trên đã nêu, ta có thể căn cứ vào mức độ nhận thức và chấp nhận chuẩn
mực đạo đức mà chia thành hai loại sai lệch hành vi để từ đó có các biện pháp giáo
dục phù hợp:

Sai lệch thụ động : Những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức đầy
đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Cách khắc phục: Với những người có hành vi sai lệch do không hiểu biết đầy
đủ về chuẩn mực, cần cung cấp kiến thức về chuẩn mực đạo đức cho họ. Đối với
những người do hiểu sai chuẩn mực hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực, từ đó sẽ điều
chỉnh hành vi cho phù hợp.
* Tạo dựng mối quan hệ tốt với trẻ:
* Dạy cho trẻ các kĩ năng sống, kĩ năng xã hội cần thiết.
* Kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lí. Chú ý cho trẻ
* Dạy cho trẻ hiểu biết về nội quy trường lớp.
*Động viên khen thưởng kịp thời, uốn năn sửa sai đúng lúc.
Sai lệch chủ động: những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi so với
người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội .
Cách khắc phục.
Đối với loại sai lệch hành vi chủ động, cần có sự giáo dục thường xuyên của
tập thể: dư luận lên án, sự trừng phạt của tập thể, tích cực ngăn ngừa sai lệch hành vị
bằng cách tạo ra môi trường tập thể đoàn kết, trong sạch, không có cơ hội cho các
hành vi sai lệch xuất hiện. Bởi tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát
triển nhân cách.
d. Dạy học dựa vào điểm mạnh của học sinh.
Không ai biết tất cả, song không ai cái gì cũng không biết, Đây là quan điểm
giáo dục không mới. Lấy điểm mạnh của học sinh để khai thác, để động viên khuyến
khích, để học sinh thấy rằng mình làm được nhiều việc (có thể người khác làm không
được).
4. Phạm vi áp dụng:
Đã và đang áp dụng cho trường Tiểu học 2 thị trấn Năm Căn, có thể nhân rộng
cho toàn huyện.
5. Hiệu quả đạt được:



Sau khi thực hiện các biện pháp trên, tôi đã đạt được các kết quả sau:
Học sinh trường tôi phụ trách trở nên ngoan hơn, hiện tượng bị rối loạn hành
vi ở học sinh được khắc phục triệt để.
Học sinh biết phân tích, nhận xét cái sai để tìm ra hướng đi đúng, làm đúng và
quan trọng nhất học sinh biết nhận xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp những lỗi sai
thường gặp để điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn.
Học sinh có khả năng phân biệt đúng, sai áp dụng vào thực tiễn cuộc sống,
biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Người đăng ký

Lý Thanh Tuấn



×