Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.61 KB, 11 trang )

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế và phương pháp tính
toán các chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỷ
lệ giữa đầu ra và đầu vào có thể cho một dãy giá trị khác nhau. Vấn đề được đặt ra là
trong một dãy các giá trị có thể đạt được thì giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm
trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những
giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Chúng ta có thể hiểu tiêu
chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo, là giới hạn, là căn cứ, là một cái mốc
xác định ranh giới có hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem
xét.
Xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản chất khái niệm
hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố sản xuất, song công
thức khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng chưa phải là công thức mà các nhà
kinh tế thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công
thức hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phụ
thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể. Ở các doanh nghiệp tiêu chuẩn hiệu
quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể. Chẳng hạn, với
những chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phương
pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉ tiêu như doanh thu biên và chi phí biên với
nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên (tổng hợp cũng như
cho từng yếu tố sản xuất). Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán
trung bình có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trước làm mức hiệu quả so
sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp.



1/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Như vậy, việc nghiên cứu để đưa ra được tiêu chuẩn cho mỗi chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và việc phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn đó
là công việc hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Muốn có nhận thức đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phân
tích và đánh giá. Qua đó thấy được trình độ quản lý điều kiện của doanh nghiệp cũng
như đánh giá được chất lượng của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
Thông qua đó phát hiện ra những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế, những nguyên
nhân ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó
có thể đưa ra những phương pháp, biện pháp thông qua các phương án sử dụng tối ưu
các nguồn lực.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phức tạp. Do vậy, không thể sử
dụng một chỉ tiêu để đánh giá mà cần phải đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu để đo lường
và đánh giá chính xác, khoa học. Hệ thống chỉ tiêu này phải đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản sau:
- Thứ nhât: Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải có các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp,
phản ánh chung tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả
kinh doanh từng mặt, từng khâu như: Lao động, vốn… Các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở
cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh.
- Thứ hai: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải bảo đảm tính hệ thống và toàn diện, tức
là chỉ tiêu hiệu quả phải phán ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh kinh doanh của toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứ ba: Hệ thống các chỉ tiêu phán ảnh tình hình trên cơ sở những nguyên tắc chung
của hiệu quả, nghĩa là phản ánh được trình độ sử dụng lao động sống và lao đọng vạt hóa
thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí. Trong đó có các chỉ tiêu kết quả và chi
phí phải có khả năng đo lường được thì mới có thể so sánh, tính toán được theo phương
pháp tính toán cụ thể, thống nhất, các chỉ tiêu phải có phạm vi áp dụng nhất định phục
vụ từng mục đích nhất định của công tác đánh giá.
- Thứ tư: Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thù của từng
ngành kinh doanh khác nhau.
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận
về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng

2/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
(tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, lao động… và bao hàm cả tác dụng của yếu tố
quản trị đến sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên).
Các chỉ tiêu doanh lợi.
Xét trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh các nhà kinh tế cũng
như các nhà quản trị hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp đều quan tâm trước hết
đến việc tính toán, đánh giá chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của doanh nghiệp. Các
chỉ tiêu doanh lợi được tính cho toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp và tính riêng
cho vốn tự có của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của vốn kinh
doanh, vốn tự có, khẳng định mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn doanh
nghiệp sử dụng nói chung cũng như hiệu quả sử dụng số vốn tự có của doanh nghiệp nói
riêng. Nhiều tác giả coi các chỉ tiêu này là thước đo mang tính quyết định đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



Doanh lợi vốn kinh doanh
(3)
DVKD: Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh
R

: Lãi ròng

w

: Lãi trả vốn vay

VKD: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của toàn bộ vốn, cho biết một đồng vốn kinh doanh
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và lãi trả vốn vay.
• Doanh lợi của vốn tự có

(4)
DVTC: Doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ nhất định

3/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

VTC: Tổng vốn tự có
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn tự có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ngoài ra, cũng thuộc chỉ tiêu doanh lợi còn có thể sử dụng chỉ tiêu doanh lợi của doanh
thu bán hàng, chỉ tiêu được xác định.


