Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành GTVT và địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.35 KB, 15 trang )

Mục tiêu của chương trình giáo dục hướng nghiệp lớp 11
1. Về kiến thức:
HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của một số nghề đang trên đư
ờng hiện đại hoá, có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm đư
ợc thông tin về thị trường lao động và những điều kiện để trở thành ngư
ời lao động có tay nghề vững vàng, đóng góp được nhiều cho việc thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Ngoài ra chương trình sẽ giúp các
em làm quen với một số cơ sở đào tạo để chuẩn bị cho việc chọn trường
sau khi tốt nghiệp THPT.
2. Về kỹ năng: HS biết được cách thức tìm hiểu một số nghề, đặc biệt
là một số trường mà các em sẽ thi vào sau khi tốt nghiệp THPT. Nhớ lại
những nguyên tắc chọn nghề để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của
mình một cách khoa học.
3. Về thái độ:
Có ý thức hoàn thiện năng lực và phẩm chất đạo đức để chọn những
nghề mà mình yêu thích


Chương
Chươ trình giáo dục hướng nghiệp lớp 11
Chủ đề 1: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành GTVT và Địa chất.
Chủ đề 2: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
Chủ đề 3: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, CNTT.
Chủ đề 4: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Chủ đề 5: Giao lưu: Làm gì sau khi tốt nghiệp THPT ?
Chủ đề 6: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động.
Chủ đề 7: Tôi muốn đạt được ước mơ.
Chủ đề 8: Tìm hiểu thực tế một trường Đại học (hoặc Cao đẳng, Trung
cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề) tại địa phương.



Chủ đề 1: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành
GTVT và Địa chất.
Mục tiêu của bài học:
1. Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào
tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số
nghề thuộc ngành GTVT và ngành Địa chất. Trình bày được
cách tìm hiểu thông tin nghề
2. Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc
chuyên môn thuộc hai ngành GTVT và ĐC trong giai đoạn hiện
nay.
3. Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm
hiểu thông tin nghề..


Cấu trúc bản mô tả nghề
1. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề.
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành nghề (nếu biết)
1.2. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề.
2. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề.
2.1. Đối tượng lao động.
2.2. Nội dung lao động.
2.3. Công cụ (hay phương tiện) lao động.
2.4. Các yêu cầu của nghề đối với người lao động (nếu nghề gắn với
lao động chân tay thì phải mô tả thêm động tác, thao tác, phối hợp
các động tác...)
2.5. Điều kiện lao động và chống chỉ định y học.
3.Vấn đè tuyển sinh vào nghề.
3.1. Giới thiệu các cơ sở và nơi làm việc.
3.2. Điều kiện tuyển sinh.
3.3. Triển vọng phát triển của nghề.



1. Vị trí, tầm quan trọng của ngành GTVT và ĐC trong xã hội:
Thảo luận:
Khi xã hội chưa có ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ thì:
+ Vấn đề đi lại giữa các vùng miền như thế nào ?
+ Lưu thông hàng hoá như thế nào?
+ Sẽ xảy ra khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội ?
GTVT luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mọi quốc gia.
- Hệ thống giao thông tốt sẽ quyết định sự phát triển của nền kinh tế XH: phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá trong nước và xuất khẩu, kích
thích sự phát triển sản xuất CN, NN và các ngành dịch vụ.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới GT cũng tạo điều kiện tốt cho việc
phát triển và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, phục vụ nhu cầu đi lại
của người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của toàn
dân.
- Việc chú trọng phát triển hệ thống GT quốc phòng góp phần không nhỏ
vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.


Các nhóm nghề cơ bản của ngành GTVT:
* Nhóm nghề xây dựng công trình giao thông:
- Xây dựng công trình giao thông bộ: cầu, đường bộ, đường sắt.
- Xây dựng công trình cảng: cảng biển, cảng song, cảng hàng không.
- Xây dựng công trình ngầm: đường ống, đường ngầm, cấp thoát nước.
* Nhóm nghề vận tải:
- Vận tải bằng đường bộ.
- Vận tải bằng đường sắt.
- Vận tải bằng đường sông, biển. - Vận tải bằng đường hàng không.
- Vận tải bằng đường ống.
* Nhóm nghề công nghiệp GTVT:

- CN sản xuất vật liệu và cấu kiện xây lắp các công trình GTVT.
- CN đóng mới và sửa chữa các thiết bị làm đường, cầu, xếp dỡ.
- CN đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải đường bộ, đường
sắt, đường sông, đường biển.
- CN sửa chữa và bảo dưỡng máy bay dân dụng
- CN đóng mới và sửa chữa các thiết bị hệ thống thông tin liên lạc


Ngành Địa chất Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tìm
kiếm, thăm dò , khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ra, ngành ĐC còn tiến hành điều tra cơ bản về địa chất môi trường,
địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, đô thị,...
Các nhóm nghề cơ bản của ngành Địa chất:
- Địa chất tìm kiếm - thăm dò khoáng sản rắn.
- Địa chất vật lý.
- Địa chất dầu khí.
- Địa chất kỹ thuật
- Địa chất đô thị.
- Địa chất môi trường.
- Địa chất du lịch.
- Khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng


2. Tìm hiểu thông tin một số nghề thuộc ngành GTVT:
Chia nhóm: Xây dựng bản mô tả nghề của một nghề thuộc ngành
GTVT.
Các đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành GTVT :
* Đối tượng lao động:
- Các công trình GT đường bộ, đường sắt.

