Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TÍNH TẤT YẾU VÀ CHỦ CHƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.68 KB, 24 trang )

TÍNH TẤT YẾU VÀ CHỦ CHƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN 2005
1.1 Phát triển giáo dục và đào tạo, một đòi hỏi tất yếu của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của giáo dục và đào tạo.
Theo nghĩa rộng: Giáo dục bao gồm cả việc dậy lẫn việc học cùng với hệ
thống sư phạm khác diễn ra ở trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường cũng
như trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân
cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động
và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh
những tri thức kinh nghiệm xã hội của loài người.
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động đến thế hệ trẻ
về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi…nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động
cơ, tình cảm, thái độ và những thói quen hành vi cư sử đúng đắn trong xã hội.
Như vậy, giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những
nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục, cũng như tác
động của những người được giáo dục với nhau. Chính thông qua những loại hình hoạt
động của người học, được thực hiện trong những mối quan hệ xã hội nhất định mà
nhân cách của người học được hình thành và phát triển.
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó
lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống
nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một phân
công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và
phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập
trong nhà trường gắn với giáo dục đạo đức nhân cách. Kết quả và trình độ được
đào tạo (trình độ học vấn) của một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể
hiện ra ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút
kinh nghiệm của người đó quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo biến thành quá
trình tự đào tạo một cách tích cực tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tùy


theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta nhận biết đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với những nội
dung do đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học, kỹ
thuật và văn hóa của đất nước.
Như vậy, khái niệm giáo dục nhiều khi bao hàm cả khái niệm đào tạo. Đào
tạo chỉ là một trong những chức năng quan trọng, trực tiếp của giáo dục.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định: Cùng với khoa
học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi
hoạt động.
Chủ nghĩa Mác – Lênin luôn chỉ ra tư tưởng “phát triển con người toàn diện”
đã trở thành tư tưởng chỉ đạo công cuộc giáo dục ngày nay.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là một tác phẩm bất hủ trong di sản văn
hóa nhân loại được công nhân và những người lao động, các thế hệ và giới nghiên
cứu suốt 15 thập kỷ qua học tập, nghiên cứu, truyền bá, vận dụng. Đó là cương lĩnh
của những người cộng sản phân tích lịch sử của loài người theo quan điểm duy vật
biện chứng, vạch rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng
nhất, đại diện cho toàn bộ phong trào cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền
phong nhằn mục tiêu giải phóng nhân loại, dân tộc và con người khỏi mọi áp bức
bóc lột, tiến tới xây dựng xã hội thành “một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"[ 14 628 ].
Tư tưởng lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành tư tưởng của thời đại ngày
nay, trở thành sức mạnh vật chất tạo nên những tiến bộ cực kỳ to lớn trên thế giới
và từng nước.
Tư tưởng con người là trung tâm của cuộc sống gắm liền với tiến trình phát
triển văn hóa của loài người, đặc biệt nổi lên trong thời kỳ văn minh cổ đại, văn
minh phục hưng… và tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã mở đầu cho thời đại

mới, đặt ra “phát triển con người toàn diện”.
Chủ nghĩa Mác – Lênin còn nhấn mạnh làm sao con người được phát triển tự
do, làm cho mỗi cá nhân người lao động có tính “độc lập và cá tính” làm cho mỗi
người thành một đơn vị chủ thể của đội ngũ nhân lực, là nguồn vốn quyết định tạo
ra sản phẩm, chất lượng, hiệu quả, làm cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
đạt trình độ phát triển mới.
Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga mở ra thời đại mới – quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Một trong những sản phẩm đặc biệt của cuộc cách mạng vĩ đại
này góp phần vào kho tàng văn hóa nhân loại là những tư tưởng, quan điểm về giáo
dục và đào tạo. Tại diễn đàn Đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất ngày
28/3/1918, Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một
điều kiện đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Lênin cho rằng:
Người mù chữ là người đứng ngoài chính trị.
Sau cách mạng tháng mười Nga việc xóa mù chữ được công bố là một trong
những nhiệm vụ quốc gia quan trọng nhất. Năm 1920, ủy ban xóa mù chữ được
thành lập. Trong vòng mười năm, 40 triệu người đã thoát nạn mù chữ, biến nước
Nga thành một nước có học vấn và bắt đầu đi vào công tác phổ cập giáo dục. Lênin
coi giáo dục là một bộ phận trong kết cấu hạ tầng xã hội.
Một tư tưởng giáo dục hết sức có ý nghĩa đối với thời kỳ CNH, HĐH là tư
tưởng về giáo dục tổng hợp. Cuối năm 1920, khi xem xét về “đề cương báo cáo về
giáo dục” của Crúp xkaia, Lênin đã viết: Bất cứ trong hoàn cảnh nào chúng ta phải
mau chóng từng bước chuyển sang giáo dục kỹ thuật tổng hợp… để mang lại cho
học sinh một kỹ thuật tầm nhìn tổng hợp và các tri thức cơ bản ban đầu của kỹ
thuật giáo dục tổng hợp…, cụ thể là có các bài giảng về điện, điện khí hóa, về nông
học, hóa học kết hợp với thăm quan nhà máy, nhất là nhà máy điện, nông trường
…, bảo tàng kỹ thuật…Tư tưởng này thể hiện trong thực tế nguyên lý giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất do Mác tổng kết thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp,
Lênin và các nhà giáo dục Nga đưa lên thành nguyên tắc cơ bản của giáo dục, chỉ
đạo việc tổ chức nhà trường và tiến hành hoạt động giáo dục, giảng dạy. Từ đó tất
cả các trường phổ thông đều mang tính chất: Giáo dục phổ thông , giáo dục lao