(5)
DTR: Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định
TR: Doanh thu trong thời kỳ đó
Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận đạt được từ một đồng doanh thu.
Các chỉ tiêu tính hiệu quả kính tế.
Do có nhiều quan điểm khác nhau về công thức định nghĩa hiệu quả kinh tế nên ở
phương diện lý thuyết cũng như thực tế có nhiều cách biểu hiện cụ thể khác nhau. Có
thể sử dụng hai công thức sau để đánh giá hiệu quả kinh tế.


Tính hiệu quả kinh tế (H0
(6)
QG: Giá trị sản lượng

CTC: Chi phí tài chính
(7)
DT.T: Chi phí kinh doanh thực tế.
CPĐ: Chi phí kinh doanh phải đạt
4/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Ở công thức (7), chi phí kinh doanh thực tế được xác định trong kế toán quản trị. Chi
phí kinh doanh phải đạt là chi phí kinh doanh bỏ ra trong điều kiện thuận lợi nhất.
Công thức này được sử dụng nhiều trong phân tích, đánh giá tính hiệu quả của toàn bộ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận kinh doanh riêng rẽ
nói riêng.
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận.

Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận thường được dùng để phân tích hiệu quả
kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố sản xuất cụ thể nhằm tìm biện pháp tối đa
chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống
chỉ tiêu này.
Ngoài ra chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận còn dùng để phân tích bổ sung
cho chỉ tiêu tổng hợp để kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ra từ các chỉ
tiêu tổng hợp.
Do các chỉ tiêu bộ phận phán ảnh hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động (bộ phận) nên
thường được xây dựng trong thống kê, phân tích cụ thể, chính xác mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phận công tác đến hiệu quả kinh tế tổng
hợp.
Hiệu quả sử dụng vốn.
Thực ra muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh, nếu thiếu
vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém hiệu quả. Do đó các nhà
kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng
hợp. Chỉ tiêu này được xác định thông qua công thức (2) và (3). Ở đây có thể đưa ra một
số công thức được coi là đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn và từng bộ phận vốn của
doanh nghiệp.
• Số vòng quay toàn bộ vốn (SVv)

(8)
Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay được mấy vòng
trong kỳ. Số vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định (HTSCĐ)

5/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế


(9)
TSCĐG: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ
TSCĐG: Được tính theo nguyên giá tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần hao mòn tài
sản cố định tích lũy đến thời điểm báo cáo.
Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định biểu hiện một đồng tài sản cố định trong kỳ sản xuất
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất
kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định.
Ngoài ra, hiệu quả sử dụng tài sản cố định còn có thể đánh giá theo phương pháp ngược
lại, tức là lấy nghịch đảo công thức trên gọi là suất hao phí tài sản cố định.

(10)
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải sử dụng bao
nhiêu đồng vốn cố định.
Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng
vốn cố định không có hiệu quả thường là đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài
sản cố định không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn, sử dụng tài sản cố định với công suất
thấp hơn mức cho phép.
• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

(11)
HVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong năm
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh gián tiếp qua số vòng luân chuyển
vốn lưu động trong năm (SVVLĐ).
6/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

(12)

Hoặc được phản ánh gián tiếp qua số ngày bình quân một vòng luân chuyển lưu động
trong năm (SNLC).

(13)
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm cho biết vốn lưu động của doanh
nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ. Còn chỉ tiêu (14) cho biết số ngày cần thiết để
vốn lưu động quay được một vòng.
Có thể thấy rằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động tính theo lợi nhuận sẽ bằng tích
của tỷ số lợi nhuận trong tổng giá trị kinh doanh nhân với số vòng luân chuyển vốn lưu
động.

(14)
Như vậy, nếu cố định chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng thì hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tỷ lệ thuận với số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động cao sẽ
có thể đưa đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
Trong các công thức trên vốn lưu động bình quân là số trung bình của giá vốn lưu động
ở thời điểm đầu kỳ và thời điểm cuối kỳ.
Các chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đặc biệt chú trọng trong các
doanh nghiệp thương mại. Vì ở các doanh nghiệp này vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp.
• Hiệu quả vốn góp trong Công ty cổ phần được xác định bởi tỷ suất lợi nhuận
của vốn cổ phần (DVCT).
DVCP: Tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần
VCP: Vốn cổ phần bình quân trong kỳ tính toán
7/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng vốn cổ phần bình quân trong một thời kỳ thu về

được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng lao động.
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng
trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng
suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương.
• Năng suất lao động
Năng suất lao động bình quân năm (APN) xác định theo công thức:

(15)
APN: Năng suất lao động bình quân năm tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị.
QHV: Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị
AL: Số lượng lao động bình quân trong năm
Năng suất lao động tính theo năm chịu ảnh hưởng rất lớn của việc sử dụng thời gian lao
động trong năm (Số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ bình quân làm việc mỗi
ngày của lao động trong doanh nghiệp) và năng suất lao động bình quân mỗi giờ.
Năng suất lao động theo giờ (APG được xác định từ chỉ tiêu năng suất lao động năm).

