Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án mầm non trọn bổ cả năm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.4 KB, 4 trang )

Trường MNTT Tuổi Thơ

GIÁO ÁN MẦM NON CHUẨN
Có giáo án mầm non chuẩn soạn sẵn nếu cô nào cần thì liên hệ số điện
thoại: 0979.944.805 gặp Cô Linh.
Có giáo án Mầm, Chồi, Lá và các lớp Ghép 3 độ tuổi chuẩn theo
chương trình GDMN 5 tuổi chuẩn mới nhất.
Ngoài ra có kèm theo Kế hoạch giảng dạy cả năm (35 tuần) và Kế
hoạch thực hiện Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi, Xây dựng Kế hoạch thực hiện Bộ
chuẩn trẻ 5 tuổi và Bộ công cụ.
Giá 600.000đ/ 1 bộ cả năm (cho từng lứa tuổi)
Ngoài ra có nhận soạn theo mẫu soạn riêng của từng đơn vị, từng
trường theo từng địa phương (giá 30.000đ / 1 tuần)
Các cô xem thấy phù hợp và dễ dàng áp dụng thì xin liên hệ:
C.Linh: 0979.944.805

GV:

Trang

1


Trường MNTT Tuổi Thơ

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - KỸ NĂNG XÃ HỘI

* Giáo dục trẻ tiết kiệm nước

* Thơ: Nước.
I. Mục đích, Yêu cầu:


1- Kiến thức:
- Trẻ biết ích lợi của nước đối với đời sống con người.
- Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, tác hại của nước bẩn đối với đời
sống con người và biết cách bảo vệ nguồn nước.
- Biết cách chọn một số hành vi đúng hoặc sai đối với đời sống con người ,với
môi trường.
- Trẻ thuộc bài thơ “Nước” và đọc diễn cảm.
2.Kĩ năng:
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình với môi trường nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng khám phá trải nghiệm qua nguồn nước.
- Phát triển khả năng trao đổi, thảo luận theo nhóm.
- Phát triển khả năng quan sát, Chú ý ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, dùng nước tiết kiệm, sử dụng nước đúng
mục đích.
- Giáo dục trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho cô:
- Video một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước.
2. Đồ dùng cho trẻ:
-Tranh ảnh hành vi đúng sai đối với việc bảo vệ nguồn nước.
- Mặt khóc, mặt cười.
GV:

Trang

2


Trường MNTT Tuổi Thơ


- Viên sủi bọt, nước, cốc , ly, chai nhựa, phễu, ca, xô đựng nước.
- Một số hình ảnh về nước và cách bảo vệ nguồn nước.
III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành, trò chơi.
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ổn định:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Nước”.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói lên điều gì? (Nước rất cần thiết cho con người và mọi việc xung
quanh).
- Để biết nước cần thiết như thế nào, hôm nay cô có chuẩn bị một số đồ chơi ở
các nhóm, các con hãy về nhóm chơi để cùng khám phá về nước nhé.
+Nhóm 1: Chơi tưới cây.
+Nhóm 2: Chơi pha nước sủi bọt.
+Nhóm 3: Chơi đong nước.
-Trẻ về 4 nhóm chơi , cô đến từng nhóm quan sát và cùng trò chuyện với trẻ.
- Các con đã về nhóm chơi và thấy nước như thế nào?(Nước sạch không màu,
không mùi , không vị).
- Bây giờ cô cho các con xem một số hình ảnh nước bị ô nhiễm do con người
gây nên.
2. Hoạt động 2:
Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn
nước bẩn bừa bãi tùy tiện xuống ao hồ, xả các chất hóa học công nghiệp xuống
cống rãnh ở khu dân cư, tràn dầu trên biển.
+ Các con có nhận xét gì về những hình ảnh vừa thấy?
+Theo các con những hành vi ấy đúng hay sai? Vì sao?
+Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn, điều gì sẽ xảy ra?
+Nếu con người sử dụng các nguồn nước bị nhiễm bẩn thì sẽ nhu thế nào?
+Để phòng tránh cho nguồn nước không bị nhiễm bẩn theo các con mình sẽ làm
gì?

+Các con sẽ bảo vệ nguồn nước bằng cách nào?
GV:

Trang

3


Trường MNTT Tuổi Thơ

3-Hoạt đông 3: Củng cố
+ Trò chơi : Hãy chọn đúng :
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội , quy định đội A tìm
những hình ảnh về các việc làm đúng để bảo vệ nguồn nước gắn vào hình giọt
nước có khuôn mặt cười, đội B tìm những hình ảnh về các việc làm sai gắn vào
giọt nước có khuôn mặt mếu, đội nào gắn nhiều hình đúng là thắng cuộc.
- Các con ạ! Nước sạch và việc bảo vệ nguồn nước sạch là 1 việc làm có ý nghĩa
rất quan trọng, vì mình đã góp phần giữ sạch nguồn nước, nguồn nước không bị
ô nhiễm, sẽ mang đến cho mọi người cuộc sống khỏe mạnh không bệnh tật, và
bảo vệ nguồn thủy hải sản như tôm cua cá.
- Nước sạch rất cần thiết và quý hiếm đối với mọi người nên khi sử dụng, các
con phải như thế nào? ( Tiết kiệm nước, không mở nước quá to khi làm vệ sinh.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.

GV:

Trang

4




×