- Các công trình cảng sông và cảng biển.
- Các sân bay dân sự và quân sự.
- Các phương tiện vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ (sông, biển) và đư
ờng hàng không.
- Các thiết bị, vật liệu và cấu kiện xây lắp các công trình GT.
* Nội dung lao động: phong phú, đa dạng.
Ví dụ: Xây dựng công trình GT:
- Giai đoạn chuẩn bị.
- Giai đoạn thi công.
- Giai đoạn hoàn thiện và đưa công trình vào khai thác, sử dụng và bảo dư
ỡng.


* Công cụ (phương tiện) lao động: Tuỳ theo từng ngành nghè, từng
chuyên môn sẽ cần những công cụ lao động khác nhau.
Ví dụ: + Nhóm nghề XD công trình GT: xẻng, cuốc, tời, máy đầm,
máy nén, búa máy, máy trộn bê tông, cần cẩu...
+ Nghề vận tải: các phương tiện vận tải: ô tô, tàu hoả, máy bay...
* Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Về kiến thức: Có kiến thức chung về ngành nghề; hiểu đối tượng lao
động; hiểu các kiến thức cơ bản, cụ thể về chuyên môn của mình; hiểu
biết về an toàn lao động.
- Về kỹ năng: làm thành thạo công việc chuyên môn; có tinh thần hợp tác
trong lao động; sử dụng thành thạo công cụ lao động; học hỏi, sáng tạo.
- Về đạo đức nghề nghiệp: có lương tâm nghề nghiệp; tuân thủ Luật và
đảm bảo an toàn lao động.
- Về tâm - sinh lý: kiên trì, linh hoạt, chính xác, khách quan; những ngư
ời thiết kế, xây dựng: óc tưởng tượng, khiếu thẩm mỹ, sáng tạo.
- Về sức khoẻ: tốt, không mắc các bệnh tim mạch, thấp khớp, những
bệnh dị ứng thời tiết.



* Điều kiện lao động: bên cạnh những thuận lợi có những đặc điểm riêng
biệt:
- Thường thay đổi và di chuyển nơi làm việc.
- Làm ngoài trời, trên cao và chịu nhiều tác động của thiên nhiên, ảnh hư
ởng của thời tiết.
- Công việc thường kéo dài, ít phù hợp phụ nữ.
- Một số nghề nặng nhọc, độc hại.
* Chống chỉ định y học: Không được mắc các bệnh về tim mạch, thần
kinh, thấp khớp, viêm gan, thận mãn tính, lao phổi, dị ứng với thời tiết....
Triển vọng phát triển của nghề, đào tạo và tuyển sinh:
- Trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
- Đào tạo và tuyển sinh: THCN, CĐ, ĐH.


3. Tìm hiểu thông tin một số nghề thuộc ngành Địa chất:
Các đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành Địa chất :
* Đối tượng lao động:
- Cấu trúc địa chất Việt Nam.
- Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam.
- Các trường địa vật lý khu vực.
- Các trường địa từ, địa chấn kiến tạo.
* Nội dung lao động:
- Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất nhằm: lập bản đồ địa chất, bản
đồ địa chất thuỷ văn, điều tra địa chất đô thị, địa vật lý khu vực.
- Khảo sát, thăm dò và khai thác khoáng sản: KS năng lượng, quặng sắt
và hợp kim sắt, quặng kim loại cơ bản, quặng kim loại nhẹ, quặng kim
loại quý, quặng phóng xạ, đất hiếm, đá quý, khoáng chất CN.
* Công cụ (phương tiện) lao động: Các loại công cụ thô sơ, phổ thông

dùng cho công tác tìm kiếm, thăm dò; các thiết bị điều tra cơ bản về
địa chất; các thiết bị thăm dò khoáng sản, thi công, khai thác, vận tải.


* Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Về kiến thức: Có trình độ văn hoá, có những kiến thức cơ bản về ngành
Địa chất; hiểu đối tượng lao động; hiểu các kiến thức cơ bản, cụ thể về
chuyên môn của mình; hiểu biết về an toàn lao động.
- Về kỹ năng: làm thành thạo công việc chuyên môn; có tinh thần hợp tác
trong lao động; sử dụng thành thạo công cụ lao động; học hỏi, sáng tạo.
- Về tâm - sinh lý: kiên trì, linh hoạt, chính xác, khách quan.
- Về sức khoẻ: tốt, sức chịu đựng dẻo dai, chịu được gian khổ.
* Điều kiện lao động: Phần lớn công việc nặng nhọc, thường xuyên phải
đi xa, sống và làm việc ở những nơi có điều kiện khó khăn, gian khổ, đôi
khi còn nguy hiểm đến tính mạng; ít phù hợp với phụ nữ.
* Chống chỉ định y học: Không được mắc các bệnh về tim mạch, cơ bắp,
xương, khớp, viêm gan, thận mãn tính, dị ứng với thời tiết....
Triển vọng phát triển của nghề, đào tạo và tuyển sinh:
- Trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
- Đào tạo và tuyển sinh: THCN, CĐ, ĐH.


4. Liên hệ bản thân:
Thảo luận: trong những nghề sau, nghề nào thông dụng hơn, nghề nào có
yêu cầu về nhân lực hơn?
1. Xây dựng cầu, đường

2. Đóng tàu

3. Đóng và sửa chữa đầu máy, toa xe


4. Lái xe khách

5. Sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng

6. Lái xe vận tải chở hàng

7. Khai thác than mỏ hầm lò

8. Khai thác dầu khí.

9. Khảo sát công trình

10. Trắc địa

Qua bài học em thấy mình phù hợp với nghề nào thuộc ngành GTVT hay
ngành Địa chất ? Vì sao chọn nghề này ?





×