(16)
N: Số ngày làm việc bình quân trong năm
C: Số ca làm việc trong ngày
G: Số giờ làm việc bình quân mỗi ca lao động
APG: Năng suất lao động bình quân mỗi giờ làm việc của một lao động.

8/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu này còn có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn xác định
trực tiếp từ sản lượng tạo ra trong một ca lao động hoặc một ngày làm việc.

Về bản chất chỉ tiêu năng suất lao động được xác định phù hợp với công thức khái niệm
sản xuất kinh doanh và do đó biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng lực lượng lao
động trong doanh nghiệp.
• Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động.
Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động
cũng thường được sử dụng. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao
động được sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời
kỳ nhất định. Chỉ tiêu này có thể được xác định theo công thức:

(17)
BQ

: Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra

L: Số lao động tham gia
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong một thời kỳ phân tích.
• Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương (HW)

(18)
TL: Tổng quỹ lương và các khoản tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ.
+ Hiệu suất tiền lương cho biết chỉ ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với
nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương.

(19)

9/11



Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong
kỳ.
+ Chỉ tiêu tỷ lệ lao động gián tiếp LGT

(20)
Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu của một lao động
ALGT: Số lao động gián tiếp bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu tỷ lệ lao động gián tiếp thể hiện trình độ quản lý của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp có trình độ quản lý tiên tiến thì tỷ lệ lao động gián tiếp < 10%.
Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu.

NVLSD: Là giá trị vốn nguyên liệu đã dùng
NVLDT: Giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ
Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng là tổng chi phí nguyên vật liệu đã sử dụng vào quá trình
sản xuất. Giá trị nguyên vật liệu dự trữ là tổng giá trị số nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ.
+ Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang (SVSVDD).

ZHHCB: Tổng giá thành hàng hóa đã chế biến
VTĐT: Giá trị vật tư dự trữ đưa vào chế biến

10/11


Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu, vật tư của doanh
nghiệp đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu trên mà
cao thì cho biết doanh nghiệp giảm được chi phí nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ

về chuyển đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, giảm bở ứ đọng của nguyên vật liệu
tồn kho và tăng vòng quay vốn lưu động. Tuy nhiên nếu quá thấp là doanh nghiệp có thể
thiếu nguyên vật liệu dự trữ, cạn kho, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất.
Ngoài ra, người ta còn đánh giá mức thiệt hại, mất mát nguyên vật liệu trong quá trình
dự trữ, sử dụng chúng. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu này được so sánh với các định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành hoặc đối chiếu
với mức hao hụt kỳ trước để đưa ra quyết định thích hợp nhằm sử dụng vật tư tiết kiệm,
đúng định mức, phù hợp với thực tế sản xuất và có hiệu quả.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu thường được sử dụng trong các doanh
nghiệp sản xuất vật chất, đặc biệt là các doanh nghiệp cơ khí vì ở đó tỷ trọng chi phí
nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn (từ
65 - 75%). Vì vậy việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguyên vật liệu có vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh
tính hiệu quả của hoạt động chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tế diễn ra ở từng
bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu phán ánh hiệu
quả đầu tư đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị lại ở phạm vi từng doanh nghiệp hoặc
từng bộ phận bên trong doanh nghiệp, hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh
và thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Tùy theo các hoạt động cụ thể có
thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp. Về
nguyên tắc đối với hiệu quả của từng bộ phận công tác bên trong doanh nghiệp (từng
phân xưởng, từng ngành, từng tổ sản xuất0 có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động tương tự như hệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi tồn doanh
nghiệp. Riêng hệ thống chỉ tiêu đánh giá các dự án đầu tư, do đặc thù của hoạt động này
đòi hỏi phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp.

11/11




×