động và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: “ Học, học
nữa, học mãi” đã trở thành phương châm của hàng triệu, hàng triệu các thế hệ.
Những tư tưởng giáo dục trên đây rất gầm gũi với chúng ta.
Trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin, tiếp thu và vận dụng sáng tạo tinh
hoa của dân tộc và thời đại, chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục và đào tạo có vai
trò rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.Trong đó tư
tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến xây dựng và hoàn thiện con người thông qua
hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Người khẳng định: Giáo dục có vai trò chỉ đạo
trong việc hình thành phát triển nhân cách của con người. Đối với Người, nhân tố
con người, với những tinh hoa hiểu biết, năng lực, đạo đức là yếu tố then chốt, có
tính quyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ của
dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
trước hết phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa"[ 17, 310 ]. Trước lúc đi
xa Người còn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết” [19, 510]. Tư tưởng này không những nói lên mong muốn
tột bậc của Hồ Chí Minh mà còn phản ánh yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài của
nước ta trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Sự vận động và phát triển
của đất nước tất yếu đòi hỏi nền giáo dục phải đem lại chất lượng mới cho từng
con người, cho cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giáo dục là đào tạo ra
những con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế – xã hội: Không có
giáo dục, không có cán bộ thì không có kinh tế văn hóa. Trong đó việc đào tạo cán
bộ giáo dục là bước đầu. Về mối quan hệ giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo
dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước Hồ Chí Minh khẳng
định:
“ Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình,
phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và
trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [15, 36 ]. Muốn cho dân mạnh,

nước giàu thì dân trí phải cao, phải da dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trường
vừa học vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ được đi học.
Khi dân trí đã cao thì xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Hồ Chí
Minh đã chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh yếu hèn, đó là con đường
phát triển giáo dục. Người nói: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”[ 15, 36 ].
Người kêu gọi mọi người phải thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân
tộc “thông thái”.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giáo dục được coi là nền tảng,
là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng
đó Hồ Chí Minh khẳng định: Giáo dục là mặt trận đặc biệt quan trọng trong công
cuộc xây dựng CNXH ở nước ta mà mỗi thầy giáo, cô giáo là một chiến sỹ cách
mạng trên mặt trận đó. Người luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh
luôn cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho
tổ quốc.
Bác thường nhắc nhở các em học sinh nhiệm vụ chủ yếu của các cháu là học
tập, nhưng Bác yêu cầu: “ Học phải đi đôi với lao động” [13, 43]. Bác phân tích rất
sâu sắc ý nghĩa và tác dụng của lao động. Bác nói: “Trước nói lao động là vẻ vang,
nhưng các cháu hiểu: anh lao động tôi vẻ vang. Nay hiểu mình lao động mình vẻ
vang” [13, 43].
Người đặt ra: Học để làm gì? Và Người chỉ rõ: Học để sửa chữa tư tưởng;
học để tu dưỡng đạo đức; học để tin tưởng; học để hành. Mục đích của giáo dục là
truyền thụ kiến thức lý luận, áp dụng vào thực tiễn để làm việc. Do vậy lý luận
không đưa vào thực tiễn cũng chỉ là lý thuyết xuông, Người khẳng định: Thực
hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến tới lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã gắn cuộc đấu tranh chống chính
sách “ngu dân” với cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc.
Trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo được Đảng ta tiếp tục phát triển và
khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu” [4, 107]. “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong

những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[5,108]. Tư tưởng xuyên xuốt của Đảng ta trong
công cuộc đổi mới là giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân
tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; đầu tư cho giáo dục và đào
tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn
diện. Coi trọng giáo dục và đào tạo là yếu tố cơ bản, là khâu đột phá nhằm phát huy
yếu tố con người, năng lực quý báu nhất và quyết định nhất đối với sự nghiệp CNH,
HĐH; chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo chính là nhằm giữ gìn và phát huy
truyền thống; “Nhân – Trí – Dũng”, nhân lên giấp bội sức mạnh của cả dân tộc trong
sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, xóa bỏ lạc hậu, nghèo nàn thực hiện dân giàu, nước
mạnh… biến mục tiêu, lý tưởng XHCN thành hiện thực.
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta đều
khẳng định giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xây dựng,
hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, là động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế – xã hội. Muốn đất nước phát triển không thể không phát triển giáo dục và đào
tạo.
1.1.2. Mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp CNH,HDH đặt ra cho
toàn Đảng toàn dân ta phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo nên một
xã hội học tập để góp phần to lớn thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH mà
Đảng ta khởi xướng.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “ Phát triển giáo dục và

đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bề vững” [15,108,109]. Đây là sự kế
thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, sự khẳng định mạnh mẽ quan điểm cơ bản
của Đảng ta về vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển xã hội trong giai
đoạn tiến hành CNH, HĐH đất nước.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người, trên
cơ sở đó, phát triển giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nói cách khác, phát triển giáo dục nhằm phát triển
con người bền vững để phát triển kinh tế – xã hội. Những năm kết thúc thế kỷ XX
– mở đầu thế kỷ XXI đánh dấu một mốc phát triển cực kỳ quan trọng, mở ra thời
kỳ đảy mạnh CNH, HĐH đất nước. Để bảo đảm thành công sự nghiệp này, phải lấy
việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền
vững.
Thực tiễn phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta những năm gần đây cho
thấy, mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là nhằm phát triển trí lực, thể lực, tạo
ra nguồn nhân lực và đội ngũ nhân tài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước và trong thời gian qua chúng ta luôn cố gắng phấn đấu thực hiện muc tiêu đó.
Tính đến những năm cuối thế kỷ, cả nước có khoảng 16,9 triệu người (chiếm 46,5%
tổng số người lao động) đã tốt nghiệp trung học cơ sở, 5 triệu người tốt nghiệp phổ
thông trung học, 3 triêu công nhân kỹ thuật, gần một triệu người có bằng đại học,
cao đẳng, gần 10 nghìn người có học vị tiến sĩ. Rõ ràng là, từ sự quan tâm phát triển
giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta trong những năm qua
đã có bước tiến đáng kể.
Phát triển nguồn nhân lực là một mục tiêu lớn, cực kỳ quan trọng đối với sự
phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình này sẽ
làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu giai tầng xã hội. Giáo dục phải
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. Do đó, cơ cấu nội dung,
chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch đào tạo, cơ cấu bậc học, cấp học phải bám
sát cơ cấu lao động, phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu lao đông từ một xã hội nông

nghiệp sang một xã hội công nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực là phát triển con người như là một đơn vị động lực
của nguồn nhân lực, là thức tỉnh, tích tụ, phát huy, sử dụng tiềm năng thành sức lao
động xã hội tạo ra giá trị cho mình và cho người. Phát triển nguồn nhân lực con
người trước hết là đào tạo con người có năng lực lao động, làm mỗi người tự tạo và
phát triển bản thân thực sự là chủ thể của lao động đủ trách nhiệm phát huy năng
lực, tạo ra sản phẩm lao động; trên cơ sở các chính sách sử dụng lao động, sự vận
hành của thị trường lao động, thị trường việc làm, vào chế độ quản lý nguồn nhân
lực. Nội dung phát triển nguồn nhân lực còn phải tập chung vào việc chuyển dịch
cơ cấu phân công lao động, giải quyết việc làm, phân bổ nguồn nhân lực, đào tạo
lại (bồi dưỡng), đào tạo mới, chính sách công nghệ, quản lý vĩ mô nguồn nhân lực.
Tuy nhiên cũng trên phương diện này chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn
gay gắt giữa quy mô phát triển giáo dục đào tạo với yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Có thể thấy rằng nguồn nhân lực
được đào tạo ra trong những năm qua có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, cả
trình độ và vùng lãnh thổ. Về ngành nghề, do không kiểm soát nổi, do vậy một số
ngành nghề “bung ra” mạnh mẽ theo nhu cầu tự phát, tiêu biểu như ngành tin học,
quản trị kinh doanh, luật…có một số ngành như nông nghiệp, cơ khí, giao thông,
mỏ… ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu ngành, nghề. Về trình độ đào tạo, do
không phân luồng nổi, nên hiện nay diễn ra tình trạng số người tuyển vào đại học
hàng năm quá đông, gấp tới ba lần số người tuyển vào học ở các trường nghề. Rõ
ràng ngành giáo dục và đào tạo còn phải nỗ lực phấn đấu điều chỉnh, đổi mới rất
nhiều để giải quyết tốt các mâu thuẫn, vượt qua những thách thức trên con đường
đạt tới mục tiêu “Đào tạo nhân lực” đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước.
Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, có nghĩa là giáo dục và đào
tạo trở thành một yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững. Phát triển giáo dục và đào tạo phải được xem là một bộ phận cấu thành
quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho phát triển, giáo dục cùng với cơ sở hạ tầng khác như điện lực, giao thông…

cần phải đi trước một bước trong chương trình phát triển kinh tế – xã hội, nhất là ở

×